PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 Các cơ sở lý luận về kỹ năng làm việc nhóm 2.1.1 Khái niệm về nhóm Một "nhóm" là một tập hợp các cá nhân hoặc thành viên tụ họp lại với mục tiêu chung hoặc mối quan
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA: KINH TẾ - QUẢN TRỊ
GIA DINH
UNIVERSITY TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: MARKETING
Sinh viên thực hiện : TRẦN NGỌC GIA HÂN
NGUYỄN QUÝ NGỌC
PHAN NGỌC HÂN
22060546
22060547
Trang 2Khoa/Viện: Kinh tế - Quản trị
NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
TIỂU LUẬN MÔN: PHONG CÁCH LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên: Trần Ngọc Gia Hân, Nguyễn Quý Ngọc, Phan Ngọc Hân
2 Tên đề tài: Phân tích kỹ năng làm việc nhóm
3 Nhận xét:
a) Những kết quả đạt được:
TP HCM, ngày 1 tháng 10 năm 2023
Giảng viên chấm thi (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU nhe 1
PHẦN 2: NỘI DUNG TL TT TH HH nh HH ng tr nà tàn 2
2.1 Các cơ sở lý luận về kỹ năng làm việc nhóm 2 2.1.1 Khái niệm về nhóm cc c1 cH HE nn ng kh ng prêa 2 2.1.2 Khái niệm về làm việc nhóm :: ccccccccc 2 2.1.3 Khái niệm kỹ năng làm việc nhóm c cà: 3
2.1.4 Đặc điểm của kỹ năng làm việc nhóm 4
2.1.5 Nội dung của kỹ năng làm việc nhóm 4 2.1.6 Lợi ích khi làm việc nhóm c cu cuc nền heo 5 2.1.7 Hạn chế của làm việc nhóm ‹: -ccccccccc c2 6 2.2 Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm 7 2.3 Rèn luyện và cải thiện kỹ năng làm việc nhóm 8
PHAN 3: KẾT LUẬN L SH nh ng ng th 12 TAI LIEU THAM KHẢO nn nh ng HH tràng 13
MỤC LỤC
Trang 4PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết Đơn giản vì không ai có thể cán đán hết mọi việc „ làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bô sung cho nhau
Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng rất bổ ích và cần thiết với mỗi người Chúng ta nên nhận biết được tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm
và rèn luyện kỹ năng ngày càng tốt hơn để hoàn thiện bản thân Từ đó tiễn độ công việc mỗi người trong một nhóm được nâng cao hơn, công việc sẽ dễ dàng hoàn thành cũng như đạt kết quả tốt hơn
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, gần như tất cả các công việc đều yêu cầu mỗi cá nhân phải hoạt động trong một nhóm làm việc chung nào đó Các cơ quan, tổ chức cũng tìm cách huy động tối đa khả năng làm việc và sáng tạo của các nhóm nhằm phát huy tối đa năng lực cạnh tranh trong nghiên cứu, sản xuất, sáng tạo Người ta coi các nhóm làm việc là nhân tố cơ bản làm nên nguồn tài nguyên nhân lực trong một tổ chức Vì vậy, việc tìm hiểu và áp dụng kỹ năng làm việc nhóm càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết
Trang 5PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1 Các cơ sở lý luận về kỹ năng làm việc nhóm
2.1.1 Khái niệm về nhóm
Một "nhóm" là một tập hợp các cá nhân hoặc thành viên
tụ họp lại với mục tiêu chung hoặc mối quan tâm chung Nhóm
có thể thực hiện các hoạt động, dự án, hoặc nhiệm vụ cụ thể mà mỗi thành viên đóng góp vào để đạt được mục tiêu đó Các
nhóm có thể có kích thước và đặc điểm đa dạng, và chúng
thường được hình thành trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong học tập, công việc, xã hội, hay sở thích cá nhân
Nhóm có thể được phân 3 loại phổ biến:
- Theo tính chất: Nhóm có thể là chính thức hoặc không chính thức Nhóm chính thức là nhóm được thành lập với mục đích cụ thể và có cấu trúc rõ ràng Nhóm không chính thức là nhóm hình thành tự phát và không có cấu trúc rõ ràng
- Theo quy mô: Nhóm có thể là nhỏ hoặc lớn Nhóm nhỏ thường
có quy mô từ 2 đến 10 người, trong khi nhóm lớn có quy mô hơn
10 người
- Theo thời gian tồn tại: Nhóm có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn Nhóm ngắn hạn là nhóm tồn tại trong một khoảng thời gian
ngắn, chẳng hạn như nhóm dự án hoặc nhóm nghiên cứu Nhóm
dài hạn là nhóm tồn tại trong một khoảng thời gian dài, chẳng hạn như gia đình hoặc nhóm bạn bè
2.1.2 Khái niệm về làm việc nhóm
Làm việc nhóm (Teamwork) là quá trình mà các cá nhân trong một tổ chức, công ty hoặc dự án hợp tác cùng nhau đề đạt được mục tiêu chung Trong
Trang 6làm việc nhóm, mỗi thành viên đều có vai trò và trách nhiệm riêng, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh Làm việc nhóm g1úp:
- Tận dụng sức mạnh của sự đa dạng
- Phân chia trách nhiệm
- Học hỏi và phát triển
- Tăng cường động lực
- Nâng cao chất lượng công việc
Để làm việc nhóm hiệu quả, các thành viên cần tuân thủ các nguyên tắc và kỹ năng làm việc nhóm như: giao tiếp rõ ràng, tôn trọng ý kiến của người khác, chia sẻ trách nhiệm, giải quyết xung đột một cách chuyên nghiệp và hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu chung
2.1.3 Khái niệm kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm (hay Teamwork skills) là khả năng hợp tác và tương tác hiệu quả với các thành viên khác trong một
nhóm để đạt được mục tiêu chung, thường diễn ra trong các
cuộc thảo luận, dự án, cuộc họp hay các hoạt động hợp tác khác Bao gồm khả năng giao tiếp, hợp tác, thích ứng, lãnh đạo, giải quyết xung đột và nhiều khía cạnh khác liên quan đến việc làm việc trong môi trường nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm đòi hỏi sự nhạy bén trong việc hiểu
và tương tác với các thành viên khác, khả năng lắng nghe và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả, cũng như khả năng thể hiện ý kiến và đóng góp ý tưởng Ngoài ra, kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc và phân chia nhiệm vụ cũng
là một phần quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm
Trang 7Một kỹ năng làm việc nhóm tốt giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ, khuyến khích sự sáng tạo và thúc
đẩy hiệu suất làm việc của cả nhóm Bằng cách tận dụng lợi thế
và đóng góp của từng thành viên, kỹ năng làm việc nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu chung và thành công của nhóm
2.1.4 Đặc điểm của kỹ năng làm việc nhóm
- Tính hợp tác: Kỹ năng làm việc nhóm đòi hỏi khả năng làm việc cùng với người khác, chia sẻ ý tưởng và thông tin, và hỗ trợ đồng đội trong quá trình làm việc
- Tính linh hoạt: Kỹ năng làm việc nhóm cũng đòi hỏi khả năng
thích nghỉ với sự thay đổi, sẵn sàng điều chỉnh chiến lược và
hành động khi cần thiết để đáp ứng mục tiêu nhóm
- Tính lãnh đạo và lãnh đạo sự: Người có kỹ năng làm việc nhóm tốt có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo hoặc tham gia vào các vai trò khác nhau trong nhóm một cách hiệu quả
- Tính tự quản lý: Điều này bao gồm khả năng quản lý thời gian,
tạo lịch trình làm việc, và tự kiểm soát để đảm bảo đóng góp
của bạn cho nhóm được thực hiện đúng thời hạn và chất lượng 2.1.5 Nội dung của kỹ năng làm việc nhóm
- Giao tiếp: Khả năng hiểu và sử dụng giao tiếp hiệu quả là quan trọng Điều này bao gồm việc lắng nghe, đặt câu hỏi, và truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng
- Giải quyết xung đột: Kỹ năng giải quyết xung đột giúp giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp trong nhóm một cách xây dựng, không làm hại mối quan hệ
Trang 8- Lập kế hoạch và quản lý thời gian: Khả năng lập kế hoạch cho các hoạt động nhóm, ưu tiên công việc, và quản lý thời gian là quan trọng để đảm bảo tiến độ của dự án
- Tự quản lý: Điều này bao gồm việc đảm bảo bạn làm việc hiệu quả, duy trì động lực, và đáp ứng các cam kết của bạn trong
nhóm
- Lãnh đạo và hỗ trợ: Có khả năng lãnh đạo và hỗ trợ đồng đội trong việc thực hiện nhiệm vụ cũng là một phần quan trọng của
kỹ năng làm việc nhóm
Trong tổng quan, kỹ năng làm việc nhóm đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống và công việc, từ việc tham gia vào dự án tại nơi làm việc, đến quản lý mối quan hệ xã
hội và gia đình Để phát triển kỹ năng này, người ta thường cần
rèn luyện và tập trung vào các khía cạnh quan trọng như giao
tiếp, giải quyết xung đột và quản lý thời gian
2.1.6 Lợi ích khi làm việc nhóm
Đối với cá nhân: Kỹ năng làm việc nhóm đóng vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển bản thân của mỗi người Việc rèn
luyện kỹ năng này sẽ giúp mỗi cá nhân:
- Phát triển kỹ năng giao tiếp, tự tin đưa ra quan điểm, ý kiến cá
nhân của mình trong các cuộc thảo luận đội nhóm
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, giúp giải quyết xung đột hiệu quả
- Nâng cao năng lực tổ chức công việc, tăng cường hiệu suất làm việc
- Có thể đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên ý kiến của những người khác
Trang 9- Có cơ hội học hỏi từ những thành viên khác trong nhóm, mở rộng kiến thức và cảm thấy tự tin hơn trong công việc
s* Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên với kỹ năng làm việc nhóm xuất sắc sẽ là một doanh nghiệp
đoàn kết, vững mạnh, có chiều hướng phát triển lâu dài, những
lợi ích mà kỹ năng này mang lại cho doanh nghiệp:
- Thúc đẩy hiệu suất công việc: Kỹ năng làm việc nhóm giúp mọi người san sẻ, phân công việc phù hợp, nhờ đó mang lại hiệu suất công việc tổt hơn
- Gắn kết giữa lãnh đạo và nhân viên: Quá trình làm việc nhóm
giúp quản lý và nhân viên thấu hiểu nhau hơn, chia sẻ nhiều ý kiến, quan điểm, cảm nhận cá nhân, từ đó giúp họ có sự gắn kết
bền chặt, tránh việc tạo khoảng cách, phân cấp bậc
- Lựa chọn được những phương án tối ưu: Khi làm việc nhóm, tất
cả mọi người đều đưa ra ý kiến, mỗi ý kiến sẽ có ưu điểm và tính
độc đáo riêng, người trưởng nhóm có thể chọn lựa được phương
án tốt nhất
- Môi trường kỷ luật: Xây dựng một môi trường kỷ luật, nhân viên trong tổ chức có ý thức, trách nhiệm cao hơn trong công việc cũng như quy trình làm việc nhóm hiệu quả
2.1.7 Hạn chế của làm việc nhóm
- Theo đuổi các mục tiêu riêng tư: Mục tiêu nhóm là một mục
tiêu lớn của tất cả mọi người trong nhóm, nhưng nó có thể chỉ là một mục tiêu nhỏ của cả công ty Đôi khi, các thành viên coi trọng các mục tiêu nhóm quá mực, và lãng quên mục tiêu lớn của cả tổ chức
