Mục tiêu của học phần Kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, bao gồm: - Một số quy định pháp lý cơ bản cho hoạt động kinh do
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Thông tin chung
- Tên học phần: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
- Mã số học phần: 0101121123
- Số tín chỉ: 2
- Học phần tiên quyết học trước: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô
- Các yêu cầu đối với học phần: Không
2 Mục tiêu của học phần
Kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu hàng hóa, bao gồm:
- Một số quy định pháp lý cơ bản cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam
- Hướng dẫn một số kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản trong xuất nhập khẩu hàng hóa
- Hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
- Giới thiệu về Thủ tục hải quan và thuế xuất nhập khẩu
Kỹ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có các kỹ năng sau:
- Soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu
- Lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán
- Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
- Khai báo hải quan và tính thuế xuất nhập khẩu
Ngoài các kỹ năng chuyên môn trên, thông qua khóa học, sinh viên còn được trang
bị các kỹ năng làm việc nhóm, tổng hợp thông tin, phân tích tình huống thực tế và kỹ năng thuyết trình
Thái độ: trong suốt môn học, sinh viên còn được rèn luyện các về tác phong như
sau:
- Tinh thần tập thể trong lớp học và trong làm việc nhóm
- Ý thức trách nhiệm trong các bài tập cá nhân và bài tập nhóm được giao
- Tác phong nghiêm túc trong công việc,
- Đạo đức trong kinh doanh
3 Tóm tắt nội dung của học phần:
Nội dung của môn học giới thiệu tổng quan cho sinh viên một số quy định pháp lý trong kinh doanh xuất nhập khẩu Trên nền tảng đó, sinh viên sẽ được trang bị các nghiệp vụ cơ bản trong giao thương quốc tế như soạn thảo hợp đồng, cách thức tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, phương pháp lập và kiểm tra chứng từ, thanhtoán quốc tế, khai báo hải quan, tính thuế xuất nhập khẩu Bên cạnh đó, những tình huống thực tế và bài tập thực hành từ thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được đưa vào để giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học
Trang 24 Nội dung chi tiết, hình thức tổ chức dạy, học của học phần
Nội dung chi tiết
Số tiết Mục tiêu cụ
thể
Nhiệm vụ cụ thể của sinh viên
Lên lớp Thí
nghiệm, thực hành, điền dã
Lý thuyết
Bài tập, thảo luận
Chương 1: Một số quy định pháp lý
liên quan đến hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu
3 1 Trang bị cho
sinh viên các kiến thức chuyên môn về một số lĩnh vực quy định pháp
lý cơ bản cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam
-Nghiên cứu trước:
+Tài liệu [1]: nội dung từ mục 1.1 đến 1.4 Chương 1
1.1 Nguồn luật trong nước
1.2 Nguồn luật thương mại quốc tế
Chương 2: Các điều kiện thương
mại quốc tế (Incoterms)
vụ của người bán, người mua trong từng điều kiện Incoterms
Lựa chọn điều kiện Incoterms trong từng trường hợp cụ thể căn cứ vào các dữ kiện cho sẵn
Nghiên cứu trước:
+Tài liệu [3]: nội dung từ mục 2.1 đến 2.5
2.1 Incoterms 2010
2.2 Giải thích các điều kiện
Incoterms 2010 - Thảo luận
2.3 Giải thích các điều kiện
Incoterms 2010 - Thảo luận (tt)
2.4 Lựa chọn Incoterms
2.5 Một số lưu ý khi sử dụng
Incoterms 2010
Chương 3: Các phương thức buôn
bán quốc tế thông dụng
4 2 Sinh viên hiểu
được các phương thức mua bán trên thị trường thế giới
Mỗi phương thức sinh viên phải nắm được khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm, quy trình
và các quy định pháp lý liên quan
Nghiên cứu trước:
+Tài liệu [1]: nội dung từ mục 3.1 đến 3.5 Chương 2
