1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phép biện chứng duy vật

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép biện chứng duy vật
Tác giả Lương Như Ngọc, Hồ Ngọc Bảo Nhi, Nguyễn Trương Tường Vy, Phạm Thị Bích Trinh, Nguyễn Tuấn Anh
Người hướng dẫn Cao Xuân Long
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 3,84 MB

Nội dung

Nó không những cho phép ta nắm vững nội dung những nguyên lý, những quy luật, những cặp phạm trù phản ánh quá trình con người nhận thức thế giới, phản ánh nguồn gốc của sự vận động cách

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-🙢🕮🙠

-MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Giảng viên: Cao Xuân Long

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2022

Trang 2

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

2.2.3.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy

Trang 3

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Triết học đã có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu Con người ta cũng nhờ triết học mà mới có thể phát triển đến ngày hôm nay Một trong những thứ trong triết học đã giúp đỡ con người ta đi lên từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ cho đến

xã hội loài người phát triển như thời bây giờ phải kể đến phép biện chứng duy vật Tại sao tôi lại nói vậy ? Hiện nay nước ta đang trong quá trình quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Để có thể đạt được mục đích này, nắm rõ về phép biện chứng duy vật là điều cần thiết Vì trong triết học Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật được coi là phương pháp chung nhất của mọi hoạt động thực tiễn, giúp con người nhận thức được thế giới Nó không những cho phép ta nắm vững nội dung những nguyên lý, những quy luật, những cặp phạm trù phản ánh quá trình con người nhận thức thế giới, phản ánh nguồn gốc của sự vận động cách thức cũng như khuynh hướng của sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan của phép biện chứng duy vật mà còn giúp chúng ta thấu suốt những nguyên tắc, phương pháp luận từ các nguyên lý, các học thuyết đó Đồngthời qua đó cũng giúp chúng ta nắm được bức tranh toàn cảnh, hiểu được nguồngốc ra đời, sự hình thành và phát triển của quá trình đấu tranh gay gắt với những

tư tưởng của phép siêu hình cũng như phép biện chứng duy tâm để khẳng định

vị trí to lớn của nó trong nhận thức và cải tạo thế giới của con người Tiếp thu được chúng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối, quan điểm đường lối của Đảng là biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan của thực tiễncách mạng Việt Nam Và hiện nay nước Việt Nam ta vẫn luôn đi theo đường lốinày Là một người Việt Nam tôi mong bài tiểu luận này sẽ góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước và giúp nhà nước ta đạt được điều mà chúng

ta luôn mong muốn từ trước giờ Thế nên điều này đã thôi thúc tôi đến với đề tàinày!

2 Mục đích của đề tài:

Trang 4

- Vận dụng được phép biện chứng duy vật vào thực tiễn một cách dễ dàng, sâu sắc.

- Nắm được ý nghĩa thực tiễn của phép biện chứng duy vật

3 Nhiệm vụ của đề tài:

- Giải thích các khái niệm, đặc điểm của phép biện chứng duy vật

- Đề cập về vai trò, ý nghĩa và việc vận dụng của phép biện chứng duy vật vào thực tiễn

- Nêu rõ việc liên hệ giữa phép biện chứng duy vật và thực tiễn và sự liên quan của chúng đến sự nghiệp đổi mới

CHƯƠNG 2: PHẦN NỘI DUNG

2.1 KHÁI NIỆM PHÉP BIỆN CHỨNG

2.1.1 Định nghĩa:

- “Biện chứng” thường được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, là phạm trùdùng để chỉ những mối liên hệ qua lại lẫn nhau, sự vận động và phát triểncủa bản thân các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại độc lập bên ngoài ýthức con người; thứ hai, là phạm trù dùng để chỉ những mối liên hệ và sựvận động, biến đổi của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quanvào đầu óc con người Ở nghĩa thứ hai này biện chứng trở thành quanđiểm, phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh của chúngtrong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràngbuộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng, tức là thànhphép biện chứng Nó cho phép tư duy không chỉ nhìn thấy sự vật cá biệt

mà còn thấy cả mối liên hệ qua lại giữa chúng, vừa thấy bộ phận vừa thấytoàn thể, không chỉ thấy cây mà còn thấy rừng

