1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kinh tế vĩ mô nguyên nhân trực tiếp gián tiếp dẫn đến khủng hoảng kinh tế

69 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp dẫn đến khủng hoảng kinh tế
Tác giả Lê Minh Triết, Nguyễn Lê Ngọc Anh, Phan Quỳnh Dao, Đỗ Thị Hiền Hậu, Cao Hoàng Quân, Nguyễn Thúc Ái Ngân, Nguyễn Hoàng Tùng Linh, Nguyễn Thanh Nhi
Người hướng dẫn THS. Lê Nhân Mỹ
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế Vĩ mô
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 11,56 MB

Cấu trúc

  • I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (3)
  • II. KHÁI NIỆM, GIẢI THÍCH (5)
    • 1. Khái niệm (5)
    • 2. Tình hình nền kinh tế Việt Nam các giai đoạn trước, trong và sau đại dịch COVID-19 qua lăng kính tăng trưởng GDP (5)
  • III. NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP, GIÁN TIẾP DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (7)
    • 1. Nguyên nhân trực tiếp (7)
    • 2. Nguyên nhân gián tiếp (7)
  • IV. CÁC YẾU TỐ DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (9)
    • 1. Các yếu tố khách quan (9)
    • 2. Các yếu tố chủ quan (9)
  • V. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (11)
    • 1. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế (11)
    • 2. Giải pháp phục hồi nền kinh tế (15)
    • 3. So sánh Việt Nam và Thế giới trước, trong và sau đại dịch Covid-19 (22)
  • VI. LIÊN HỆ KINH TẾ CHÍNH TRỊ GIỮA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI (30)
    • 1. Trước đại dịch covid 19 (30)
    • 2. Trong đại dịch covid 19 (33)
    • 3. Sau đại dịch covid 19 (36)
  • VI. KẾT LUẬN (40)
  • VII. BÀI TẬP CÁ NHÂN (41)
  • VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO (67)

Nội dung

Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện các mô hình kinh tế vĩ mô, giúp dự báo và ứng phó tốt hơn với các cú sốc tương tự trong tương lai.Từ góc độ thực tiễn, đại

KHÁI NIỆM, GIẢI THÍCH

Khái niệm

Khủng hoảng kinh tế là giai đoạn suy thoái kéo dài, liên tục trong hoạt động kinh tế, sản xuất và tài chính của một quốc gia hoặc khu vực Tình trạng này xảy ra khi có một sự suy thoái kinh tế mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, giá cả tăng cao, giảm giá trị của tiền tệ và sự không ổn định trong các thị trường tài chính

Theo học thuyết Kinh tế – Chính trị của Mác Lênin, khủng hoảng kinh tế là tình trạng suy thoái đột ngột của nền kinh tế Nó là tình trạng hỗn loạn, mất thăng bằng nghiêm trọng bởi nhiều mâu thuẫn không được hoặc chưa được giải quyết trong nền kinh tế tình trạng nền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái đột ngột về tổng sản lượng hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế Kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế là sự sụt giảm thu nhập thực tế trên đầu người và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói.

Tình hình nền kinh tế Việt Nam các giai đoạn trước, trong và sau đại dịch COVID-19 qua lăng kính tăng trưởng GDP

- Tăng trưởng ấn tượng, nền kinh tế Việt Nam duy trì đà tăng trưởng cao trong giai đoạn này, trung bình đạt khoảng 7%/ năm

- Tăng trưởng này phản ánh sự đa dạng hoá kinh tế Việt Nam, với sự phát triển đồng đều trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ

- Bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 gây ra nhiều gián đoạn cho các hoạt động kinh tế xã hội, khiến GDP Việt Nam tăng trưởng chậm lại, chỉ đạt 2,91% năm -

- Việc phong tỏa và giãn cách xã hội đã gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và sản xuất Sự gián đoạn này đã làm giảm sản lượng và giá trị gia tăng trong nền kinh tế, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP

- Doanh số bán hàng và tiêu thụ trong nước đã giảm do ảnh hưởng của sự mất việc làm, giảm thu nhập

- Xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm nhu cầu các thị trường xuất khẩu chính

- Nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu hồi phục sau đại dịch Covid 19, GDP tăng trưởng -6,73% năm 2022 và tăng 6,6% năm 2023

- Nếu không có những biến động lớn khác, dự kiến GDP nước ta sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định và phát triển Việt Nam có thể tiếp tục là một trong những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP, GIÁN TIẾP DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Nguyên nhân trực tiếp

Sự lan truyền nhanh chóng của virus: Virus COVID 19 lây lan rất nhanh và có khả - năng lây truyền qua tiếp xúc gần, giọt bắn và không khí Điều này đã dẫn đến việc áp đặt các biện pháp phong tỏa, giới hạn di chuyển và cách ly xã hội, gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh tế Riêng tại Việt Nam trong quý 2 có thêm 2,4 triệu lao động mất việc, tỉ lệ thất nghiệp cả nước quý 2 năm nay tăng 2,73% (khoảng 1,3 triệu người), trong đó khu vực thành thị tăng 4,46% so với quý trước Theo số liệu của bộ Lao động

Mỹ, khoảng 22 triệu người đã đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp trong năm 2020 Gián đoạn chuỗi cung ứng: Do các biện pháp phong tỏa, hạn chế sản xuất và vận chuyển đã gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu Việc đóng cửa các nhà máy, hạn chế vận chuyển hàng hóa và thiếu hụt nguồn cung đã góp phần tạo ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu đã ghi nhận sự suy giảm sắc nét trong tăng trưởng GDP và các chỉ số kinh tế khác

Gián đoạn du lịch và vận tải: Ngành du lịch và vận tải bị ảnh hưởng nặng nề do hạn chế đi lại, khiến doanh thu sụt giảm, nhiều lao động mất việc Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế đã giảm 73% trong năm 2020, tương đương 1,3 tỷ lượt khách Ngành du lịch Việt Nam thiệt hại khoảng 23 tỷ USD trong năm 2020

Do lo ngại về dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh do nhiều người lao động bị cắt giờ làm việc hoặc nghỉ phép không lương, dẫn đến thu nhập giảm sút Hệ quả là người dân hạn chế chi tiêu, khiến doanh thu của các doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế.

Gián đoạn hoạt động kinh doanh: Các biện pháp phong tỏa và giới hạn di chuyển đã làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của nhiều ngành công nghiệp, như du lịch, nhà hàng, khách sạn, giải trí và bán lẻ Sự suy giảm đáng kể trong nhu cầu tiêu dùng đã gây ra sự suy thoái kinh tế.

Nguyên nhân gián tiếp

Nền kinh tế toàn cầu vốn đã có nhiều điểm yếu: Nợ cao, bong bóng tài sản, bất bình đẳng kinh tế, khiến khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc giảm sút Tương tác kinh tế toàn cầu sâu rộng khiến khủng hoảng ở một quốc gia lan rộng nhanh chóng sang các quốc gia khác

Đại dịch làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng kinh tế, khiến những người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Họ thường có ít nguồn lực để ứng phó với những cú sốc kinh tế và dễ rơi vào cảnh nghèo đói do tình hình mất việc làm, thu nhập giảm và chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.

