1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách đầu tư phát triển một chính sách tài khóa của chương trình phục hồi và phát triển kt xh ở việt nam giai đoạn 2022 2023

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phân loại - Chính sách tài khóa mở rộng hay còn được gọi là chính sách tài khóa nới lỏng:Chính sách này áp dụng khi nền kinh tế suy thoái Yt < Yd, Chính phủ sẽ thựchiện tăng chi tiêu chí

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI TẬP CHƯƠNG 4 : NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN - MỘT CHÍNH SÁCH TÀI

KHÓA CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

KT-XH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2022-2023

Giảng viên: Nguyễn Thanh HuyềnMôn học: Kinh tế vĩ môDanh sách thành viên nhóm:1 Phạm Thị Anh Thư – K234141682 (Nhóm trưởng)2 Ninh Minh Phú – K234141670

3 Huỳnh Bảo Nhi – K2341416634 Trần Nguyễn Thu Hà – K2341416465 Phạm Đức Duy – K234141641

Thành phố Hồ Chí Minh, 2024

Trang 2

I.3 Phân loại 4

II Tổng quan về tình hình kinh tế và chính sách tài khóa của Việt Nam giaiđoạn 2022-2023 5

II.1 Tình hình kinh tế 5

II 2 Tình hình ngân sách và các chính sách tài khóa được áp dụng 7

II.2.1 Tình hình ngân sách Nhà nước 7

II.2.2 Các chính sách tài khóa được áp dụng 7

III Về chính sách đầu tư phát triển 9

III.1 Công cụ sử dụng của chính sách 9

III.2 Nội dung chính sách 9

III.3 Tác động tích cực 14

III.4 Tác động tiêu cực 16

⇒Giải pháp của Nhà nước 19

1

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Tốc độ tăng GDP các quý năm 2022……….6

Bảng 2 Tóm tắt quy mô các chính sách trong chương trình hỗ trợ phục hồi phát triểnKT-XH 2022-2023……….13

Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội việt nam, 2021-2023……… 15

Bảng 4 Biểu đồ Nợ công/GDP của Việt Nam giai đoạn 2017-2023……….17

Bảng 5 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 2017-2023……….18

2

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Các chính sách tài khóa được áp dụng………8Hình 2 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh báo cáo tại phiênhọp……….10

3

Trang 5

CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN - MỘT CHÍNH SÁCH TÀIKHÓA CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

KT-XH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2022-2023

I.Chính sách tài khóa là gì?I.1 Khái niệm

- Chính sách tài khóa là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế vàchi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăngtrưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát.1

I.2 Công cụ

- Chính sách tài khóa sử dụng hai công cụ chính là hệ thống thuế (T) và chi ngân sách(G).2

I.3 Phân loại

- Chính sách tài khóa mở rộng (hay còn được gọi là chính sách tài khóa nới lỏng):Chính sách này áp dụng khi nền kinh tế suy thoái (Yt < Yd), Chính phủ sẽ thựchiện tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai hìnhthức này với nhau nhằm cải thiện sản lượng của nền kinh tế, tăng tổng cầu, tăngthêm việc làm cho người lao động, từ đó sự phát triển của nền kinh tế

- Chính sách tài khóa thu hẹp (hay còn gọi là chính sách tài khóa thắt chặt): Khi tỉ lệlạm phát tăng cao (tức Yt > Yd), Chính phủ sẽ thực hiện chính sách tài khóa thắtchặt bằng việc giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng nguồn thu từ thuế hoặc kết hợpcả hai hình thức cùng một lúc Việc này sẽ giúp giảm sản lượng nền kinh tế, giảm

2“Slide của cô Nguyễn Thanh Huyền.” 2017.

https://lms.uel.edu.vn/pluginfile.php/197517/mod_folder/content/0/B%C3%80I%20GI%E1%BA%A2NG%20MACRO/SV%20UEL_MACRO_CH%204_CHINH%20SACH%20TAI%20KHOA%202024.pdf?forcedownload=1.

1“Chínhsáchtàikhóalàgì?Mụctiêucủachínhsáchtàikhóa.”2024.LuatVietnam.

https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/chinh-sach-tai-khoa-la-gi-883-96600-article.html.

4

Trang 6

tổng cầu Chính sách được áp dụng để đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng khithấy sự phát triển quá nhanh, tỷ lệ lạm phát cao và không ổn định.3

II Tổng quan về tình hình kinh tế và chính sách tài khóa củaViệt Nam giai đoạn 2022-2023

II.1 Tình hình kinh tế

Nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau khi bước qua đại dịch COVID Tuy nhiên, còncó những khó khăn mà quốc gia phải đối mặt như tình trạng thiếu lao động, áp lựckiểm soát lạm phát, tỷ giá, lãi suất, do ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng nănglượng và biến động mạnh của thị trường tài chính, tiền tệ toàn cầu

- Về nông nghiệp:+ Tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chuyển biến rõ rệt.+ Xuất khẩu nông sản đạt nhiều kỷ lục mới, góp phần đảm bảo an ninh lương

thực toàn cầu.+ Chăn nuôi phát triển ổn định.=> Duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định

- Về công nghiệp:+ Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, chủ yếu là xuất khẩu sang Hoa

Kỳ, Liên minh Châu u và Trung Quốc Tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăndo vài quốc gia vẫn đang tiếp tục giãn cách xã hội, về lâu dài sẽ ảnh hưởngđến hoạt động xuất khẩu

+ Giá dầu và một số hàng hóa, nguyên liệu đầu vào tăng cao đã góp phần tăngthu từ dầu thô và từ hoạt động xuất nhập khẩu

=> Có mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011-2023.- Về dịch vụ:

3“Slide của cô Nguyễn Thanh Huyền.” 2017.

https://lms.uel.edu.vn/pluginfile.php/197517/mod_folder/content/0/B%C3%80I%20GI%E1%BA%A2NG%20MACRO/SV%20UEL_MACRO_CH%204_CHINH%20SACH%20TAI%20KHOA%202024.pdf?forcedownload=1.

5

Trang 7

+ Việc mở cửa biên giới vào tháng 3/2022 giúp cho ngành du lịch hồi sinh trởlại

+ Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao (buôn bán lẻ, hoạt động tài chính,vận tải, )

+ Các tổ chức tín dụng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân vàdoanh nghiệp

=> Ngành công nghiệp và ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, đỉnh điểm là quý3, sau đó bắt đầu chậm lại Việc tốc độ tăng trưởng giảm đi phản ánh sự suy yếu trongxuất khẩu và sản xuất công nghiệp cùng với động lực từ mở cửa trở lại nền kinh tế phainhạt dần

- Các hoạt động kinh tế khác:+ Tình trạng thiếu lao động là thách thức lớn trong việc tiếp tục duy trì hoạt

động kinh doanh của một số doanh nghiệp.+ Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có tỉ lệ gia tăng nhiều hơn tỉ lệ gia

tăng của số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập vào thị trường.+ Việc đẩy mạnh thực hiện vốn đầu tư tăng trưởng kinh tế có hiệu quả, vốn

thực hiện từ nguồn thu ngân sách nhà nước tăng cao.+ Đầu tư công được đẩy mạnh về số vốn thực hiện, tốc độ tăng tỷ lệ giải ngân

ở mức cao, an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, hiệu quả.4

4Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2023 (n.d.) Tổng cục thống kê, Từ:Báo cáo tình hình kinh tế –xã hội quý IV và năm 2023 – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn)

6

Trang 8

Bảng 1 Tốc độ tăng GDP các quý năm 2022

II 2 Tình hình ngân sách và các chính sách tài khóa được ápdụng

II.2.1 Tình hình ngân sách Nhà nước

- Tổng thu tăng do hoạt động kinh tế tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng khảquan

- Chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên nguồn lực ổn định ansinh xã hội, các nhiệm vụ chi đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra

- Bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát, nợ công đảm bảo trong ngưỡng Quốchội cho phép

- Tính ổn định, bền vững của thu ngân sách Nhà nước chưa cao.- Giải ngân chi đầu tư phát triển còn chậm.5

II.2.2 Các chính sách tài khóa được áp dụng

Với tình hình kinh tế và tình trạng ngân sách nhà nước đang gặp khó khăn, Nhànước ban hành nghị quyết 43/2022/QH15 với nhiều chính sách tài khóa được ápdụng như:

5Nguyễn Như Quỳnh (1/2023).Kết quả thực hiện chính sách tài khóa năm 2022 và định hướng năm 2023.

03/04/2024, Từ:Kết quả thực hiện chính sách tài khóa năm 2022 và định hướng năm 2023 (tapchinganhang.gov.vn)

7

Trang 9

Hình 1 Các chính sách tài khóa được áp dụng

- Chính sách miễn, giảm thuế: Giảm thuế Giá trị gia tăng 2%; Không tính thuế khoảnchi tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid 19 của doanh nghiệp (chỉ ápdụng cho năm 2022)

- Chính sách đầu tư phát triển: Tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhànước tối đa 176 nghìn tỷ đồng, tập trung trong 2 năm 2022 và 2023, cho y tế, ansinh xã hội, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp,

- Chính sách tài khóa khác: Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; Tăng hạn mứcbảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước cho Ngân hàng Chínhsách Xã hội.6

6Vn, T (1/2024) Nghị quyết 43/2022/QH15 chính sách tài khóa tiền tệ phục hồi phát triển kinh tế xã hội.

Thuvienphapluat.Vn.

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-43-2022-QH15-chinh-sach-tai-khoa-tien-te-phuc-hoi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-500776.aspx

8

Trang 10

III Về chính sách đầu tư phát triểnIII.1 Công cụ sử dụng của chính sách

Nghị quyết 43/2022/QH15 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

giai đoạn 2022 - 2023 đã xác định chi ngân sách nhà nước là một công cụ quan

trọng trong việc thúc đẩy chính sách tài khóa đầu tư phát triển

Chính phủ đã sử dụng công cụ chi ngân sách để phân bổ nguồn lực tài chính cho

các lĩnh vực quan trọng như y tế, phúc lợi xã hội, phát triển kinh doanh, đầu tư cơsở hạ tầng… một cách hiệu quả và có mục tiêu nhằm phục hồi và phát triển nềnKT-XH Việt Nam sau đại dịch

III.2 Nội dung chính sách

Ngày 4/1/2022, tại phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hộikhóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần ThanhMẫn, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừaủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếcủa Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết vềchính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội Qua đó, Bộ Tài Chính cũng đề nghị Quốc hội trước mắt cân nhắc về việcđiều chỉnh các chính sách tài khóa hiện tại, linh hoạt trong 2 năm 2022-2023 đểnhanh chóng phục hồi KT-XH sau đại dịch nhưng cần có giải pháp để phấn đấu đạtcác chỉ tiêu tài chính quốc gia 5 năm vào cuối giai đoạn 2021-2025.7

7Khánh Vy 2017 “Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV: Chính phủ trình Quốc hội giải pháp vềchínhsáchtàikhóa,tiềntệ,hỗtrợphụchồivàpháttriểnkinhtế-xãhội.”

https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=38861&l=TinTucSuKien.

9

Trang 11

Hình 2 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh báo cáo tại

phiên họp

Ngày 11/01/2022, trong kỳ họp bất thường lần thứ nhất, nghị quyết43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và pháttriển KT-XH được thông qua với mục tiêu:

- Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lựctăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu củagiai đoạn 2021 - 2025: tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm, chỉ tiêu nợ côngdưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỷ lệ thấtnghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cáccân đối lớn trong trung hạn và dài hạn

- Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanhnghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân

- Phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống củangười dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnhhưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội

10

Trang 12

Theo nghị quyết này, Chính phủ đã định hướng và điều chỉnh chính sách đầu tưphát triển tập trung vào việc tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nướcvới nguồn vốn tối đa 176 nghìn tỷ đồng, tập trung trong 2 năm 2022 và 2023, ápdụng vào nhiều lĩnh vực:

a) Về y tế:- Bố trí tối đa 14 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ

thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng, nâng caonăng lực phòng, chống dịch bệnh của viện và bệnh viện cấp trung ương gắn với đàotạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế, sản xuất vắc-xin trongnước và thuốc điều trị COVID-19;

b) Về an sinh xã hội, lao động, việc làm:- Cấp cho Ngân hàng Chính sách Xã hội tối đa 5 nghìn tỷ đồng, bao gồm cấp bù lãi

suất và phí quản lý 2 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi thuộcChương trình; hỗ trợ lãi suất tối đa 3 nghìn tỷ đồng cho đối tượng vay vốn theo cácchương trình tín dụng chính sách có lãi suất cho vay hiện hành trên 6%/năm;- Đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã

hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm tối đa 3,15 nghìn tỷ đồng;c) Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:

- Hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàngthương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh

nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi; chovay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê vàthuê mua;

- Cấp vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch tối đa 300 tỷ đồng;d) Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:

- Bổ sung tối đa 113,55 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để- phát triển kết cấu hạ tầng: giao thông, công nghệ thông tin, chuyển đổi số,- phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa nước, thích ứng- biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai;

11

Trang 13

Tuy nhiên, việc lựa chọn và phân bổ vốn cho các dự án thuộc Chương trình phảibảo đảm giải ngân vốn của Chương trình trong 2 năm 2022 và 2023, và tuân thủ cácnguyên tắc, tiêu chí sau đây:

- Ưu tiên phân bổ vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trong danh mụcKế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đang triển khai thực hiện, cókhả năng hoàn thành sớm nhưng chưa được bố trí vốn hoặc chưa được bố trí đủvốn;

- Trường hợp bố trí vốn cho các dự án nằm ngoài danh mục Kế hoạch đầu tư côngtrung hạn giai đoạn 2021 - 2025: chỉ bố trí cho các dự án quan trọng, cấp thiết, cótác động lan tỏa, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phùhợp với quy hoạch, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn đểhoàn thành dự án trong giai đoạn 2022 - 2025; đối với một số dự án mới có ý nghĩaquan trọng với phát triển kinh tế - xã hội thì ưu tiên hỗ trợ giải phóng mặt bằng;- Các dự án phải bảo đảm đủ thủ tục đầu tư theo quy định;

- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, hài hòa giữa các vùng, miền, địaphương, lĩnh vực

Tóm lại, chính sách tài khóa đầu tư phát triển theo nghị quyết 43/2022/QH15 đặtnền móng cho việc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, từ đó thúc đẩysự phát triển bền vững của đất nước, đồng thời là hướng đi đúng đắn để phục hồi vàphát triển nền KT-XH sau đại dịch, giai đoạn 2022-2023.8

8Vn, T (1/2024) Nghị quyết 43/2022/QH15 chính sách tài khóa tiền tệ phục hồi phát triển kinh tế xã hội.

Thuvienphapluat.Vn.

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-43-2022-QH15-chinh-sach-tai-khoa-tien-te-phuc-hoi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-500776.aspx

12

Trang 14

Bảng 2 Tóm tắt quy mô các chính sách trong chương trình hỗ trợ phục hồi phát

triển KT-XH 2022-2023

13

Trang 15

III.3 Tác động tích cực

Từ Bảng 2 và Bảng 3, thông qua thống kê, Chính sách đầu tư phát triển của Chương trìnhphục hồi và phát triển KT-XH đã mang lại nhiều tác động tích cực trên nhiều lĩnh vực củanền KT-XH Việt Nam năm 2022-2023:

- Đảm bảo ổn định tài chính và kinh tế quốc gia: Chi NSNN đã đảm bảo đượcnguồn lực hỗ trợ phục hồi kinh tế, cân đối ngân sách Trung ương và địa phươngđược đảm bảo Giá cả và thị trường được điều hành phù hợp với tình hình thực tế,tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần kiểm soát lạm phát,giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân.9

- Tăng trưởng kinh tế cho năm 2022: Các chính sách đầu tư phát triển đã góp phầnthúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2022 Theo số liệu của từ báo cáo chung của BộTài Chính, GDP của Việt Nam năm 2022 tăng 8,12%, đây là mức tăng cao nhấttrong 12 năm qua.10

- Tạo việc làm: Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khởi nghiệp đã góp phần tạothêm việc làm cho người lao động Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội, năm 2022 đã có hơn 1,5 triệu người lao động có việc làm mới.11- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân: Chính sách an sinh xã

hội về ưu đãi tín dụng đã giảm bớt áp lực tài chính cho người dân Trong năm2022, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân tín dụng ưu đãi đạt 21.291 tỷđồng cho hơn 366 nghìn lượt khách hàng, chủ yếu cho các chương trình vay hỗ trợhọc phí, hỗ trợ việc làm, vay phát triển miền núi, vay nhà ở xã hội…12

12“Báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợChương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.” QuocHoi, 22 October 2023,

11“Thông cáo báo chí về tình hình lao động việc làm Quý IV và năm 2022.” Tổng cục Thống kê, 10 January 2023,

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/01/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2022/ Accessed 4 April 2024.

10“Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2022.” CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TÀICHÍNH, 9 November 2017,

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM277327 Accessed 4April 2024.

9Nguyễn Thế Ngân “Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế bền vững năm 2022.”Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 25 January 2023,

https://kinhtevadubao.vn/chinh-sach-tai-khoa-tien-te-ho-tro-cho-phuc-hoi-va-tang-truong-kinh-te-ben-vung-nam-2022-25108.html Accessed 4 April 2024.

14

Ngày đăng: 23/08/2024, 17:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w