Trang 10- Chi phí tài nguyên lớn: Việc ra quyết định theo nhóm đòi hỏi nhiều nguồn lực (thời gian, nhân lực, tài chính) hơn là do một người ra quyết định Thực tế là các thành viên trong nhóm phải
“làm quen” với nhau, và điều này có thể mất rất nhiều thời gian Thêm vào đó, bạn cũng cần có thời gian để tìm một hình thức hợp tác phù hợp Các quyết định quan trọng có thể bị trì hoãn do các thành viên trong nhóm có quan điểm khác nhau về những
việc giống nhau, điều này chỉ có thể được khái quát hóa thông
qua các cuộc thảo luận kéo dài
- Sự phân phối lại quyền lực: Khi một công ty tạo ra các nhóm làm việc tự quản, những người thua cuộc chính là những người quản lý cấp dưới và cấp trung Họ khó thích nghỉ với với hoàn cảnh mới: họ không muốn chia sẻ quyền hạn của mình, họ sợ bị mất địa vị hoặc thậm chí là mất việc làm Một số người trong số
họ không thể học các kỹ năng mới mà họ cần để tồn tại
- Sự lệ thuộc của những thành viên lười biếng: Thuật ngữ này dùng để chỉ một thành viên được hưởng tất cả các lợi ích trong nhóm, nhưng không đóng góp tương xứng vào công việc của nhóm, núp sau lưng người khác Phần thưởng của sự thành công trong nhóm có thể được chia đều, vì thế một số người “khôn lỏi”
sẽ cho rằng chỉ cần ngồi im vẫn sẽ được hưởng lợi, chẳng phải
cố gắng vì có làm nhiều hơn thì những gì anh ta/ cô ta nhận
được cũng không lớn hơn người khác
2.2 Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm
Tổng thống Mỹ F D Roosevelt (1882 - 1945) đã phát biểu:
“Khi người ta hành động cùng nhau với tư cách là một nhóm, họ
có thể hoàn thành được những việc mà không một cá nhân riêng
lẻ nào có thể thực hiện được”
Trang 11Con người là sinh vật có tính cộng đồng cao, sinh ra là để
hợp tác cùng nhau Những mối quan hệ tốt đẹp mang lại cho chúng ta niềm vui, hạnh phúc, những trải nghiệm thú vị, giúp nâng cao giá trị bản thân mỗi người cũng như giá trị cuộc sống Theo các nghiên cứu, khi ở bên cạnh những người khác, chúng
ta có xu hướng cười nhiều hơn gấp 30 lần khi ở một mình, tình trạng một số bệnh trở nên dịu đi Những người cảm nhận được tình đồng đội sẽ gắn bó hơn với công việc, duy trì năng suất làm việc cao, phát huy sự sáng tạo, tạo ra lợi nhuận cho công ty và nâng cao mức độ hạnh phúc cho chính bản thân họ
Có thể tổng hợp một số lợi ích mà kỹ năng hoạt động nhóm mang lại như sau:
> Cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên: Khi làm việc nhóm, điều không thể thiếu đó chính là sự giao tiếp giữa các thành viên với nhau Mọi người sẽ thường dành nhiều thời gian
để trao đổi, nói chuyện thông qua các cuộc họp, hoặc những
buổi brainstorm Thông qua đó giúp cho mỗi thành viên trong nhóm cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để những người cùng làm việc chung tìm hiểu, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công việc
> Giải quyết vấn đề và tăng năng suất công việc: Có câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nhằm thể hiện tỉnh thần và kết quả khi làm việc nhóm Bởi
vì mỗi người sẽ có những điểm mạnh và góc nhìn riêng Khi tập hợp lại với nhau, vấn đề sẽ được nhìn nhận sâu sắc, khách quan
và dưới nhiều góc độ hơn Nhờ thế mà mọi người sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đưa ra các giải pháp cho vấn đề đó Ngoài