Phản ứng chính sách chưa kịp thời và hiệu quả: Một số quốc gia chậm trễ trong việc triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, khiến tác động tiêu cực của đại dịch kéo dài

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung: Cuộc chiến tranh thương mại này đã gây ra sự - gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế của cả hai nước và nhiều quốc gia khác Theo Oxford Economics, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới có thể giảm 0,5%, của Mỹ sẽ giảm 0,5 % và của Trung Quốc giảm khoảng 1,3% năm 2020 Ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới tâm lý: các tác nhân kinh tế bị ảnh hưởng rất tiêu cực, khiến cho họ có trạng thái tâm lý trì hoãn tiêu dùng và đầu tư (hiện tượng này được bộc lộ rõ trong cuộc suy thoái kinh tế 2007 2009) Điều đáng lo ngại là những - khó khăn của khu vực kinh tế thực có thể sẽ lây nhiễm sang khu vực tài chính Sự phá sản của các doanh nghiệp có thể tạo ra khủng hoảng nợ, là tiền đề cho những đổ vỡ trong hệ thống tài chính của các quốc gia

Tác động toàn cầu: Dịch COVID 19 đã lan rộng trên toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều - quốc gia và khu vực Sự suy giảm trong hoạt động kinh tế của một quốc gia có thể lan rộng sang các quốc gia khác thông qua các liên kết kinh tế và tài chính Điều này đã tạo ra một tác động tiêu cực toàn cầu và dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

CÁC YẾU TỐ DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Các yếu tố khách quan

Các cú sốc kinh tế bất ngờ (những sự kiện không dự đoán trước và nằm ngoài tầm kiểm soát của hệ thống kinh tế nội tại, nhưng lại có tác động lớn đến nền kinh tế) Có thể kể đến như: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,

- Thiên tai: Các thảm họa tự nhiên như động đất, bão, lũ lụt có thể gây thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng, làm gián đoạn sản xuất và gây ra tổn thất kinh tế lớn

- Dịch bệnh: Những đại dịch như COVID 19, đại dịch cúm, có thể làm suy giảm - nghiêm trọng các hoạt động kinh tế do lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại và giảm cầu tiêu dùng

- Chiến tranh: Xung đột vũ trang có thể phá hủy tài sản, gây bất ổn chính trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của cả khu vực bị ảnh hưởng lẫn toàn cầu

Các thay đổi trong chính sách kinh tế của chính phủ:

- Thay đổi lãi suất: Tăng lãi suất có thể làm giảm động lực đầu tư và tiêu dùng, dẫn đến suy giảm kinh tế Ngược lại, giảm lãi suất quá mức có thể gây lạm phát

- Thay đổi thuế: Thay đổi thuế suất có thể ảnh hưởng đến chi tiêu của doanh nghiệp và cá nhân Thuế quá cao có thể làm giảm động lực kinh doanh, trong khi thuế quá thấp có thể gây thâm hụt ngân sách

Các yếu tố kinh tế vĩ mô (những yếu tố bao trùm và tác động đến toàn bộ nền kinh tế):

- Bất ổn chính trị: Môi trường chính trị không ổn định có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư và tiêu dùng

- Bất ổn kinh tế: Lạm phát cao, thất nghiệp, là những yếu tố kinh tế vĩ mô có thể dẫn đến khủng hoảng.

Các yếu tố chủ quan

Các sai lầm trong quản lý kinh tế của chính phủ có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng:

- Tăng trưởng kinh tế chậm lại: Khi chính phủ đầu tư sai lầm hoặc quản lý tài chính kém hiệu quả, điều đó có thể dẫn đến lãng phí nguồn lực và hạn chế khả năng tăng trưởng của nền kinh tế

- Bất ổn kinh tế: Các hành vi gian lận và đầu cơ trong thị trường tài chính có thể làm mất niềm tin của nhà đầu tư và gây ra hoảng loạn, dẫn đến bất ổn kinh tế và suy thoái

Khi lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế tăng đột biến so với nguồn cung hàng hóa và dịch vụ, lạm phát sẽ gia tăng Nguyên nhân chủ yếu là do chính phủ chi tiêu quá mức hoặc in quá nhiều tiền Hậu quả là sức mua của đồng tiền bị suy giảm, gây khó khăn cho người dân trong việc trang trải chi phí sinh hoạt.

Thiếu hụt ngân sách xảy ra khi chi tiêu của chính phủ vượt quá nguồn thu, buộc chính phủ phải vay nhiều hơn Điều này tạo áp lực đáng kể lên nền kinh tế vì chính phủ cần tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu để bù đắp khoản thiếu hụt Để tránh tích tụ nợ quá mức và đảm bảo tính bền vững tài khóa, việc quản lý chi tiêu và tăng doanh thu là rất quan trọng.

Các chính sách kinh tế sai lầm có thể làm trầm trọng thêm bất bình đẳng, dẫn đến sự chênh lệch ngày càng lớn về thu nhập Điều này dẫn đến vòng luẩn quẩn: người nghèo ngày càng nghèo hơn do tiếp cận kém hơn với các nguồn lực và cơ hội, trong khi người giàu ngày càng giàu hơn do hưởng lợi từ các chính sách có lợi cho họ.

Một số ví dụ về các sai lầm trong quản lý kinh tế của chính phủ trong thực tế:

- Bong bóng bất động sản ở Tây Ban Nha: Trong những năm 2000, chính phủ Tây Ban Nha đã nới lỏng các quy định về cho vay thế chấp, dẫn đến sự bùng nổ bong bóng bất động sản Khi bong bóng vỡ vào năm 2008, nó đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và suy thoái kinh tế

- Chính sách thắt lưng buộc bụng ở Hy Lạp: Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008,

Hy Lạp đã áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt để giảm thâm hụt ngân sách Tuy nhiên, những biện pháp này đã khiến nền kinh tế Hy Lạp suy thoái nghiêm trọng và làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập

- Chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ: Chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp thuế quan và hạn chế đối với một số mặt hàng nhập khẩu, dẫn đến căng thẳng thương mại với các nước khác và có thể gây hại cho nền kinh tế toàn cầu

Các hành vi gian lận, đầu cơ trong thị trường tài chính:

- Gian lận tài chính: Các hành vi như lập báo cáo tài chính giả mạo, gian lận chứng khoán có thể làm mất niềm tin của nhà đầu tư và gây ra khủng hoảng tài chính.

- Đầu cơ: Hoạt động đầu cơ quá mức trong thị trường tài chính có thể tạo ra bong bóng tài sản, khi bong bóng vỡ sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế.

TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và lâu dài, ảnh hưởng sâu rộng đến các khía cạnh khác nhau của xã hội và nền kinh tế Dưới đây là một số hậu quả chính của khủng hoảng kinh tế:

1.1 Suy giảm tăng trưởng kinh tế

- Giảm GDP: Khủng hoảng kinh tế thường dẫn đến suy giảm tăng trưởng GDP, phản ánh sự sụt giảm trong sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng

Cụ thể, trong giai đoạn đại dịch Covid 19, tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm - mạnh, từ 7.02% năm 2019 xuống chỉ khoảng 2.91% năm 2020 Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua, phản ánh sự suy giảm hoạt động kinh tế trên diện rộng

Hoạt động đầu tư bị suy giảm đáng kể do gián đoạn chuỗi cung ứng và các lệnh giãn cách xã hội Việc sản xuất công nghiệp giảm sút, khiến các doanh nghiệp và nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn Điều này dẫn đến sự sụt giảm trong đầu tư và mở rộng kinh doanh khi các bên liên quan trì hoãn các kế hoạch của họ trước tình hình kinh tế không chắc chắn.

Cụ thể, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong năm 2020, tổng vốn FDI đăng ký mới và vốn bổ sung đạt khoảng 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019 Về riêng đầu tư công: Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã tăng cường đầu tư công để kích thích kinh tế, nhiều dự án vẫn gặp khó khăn do gián đoạn chuỗi cung ứng và các biện pháp giãn cách xã hội Ví dụ, việc thi công các dự án hạ tầng lớn như đường cao tốc và cầu cống bị chậm tiến độ

1.2 Thất nghiệp và giảm thu nhập

- Thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khi các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự hoặc đóng cửa Nhiều người mất việc làm, dẫn đến bất ổn xã hội

Cụ thể, Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam,trong giai đoạn đại dịch Covid, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị năm 2020 là 4,46%, tăng so với mức 2,93% của năm 2019

- Giảm thu nhập: Thu nhập của người lao động giảm do mất việc hoặc giảm giờ làm việc Điều này kéo theo sự suy giảm trong tiêu dùng và sức mua của người dân

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, khoảng 31,8 triệu người - lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, trong đó nhiều người phải đối mặt với việc giảm thu nhập Một khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, 57,3% số người bị ảnh hưởng phải giảm giờ làm việc, nghỉ luân phiên, nghỉ giãn cách hoặc nghỉ không lương 1.3 Phá sản và đóng cửa doanh nghiệp

- Phá sản: Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không thể duy trì hoạt động và phải tuyên bố phá sản

Trong đại dịch Covid, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong năm 2020, có khoảng 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm 2019 Trong đó, có 46.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 33.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và 21.500 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể

- Đóng cửa doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động, ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương và quốc gia

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2020 ghi nhận số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, ngừng hoạt động và giải thể là 101.700 doanh nghiệp, tăng 13,9% so với năm trước Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khủng hoảng tài chính.

- Áp lực tài chính: Các doanh nghiệp và cá nhân đối mặt với áp lực tài chính do doanh thu giảm, nợ nần tăng và chi phí cố định vẫn duy trì

Ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng chịu thiệt hại nặng nề nhất Doanh thu từ du lịch giảm khoảng 58,7% trong năm 2020 so với năm trước

- Sự can thiệp của chính phủ: Chính phủ thường phải can thiệp bằng các gói hỗ trợ tài chính, giảm thuế hoặc chính sách tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế, nhưng điều này có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách và nợ công tăng

1.5 Biến động thị trường tài chính

- Giá trị tài sản giảm: Thị trường chứng khoán và các tài sản khác như bất động sản có thể mất giá trị nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tài sản và tiết kiệm của người dân. ( VN-Index: Chỉ số VN Index, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam, - đã trải qua những biến động mạnh mẽ trong suốt thời gian đại dịch )

Vào thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020, chỉ số VN Index đã sụt giảm mạnh từ mức khoảng 990 điểm đầu năm xuống mức thấp nhất là 660 điểm vào cuối tháng đó Biến động này tương ứng với mức giảm khoảng 33% so với đầu năm.

- Tình trạng thanh khoản: Hệ thống tài chính có thể đối mặt với tình trạng thiếu thanh khoản, gây khó khăn cho các ngân hàng và tổ chức tài chính.

1.6 Tăng bất bình đẳng và nghèo đói

Giải pháp phục hồi nền kinh tế

Đại dịch COVID 19 đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, người - lao động cũng như là các hộ gia đình Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do thua lỗ hoặc thu hẹp quy mô hoạt động, dẫn đến hàng triệu người lao động lâm vào tình cảnh thất nghiệp hoặc giảm thu nhập Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID 19 gây ra đã làm bộc lộ nhiều điểm yếu và thách thức của nền kinh tế - toàn cầu, đồng thời cũng tạo ra cơ hội mới cho đổi mới và phát triển bền vững Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp kinh tế không chỉ cần tập trung vào việc khắc phục ngắn hạn mà còn phải hướng đến phát triển lâu dài Hiện nay, nhiều quốc gia vẫn luôn nghiên cứu các giải pháp hồi phục nền kinh tế về mức ổn định Chính phủ các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho người lao động và các doanh nghiệp tư nhân trong nước

2.1 Đối với người lao động

2.1.1 Tăng cường năng lực y tế và kiểm soát dịch bệnh

- Tại Việt Nam, trong bối cảnh đại dịch COVID 19, chính phủ đã thực hiện nhiều biện - pháp để hỗ trợ người lao động và kiểm soát dịch bệnh Dưới đây là một số chi tiết về các biện pháp này:

+ Kiểm soát dịch bệnh và xét nghiệm: Việt Nam đã thực hiện tiếp cận mục tiêu trong việc xét nghiệm, tăng cường xét nghiệm ở các khu vực có lây nhiễm cộng đồng Việc truy vết tiếp xúc được thực hiện một cách toàn diện, với việc truy vết ba độ tiếp xúc cho mỗi trường hợp dương tính Điều này giúp giảm thiểu lây truyền trong gia đình và cộng đồng

+ Cách ly và kiểm soát nhanh chóng: Chính sách cách ly 14 ngày đối với tất cả người nhập cảnh đã được thực hiện một cách nghiêm ngặt, kể cả với công dân Việt Nam trở về từ nước ngoài Việc này đảm bảo rằng mọi trường hợp tiềm ẩn đều được theo dõi và kiểm soát, giảm thiểu rủi ro lây nhiễm cho cộng đồng Bên cạnh đó, hệ thống truy vết tiếp xúc được triển khai mạnh mẽ, với việc sử dụng công nghệ thông tin và sự hỗ trợ từ cộng đồng, đã góp phần quan trọng trong việc xác định và cô lập các chuỗi lây nhiễm

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam đã chú trọng củng cố các quy trình tại bệnh viện nhằm ngăn ngừa lây nhiễm trong cơ sở y tế Hướng dẫn Quốc gia về Phòng ngừa và Kiểm soát Nhiễm trùng cho Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Cấp do COVID 19 trong các Cơ sở Y tế đã được ban hành từ ngày 19/2/2020.

+ Quyết định linh hoạt và tập trung: Việt Nam đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng trong thời gian ngắn, giúp giảm thiểu tác động của đại dịch Mặc dù là một quốc gia tập trung, nhưng một số quyết định quan trọng đã được đưa ra ở cấp địa phương, giúp tăng tốc phản ứng nhanh chóng

+ Tiêm chủng toàn dân: Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID 19 để tạo - miễn dịch cộng đồng, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và giúp người lao động yên tâm làm việc

+ Áp dụng truyền thông trong việc giáo dục cộng đồng và nâng cao nhận thức về sức khỏe : Việt Nam đã tận dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau, bao gồm truyền hình, radio, và mạng xã hội, để đảm bảo thông tin chính thức của chính phủ đến được với mọi tầng lớp xã hội một cách chính xác và đánh tin cậy , giúp người dân có kiến thức về COVID 19 và hành vi phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe Ngoài ra ,trong thời gian đại - dịch, Việt Nam đã cho học sinh nghỉ học tại nhà và thực hiện giãn cách xã hội trên toàn quốc, đồng thời khuyến khích việc học trực tuyến để đảm bảo quá trình giáo dục không bị gián đoạn

2.1.2 Chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ tài chính

- Các gói hỗ trợ tài chính:

+ Chính sách hỗ trợ tài chính: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ CP về một - số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID 19 Với mục tiêu chung là hồi phục sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu - những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động

+ Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID 19 được ngân sách - Nhà nước hỗ trợ một lần 3.000.000 đồng/hộ

Theo chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, những người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập bị buộc phải ngừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được nhận khoản hỗ trợ một lần là 3.710.000 đồng/người Khoản hỗ trợ này chỉ được dành cho những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

+ Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm: Người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 06 tháng

+ Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất:

Cho vay trả lương ngừng việc: Người sử dụng lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên (theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động) Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng Cho vay trả lương phục hồi sản xuất: Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID 19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày - 31/3/2022 khi quay trở lại sản xuất kinh doanh và người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022 được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động theo thời gian trả lương thực tế tối đa 3 tháng Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng

+ Bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp xã hội:

Giảm mức đóng bảo hiểm: Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị ngừng việc do cách ly y tế hoặc phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước từ 14 ngày trở lên sẽ được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người Đối với lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác, các tỉnh, thành phố căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách để xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng và mức hỗ trợ, không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày tùy theo số ngày tạm dừng hoạt động.

So sánh Việt Nam và Thế giới trước, trong và sau đại dịch Covid-19

- Trước khi đại dịch Covid 19 bùng phát toàn cầu, cả Việt Nam và Thế giới đang trải - qua một số tình hình kinh tế và chính trị khác nhau:

+ Tăng trưởng kinh tế: Trước đại dịch, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng GDP thường xuyên đạt trên 6% mỗi năm Nhờ chính sách vĩ mô linh hoạt, thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả và xuất khẩu tăng trưởng mạnh

- Việt Nam sở hữu cơ cấu kinh tế đa dạng, phát triển mạnh trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Trong đó, xuất khẩu đóng vai trò then chốt với các ngành chủ lực như dệt may, điện tử và nông sản - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam có sự gia tăng đáng kể nhờ chi phí lao động thấp cùng môi trường đầu tư được cải thiện FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và chuyển giao công nghệ cho đất nước.

Trước đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế toàn cầu tương đối ổn định nhưng có sự chênh lệch đáng kể giữa các khu vực và quốc gia Các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu là những động lực chính của tăng trưởng Tuy nhiên, một số quốc gia đang phát triển đã phải đối mặt với những thách thức đáng kể, chẳng hạn như nợ công cao và bất ổn chính trị, cản trở sự phát triển kinh tế của họ.

Mỹ, Trung Quốc, và EU đều có những đóng góp quan trọng

+ Cơ cấu kinh tế: Các nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào dịch vụ và công nghệ cao, trong khi các nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ, Brazil, và nhiều quốc gia châu Phi vẫn dựa nhiều vào nông nghiệp và công nghiệp cơ bản

+ Đầu tư và thương mại quốc tế: Thương mại toàn cầu và đầu tư quốc tế là các yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế thế giới, với các hiệp định thương mại và khối kinh tế đóng vai trò thúc đẩy

Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, năng động với dân số trong độ tuổi lao động cao Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, dẫn đến sự gia tăng dân số đô thị, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế và xã hội.

+ Chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể với tỷ lệ nghèo giảm, nhưng vẫn còn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền

+ Giáo dục: Hệ thống giáo dục được mở rộng, ngày càng được quan tâm đầu tư với tỷ lệ biết chữ cao và các chính sách cải cách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Tuy nhiên, chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt là ở khu vực miền núi

+ An ninh trật tự: Tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, tuy nhiên vẫn còn xảy ra một số vụ việc vi phạm pháp luật

+ Dân số: Thế giới có sự đa dạng về cấu trúc dân số, từ các quốc gia có dân số già như Nhật Bản và nhiều nước châu Âu, đến các quốc gia có dân số trẻ như Ấn Độ và nhiều nước châu Phi

+ Chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống khác nhau rõ rệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, với các chỉ số như tuổi thọ, thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người (HDI)

+ Giáo dục: Mức độ phát triển giáo dục khác nhau giữa các nước Các quốc gia phát triển thường có hệ thống giáo dục tiên tiến, trong khi nhiều nước đang phát triển còn gặp khó khăn trong việc cải thiện chất lượng giáo dục và tiếp cận giáo dục

+ An ninh trật tự: Tình hình an ninh trật tự ở một số quốc gia có nhiều bất ổn, xảy ra nhiều vụ việc bạo lực, khủng bố

+ Hệ thống y tế: Việt Nam có hệ thống y tế công cộng với nhiều cơ sở y tế cơ bản phủ rộng khắp cả nước, nhưng còn hạn chế về cơ sở vật chất và công nghệ y tế so với các nước phát triển

+ Tiếp cận y tế: Người dân Việt Nam có thể tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản với chi phí tương đối thấp, nhưng các dịch vụ y tế chuyên sâu thường tập trung ở các thành phố lớn

+ Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ y tế ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền và giữa các cơ sở y tế

+ Hệ thống y tế: Các quốc gia phát triển có hệ thống y tế tiên tiến, với công nghệ y tế hiện đại và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao Các nước đang phát triển thường gặp khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ y tế đầy đủ và chất lượng

+ Tiếp cận y tế: Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế rất khác nhau giữa các quốc gia và thậm chí là trong từng quốc gia, với sự chênh lệch lớn giữa các vùng thành thị và nông thôn

+ Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ y tế ở các nước phát triển cao, tuy nhiên chi phí y tế đắt, đặc biệt là chi phí bảo hiểm y tế Chất lượng dịch vụ y tế ở một số nước đang phát triển còn nhiều hạn chế

LIÊN HỆ KINH TẾ CHÍNH TRỊ GIỮA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

Trước đại dịch covid 19

Trước khi đại dịch Covid 19 bùng phát, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn phát - triển ổn định và tăng trưởng kinh tế đáng kể Qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do và tăng cường tương tác với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã có những liên hệ kinh tế chính trị đáng chú ý Sau đây là một số dẫn chứng cụ thể và rõ ràng về liên hệ kinh tế chính trị của Việt Nam và Thế giới trước đại dịch Covid-19:

1.1 Đầu tiên là liên hệ về thương mại

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hiệp định thương mại tự do quan trọng với 11 quốc gia thành viên, trong đó Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký kết và phê chuẩn Sau khi CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, mở rộng đáng kể thị trường xuất khẩu Điển hình như xuất khẩu sang Nhật Bản tăng từ 16,2 tỷ đô la năm 2018 lên 18,8 tỷ đô la năm 2019.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ (RCEP), với sự tham gia của Việt Nam, là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao gồm 15 quốc gia thành viên, chiếm gần 30% dân số và GDP toàn cầu Việt Nam đã hưởng lợi từ việc tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia thành viên RCEP, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc và Hàn Quốc Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng từ 41,5 tỷ USD vào năm 2018 lên 49,5 tỷ USD vào năm 2019.

1.2 Thứ hai là tương tác với thế giới

- Tham gia diễn đàn kinh tế quốc tế: Việt Nam đã chủ động tham gia vào các diễn đàn kinh tế quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Việc tham gia vào các diễn đàn này đã giúp Việt Nam nắm bắt xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu và học hỏi từ các quốc gia phát triển, đồng thời thể hiện cam kết của Việt Nam đối với hợp tác quốc tế Ví dụ cụ thể: Năm 2018, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng, thu hút sự tham gia của các nhà lãnh đạo quốc gia và các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới Sự kiện này đã tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường giao lưu, trao đổi và hợp tác với các quốc gia thành viên APEC

1.3 Tiếp theo là tăng cường đầu tư nước ngoài

- Thu hút vốn đầu tư: Trước đại dịch Covid 19, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn - vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore Các khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt đã được thành lập để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Ví dụ cụ thể: Theo Báo cáo Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài của Liên Hợp Quốc, vào năm 2019, số vốn FDI (Foreign Direct Investment) đổ vào Việt Nam đạt 16,1 tỷ USD, tăng 3,1% so với năm trước đó Những nhà đầu tư nước ngoài đã chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư nhờ vào môi trường kinh doanh thuận lợi, lao động giá rẻ và tiềm năng phát triển (United Nations, 2020)

- Đầu tư ra nước ngoài: Ngoài việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tăng cường đầu tư ra nước ngoài, mở rộng hoạt động kinh doanh và xây dựng liên kết quốc tế Ví dụ cụ thể: Công ty VinFast, một công ty con của Tập đoàn Vingroup một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, đã đầu tư vào lĩnh vực ô - tô và xe điện và đã xuất khẩu các sản phẩm ô tô sang các thị trường khác nhau như Úc và châu Âu (Vingroup, 2020)

Trước đại dịch Covid 19, Việt Nam đã xây dựng và phát triển liên hệ kinh tế chính - trị mạnh mẽ với thế giới thông qua liên hệ thương mại, tương tác với cộng đồng quốc tế và tăng cường đầu tư nước ngoài Qua việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và RCEP, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Đồng thời, sự tham gia vào các diễn đàn kinh tế quốc tế và thu hút vốn FDI đã cung cấp cho Việt Nam kiến thức và kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển Mặc dù đại dịch Covid 19 đã tạo ra những thách thức và ảnh hưởng - đáng kể đến kinh tế, nhưng Việt Nam vẫn có tiềm năng về kinh tế chính trị và có chỗ đứng trên thế giới

Nhìn chung về tình hình kinh tế Việt Nam trước đại dịch Covid-19:

GDP cả năm 2018 đạt 7,08%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008, minh chứng cho hiệu quả của các giải pháp của Chính phủ Nông nghiệp đóng góp 8,7%, công nghiệp và xây dựng 48,6%, dịch vụ 42,7% vào tăng trưởng chung.

+ Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) năm 2018 ước tính tăng 10,2% so với năm trước , thấp hơn mức tăng 11,3% của năm 2017, trong đó ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành với mức tăng 12,3%, đóng góp vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10%,; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3%,; riêng ngành khai khoáng giảm 2%

+ Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2018 tăng 12,4% so với năm trước (năm 2017 tăng 10,2%) Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2018 tăng 8,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2017 tăng 9,5%); tỷ lệ tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân năm 2018 là 64,4%, đạt mức tồn kho thấp nhất trong những năm gần đây

+ Diện tích lúa cả năm 2018 ước tính đạt 7,57 triệu ha, giảm 134,8 nghìn ha so với năm trước; năng suất lúa ước tính đạt 58,1 tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha; sản lượng lúa cả năm ước tính đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn so với năm 2017

+ Vụ đông xuân cả nước gieo cấy được 3,1 triệu ha lúa, giảm 15 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước; năng suất lúa đạt 66,4 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha; sản lượng đạt 20,6 triệu tấn, tăng 1,19 triệu tấn Vụ lúa hè thu cả nước gieo cấy được 2,05 triệu ha, giảm 0,7% so với năm 2017; năng suất đạt 54,6 tạ/ha, tăng 0,6%; sản lượng đạt 11,21 triệu tấn, giảm 0,1% Năng suất lúa hè thu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm nay ước tính đạt 54,8 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; sản lượng đạt 8,8 triệu tấn, tăng 15,1 nghìn tấn Diện tích lúa thu đông tại Đồng bằng sông Cửu Long năm nay ước tính đạt 732,1 nghìn ha, giảm 78,1 nghìn ha so với năm 2017; năng suất ước tính đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha; sản lượng đạt 3,9 triệu tấn, giảm 343,2 nghìn tấn Vụ mùa năm nay cả nước gieo cấy được 1,68 triệu ha, giảm 28,1 nghìn ha so với vụ mùa năm trước; năng suất ước tính đạt 49,1 tạ/ha, tăng 3,2 tạ/ha; sản lượng ước tính đạt 8,26 triệu tấn, tăng 403 nghìn tấn

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 ước tính đạt 4.395,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm trước (năm 2017 tăng 9,3%)

+ Vận tải hành khách năm 2018 đạt 4.641,5 triệu lượt khách, tăng 10,7% so với năm trước Vận tải hàng hóa năm 2018 đạt 1.634,7 triệu tấn, tăng 10% so với năm trước

+ Doanh thu lĩnh vực viễn thông năm 2018 ước tính đạt 395,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2017 Khách quốc tế đến nước ta trong năm 2018 ước tính đạt 15,5 triệu lượt người, tăng 19,9% so với năm trước (tăng 2,6 triệu lượt khách)

- Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ:

Năm 2018, Việt Nam xuất siêu 7,2 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,6 tỷ USD, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 32,8 tỷ USD So với năm 2017, khu vực kinh tế trong nước chuyển biến tích cực khi lần đầu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tỷ trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên.

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2018 ước tính đạt 14,8 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2017, với dịch vụ du lịch chiếm đóng vai trò chủ đạo với giá trị 10,1 tỷ USD Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ cũng đạt mức tăng trưởng 8,1% lên 18,5 tỷ USD, trong đó dịch vụ vận tải chiếm 47,8% tổng kim ngạch Chênh lệch giữa xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2018 là nhập siêu 3,7 tỷ USD, tương đương 24,9% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.

Trong đại dịch covid 19

Kể từ khi đại dịch Covid 19 bùng phát, nó đã tạo ra tác động mạnh mẽ đến kinh tế - của Việt Nam và thế giới Chúng ta sẽ xem xét những tác động chính của đại dịch này và cách mà Việt Nam và cộng đồng quốc tế đã ứng phó với nó:

2.1 Đầu tiên là tác động của đại dịch Covid 19 đến kinh tế thế giới

- Sụt giảm kinh tế: Đại dịch Covid 19 đã gây ra sự suy giảm mạnh mẽ của kinh tế toàn - cầu Các biện pháp phong tỏa và hạn chế xã hội đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như hàng không, du lịch, dịch vụ nhà hàng và giải trí Theo Ngân hàng Thế giới, đại dịch Covid 19 đã gây ra sự sụt giảm - kinh tế toàn cầu nghiêm trọng Ví dụ, năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm từ 2,9% (dự kiến trước đại dịch) xuống còn 3,5% (Dẫn chứng: World Bank, -

"Global Economic Prospects", tháng 1 năm 2021) Dịch vụ, du lịch là ngành phản ánh rõ nét nhất các ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 Các lĩnh vực như: du lịch, vận tải (nhất - là vận tải hàng không) có mức sụt giảm mạnh, chủ yếu do việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội Trong 6 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế giảm tới 55,8% so với - cùng kỳ năm trước, khách du lịch trong nước cũng giảm tới -27,3% Doanh thu toàn ngành giảm 77,8%, cao hơn nhiều so với mức giảm 11% của quý 1/2020 Theo Hiệp - - hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA), đại dịch Covid-19 khiên doanh thu ngành hàng không giảm 80% trong nửa đầu năm 2020, trong khi vẫn phải trang trải các chi phí liên quan đến phi hành đoàn, hoạt động bảo trì, nhiên liệu, phí sân bay và bảo quản máy bay Theo dự báo của IATA, các hãng tại Việt Nam mất đi doanh thu khoảng 4 tỉ USD, Vietnam Airlines giảm doanh thu 50.000 tỉ đồng, dự kiến lỗ 29.000 tỉ đồng, thâm hụt 16.000 tỉ đồng, sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản nếu không có hỗ trợ của Chính phủ

Đại dịch COVID-19 đã gây nên gián đoạn trên chuỗi cung ứng toàn cầu, dẫn tới khó khăn trong việc tiếp nhận nguyên liệu và phân phối thành phẩm Ví dụ, giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam trong năm 2020 giảm 1,9% do các gián đoạn về mặt cung ứng và tiêu thụ (nguồn: VASEP, "Processing and Export of Vietnam's Seafood", 2020).

- Sụt giảm nhu cầu và đầu tư: Do lo ngại về tương lai và không chắc chắn kinh tế, người dân và doanh nghiệp đã giảm tiêu dùng và đầu tư Điều này đã ảnh hưởng đến sản xuất và doanh thu của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Đại dịch Covid 19 đã gây ra sự sụt giảm nhu cầu và đầu tư doanh nghiệp Ví dụ, theo Báo - cáo Kinh tế Thế giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năm 2020, chỉ số niềm tin kinh tế toàn cầu đã giảm 8,3 điểm, chỉ ra sự giảm sức mua và đầu tư của các công ty và người tiêu dùng (Dẫn chứng: WEF, "The Global Competitiveness Report", năm 2020)

2.2 Thứ hai là liên hệ kinh tế chính trị của Việt Nam trong đại dịch Covid-19

Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19, bao gồm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng, thúc đẩy chi tiêu công và thực hiện các biện pháp y tế để kiểm soát dịch bệnh Ví dụ, chương trình hỗ trợ lãi suất ưu đãi và các giải pháp tài chính khác đã được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn tài chính Những biện pháp này đã góp phần duy trì ổn định kinh tế và giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch.

- Xuất khẩu và đầu tư: Mặc dù đại dịch đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và đầu tư, Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể Một số ngành công nghiệp như xuất khẩu sản phẩm y tế, điện tử và nông sản đã tăng trưởng đáng kể Việt Nam cũng tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty lớn Mặc dù đại dịch đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và đầu tư, Việt Nam vẫn có những thành tựu đá chắc Ví dụ, theo

Mặc dù đại dịch COVID-19 đã khiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm 0,2% vào năm 2020 so với năm trước, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tổng kim ngạch xuất khẩu đáng kể là 281,5 tỷ USD, minh chứng cho sự linh hoạt và khả năng thích ứng của đất nước trong bối cảnh đầy thách thức.

- Hợp tác quốc tế: Trong bối cảnh đại dịch, Việt Nam đã tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định thương mại tự do và hợp tác đa phương như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Điều này giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác và đầu tư Chính phủ Việt Nam đã triển khai các gói hỗ trợ kinh tế nhằm duy trì việc làm và hỗ trợ người dân trong giai đoạn khó khăn Ví dụ, Chương trình Hỗ trợ Người lao động và Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid 19 đã hỗ trợ hàng triệu người lao - động và doanh nghiệp trong việc vượt qua khó khăn (Dẫn chứng: Báo cáo Chính phủ Việt Nam về các biện pháp hỗ trợ kinh tế)

2.3 Bên cạnh đó khả năng phục hồi và triển vọng tương lai rất quan trọng

Mặc dù đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế trong nước và quốc tế, song Việt Nam vẫn có những triển vọng phục hồi và phát triển trong tương lai Các yếu tố quan trọng bao gồm:

+ Tiêm chủng vaccine: Việc tiêm chủng vaccine rộng rãi là một yếu tố quan trọng để kiểm soát đại dịch và phục hồi kinh tế Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng và tạo sự tin tưởng cho người dân và doanh nghiệp

+ Kích thích kinh tế: Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế như tăng chi tiêu công, giảm thuế và lãi suất, và cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhằm khuyến khích tiêu dùng và đầu tư

+ Đổi mới công nghệ và số hóa: Đại dịch Covid 19 đã thúc đẩy sự đổi mới công nghệ - và số hóa trong kinh doanh và chính phủ Việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, giao dịch điện tử và làm việc từ xa đã giúp duy trì hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ trong thời gian khó khăn Việc đẩy mạnh số hóa và đổi mới công nghệ sẽ tạo ra cơ hội mới và nâng cao năng suất kinh tế

+ Hợp tác quốc tế và thúc đẩy thương mại: Việt Nam có tiềm năng để tăng cường hợp tác quốc tế và thúc đẩy thương mại Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do quan trọng như CPTPP và RCEP, mở rộng cơ hội xuất khẩu và đầu tư Việt Nam cũng có thể tận dụng các thỏa thuận thương mại khác và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nền kinh tế mới

⇒ Thông qua các dẫn chứng cụ thể đã chứng minh rằng đại dịch Covid 19 đã có - tác động lớn đến kinh tế cả của Việt Nam và thế giới Kinh tế toàn cầu bị suy thoái, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và nhu cầu đầu tư giảm Tuy nhiên, Việt Nam đã triển khai các biện pháp ứng phó và hỗ trợ kinh tế để giảm thiểu tác động của đại dịch Việt Nam cũng đã có những thành tựu trong xuất khẩu và duy trì việc làm Tuy còn nhiều thách thức và khó khăn, nhưng nhờ sự quyết tâm và nỗ lực của cả chính phủ và người dân, chúng ta tin rằng kinh tế sẽ hồi phục và phát triển trở lại trong tương lai Đại dịch

Sau đại dịch covid 19

Đại dịch Covid 19 đã gây ra tác động to lớn đến kinh tế và chính trị cả của Việt Nam - và thế giới Chúng ta hãy xem xét liên hệ giữa kinh tế và chính trị sau đại dịch Covid-

19, đưa ra các dẫn chứng cụ thể để minh chứng cho sự tương quan này:

3.1 Đầu tiên là tác động kinh tế

- Tác động kinh tế toàn cầu: Đại dịch Covid 19 đã gây ra sự sụt giảm mạnh trong hoạt - động kinh tế toàn cầu Nhiều ngành công nghiệp đã phải đối mặt với gián đoạn sản xuất, giảm nhu cầu và thậm chí phá sản Điều này đã tạo ra tác động lan rộng và sâu rộng đến mọi quốc gia trên thế giới Ví dụ, theo Tổ chức Kinh tế Hợp tác và Phát triển (OECD), nền kinh tế toàn cầu đã suy thoái 3,5% trong năm 2020 (Dẫn chứng: OECD,

Đại dịch COVID-19 đã gây ra gián đoạn đáng kể đến thương mại quốc tế Hạn chế đi lại và phong tỏa đã làm gián đoạn hoạt động xuất nhập khẩu, tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu dùng Kết quả là, theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giá trị thương mại hàng hóa toàn cầu đã giảm 5,3% trong năm 2020.

3.2 Thứ hai là liên hệ kinh tế chính trị của Việt Nam

- Ứng phó với tác động kinh tế: Chính phủ Việt Nam đã triển khai các biện pháp kinh tế nhằm ứng phó với tác động của đại dịch Covid 19 Các biện pháp bao gồm chính - sách hỗ trợ tài chính, giảm thuế và lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng Chính sách này nhằm duy trì hoạt động kinh tế, bảo vệ việc làm và thúc đẩy phục hồi sau đại dịch Ví dụ, chính sách hỗ trợ tài chính đã được triển khai nhằm giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp và hộ gia đình Chính sách này bao gồm việc giảm thuế, giảm lãi suất, cung cấp gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng (Dẫn chứng: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, "Báo cáo chính sách kinh tế quý 2/2020")

- Tăng cường liên kết kinh tế quốc tế: Việt Nam đã tiếp tục đẩy mạnh quan hệ kinh tế quốc tế sau đại dịch Covid 19 Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại mới và - nâng cao quan hệ đối tác với các quốc gia và khu vực khác Ví dụ, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được Việt Nam ký kết và có hiệu lực từ năm 2019, mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư Ngoài ra, Việt Nam cũng đã kích hoạt Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực) để tăng cường liên kết kinh tế với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Dẫn chứng: Bộ Công thương Việt Nam, "Thông tin về Hiệp định RCEP và tác động đến Việt Nam", ngày 16/11/2020)

3.3 Tiếp theo liên hệ kinh tế chính trị thế giới sau đại dịch Covid-19

- Tăng cường hợp tác quốc tế: Sau đại dịch Covid 19, các quốc gia trên thế giới thấy - được tầm quan trọng của sự hợp tác quốc tế và đoàn kết trong việc ứng phó với các thách thức chung Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu đều đã cam kết tăng cường hợp tác với nhau để phục hồi kinh tế và đẩy mạnh sự phát triển

- Định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu: Đại dịch Covid 19 đã làm nổi lên những vấn - đề về sự phụ thuộc quá mức vào một số quốc gia hoặc khu vực trong chuỗi cung ứng toàn cầu Do đó, sau đại dịch, các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đang nỗ lực để định hình lại chuỗi cung ứng, tăng cường đa dạng hóa và giảm rủi ro Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một số thay đổi trong quan hệ quốc tế Các quốc gia đã thấy tăng sự nhạy cảm đối với sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp và chuỗi cung ứng từ một quốc gia duy nhất Điều này đã thúc đẩy sự đa dạng hóa nguồn cung cấp và xu hướng tái cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu (Dẫn chứng: Financial Times, "The pandemic has exposed the flaws in global supply chains", ngày 12/01/2021)

- Tăng cường chính sách bảo vệ và định hình lại vai trò của nhà nước: Đại dịch Covid-

19 đã khiến nhiều quốc gia nhận thấy sự quan trọng của vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ và thúc đẩy phát triển kinh tế Các chính phủ trên thế giới đang áp dụng các biện pháp bảo vệ nền kinh tế quốc gia, bao gồm việc tăng cường quản lý vốn, đầu tư vào hạ tầng và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi Chính sách này bao gồm việc cung cấp gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, giảm thuế và chi tiêu công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Dẫn chứng: The Guardian, "Global governments have spent $16tn in response to Covid-19 crisis", ngày 28/01/2021)

⇒ Từ các dẫn chứng cụ thể và rõ ràng trên, chúng ta có thể thấy rõ liên hệ giữa kinh tế và chính trị sau đại dịch Covid 19 Những thay đổi trong kinh tế toàn cầu và quan - hệ quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến chính sách kinh tế và quan hệ đối ngoại của cả Việt Nam và thế giới Việt Nam đã ứng phó hiệu quả với tác động kinh tế bằng việc triển khai các biện pháp kích thích và đẩy mạnh liên kết kinh tế quốc tế Trên thế giới, các quốc gia đã thay đổi chính sách kinh tế và điều chỉnh quan hệ quốc tế để đối phó với tác động của đại dịch Tóm lại, đại dịch Covid 19 đã tác động mạnh mẽ đến kinh - tế và chính trị cả của Việt Nam và thế giới Các quốc gia đang nỗ lực để ứng phó và phục hồi kinh tế sau đại dịch bằng cách tăng cường hợp tác quốc tế, định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng cường vai trò của nhà nước Việt Nam cũng đã triển khai các biện pháp kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế Tuy vậy, tình hình kinh tế và chính trị liên quan đến đại dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến, và sự ổn định và phục hồi hoàn toàn vẫn đang là mục tiêu của các quốc gia trên toàn cầu

3.4 Một số đề xuất cho viêc tăng trưởng và phát triển bền vững thời gian tới

- Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi sau những thách thức của đại dịch Covid-19 Tuy nhiên, nguy cơ lớn vẫn còn và tiềm ẩn nhiều bất ổn nếu dịch bùng phát trở lại Đại dịch Covid 19 kéo dài trên toàn cầu vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển - vọng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Với Triển vọng kinh tế trong trung hạn và dài hạn rất tích cực Đã đưa ra các đề xuất như sau:

+ Thứ nhất, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp giảm thuế, hoãn nộp thuế và miễn phí sử dụng đất đối với các doanh nghiệp

+ Thứ hai, Luật Đầu tư được sửa đổi, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư bằng cách giảm các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài nhanh chóng, hiện vẫn đang tăng lên (FDI trong tháng 9 đạt 1,65 tỷ USD, tăng so với 720 triệu USD của tháng 8/2020) Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á Đáng chú ý, 4 năm qua, có tới gần 1 tỷ USD được đầu tư cho lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam + Thứ ba, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định EVFTA Từ tháng 7/2020, EU đã dỡ bỏ 85% các thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam và dần cắt bỏ phần còn lại trong 7 năm tới

+ Thứ tư, tiếp tục duy trì gói hỗ trợ tài chính đủ lớn và hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, vì đây là khu vực đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP (khoảng 60%) + Thứ năm, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, chú trọng đến việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, nhất là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa rộng, tạo đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Thứ sáu, chính phủ sẽ tập trung thúc đẩy đầu tư cho khối doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, nhằm chủ động nguồn hàng khi các thị trường thế giới dần mở cửa trở lại bình thường Bằng cách này, Việt Nam có thể đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế, tận dụng cơ hội phục hồi kinh tế toàn cầu.

+ Thứ bảy, duy trì và tăng quy mô gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid 19 Hiện gói hỗ trợ quy mô 62 nghìn tỷ đồng mới giải ngân được 13 - nghìn tỷ đồng, chủ yếu cho đối tượng là người lao động, còn các doanh nghiệp khó tiếp cận do thủ tục khó khăn

+ Thứ tám, thực hiện tốt việc phòng ngừa lây lan của bệnh dịch để không tái phát dịch, tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là thương mại.

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Họ và tên sinh viên: Lê Minh Triết

Suy thoái kinh tế là sự gián đoạn, suy giảm đáng kể của các hoạt động kinh tế trên một quốc gia hay toàn Thế giới Quá trình này có thể kéo dài trong vài tháng hoặc thậm chí là vài năm; mức độ suy thoái phản ảnh rõ qua sự sụt giảm tổng sản lượng quốc nội (GDP), sản xuất công nghiệp giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, thị trường chứng khoán lao dốc Nhu cầu tiêu dùng giảm sút do người nhân không thể tạo ra thu nhập, doanh nghiệp cắt giảm chi phí, nguồn cung ứng bị gián đoạn, đầu tư trì hoãn Suy thoái kinh tế là nỗi lo sợ của toàn thị trường khi hậu quả để lại là quá lớn, đe dọa đến tương lai của cả một quốc gia

Việc chỉ ra nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế gây ra nhiều ý kiến trái chiều giữa các nhà kinh tế học và những nhà hoạch định chính sách Theo đó, phần lớn nguyên nhân từ cả những yếu tố nội sinh đến những yếu tố ngoại sinh, còn tùy thuộc vào từng quốc gia sẽ có những điểm khác nhau Các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa Keynes thì cho rằng các yếu tố bên ngoài như thời tiết, chiến tranh, giá dầu,thiên tai, dịch bệnh, sẽ tác động dẫn đến suy giảm kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định Ngoài ra, những nhà kinh tế học theo học thuyết tiền tệ còn chỉ ra rằng sự quản lý yếu kém của Chính phủ là nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế

Một ví dụ cụ thể và gần đây nhất cho hiện tượng suy thoái kinh tế trên toàn Thế giới là đại dịch Covid 19 Bắt nguồn từ một chủng loại - virus tên SARS-CoV-2 và các biến thể của nó tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) Đại dịch truyền nhiễm lây lan ra khắp Thế giới Là nguồn cơn của sự suy thoái toàn cầu kéo dài suốt nhiều năm, mang lại những biến động tiêu cực cho cả nền kinh tế Thế giới Mọi hoạt động kinh tế dường như đóng băng, các doanh nghiệp buộc ngừng hoạt động vô thời hạn hoặc thậm chí là đóng cửa, toàn bộ người dân lao động bắt buộc thực hiện cách ly xã hội, không tạo ra thu nhập, thiếu hụt hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và thực phẩm Không dừng lại ở đó những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 còn kéo theo thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về xã hội, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và vũ khí sinh học Suy thoái kinh tế nói chung và đại dịch Covid 19 nói riêng là nỗi ám ảnh của cả Thế giới - khi những gì mà nó mang lại quá tàn khốc và khủng khiếp

Thứ nhất, suy thoái thương mại toàn cầu do cung cầu giảm dẫn đến đầu tư sản xuất hạn chế, nhập khẩu giảm Thứ hai, lạm phát cao khiến đồng tiền mất giá, gây khủng hoảng kinh tế Thứ ba, bất bình đẳng thu nhập gia tăng Thứ tư, lạm phát khiến người dân tích trữ hàng hóa, gây áp lực lên nguồn cung tiền vay và lãi suất Cuối cùng, lãi suất và lạm phát cao dẫn đến sự mất cân bằng cung cầu, khiến doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư vào các ngành có lợi nhuận cao.

Nha kinh tê Joshep Schumpeter có kêt luạn răng cac cuọc suy thoai khung hoang thi ô tt bơi vi chung bo buọc con nguơi phai sang ta o va nang đọng Ong đạt ten sư viẹc nay la s“ ư pha huy sang ta o” Có nghĩa rằng khi con người ta bị đày vào thế khó thì ấy là lúc phải tìm ra cách “vượt khó” bằng mọi giá Dẫn chứng cũng từ đại dịch kể trên, dù cho virus hoành hành Việt Nam ta vẫn không ngừng nỗ lực sáng tạo cho ra nhiều kết quả nghiên cứu và phát triển robot tự động hỗ trợ chăm sóc y tế, máy tạo oxy dòng cao; nghiên cứu vaccine Nanocovax Tất cả yếu tố liên quan đến khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để tiếp tục ứng phó với đại dịch COVID 19 cũng như - chống đứt gãy trong chuỗi sản xuất kinh doanh, khôi phục kinh tế… cũng phần nào thể hiện trong chỉ số sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2021 Bên cạnh đó, việc đưa nền kinh về giai đoạn phục hồi cũng phụ thuộc nhiều vào Chính phủ các nước Từ việc đưa ra các chính sách ứng phó, các gói hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp, cứu vãn sự đình trệ hoạt động kinh tế

Qua các dẫn chứng và lập luận trên, phần nào đã khẳng hậu quả to lớn mà suy thoái kinh tế mang đến Có thể gọi nó là sự phá hủy các bánh răng kinh tế, đình trệ trong sự phát triển Các quốc gia cần cân nhắc chiến lược phát triển, ban hành chính sách hợp lý Tránh xảy ra sơ suất ảnh hưởng tiêu cực lên cả một quốc gia hay liên lụy các nước láng giềng

Khủng ho ng kinh tả ế là một giai đoạn trong chu kỳ kinh t mà n n kinh t c a mế ề ế ủ ột qu c gia/m t khu v c hay trên ph m vi toàn th giố ộ ự ạ ế ới rơi vào tình trạng suy gi m trả ầm trọng kéo dài S suy gi m này bi u hiự ả ể ện ở việc r i lo n và mố ạ ất cân bằng trong t t c ấ ả các hoạt động kinh tế như hoạt động tài chính-ngân hàng, s n xuả ất và lưu thông hàng hóa Điều này khi n cho GDP và tính thanh khoế ản gi m sâu, giá cả ả leo thang, nguy cơ phá s n và t lả ỷ ệ thất nghiệp tăng cao đột biến… Đạ ịi d ch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, là m t trong nhộ ững nguyên nhân dẫn đến kh ng ho ng ủ ả kinh t Nhiế ều người dân và doanh nghiệp trên kh p thắ ế giới đã phải đối mặt với nh ng ữ thách thức chưa từng có, t viừ ệc mất vi c làm, sụt gi m thu nhệ ả ập, đến đóng cửa cửa hàng và công ty Đối với các n n kinh t lề ế ớn như Mỹ, Trung Qu c, EU, kh ng hoố ủ ảng thường dẫn đến suy giảm GDP, s t giụ ảm đáng kể trong s n xuả ất, đầu tư, thương mại Như trong khủng hoảng tài chính toàn c u 2008-2009, GDP c a M và EU gi m lầ ủ ỹ ả ần lượt 2,5% và 4,5% vào năm 2009 Nhiều doanh nghiệp lớn phá s n, hàng triả ệu người mất việc làm Các nhà kinh tế như Nouriel Roubini, Larry Summers đã cảnh báo rằng kh ng ho ng do ủ ả Covid-19 s gây ra "suy thoái siêu chu k " vẽ ỳ ới tác động sâu rộng và kéo dài hơn các cuộc kh ng hoảng trước đây Thực t , nhi u quủ ế ề ốc gia đã phải đối mặt với suy giảm kinh t k lế ỷ ục trong năm 2020, GDP giảm 3,5% ở Mỹ, 7,2% ở Eurozone và hơn 8% ở Ấn Độ Những hậu qu v vi c làm, thu nhả ề ệ ập, đờ ối s ng xã hội cũng rất nặng nề Giáo sư Paul Krugman (Đại học Princeton) cho rằng đây là "một cú sốc cung - cầu kép" khiến n n kinh tế rơi vào tình trạng "đóng băng" Các lệnh phong t a, giãn cách xã hề ỏ ội đã hạn chế nguồn cung, đồng thời nhu cầu tiêu dùng cũng sụt giảm mạnh Ông Larry Summers (c u Bự ộ trưởng Tài chính Mỹ) cũng nhận định r ng kh ng ho ng Covid-19 ằ ủ ả sẽ "thay đổi cách chúng ta nghĩ về kinh tế vĩ mô" khi các chính sách truyền thống có thể không đủ hiệu qu Ông kêu g i các chính phả ọ ủ thực hi n các bi n pháp mệ ệ ạnh mẽ hơn

H u qu c a Covid-19 t i kh ng kho ng kinh t ậ ả ủ ớ ủ ả ế

- Đại d ch Covid-ị 19 đã để ại những hậu quả nặng nề l cho các qu c gia trên thố ế giới

T suy giừ ảm tăng trưởng kinh tế, gia tăng thất nghiệp, đến lạm phát phi mã và bất ổn xã h i, Covid-ộ 19 đã tác động tiêu cực đến m i khía c nh cọ ạ ủa đờ ối s ng, khi n chúng ta ế phải đối mặt với nh ng thách thữ ức chưa từng có

Đại dịch đã khiến nền kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng Các lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội đã làm đình trệ hoạt động sản xuất, dịch vụ và thương mại, dẫn đến giảm sút sản lượng và doanh thu GDP của nhiều quốc gia trên thế giới đã sụt giảm đáng kể, đạt mức kỷ lục ở một số nơi Ví dụ, GDP của Mỹ giảm 3,5%, GDP của Eurozone giảm 7,2% và GDP của Ấn Độ giảm hơn 8%.

- Gia tăng thất nghiệp: S s t gi m kinh tự ụ ả ế đã dẫn đến việc mất vi c làm hàng lo t trên ệ ạ toàn c u Các doanh nghi p ph i c t giầ ệ ả ắ ảm nhân công để tồn t i, khi n hàng triạ ế ệu người rơi vào cảnh thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng cao ở nhiều qu c gia, gây ra áp lố ực lớn lên thị trường lao động và đờ ống người s i dân

- Lạm phát phi mã: Đại dịch đã gây ra tình trạng lạm phát cao nhi u qu c gia Do ở ề ố chu i cung ng bỗ ứ ị gián đoạn, giá cả hàng hóa, d ch vị ụ tăng cao, đặc biệt là giá năng lượng và lương thực Lạm phát đã làm giảm sức mua của người dân, gây khó khăn cho việc chi tiêu và sinh ho ạt.

Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn xã hội trên toàn thế giới do suy thoái kinh tế kéo theo Sự bất bình gia tăng trước nạn thất nghiệp, lạm phát và bất công xã hội đã dẫn đến các cuộc biểu tình, bạo loạn và bất ổn chính trị.

- Tăng trưởng n công: Các chính phợ ủ đã phải chi tiêu nhiều hơn để hỗ trợ người dân và doanh nghi p trong th i gian d ch b nh, dệ ờ ị ệ ẫn đến tăng trưởng nợ công Điều này gây áp l c lên tài chính qu c gia và có thự ố ể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi kinh t trong ế tương lai

Đầu tư suy giảm do tình hình kinh tế bất ổn khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn Điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và việc làm, làm chậm lại phát triển kinh tế.

- Giảm sút thương mại quốc tế: Đại dịch đã làm gián đoạn chuỗi cung ng toàn c u, ứ ầ dẫn đến giảm sút thương mại quốc tế Các h n chạ ế ề v đi lại và vận chuyển đã làm giảm lượng hàng hóa và dịch vụ được trao đổi gi a các qu c gia ữ ố

Ngày đăng: 23/08/2024, 17:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w