Mục tiêu của học phần Kiến thức: Nắm vững hệ thống các khái niệm: Biến kinh tế và phân loại biến giải thích và biến được giải thích; hoặc biến độc lập và biến phụ thuộc; đo lường mức đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
VIỆN DU LỊCH QUẢN LÝ KINH DOANH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Thông tin chung
- Tên học phần: Kinh tế lượng và phần mềm Eviews (Stata)
- Mã học phần:
- Số tín chỉ: 2 tín chỉ
- Học phần tiên quyết/học trước: Kinh tế học, Toán cao cấp, Lý thuyết xác suất và thống kê
- Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):
2 Mục tiêu của học phần
Kiến thức:
Nắm vững hệ thống các khái niệm: Biến kinh tế và phân loại (biến giải thích và biến được giải thích; hoặc biến độc lập và biến phụ thuộc); đo lường mức độ phụ thuộc tuyến tính giữa các biến; Mô hình hồi quy tuyến tính đơn và hồi quy bội; đường hồi quy tổng thể; đường hồi quy mẫu;
hệ số hồi quy và ý nghĩa Ước lượng, kiểm định một số đại lượng và dự báo
Kỹ năng:
Có kỹ năng đặt vấn đề (xây dựng các giả thuyết định tính); xây dựng biến và thiết lập mô hình (lấy mẫu thực nghiệm và lựa chọn mô hình); dự báo trong tương lai
Cung cấp cho học viên những kỹ năng cần thiết để tự mình thực hiện các phân tích định lượng trong các lĩnh vực kinh tế - quản trị
Thái độ:
Người học có ý thức lượng hóa các vấn đề mà họ quan tâm
Phát triển tư duy đánh giá vấn đề bằng các công cụ phân tích định lượng
3 Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học Kinh tế lượng bao gồm 8 chương với 2 nội dung căn bản
Nội dung thứ nhất (chương 1 đến chương 4) giới thiệu về mô hình hồi quy (đơn biến và đa biến): Cách biểu diễn mô hình hồi quy tổng thể, mô hình hồi quy mẫu, phương pháp ước lượng hệ
số, khoảng tin cậy, kiểm định hệ số và kiểm định mô hình, dự báo
Nội dung thứ 2 (chương 5 đến chương 8) giới thiệu về các khuyết tật có thể xảy ra của một
mô hình kinh tế lượng (đa cộng tuyến, phương sai của sai số thay đổi, tự tương quan, thiếu biến/mô hình sai): khái niệm, nguyên nhân, hậu quả, cách phát hiện và biện pháp khắc phục
Song song với nội dung lý thuyết, sinh viên được hướng dẫn thực hành và làm bài tập nhóm trên phần mềm EVIEWS (STATA)
4 Nội dung chi tiết, hình thức tổ chức dạy, học của học phần
4.1 Học phần lý thuyết hoặc lý thuyết kết hợp với thực hành:
Nội dung chi tiết Số tiết Mục tiêu cụ thể Nhiệm vụ cụ thể
của sinh viên
Lên lớp Thí
nghiệm, thực hành,
Lý thuyết tập,Bài
thảo
Trang 2luận điền dã
Chương 1: Nhập môn kinh
tế lượng 4 Người học hiểu đượcbản chất kinh tế lượng
và phân tích hồi quy
chương 1, trang
3 - 21
1.1 Các quan điểm về kinh tế
lượng
1.2 Quy trình nghiên cứu kinh
tế lượng
1.3 Phân tích hồi quy
1.4 Số liệu
Chương 2: Hồi quy hai biến 10 Người học sử dụng
phương pháp OLS để ước lượng tham số hồi quy, xác định khoảng tin cậy của hệ số hồi quy, phương sai của phần dư
Ngoài ra, người học kiểm định một số giả thiết của mô hình ước lượng
Đọc tài liệu chương 2, trang 25-50
2.1 Ước lượng tham số hồi
quy tuyến tính hai biến
2.2 Tổng bình phương độ lệch
2.3 Các giả thiết của phương
pháp OLS
2.4 Hệ số xác định
2.5 Các tính chất của hệ số
hồi quy
2.6 Khoảng tin cậy
2.7 Kiểm định giả thiết
2.8 Hồi quy và đơn vị đo của
biến
2.9 Trình bày kết quả hồi quy
Chương 3: Hồi quy bội 4 Người học ứng dụng
phần mềm để ước lượng tham số hồi quy bội, đọc kết quả từ phần mềm và nhận xét
Đọc tài liệu chương 4, trang
103 - 120
3.1 Ước lượng tham số hồi
quy
3.2 Hệ số xác định và hệ số
tương quan
3.3 Khoảng tin cậy
3.3 Kiểm định các giả thiết
của mô hình
Chương 4: Đa cộng tuyến 4 Người học có thể nhận
biết được hiện tượng đa cộng tuyến và khắc phục hiện tượng này bằng phần mềm hỗ trợ
Đọc tài liệu chương 5, trang
183 - 195
4.1 Khái niệm
4.2 Nguyên nhân
4.3 Hậu quả
4.4 Nhận biết
4.5 Khắc phục
Chương 5: Phương sai thay
đổi của phần dư
biết được hiện tượng phương sai thay đổi của phần dư và khắc phục hiện tượng này bằng phần mềm hỗ trợ
Đọc tài liệu chương 7, trang
217 - 226 5.1 Khái niệm
5.2 Nguyên nhân
5.3 Hậu quả
5.4 Nhận biết
5.5 Khắc phục
Chương 6: Tự tương quan 4 Người học có thể nhận
biết được hiện tượng tự tương quan và khắc phục hiện tượng này bằng phần mềm hỗ trợ
Đọc tài liệu chương 5, trang
247 -262
6.1 Khái niệm
6.2 Nguyên nhân
6.3 Hậu quả
6.4 Nhận biết
6.5 Khắc phục
4.2 Học phần thực hành:
Trang 3Nội dung chi tiết tiết Số Mục tiêu cụ thể
Dụng cụ, thiết bị sử dụng
Định mức vật tư/SV, nhóm SV
Nhiệm vụ cụ thể của sinh viên
5 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần
5.1 Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, chuyên cần thái độ học tập: 20% điểm học phần
5.2 Điểm thi giữa học phần: 20% điểm học phần
5.3 Điểm thi kết thúc học phần: 60% điểm học phần
6 Tài liệu học tập:
6.1 Tài liệu bắt buộc:
Phạm Trí Cao và Vũ Minh Châu (2009) Giáo trình Kinh tế lượng ứng dụng NXB Thống Kê
6.2 Tài liệu tham khảo
Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2012), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
R Carter Hill, William E Griffiths, Guay C Lim (2011) Principles of Econometrics, 4th edition, John Wiley & Sons, Inc
7 Thông tin về giảng viên
Trần Nha Ghi Ngày sinh: 01/07/1988 Học vị: Thạc sĩ
Hướng nghiên cứu chính: Kinh tế lượng, Lập và thẩm định dự án đầu tư, phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Địa chỉ: 93 Lê Lợi, Vũng Tàu Center Email: writetran88@gmail.com Điện thoại: 0902462606
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 01 tháng 01 năm 2019.
HIỆU TRƯỞNG HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN (DUYỆT)
THS TRẦN NHA GHI