(C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.38, 37)

- Theo hai nghĩa nêu trên, về thực chất biện chứng đã được chia thành biện

chứng khách quan và biện chứng chủ quan (phép biện chứng) Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người Biện chứng chủ

Trang 5

quan chính là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc của con

người, là biện chứng của chính quá trình nhận thức, là biện chứng của tưduy phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người Do có sự thốngnhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và logic (biện chứng) trên

cơ sở thống nhất tư duy và tồn tại, nên biện chứng chủ quan một mặtphản ánh thế giới khách quan, mặt khác phản ánh những quy luật của tưduy biện chứng

- Giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan có mối quan hệthống nhất với nhau, tạo nên cơ sở phương pháp luận của hoạt động cảitạo tự nhiên, cải tạo xã hội Sự khác nhau giữa chúng được Ph Ăngghenchỉ ra: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tựnhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ làphản ánh sự chi phối…, của sự vận động thông qua những mặt đối lập…,thông qua sự đấu tranh thường xuyên…, và sự chuyển hóa cuối cùng củachúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia…

(C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.694)

- Tính độc lập tương đối của biện chứng chủ quan với biện chứng kháchquan được thể hiện trên thực tế: Sự vật, hiện tượng được phản ánh vànhận thức của con người về chúng không hoàn toàn trùng khít nhau, bởiquá trình tư duy, nhận thức còn phải tuân theo những quy luật mang tínhmục đích và sáng tạo của con người Do vậy, Ph Ăngghen đòi hỏi tư duykhoa học vừa phải phân định rõ ràng, vừa phải thấy sự thống nhất giữabiện chứng khách quan và biện chứng chủ quan, “phép biện chứng đãđược coi là khoa học về những quy luật phổ biến nhất của mọi vận động.Điều đó có nghĩa là những quy luật ấy phải có hiệu lực đối với vận độngtrong giới tự nhiên và trong lịch sử loài người cũng như đối với vận độngcủa tư duy”

- C Mác, Ph Ăngghen và V.I Lênin không đưa ra một định nghĩa thốngnhất nào về phép biện chứng duy vật, mà trong các tác phẩm của các ông

có nhiều định nghĩa khác nhau về phép biện chứng duy vật Trong tácphẩm Chống Đuyrinh, khi bàn về các quy luật, Ph Ăngghen định nghĩa:

“phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổbiến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người

và của tư duy” Khi chỉ ra nội dung chủ yếu của phép biện chứng, Ph.Ăngghen định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổbiến Những quy luật chủ yếu: sự chuyển hóa lượng thành chất - sự xâm

Trang 6

này sang mâu thuẫn khác khi mâu thuẫn đó lên tới cực độ - sự phát triểnbằng mâu thuẫn hoặc phủ định của phủ định - phát triển theo hình thứcxoáy trôn ốc”, “phép biện chứng đã được coi là khoa học về những quyluật phổ biến nhất của mọi vận động Điều đó có nghĩa là những quy luật

ấy phải có hiệu lực đối với vận động trong giới tự nhiên và trong lịch sửloài người cũng như đối với vận động của tư duy”

- Khi giới thiệu về C Mác, V.I Lênin định nghĩa: “ phép biện chứng, tức

là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất

và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của conngười, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển khôngngừng” Khi bàn về các yếu tố của phép biện chứng, V.I Lênin đưa rađịnh nghĩa: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về

sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhân củaphép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích vàmột sự phát triển thêm Trong văn cảnh khác liên quan đến quan điểmcủa Hegel về phép biện chứng, V.I Lênin viết: “Theo nghĩa đen, phép

biện chứng là sự nghiên cứu mâu thuẫn trong ngay bản chất của các đối tượng”, “phép biện chứng chính là lý luận nhận thức (của Hêghen và) của chủ nghĩa Mác: đó là một “mặt” (không phải một “mặt” mà là thực chất)”.

- Từ những định nghĩa trên có thể chỉ ra một số đặc điểm và vai trò củaphép biện chứng duy vật

2.1.2 Đặc điểm:

Phép biện chứng duy vật hình thành từ sự thống nhất hữu cơ giữa thế giớiquan duy vật và phương pháp luận biện chứng; giữa lý luận nhận thức vàlogic biện chứng Mỗi nguyên lý của phép biện chứng duy vật đều đượcxây dựng trên lập trường duy vật, mỗi luận điểm của phép biện chứngduy vật đều được rút ra từ sự vận hành của giới tự nhiên và lịch sử xã hộiloài người; mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đềuđược luận giải trên cơ sở khoa học và được chứng minh bằng toàn bộ sựphát triển của khoa học tự nhiên trước đó

2.1.3 Vai trò:

Phép biện chứng duy vật đã kế thừa và phát triển phép biện chứng từ tựphát đến tự giác, tạo ra chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp

Trang 7

định hướng việc đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhậnthức và thực tiễn; là một hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất đốivới khoa học, bởi chỉ có nó mới đem lại phương pháp giải thích nhữngquá trình phát triển diễn ra trong thế giới, giải thích những mối quan hệchung, những bước quá độ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.

2.2 NỘI DUNG PHÉP BIỆN CHỨNG

- Đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật là trạng thái tồn tại cótính quy luật phổ biến nhất của sự vật, hiện tượng trong thế giới Vấn đềnày thể hiện trong các câu hỏi: Sự vật, hiện tượng quanh ta và cả bản thân

ta tồn tại trong trạng thái liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau

và luôn vận động, phát triển hay trong trạng thái tách rời, cô lập nhau vàđứng im, không vận động, phát triển? Để trả lời câu hỏi trên, phép biệnchứng duy vật đã đưa ra nội dung gồm hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và

ba quy luật cơ bản Hai nguyên lý khái quát chung tính biện chứng củathế giới; các cặp phạm trù phản ánh mối liên hệ, sự tác động biện chứngphổ biến nhất giữa các mặt của sự vật, hiện tượng có tính quy luật trongtừng cặp; các quy luật cơ bản nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướngphát triển của thế giới các sự vật, hiện tượng để chỉ ra nguồn gốc, cáchthức và khuynh hướng của sự vận động, phát triển của thế giới ấy Cácquan điểm, nguyên tắc được tạo ra từ nội dung này nêu ra kết luận, cácquy luật này phải có hiệu lực đối với cả ba lĩnh vực: giới tự nhiên, lịch sửloài người và tư duy con người Các quan điểm định hướng và nguyên tắcchỉ đạo ấy tạo cho phép biện chứng duy vật khả năng thực hiện chức năngphương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và hoạt động thựctiễn của con người

- Phương pháp biện chứng phản ánh “tính biện chứng khách quan” của sựvận động, phát triển của thế giới Lý luận triết học theo nguyên tắc củaphương pháp đó được gọi là “phép biện chứng” Phép biện chứng duy vậtvới hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó được khái quát sâusắc từ hiện thực, từ thực tiễn nên nó có khả năng phản ánh chính xác nhất

sự vật, hiện tượng, các liên hệ và tư duy Cùng với thời gian và nhu cầugiải quyết các vấn đề hiện thực, phép biện chứng có thể được phát triển

cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Song ở bất kỳ cấp độ nào của nhận thức,nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển vẫn là những

Trang 8

sáng tỏ và phong phú thêm những quy luật thể hiện hai nguyên lý nàychính là đối tượng của phép biện chứng duy vật.

2.2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật,hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động,ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng, hay giữa các mặt của một sựvật, của một hiện tượng trong thế giới

Cụ thể hơn, ta thấy cơ sở của mối liên hệ phổ biến chính là tính thống nhất vậtchất của thế giới, rằng các sự vật hiện tượng trong thế giới dù đa dạng, khácnhau như thế nào đi chăng nữa, thì chúng cũng chỉ là những dạng cụ thể khácnhau của một thế giới vật chất duy nhất Một ví dụ điển hình như ngay cả ý thứccủa con người cũng chỉ là thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao và nộidung của ý thức cũng chỉ là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vàonão người

Vì thế, nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến nói lên rằng các sự vậthiện tượng hay các mặt, bộ phận trong sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối quan

hệ quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau và bản chất của một sự vật,hiện tượng thể hiện qua mối liên hệ đó, dẫn đến sự khái quát hóa toàn cảnh thếgiới thông qua những mối liên hệ như những sợi dây chằng chịt vòng quanh sựvật, hiện tượng của nó

Nguyên lý này được biểu hiện chi tiết thông qua 06 cặp phạm trù cơ bảnsau đây:

Trang 9

chính là phạm trù triết học không những chỉ về một sự vật hiện tượng nhất định,

mà chỉ vào các mặt, các đặc điểm của sự vật hiện tượng đó mà chỉ vốn có ở nó,không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác

Có thể hiểu một cách đơn giản về các khái niệm này rằng phần giao thoagiữa những cái riêng với nhau, chính là cái chung, và phần còn lại nằm trongnhững cái riêng, nhưng không giao thoa với bất kỳ cái gì khác, chính là cái đơnnhất (cái đơn nhất có phần cá biệt)

b Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của hai xuhướng duy thực và duy danh (trong phạm vi nghiên cứu ở đây xin phép khôngphân tích) bằng cách cho rằng cả cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tạikhách quan và có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thể hiện thông qua các đặcđiểm:

- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng, vì cái chung làmột mặt, một thuộc tính của cái riêng, không có cái chung tồn tại bênngoài cái riêng và nó liên hệ không tách rời cái đơn nhất Một ví dụ rấthữu hình, rất đời sống, dễ hình dung là các cùi, múi, tép trong các loạiquả như bưởi, quýt, đó là cái chung, chúng chỉ và phải tồn tại trong mộtquả bưởi, quýt nhất định (cái riêng)

- Mọi cái riêng đều là sự thống nhất của các mặt đối lập, giữa cái đơn nhất

và cái chung Tức là trong cùng một lúc, sự vật hiện tượng đó vừa là cáiđơn nhất, vừa là cái chung; các mặt cá biệt, không lặp lại của sự vật, hiệntượng đó là biểu hiện cái đơn nhất Còn các mặt lặp lại ở nhiều sự vậthiện tượng thì biểu hiện cái chung)

- Cái riêng là cái toàn bộ bởi vì nó là một chỉnh thể độc lập với cái khác, làcái phong phú hơn cái chung vì ngoài những điểm chung, cái riêng còn cócái đơn nhất Còn cái chung là cái bộ phận bởi vì nó chỉ là những thuộctính của cái riêng nhưng nó sâu sắc hơn cái riêng vì chúng là những thuộctính, liên hệ ổn định, tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại

- Cái đơn nhất và cái chung có mối liên hệ lẫn nhau trong một thể thốngnhất Trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hóa lẫn nhau: khicái đơn nhất chuyển hóa thành cái chung thì nó thể hiện cái mới ra đời vàphát triển, khi cái chung chuyển hóa thành cái đơn nhất thì nó thể hiện cái

cũ, cái lỗi thời cần phải vứt bỏ

c Ý nghĩa phương pháp luận:

Trang 10

Từ việc nghiên cứu những định nghĩa, mối quan hệ biện chứng mang tínhhọc thuật, hàn lâm ta rút ra được những ý nghĩa ngắn gọn của phương pháp luận

để áp dụng vào thực tiễn như sau:

- Phải xuất phát từ cái riêng để tìm cái chung đơn giản vì cái chung chỉ tồn tại và thông qua cái riêng, nên chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức về cái chungtrong cái riêng chứ không thể ngoài cái riêng Phải bắt đầu từ sự vật hiện tượng riêng lẻ, cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người Điều này mãi là chân lý

- Cần nghiên cứu cải biến cái chung khi áp dụng cái chung vào từng trườnghợp cái riêng Điều này có thể hiểu là luôn có sự khác biệt nhất định giữa cái chung nằm trong cái riêng này với cái chung nằm trong cái riêng kia

Sự khác biệt đó là thứ yếu, rất nhỏ, không làm thay đổi bản chất của cái chung Do đó, bất cứ cái chung nào áp dụng vào từng trường hợp riêng lẻ cũng cần được cải biến, cá biệt hóa

- Trong quá trình phát triển của sự vật, trong điều kiện nhất định cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất Do đó trong hoạt động thực tiễn có thể và cần tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất có lợi cho con người trở thành cái chung và ngược lại, cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất

2.2.1.2 Nguyên nhân và kết quả

a Định nghĩa:

Chẳng nói đâu xa, những câu như “Gieo nhân nào gặt quả nấy”, “Luậtnhân quả không chừa một ai” vẫn hiển hiện và vẫn luôn đúng trong cả đời sốngthực tế của con người Với Triết học, nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyênnhân bao giờ cũng có trước kết quả, nguyên nhân như thế nào sẽ sinh ra kết quảtương ứng thế ấy Ăngghen đã vạch rõ thực chất của cặp phạm trù này và khẳngđịnh đó là mặt rất quan trọng của phép biện chứng trong tự nhiên

Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật

hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định

Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt

trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau

Tại đây chúng ta cần lưu ý phân biệt khái niệm giữa nguyên nhân

nguyên cớ Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng khôngsinh ra kết quả, nguyên cớ có sự liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là sựliên hệ bên ngoài, không bản chất

Trang 11

Ví dụ: Nguyên cớ của Chiến tranh thế giới thứ nhất là việc một phần tử Secbi

ám sát Thái tử của Đế quốc Áo - Hung, nhưng nguyên nhân thực sự của nó đãbắt đầu từ lâu, đã kéo dài một cách âm ỉ đó là sự mâu thuẫn không thể hòa giảiđược của các quốc gia tham chiến

Có 03 tính chất thể hiện rõ ràng trong mối liên hệ nhân quả đó là tínhkhách quan, tức là nó tồn tại ngoài ý muốn con người, không phụ thuộc vào việc

ta có nhận thức được nó hay không; tính phổ biến, là tất cả sự vật hiện tượngtrong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi một hoặc nhiều nguyên nhân nhấtđịnh, không có chuyện không có nguyên nhân, quan trọng là ta đã tìm ra nó haychưa; tính tất yếu, có thể hiểu là nguyên nhân trong điều kiện nhất định gây rakết quả nhất định, chứ không phải cứ có nguyên nhân là sẽ có kết quả, nguyênnhân và hoàn cảnh càng giống hoặc ít khác nhau bao nhiêu, thì cho ra kết quảtương ứng như vậy

b Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân - kết quả:

- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả:

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kếtquả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tácđộng Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượngcũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả

Ví dụ: Ngày không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại

Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộcvào hoàn cảnh cụ thể Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởinhững nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc

Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì

sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả Ngược lại,nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhauthì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau

Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kếtquả, có thể phân loại nguyên nhân thành: Nguyên nhân chủ yếunguyên nhân thứ yếu nguyên nhân bên trong; và nguyên nhân bên ngoài nguyên nhân khách;

quan và nguyên nhân chủ quan.

- Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân: Nguyên nhân sản sinh ra

kết quả Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối vớinguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân

- Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả:

Trang 12

Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệkhác nhau Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thìtrong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đếnlượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trìnhnày tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùngtận Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng

c Ý nghĩa phương pháp luận:

- Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có

sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân Nhưngkhông phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân Nhiệm vụcủa nhận thức là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên,

xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó Muốn tìm nguyênnhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồntại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc conngười, không thể tách rời với thế giới hiện thực

- Nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiệntượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khihiện tượng đó xuất hiện Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả

Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ranguyên nhân cơ bản, nguyên nhân khách quan,… Đồng thời phải nắm đượcchiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạođiều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sựhoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực

- Kết quả tác động trở lại nguyên nhân Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng

ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩynguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích

2.2.1.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên

a Định nghĩa:

Tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật

chất quyết định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thếchứ không thể khác

Ví dụ: Đã là sinh vật tồn tại trên thế giới này thì đều phải trải qua cái chết, điềunày là không thể và không bao giờ khác được Nhưng thời điểm cụ thể mà một

Trang 13

người đón nhận cái chết của mình là hoàn toàn không dự đoán trước được, và cóthể bị ảnh hưởng, bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài Đó gọi là ngẫu nhiên.

Ngẫu nhiên là cái không phải do bản thân kết cấu của sự vật, mà do các

nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyếtđịnh; do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện nhưthế này, có thể xuất hiện như thế khác

b Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên - ngẫu nhiên:

- Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên luôn có một mối quan hệ với nhau Và quan

hệ đó được thể hiện ở những điểm sau:

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trònhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng,trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định Tuy nhiên, trong quátrình vận động không phải chỉ có tất nhiên mới đóng vai trò quantrọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên cũng đóng góp một phần đáng

kể Nếu mà cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sựvật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự vật diễn ra nhanh haychậm

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng vớinhau Không có cái tất nhiên thuần túy và ngẫu nhiên thuần túy.Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô

số cái ngẫu nhiên Còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tấtnhiên, là cái bổ sung cho tất nhiên Hay nói cách khác là ranh giớitất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái

cũ mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiệnnhất định chúng có thể chuyển hóa cho nhau

c Ý nghĩa phương pháp luận:

- Trong học tập, nghiên cứu, ta cần dựa vào cái tất nhiên chứ không thể dựa vàocái ngẫu nhiên Vì cái tất nhiên vạch ra khuynh hướng, chi phối sự phát triểncủa sự vật Nhiệm vụ của nhận thức là nhận thức cái tất nhiên

- Nhưng cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, nên khôngthể bỏ qua cái ngẫu nhiên Vì cái tất nhiên không bao giờ tồn tại thuần túy màluôn biểu lộ thông qua cái ngẫu nhiên, nên muốn nhận thức cái tất nhiên cần bắtđầu từ cái ngẫu nhiên Ta chỉ có thể vạch ra được cái tất nhiên bằng cách nghiêncứu qua nhiều cái ngẫu nhiên

Trang 14

- Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần túy mà bao giờ cũng là hình thứctrong đó ẩn nấp cái tất nhiên, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn ta phảichú ý tìm ra cái tất nhiên ẩn giấu đằng sau cái ngẫu nhiên.

- Trong những điều kiện nhất định, cái tất nhiên có thể biến thành cái ngẫunhiên và ngược lại, nên cần chú ý tạo ra những điều kiện cần thiết hoặc để ngăntrở, hoặc để sự chuyển hóa đó diễn ra tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn

- Cần có các phương án dự phòng cho trường hợp các sự biến ngẫu nhiên bấtngờ xuất hiện để tránh bị động

2.2.1.4 Nội dung và hình thức

a Định nghĩa:

Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo

nên sự vật

Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các

mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó

Cần phân biệt giữa phạm trù hình thức trong Triết học với hình thức bênngoài của sự vật Phạm trù hình thức chủ yếu để chỉ hình thức bên trong của sựvật, tức là cơ cấu bên trong của nội dung

Nội dung và hình thức có mối liên hệ thống nhất, gắn bó chặt chẽ vớinhau Không có nội dung nào mà lại không có hình thức, cũng không có hìnhthức nào không chứa nội dung Nội dung quyết định hình thức và hình thứccũng tác động trở lại đối với nội dung Hình thức phù hợp sẽ thúc đẩy nội dungphát triển và ngược lại

Ví dụ: Nội dung một quyển sách như thế nào mới dẫn đến quyết định làm trangbìa như thế nào, nếu như nội dung vui nhộn nhưng trang bìa có cách bố trí tiêu

đề và màu bìa là gam buồn thì không thể tạo sự hứng khởi cho người đọc quyếtđịnh lựa chọn đọc quyển sách đó

b Mối quan hệ biện chứng nội dung - hình thức:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nội dung và hình thức

có mối quan hệ biện chứng như sau:

- Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau.

Bất kỳ sự vật nào cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức Không

có sự vật nào chỉ có nội dung mà không có hình thức, hoặc chỉ có hình thức màkhông có nội dung Do vậy, nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau thì

sự vật mới tồn tại

Sự vật được cấu tạo nên từ những mặt, những yếu tố… Nhưng nhữngmặt, những yếu tố này không tách rời nhau, mà thống nhất, gắn kết với nhau

Trang 15

Như thế, những mặt, những yếu tố… vừa là chất liệu làm nên nội dung, vừatham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức Do đó, nội dung và hình thứckhông tách rời nhau mà gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.

Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, và cũng không

có nội dung nào lại không tồn tại trong hình thức

Cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiềuhình thức Ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khácnhau

- Nội dung quyết định hình thức

Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, nội dung có vai trò quyếtđịnh đến hình thức Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất; nó có khuynhhướng chủ đạo là biến đổi Còn hình thức là mặt tương đối bền vững; khuynhhướng chủ đạo của nó là ổn định Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờcũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của nội dung Còn hình thức cũng biếnđổi, nhưng chậm hơn, ít hơn so với nội dung Khi nội dung biến đổi thì hìnhthức buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới

- Hình thức không thụ động mà tác động trở lại nội dung

Tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đókhông có nghĩa là hình thức chỉ “ngoan ngoãn” đi theo nội dung Trái lại, hìnhthức luôn độc lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung Khi phù hợpvới nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung Ngược lại, nếukhông phù hợp, hình thức sẽ kìm hãm nội dung phát triển Sự tác động qua lạigiữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát triển của sự vật.Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thốngmối liên hệ tương đối bền vững của hình thức Nhưng khi những biến đổi đótiếp tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắc

đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung Lúc này, hình thứckhông phù hợp với nội dung nữa

Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu sắc Nội dungmới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành Trên cơ sở hình thứcmới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới vềchất

c Ý nghĩa phương pháp luận:

- Hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó quyết định, là kết quảnhững thay đổi của nội dung và để đáp ứng những thay đổi đó, thì sự thay đổihình thức phải dựa vào những thay đổi thích hợp của nội dung quyết định nó; do

Trang 16

không đồng nghĩa với khái niệm hiện thực khách quan Hiện thực khách quan làkhái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý thức con người, còn hiệnthực bao gồm cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại một cách kháchquan trong thực tế và cả những gì chủ quan trong ý thức con người

Ví dụ hiện thực: xét về mặt hiện thực Việt Nam hiện nay đang là mộtnước đang phát triển Cái đang phát triển này có dựa trên rất nhiều tiêu chí khácnhau như kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ… mà Việt Nam chỉ ở mứcđang phát triển

Ví dụ khả năng: trong tương lai Việt Nam có thể trở thành một nước pháttriển khi mà phát huy được những lợi thế của hiện tại cả ở trong nước và cácnguồn lực ở bên ngoài

Ví dụ hiện thực là sắt, thép, xi- măng, gạch, cát, sỏi, gỗ thì khả năng là ngôi nhà

có thể xuất hiện khi có điều kiện thích hợp trong tương lai

b Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực:

Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau,không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình pháttriển của sự vật Trong sự vật hiện đang tồn tại chứa đựng khả năng, sự vậnđộng phát triển của sự vật chính là quá trình biến khả năng thành hiện thực.Trong hiện thực mới đó lại nảy sinh khả năng mới, khả năng mới này nếu cónhững điều kiện lại biến thành hiện thực mới

Quá trình đó được tiếp tục, làm cho sự vật vận động, phát triển một cách

vô tận trong thế giới vật chất Quan hệ giữa khả năng và hiện thực có tính phứctạp Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tạinhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng

Ngoài những khả năng vốn sẵn có, trong những điều kiện mới thì sự vật

sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả năng cũngthay đổi theo sự thay đổi của điều kiện Để khả năng biến thành hiện thực,thường cần không phải chỉ một điều kiện mà là một tập hợp nhiều điều kiện

c Ý nghĩa phương pháp luận:

- Trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào thực tế nhưng cũng cần tính đến các khả năng

Trong hoạt động thực tiễn, việc quyết định, trù tính các kế hoạch cần dựa

và hiện thực chứ không thể dựa vào khả năng Vì hiện thực là cái đang thực sựtồn tại, còn khả năng là cái chưa có Ta cần phải thấy rõ sự khác biện về chấtgiữa khả năng và hiện thực Nếu lẫn lộn giữa khả năng và hiện thực, ta sẽ phảigánh hậu quả tai hại trong thực tiễn Tuy nhiên, nói như vậy không phải là bỏqua, xem thường khả năng Mà ta phải tính đến các khả năng để đề ra chủ

Trang 17

trương, kế hoạch, bởi khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vậttrong tương lai.

Nếu ta tách rời khả năng và hiện thực, chúng ta sẽ không thấy khả năngtiềm ẩn trong sự vật, dẫn đến không dự đoán được tương lai phát triển của sựvật Hoặc sẽ không thấy khả năng có thể biến thành hiện thực, do đó không tạo

ra những điều kiện thiết yếu để thúc đẩy hoặc ngăn cản sự chuyển biến tùy theomục đích của mình

- Thực hiện quy trình, cách thức xác định các khả năng trong thực tiễn

Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của nhận thức khoa học nói riêng làphải tìm ra, xác định cho được các khả năng phát triển của sự vật

Khi xác định các khả năng cần chú ý:

- Chỉ có thể tìm ra các khả năng phát triển của sự vật trong chính bản thân

sự vật ấy chứ không thể ở nơi nào khác Vì khả năng là do sự vật gây nên

- Vì khả năng tồn tại trong chính bản thân sự vật, gắn bó chặt chẽ với sựvật nên ra dễ nhầm lẫn khả năng với hiện thực Để tránh nhầm lẫn, ta cầnlưu ý: Hiện thực là cái đã có, đã tới, còn khả năng là cái hiện chưa có,chưa tới

- Chúng ta không được tách rời khả năng khỏi hiện thực Lý do là vì khảnăng nằm ngay trong hiện thực, gắn bó chặt chẽ với hiện thực Tiến hànhlựa chọn và thực hiện các khả năng Sau khi xác định được khả năng pháttriển của sự vật, nhiệm vụ của hoạt động thực tiễn là phải tiến hành lựachọn và thực hiện các khả năng Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này,

ta cần lưu ý:

+ Trong hoạt động thực tiễn cần tính đến mọi khả năng có thể có để

dự án các kế hoạch hành động, dù những khả năng đó là tốt hayxấu, tiến bộ hay lạc hậu Chỉ có như vậy ta mới tránh rơi vào bịđộng trong thực tiễn

+ Trong số các khả năng hiện có của sự vật, cần trước hết chú ý đếnkhả năng tất nhiên, đặc biệt là các khả năng gần, vì đó là nhữngkhả năng dễ biến thành hiện thực hơn cả Vì một khả năng chỉ biến

Ngày đăng: 23/08/2024, 15:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w