1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

năng lực hành vi dân sự cá nhân

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Năng Lực Hành Vi Dân Sự Cá Nhân
Người hướng dẫn Th.S Lê Thanh Hà
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị
Thể loại Môn học
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 821,37 KB

Nội dung

- Khi không có căn cứ để tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính cá nhân đó hoặc người có quyền, lợi ích liên qu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

MÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN, THỪA

KẾ BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT (CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ) GIẢNG VIÊN: TH.S LÊ THANH HÀ DANH SÁCH NHÓM (nhóm 7)

Trang 2

Năm học: 2021-2022

Phần 1: Năng lực hành vi dân sự cá nhân

1 Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.

a Điểm giống nhau:

- Đều được quy định chi tiết trong chương 3 của Bộ luật dân sự 2015

- Một cá nhân được coi là mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành

vi dân sự khi có quyết định tuyên bố của Tòa án

- Khi không có căn cứ để tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính cá nhân đó hoặc người

có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đối với cá nhân đó

- Một người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự không thể tự mình tham gia vào tất cả các giao dịch dân sự mà pháp luật cho phép

b Điểm khác nhau:

Tiêu chí Mất năng lực hành vi dân sự Hạn chế năng lực hành vidân sự

1 Căn cứ pháp lý Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015

2 Đối tượng Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnhkhác mà không thể nhận thức, làm chủ

được hành vi của mình

Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình

3 Căn cứ để

Tòa án

ra quyết định

tuyên

bố

- Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan

- Dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần

Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan

4 Người đại

diện Người đại diện pháp luật.

Do Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật và phạm vi đại diện

5 Việc xác lập,

thực

hiện giao dịch

dân sự

- Mọi giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện

- Mọi giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện đều vô hiệu, không có hiệu lực pháp luật

- Được phép thực hiện, xác lập giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày hoặc luật liên quan có quy định

- Giao dịch dân sự khác: Phải

có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật

Trang 3

2 Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Tiêu chí Người bị hạn chế năng lựchành vi dân sự Người có khó khăn trong nhậnthức làm chủ hành vi

1 Căn cứ

pháp lý

Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 Điều 23 Bộ luật dân sự 2015

2 Đối tượng

Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình

Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành

vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự

3 Căn cứ để

Tòa án ra

quyết định

tuyên bố

Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan

- Theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan

- Dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần

4 Người đại

diện

Do Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật và phạm vi đại diện

Do Tòa án chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ

5 Việc xác

lập, thực

hiện giao

dịch dân sự

- Được phép thực hiện, xác lập giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày hoặc luật liên quan có quy định

- Giao dịch dân sự khác: Phải

có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật

- Người giám hộ đại diện trong các giao dịch dân sự

- Mọi giao dịch dân sự do người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi xác lập, thực hiện đều vô hiệu, không có hiệu lực pháp luật

3.Trong quyết định trên, Tòa án nhân dân tối cao đã xác định năng lực hành vi dân

sự của ông Chảng như thế nào?

Trong quyết định trên, Tòa án nhân dân tối cao đã xác định ông Chảng không đủ năng lực hành vi lập di chúc:

+ Không tự đi lại được

+ Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn ½ người phải

+ Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2

Trang 4

+ Xác định tỷ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật là 91%

4 Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?

 Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao là thuyết phục

 Vì theo “Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK-KHLĐ ngày 18/12/2007, Hội đồng giám định y khoa Trung ương – Bộ Y tế xác định ông Chảng

“ Không tự đi lại được Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, bại liệt hoàn toàn ½ người phải Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2 Tâm thần: Sa sút trí tuệ Hiện tại không đủ năng lực hành vi lập di chúc Được xác định tỷ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật là 91% ” Do đó ông Chảng không đủ năng lực hành vi lập

di chúc

5 Theo Tòa án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ của và ai mới có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Toà án nhân dân tối cao như vậy

có thuyết phục không? Vì sao?

 Theo Tòa án nhân dân tối cao thì bà Bích không đủ điều kiện để trở thành người giám hộ của ông Chảng mà bà Chung mới có thể là người giám hộ của ông Chảng

 Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao là thuyết phục

 Vì theo Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

 Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào “Biên bản giám định khả năng lao động” và

“Giấy chứng nhận kết hôn – Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 do bà Bích xuất trình để xác định bà Bích là vợ ông Chảng, đồng thời là người giám hộ của ông Chảng là không đúng theo quy định tại khỏan 1 Điều 22, Điều 58, Điều 62 Bộ Luật Dân Sự năm 2005

 Ủy ban nhân dân phường Yên Nghĩa, thành phố Hà Nội có Công văn số

31/UBND-TP ngày 08/3/2019 xác nhận: “ Qua kiểm tra xác minh số đăng ký kết hôn năm