3.1 Xuất nhập khẩu trực tiếp
3.2 Xuất nhập khẩu gián tiếp
3.3 Gia công quốc tế
3.4 Kinh doanh theo hình thức tạm
nhập tái xuất
3.5 Một số hình thức khác
Chương 4: Hợp đồng xuất nhập
khẩu hàng hóa 4 2 Trang bị chosinh viên khái
niệm, đặc điểm, điều kiện hiệu lực của hợp
Nghiên cứu trước:
+Tài liệu [1]: nội dung từ mục 4.4
4.1 Một số vấn đề chung về hợp
đồng xuất nhập khẩu hàng hóa
4.2 Cấu trúc hợp đồng xuất nhập
Trang 34.3 Các điều khoản chính của hợp
đồng xuất nhập khẩu
4.4 Một số lưu ý khi soạn thảo và ký
kết hợp đồng xuất nhập khẩu
đồng mua bán quốc tế; nhận biết được kết cấu của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; đọc hiểu nội dung các điều kiện và điều khoản của hợp đồng
Chương 2
Chương 5: Các chứng từ thông
dụng trong buôn bán quốc tế
4 2 Sinh viên nắm
vững các bước trong quy trình thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu
Nhận biết, phân loại được các chứng từ thường sử dụng phát sinh trong quá trình thực hiện hơp đồng
Nghiên cứu trước:
+Tài liệu [1]: nội dung từ mục 5.1 đến 5.8 Chương 5
4.1 Tờ khai hải quan
4.2 Hóa đơn thương mại
4.3 Phiếu đóng gói
4.4 Vận tải đơn
4.5 Chứng từ bảo hiểm
4.6 Giấy chứng nhận chất lượng/ vệ
sinh dịch tể
4.7 Giấy chứng nhận số lượng/ trọng
lượng
4.8 Giấy chứng nhận xuất xứ
Chương 6: Các phương thức thanh
toán quốc tế chủ yếu
đồng cụ thể, sinh viên thực hành lập các chứng từ liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng: lập Hóa đơn thương mại, lập Phiếu đóng gói,
Nghiên cứu trước:
+Tài liệu [2]: nội dung từ mục 6.1 đến 6.7 Chương 6
6.1 Phương thức thanh toán bằng
tiền mặt
6.2 Phương thức ghi sổ
6.3 Phương thức nhờ thu
6.4 Phương thức chuyển tiền
6.5 Phương thức giao chứng từ trả
tiền
6.6 Phương thức tín dụng chứng từ
6.7 Phương thức khác
Chương 7: Tổ chức thực hiện hợp
đồng xuất nhập khẩu
3 2 Giúp sinh viên
có thể nhận xét
và hoàn thiện các điều kiện, điều khoản của một hợp đồng mua bán quốc tế cho sẵn; Soạn thảo được hợp đồng mua bán quốc tế
Nghiên cứu trước:
+Tài liệu [2]: nội dung từ mục 7.1 đến 7.4 Chương 7
7.1 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất
khẩu
7.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập
khẩu
7.3 Thủ tục hải quan và thuế xuất
nhập khẩu Thủ tục hải quan đối
với hàng hóa xuất nhập khẩu
7.4 Thuế xuất nhập khẩu
5 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập học phần:
5.1 Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, chuyên cần thái độ học tập: 20% điểm học phần
Trang 45.2 Điểm thi giữa học phần: 20% điểm học phần.
5.3 Điểm thi kết thúc học phần: 60% điểm học phần
6 Tài liệu tham khảo
6.1 Tài liệu bắt buộc:
[1] Vũ Hữu Tửu, Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ giao dịch ngoại thương Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, 2007
[2] Đỗ Hữu Vinh, Hướng dẫn thực hành kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Lao động - Xã hội, 2006
[3] Incoterms 2010, NXB Thông tin và truyền thông, 2010Thống Kê, 2009
[4] Bài giảng môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương của các giảng viên lên lớp
6.2 Tài liệu tham khảo:
[5] TS Nguyễn Hữu Thân, Truyền thông giao tiếp trong kinh doanh, NXB Lao động,
2008
[6] Công ước của Liên hiệp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế – Công ước Viên 1980
7 Thông tin về giảng viên
- Ths Nguyễn Thị Hồng Hạnh chuyên ngành quản trị kinh doanh
- Lĩnh vực chuyên môn: Quản trị Marketing, Quản trị Thương hiệu, Giao tiếp kinh doanh
- Địa chỉ liên hệ: 01 Trương Văn Bang, phường 7, Tp.Vũng Tàu
- Email: honghanhvt09@gmail.com
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày……tháng……năm …
HIỆU TRƯỞNG HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN