1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô pot

86 442 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

LUẬN VĂN: Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam ngày càng được phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt, sự phát triển đó gắn chặt với sự phát triển của ngành Bưu chính - Viễn thông, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò then chốt. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng điện thoại (PSTN), điện thoại di động (GSM), mạng truyền số liệu (DATA), mạng internet không chỉ góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng mà còn là hạ tầng kinh tế kỹ thuật để góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với đời sống văn hóa là vô cùng quan trọng. Trong đời sống văn hóa, thông tin đóng vai trò như một động lực thúc đẩy sự phát triển ở cả hai lĩnh vực: Vật chất và tinh thần bởi tính ứng dụng của nó. Điều này càng được nhìn nhận rõ hơn trong bối cảnh có sự phát triển kinh tế đối ngoại, xu thế quốc tế hóa kinh tế và toàn cầu hóa. Xét như vậy, muốn đánh giá sự phát triển văn hóa của một quốc gia hiện nay thì không thể không nhìn nhận nó trong và dưới sự tác động của công nghệ thông tin trong đó quan trọng hơn cả là thông tin trên internet bởi tính nhanh nhạy, tính toàn cầu cùng với những ứng dụng tiện lợi và kho tàng tri thức kỳ diệu mà dịch vụ internet mang đến cho người sử dụng. 1.2. Tại Việt Nam, việc phổ cập internet đến từng người dân đang là mục tiêu của chính phủ. Năm 2003, Bộ Bưu chính - Viễn thông đã quyết tâm lấy internet kích cầu công nghệ thông tin. Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã xây dựng dự án "internet cộng đồng" nhằm đưa internet đến hơn 10.000 điểm Bưu điện - văn hóa xã hoặc các cơ sở tương đương, hơn 600 Trung tâm văn hóa quận huyện, tỉnh, hơn 800 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và phổ thông, 130 bệnh viện lớn và trọng điểm nhằm xây dựng một cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.3. Như vậy, vấn đề đặt ra cho những người làm quản lý văn hóa là sẽ phải xác định được vai trò của internet trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Trực tiếp đối mặt với những ảnh hưởng của sự phát triển internet ở Việt Nam. Kinh tế nào thì văn hóa ấy, song một khi kinh tế phát triển nhanh đi trước quá xa so với văn hóa thì sẽ gặp phải những bất cập. Vậy sự nhận thức của người Việt Nam sử dụng internet như thế nào, cần điều chỉnh, giáo dục hướng dẫn những gì khi internet - một sản phẩm văn minh của nhân loại còn là một dịch vụ mới mẻ đối với người Việt Nam. Đây là những vấn đề được Chính phủ và các nhà cung cấp đang quan tâm, đặc biệt với những nhà văn hóa thì đây cũng là một thách thức trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của internet đối với đời sống văn hóa của người Việt Nam sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan hơn sự phát triển của văn hóa nước nhà trong thời kỳ hội nhập và phát triển. 1.4. Theo con số thống kê chính thức của Bộ Bưu chính - Viễn thông thì 86% số người truy cập internet hàng ngày ở Việt Nam tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, Hà Nội là một trong hai địa bàn chính có số người truy nhập internet cao hiện nay và là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của cả nước nên người viết mạnh dạn chọn đề tài: " Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô" làm luận văn Thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Văn hóa học cho mình. Đề tài này tập trung nghiên cứu về sự ảnh hưởng của internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là tầng lớp học sinh, sinh viên, các cán bộ nghiên cứu, những nhà quản lý. Ngoài ra, đề tài cũng phân tích những hệ quả của sự phát triển mạng internet ở Việt Nam nhằm giúp cho người sử dụng dịch vụ internet có cách đánh giá và tiếp thu nền văn hóa, văn minh của nhân loại một cách có chọn lọc trước những thông tin mà dịch vụ này mang lại. 2. Tình hình nghiên cứu và sưu tầm 2.1. Về nghiên cứu Dịch vụ internet là sản phẩm văn minh của thời đại, mới được chính thức sử dụng ở Việt Nam từ năm 1997. Tuy vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học viết về lĩnh vực này, tuy nhiên đó chỉ là những công trình khoa học đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật và học thuật, về cấu trúc mạng hay công nghệ công cụ xây dựng, hướng dẫn cách truy cập, khai thác Đứng trên quan điểm xã hội học đã có một vài công trình của các tác giả là giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả Trần Hữu Quang trong cuốn sách "Chân dung công chúng truyền thông" cũng đi sâu phân tích mối quan hệ đa chiều giữa truyền thông đại chúng và những người tiếp nhận nhưng tác giả chưa đề cập gì đến internet - một loại truyền thông mới. Viết về internet, tác giả Phạm Thị Thanh Tâm đưa ra cái nhìn thực tế hơn về những khó khăn mà chúng ta thực sự phải đối đầu khi bước vào xa lộ thông tin với internet. Đó chính là vấn đề mới mẻ đòi hỏi các nhà quản lý cần quan tâm giải quyết. Một số khảo sát của sinh viên khoa Xã hội học - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền về "Mức độ hài lòng về việc truy cập internet trong sinh viên" cũng cho thấy được nhu cầu của lớp tri thức trẻ về internet. Năm 2001 một cuộc hội thảo quốc tế mang chủ đề "Trẻ em trên mạng internet" (Kid - on line) được tổ chức tại Hà Nội, báo cáo dự hội nghị là những nghiên cứu về tình hình sử dụng internet của trẻ em cùng những vấn đề có liên quan ở các nước châu á. Tham dự hội thảo này, Việt Nam có hai báo cáo xã hội học, đó là "Một nghiên cứu thử nghiệm về trẻ em và các trò chơi điện tử ở Việt Nam" (An exploratory study of children and electronic games in Vietnam) của Nguyễn Quý Thanh và Nguyễn Quý Nghi; "Nghiên cứu ảnh hưởng của internet đến trẻ em, trường hợp Hà Nội" (Stealing access - a case study in Hanoi). Các nghiên cứu trên mới là những nghiên cứu thực địa cho chúng ta thấy tình hình sử dụng internet rất hiếm hoi của trẻ em lúc bấy giờ, khi mà internet chưa phổ biến và thực sự "bùng phát". Tháng 3 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin và IDG World expo đã tổ chức hội thảo quốc tế về công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục ở Việt Nam. Bên cạnh các chủ đề mang tính bao quát như: Đề án mạng giáo dục Edunet, giải pháp học qua mạng thế hệ tiếp theo, đào tạo qua mạng, E-learning- đào tạo trực tuyến hội thảo còn là nơi trao đổi những vấn đề cụ thể liên quan đến các phòng ban, sở giáo dục và các giáo viên tuy nhiên, hội thảo chưa hề đề cập đến những mặt trái của internet khi đưa vào giáo dục. Trong cái nhìn tổng quan về nhu cầu giải trí của thanh niên Việt Nam hiện nay, cuốn "Nhu cầu giải trí của thanh niên" xuất bản năm 2003 của tác giả Đinh Thị Vân Chi đã phân tích khá tỷ mỷ và nêu ra một số ảnh hưởng của internet đối với thanh niên ở một số thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Tác giả đã đề cập đến một số mặt tích cực và mặt trái của internet. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo rất bổ ích cho người thực hiện đề tài này. 1.2. Về sưu tầm Khi nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu sau: * Những văn bản, quyết định của chính phủ về việc chính thức kết nối internet tại Việt Nam, bao gồm: - Hướng dẫn kết nối, sử dụng internet tại Việt Nam. - Quyết định số 136/TTg ngày 5 tháng 3 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ban điều phối quốc gia mạng internet ở Việt Nam - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách, biện pháp khuyến khích, đầu tư và phát triển công nghệ phần mềm. - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt kế hoạch phát triển internet Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 về quản lý, cung cấp và sử dụng internet. - Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam. * Những văn bản, quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện về phát triển internet ở Việt Nam. Các tạp chí của ngành Bưu chính - Viễn thông các số từ năm 1996 đến tháng 8/2004. * Tổng hợp "Tin nhanh" của Trung tâm Thông tin Bưu điện - Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (tài liệu lưu hành nội bộ phát hành hàng tuần vào sáng thứ sáu). * Tham khảo các tài liệu về internet, thương mại điện tử của Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông. * Tham khảo các phóng sự, bài viết về internet trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trực tiếp khảo sát trên internet và những người sử dụng internet tại một số cơ quan và các điểm dịch vụ công cộng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích khái niệm văn hóa, đời sống văn hóa và thực trạng sử dụng internet, những ảnh hưởng của việc sử dụng internet tới đời sống văn hóa của người dân Thủ đô. Đề tài đưa ra một số dự báo, xu hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng internet trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích khái niệm văn hóa, đời sống văn hóa, internet, những ứng dụng của internet trong đời sống xã hội. - Phân tích thực trạng của internet và vai trò và ảnh hưởng của internet trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô Hà Nội. - Dự báo xu hướng và những định hướng lớn về sự phát triển của internet ở Hà Nội. - Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát huy những mặt tích cực của công nghệ thông tin nói chung và dịch vụ internet nói riêng vào việc nâng cao đời sống văn hóa của người dân Thủ đô Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Sự hình thành và phát triển của mạng internet ở Việt Nam; - Vai trò của internet trong đời sống văn hóa của người Việt Nam; - Thực trạng tình hình sử dụng internetThủ đô Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Văn hóa trong khai thác mạng internetThủ đô Hà Nội. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào bốn nhóm xã hội chính, gồm học sinh sinh viên, cán bộ làm công tác nghiên cứu và giảng dạy, cán bộ làm công tác quản lý và nhóm cán bộ, công nhân, viên chức trong thời gian gần đây (từ 1998 đến nay). 5. Phương pháp nghiên cứu - Trên quan điểm duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nắm vững các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển khoa học kỹ thuật mà trong đó công nghệ thông tin là một ngành then chốt. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành; văn hóa học - xã hội học. - Phương pháp xã hội học và điền dã để tìm hiểu, thống kê thực trạng truy cập internet ở Hà Nội. - Trực tiếp khai thác, khảo sát trực tuyến trên mạng nhằm so sánh, tổng hợp và tìm hiểu các vấn đề đã được xác định trên cơ sở các nguồn tư liệu đã thu thập để thực hiện mục tiêu đề tài đặt ra. 6. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần làm rõ vai trò của internet trong đời sống văn hóa của người Việt Nam nói chung và nhân dân Thủ đô nói riêng. - Phân tích tương đối có hệ thống những ảnh hưởng của sự phát triển mạng internet đối với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô Hà Nội. - Đưa ra một số dự báo, kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng internet trong đời sống văn hóa của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Là tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách, từ đó có thể đưa ra những phương hướng để có thể khai thác triệt để những mặt tích cực, giảm thiểu những tiêu cực do một số phần tử phản động lạm dụng mạng internet để tuyên truyền. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Internet - một nhân tố mới trong đời sống văn hóa hiện nay Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng internet ở Hà Nội Chương 3: Dự báo xu hướng và một số giải pháp nhằm góp phần phát huy hiệu quả của việc sử dụng internet trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô. Chương 1 internet - một nhân tố mới trong đời sống văn hóa hiện nay 1.1. một số khái niệm then chốt 1.1.1. Văn hóa Khái niệm "văn hóa" từ lâu đã được giới nghiên cứu quan tâm xác định nội hàm từ nhiều phương diện khác nhau. Xét một cách tổng quát, văn hóa thể hiện bản chất năng lực của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình, văn hóa gắn liền với hoạt động sống củanhâncủa cộng đồng. Văn hóa là dấu hiệu phân biệt đặc trưng và trình độ của loài người, như vậy, văn hóa phản ánh các mặt trong hoạt động củanhân và cộng đồng. Từ sinh hoạt, ăn, mặc, ở, đi lại đến các hoạt động chính trị, khoa học, giáo dục, nghệ thuật, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng ở đâu có hoạt động sống của con người là ở đó có sự can thiệp và định h- ướng của nhân tố văn hóa. Theo W. Ostawald thì: Chúng ta gọi những gì phân biệt con người với động vật là "văn hóa" [6]. Theo Abrraham Moles, một nhà văn hóa học Pháp thì: Văn hóa là chiều cạnh trí tuệ của môi trường nhân đạo do con người xây dựng nên trong tiến trình đời sống xã hội của mình [6]. Giáo sư Hà Văn Tấn cho rằng: Văn hóa là hệ thống ứng xử của con người với thiên nhiên và xã hội, trong hoạt động sinh tồn và phát triển của mình. Nói khác đi, văn hóa là sản phẩm hoạt động của con người trong mối quan hệ tương tác với tự nhiên và xã hội diễn ra trong không gian, thời gian và hoàn cảnh nhất định [6]. Năm 1988, khi phát động thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Tổng Giám đốc UNESCO - Federico Mayro, đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc [8]. Khái niệm "văn hóa" được đề cập đến trong luận văn này mang một ngoại diên rất rộng, nghĩa là bất cứ cái gì do con người làm ra đều hàm chứa thuộc tính văn hóa, nó gồm tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho sự tiến bộ của con người mà sản phẩm sáng tạo cụ thể đó chính là internet - sản phẩm của thời đại văn minh công nghiệp, của công nghệ thông tin. Bản chất đặc trưng của văn hóa chính là sự sáng tạo vươn tới giá trị nhân văn, khẳng định chất lượng của đời sống, trong đó là chất lượng sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Internet được nghiên cứu trong luận văn này với ý nghĩa vừa là một sản phẩm văn minh công nghiệp, vừa là một giá trị văn hóa đánh dấu sự sáng tạo của nhân loại. 1.1.2. Đời sống văn hóa Đời sống văn hóa là toàn bộ những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực của con người [10]. Khái niệm đời sống văn hóa là một khái niệm rộng để chỉ toàn bộ các thành tựu có ý nghĩa văn hóa do con người sáng tạo ra cùng các phương thức, cách thức mà con người sử dụng chúng trong đời sống hàng ngày. Đời sống văn hóa củanhân và cộng đồng gắn liền với sự sống của họ thể hiện trong các hoạt động như: ăn, ở, đi lại, sản xuất, giao tiếp xã hội, thể hiện các giá trị chuẩn mực định hướng trong lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, trong các hoạt động giáo dục, khoa học, nghệ thuật, trong tổ chức, quản lý đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội, trong các hoạt động văn hóa dân gian như: tang ma cưới hỏi, trong lễ hội và trong các quan hệ ứng xử khác. Như vậy, nói đến đời sống văn hóa tức là nói đến tất cả các nhân tố của đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. 