2001 của phường cho thấy không có trường hợp đăng ký kết hôn nào có tên ông Lê Văn Chảng và bà Nguyễn Thị Bích ”

 Tại Công văn số 62 ngày 21/01/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội xác định hành vi không xác minh tình trạng hôn nhân không lập hồ sơ theo quy định về đăng ký hộ tịch, nhưng vẫn ký xác nhận kết hôn và trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường Yên Nghĩa ký của ông Bùi Văn Tách (cán bộ tư pháp Ủy ban nhân dân phường Yên Nghĩa) có dấu hiệu vi phạm pháp luật

 Chứng cứ “Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn – Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 giữa bà Bích và ông Chảng do bà Bích xuất trình là không đúng thực tế và không có việc đăng ký kết hôn giữa bà Bích và ông Chảng

 Tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án thì bà Bích không phải vợ hợp pháp của ông Chảng, do đó không đủ điều kiện được cử làm người giám hộ cho ông Chảng theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật dân sự 2005

 Tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện bà Chung chung sống với ông Chảng từ năm

1975, có tổ chức đám cưới và có con chung do đó, có căn cứ xác định bà Chung và ông Chảng chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987, trường hợp

Trang 5

này bà Chung và ông Chảng được công nhận là vợ chồng hợp pháp theo quy định tại điểm a mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

6 Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý).

Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của nguời được giám hộ:

 Quyền của người giám hộ: Điều 58 của BLDS 2015:

Điều 58 Quyền của người giám hộ

1 Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự

có các quyền sau đây:

a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2 Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có

quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

 Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Điều 57 của BLDS 2015:

Điều 57 Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

1 Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây: a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;

c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;

d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2 Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa

vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

 Quản lí tài sản của người được giám hộ: Điều 59 của BLDS 2015

Điều 59 Quản lý tài sản của người được giám hộ

Trang 6

1 Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự

có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám

hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được

sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

2 Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

7 Theo quy định và Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh / chị về hướng của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu.

Theo quy định và Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng)

Bà Bích tham gia với tư cách là người đại diện của ông Chảng tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm Vì vào lúc diễn ra phiên tòa sơ thẩm vào 31/01/2008 và phúc thẩm ngày 14/01/2009 thì bà Bích được xác nhận là vợ hợp pháp và là người đại diện hợp pháp của ông Chảng bởi có chứng cứ sau: “Giấy chứng nhận kết hôn – Đăng kí lại” ngày 15/10/2001 Và cũng trong thời điểm này bà Chung lại không có giấy chứng nhận kết hôn nên bà Bích hiển nhiên trở thành người đại diện hợp pháp của ông Chảng Thế nên, bà Bích được tham gia vào việc chia di sản mà ông Chảng được hưởng

Tại thời điểm giải quyết vụ việc vào 2008 và 2009 là không chính xác, hời hợt, không điều tra rõ ràng, kĩ càng các chứng cứ được cung cấp, thiếu minh bạch Khi

ấy Tòa căn cứ vào “Biên bản giám định khả năng lao động” và “Giấy chứng nhận kết hôn – Đăng kí lại” để xác định bà Bích là vợ hợp pháp và là người giám hộ hợp pháp của ông Chảng Sau đó, phúc thẩm lại thì mới xác minh lại là bà Bích không phải vợ ông Chảng Trong khi bà Chung và ông Chảng chung sống với nhau từ từ năm 1975, có tổ chức đám cưới và con chung Qua đó, đã cho thấy rằng Tòa đã phán xét vội vàng, thiếu đúng đắn, không xác thực rõ ràng nên đã giải quyết làm ảnh hưởng đến lợi ích của những người liên quan trong vụ việc đặc biệt là quyền lợi hợp pháp của ông Chảng và bà Chung, gây sai sót nghiêm trọng

Trang 7

Phần 2: Tư cách pháp nhân và hậu quả pháp lý

1 Những điều kiện để một tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân được quy định tại điều 74 của BLDS 2015 :

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

- Một tổ chức muốn trở thành một pháp nhân phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Tức tổ chức đó phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập theo trình tự và thủ tục luật định Tính hợp pháp của pháp nhân giúp pháp nhân đó tham gia vào các quan hệ pháp luật và tồn tại dưới sự kiểm soát, đảm bảo của Nhà nước nhằm phù hợp với ý chí của Nhà nước đó Tổ chức đó được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập

Ví dụ: Công ty TNHH A phải đăng ký thành lập hợp pháp và được Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố mà nơi công ty đóng trụ sở cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, lúc đó công ty TNHH A mới được coi là một pháp nhân

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

- Điều 83 Bộ luật dân sự 2015, cơ cấu tổ chức của pháp nhân:

“1 Pháp nhân phải có cơ quan điều hành Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của

cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

2 Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”

Có thể thấy pháp nhân phải là một tổ chức có cơ cấu quản lý chặt chẽ Một tổ chức muốn trở thành pháp nhân phải có điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân Trong điều lệ và quyết định thành lập phải có quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân

Trang 8

Ví dụ: Công ty TNHH A muốn trở thành pháp nhân phải có điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân Trong điều lệ và quyết định thành lập phải có quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của pháp nhân

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Pháp nhân phải có một khối lượng tài sản nhất định và độc lập với các chủ thể khác để có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào các quan hệ dân

sự Tài sản của pháp nhân được quy định tại Điều 81 của BLDS 2015: “Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của

Bộ luật này, luật có có liên quan.”

- Pháp nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình Nội dung này thể hiện mối quan hệ giữa pháp nhân với thành viên pháp nhân và được quy định tại khoản 2 và 3 Điều 87 của BLDS 2015:

“2 Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3 Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

Theo đó pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho thành viên đối với nghĩa

vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, còn thành viên thì sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện

Ví dụ: Tài sản của công ty TNHH A do các cổ đông cùng các thành viên của công ty đầu tư và góp vốn thì sẽ độc lập với tài sản của các cổ đông và các thành viên, tài sản này thuộc quyền sở hữu của công ty Do đó cho dù công ty TNHH A (công ty con) có chịu sự kiểm soát của công ty TNHH B (công ty mẹ) nhưng công

Trang 9

ty TNHH B cũng không có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của công

ty con và công ty con phải tự chịu trách nhiệm dân sự do công ty con xác lập, thực hiện

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

- Việc pháp nhân sở hữu một khối tài sản riêng nên pháp nhân có đủ khả năng để hưởng, tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự Điều này được thể hiện tại Khoản 1 Điều 86 của BLDS 2015:

“1 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Vì các chủ thể thành lập pháp nhân khi thành lập đã góp vốn tài sản của mình vào khối tài sản chung của pháp nhân, do đó để có một sự thống nhất về mặt ý chí trong việc sử dụng khối tài sản đó pháp luật đã trao cho pháp nhân một tư cách để pháp nhân nhân danh chính mình tham gia các quan hệ dân sự một cách độc lập

Ví dụ: công ty cổ phần A có người đại diện theo pháp luật là B nên B có thể nhân danh công ty cổ phần A tham gia vào các quan hệ pháp luật

 Tóm tắt bản án số 1117/2012/ LĐ-PT ngày 11/9/2012 của Tòa Án nhân dân

TP Hồ Chí Minh

Tên bản án: Bản án về việc tranh chấp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa ông Nguyễn Ngọc Hùng và cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh; loại án là tranh chấp hợp đồng lao động phúc thẩm; ngày bản án 16/9/2011 ngày thụ lý 11/9/2012

Nội dung: Ông Nguyễn Ngọc Hùng khởi kiện cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường vì Bên cơ quan đại diện đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông Hùng và ông Hùng đã khởi kiện và đòi quyền lợi nhưng bên cơ quan đại diện không đồng ý và kháng cáo Và trong quá trình khởi kiện thì bên nguyên đơn đã xác nhận không đúng quy định của luật về pháp nhân bị đơn, vì

Trang 10

vậy Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ về Tòa án nhân dân quận 1 TP Hồ Chí Minh giải quyết phúc thẩm lại vụ án

2 Trong bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào của Bản án có câu trả lời?

Trong bản án 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan đại diện của

Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân Trong phần Xét thấy của bản

án có trình bày như sau: “Mặc dù trong quyết định 1367 nói trên có nội dung “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tòi khoản riêng” nhưng là Cơ quan đại diện Bộ phải hạch toán báo số nên cơ quan này có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ.”

3 Trong bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân?

Trong bản án 1117, Tòa Án xác định cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân vì: Theo TAND Thành Phố, xét quyết định của bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường thì cơ quan đại diện của Bộ tại TP Hồ Chí Minh có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức sau: Là một tổ chức giúp việc cho bộ trưởng, theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực thuộc phạm vi của Bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phía Nam; thực hiện một

số nhiệm vụ theo chương trình công tác của Bộ trên địa bàn được giao phụ trách; phối hợp với các cơ quan đơn vị thuộc Bộ thực hiện công tác chuyên môn được giao; làm chủ đầu tư các dự án xây dựng của Bộ tại các tỉnh phía Nam được phụ trách; lập dự toán và tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán thu chi ngân sách theo quyết định của Nhà nước và phân cấp của Bộ; quản lý cán bộ, công chức, người lao động, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ

Từ đó, tòa nhận định cơ quan đại diện là đơn vị trực thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, là cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự phân bổ ngân sách Nhà nước và phân cấp của Bộ, không phải là cơ quan hạch toán độc lập Mặc dù trong quyết định của

Ngày đăng: 23/08/2024, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w