1.1.3. Internet [...]... kh nng trao i thụng tin da vo cụng ngh internet Hip hi bu ra Internet Architecture Board - IAB, ban ny cú trỏch nhim a ra hng dn v k thut cng nh phng hng phỏt trin internet Mi ngi trờn internet th hin nguyn vng ca mỡnh thụng qua y ban k thut internet (Internet Engineering Task Force IETF) IETF cng l mt chc t nguyn, cú mc ớch tho lun v cỏc k thut v s hot ng ca internet Nu mt vn c coi trng, IETF lp... chớnh thc tham gia mng Internet ton cu Ngy 14/11/1997 Tng cc trng Tng cc Bu in ó ra Quyt nh s 679/1997/Q-TCB ban hnh th l dch v internet nhm quy nh vic qun lý nh nc i vi mi hot ng kt ni, truy nhp, cung cp v s dng dch v internet Ngy 19 thỏng 11 nm 1997, Vit Nam ó chớnh thc khai trng dch v internet; ngi dõn Vit Nam cú th nhn, gi v s dng thụng tin trờn internet ỏp ng nhu cu bc xỳc v internet VNPT ó xõy... nhúm ngi c la chn truy nhp Thc cht internet khụng thuc quyn qun lý ca bt k ai Nú khụng cú ban giỏm c, cng khụng cú ban qun tr, ngi dựng cú th tham gia hoc khụng tham gia vo internet, ú l quyn ca mi thnh viờn Mi mng thnh phn s cú mt giỏm c hay ch tch, mt c quan chớnh ph hay mt hóng iu hnh, nhng khụng cú mt t chc no chu trỏch nhim ton b v internet Hip hi internet (Internet Socity - ISOC) l mt hip hi... cung cp thụng tin n ụng o cụng chỳng (cụng chỳng õy l tt c nhng ngi s dng internet) Ngc li, ngi s dng internet cng cú th khai thỏc cỏc tin ớch ca internet cho mi loi mc ớch ca mỡnh Mt cỏch tng quỏt, internet l mt mng din rng (WAN) l tp hp hng ngn cỏc mng mỏy tớnh tri khp th gii thụng qua h thng vin thụng S phỏt trin nhanh chúng ca internet ó khin cho nú cũn cú thờm mt khỏi nim l "siờu l thụng tin" (Information... Hn Quc ch trong nhng nm u khi internet mi phỏt trin, 98% thụng tin c giao dch qua mng internet c tớnh n nm 2005 s cú 33 triu ngi dõn Hn Quc s dng dch v internet, chim 2/3 dõn s Trc s phỏt trin mnh m, rng khp trờn mi lnh vc v mang tớnh ton cu nh vy, internet va l c may, va l thỏch thc vi cỏc quc gia ng v Nh nc Vit Nam ch trng phỏt trin v m rng vic cung cp v s dng dch v internet nhng phi i ụi v tng cng... nhanh chúng ca internet cựng vi cỏc dch trờn mng ny Ngy 5 thỏng 3 nm 1997, Th tng Chớnh ph ó ký Ngh nh s 21/CP ban hnh quy ch tm thi v qun lý, thit lp, s dng mng internet Vit Nam v ký quyt nh s 136/TTg thnh lp Ban iu phi quc gia mng internet Vit Nam Ban iu phi quc gia mng internet, Tng cc Bu in cựng cỏc c quan nh nc cú liờn quan ó ban hnh nhiu vn bn qun lý cỏc hot ng cung cp v s dng internet, chun... tip v c s liờn quan - Khụng th cú c s c th ca mng internet vỡ cỏc mỏy tớnh v cỏc mng mỏy tớnh liờn tc ng ký thờm vo mng internet cng nh cỏc thụng tin trờn mng liờn tc thay i, cp nht - Internet mang n cho bn h tng k thut giao dch trờn mng (on line) - Internet l cu trỳc k thut giỳp cho mi ngi trờn th gii thu li khi thõm nhp vo liờn mng ton cu [16] Internet (c vit hoa ch cỏi u tiờn) ỏm ch ti tp hp cỏc... tờn gi l VietnamNet (VNN) v kt ni vi mng internet nhm kt ni nhng mng n l ca cỏc c quan khỏc nhau v cung cp dch v internet mt cỏch hiu qu Internet Vit Nam hot ng vi bn nh cung cp dch v internet (ISP) chớnh thc do Tng cc Bu in cp giy phộp l: VNN, Cụng ty FPT, mng NetNam ca Vin Cụng ngh Thụng tin v Cụng ty c phn dch v Bu chớnh Vin thụng Si Gũn (Saigon Postel) Trờn internet Vit Nam thi im ú cũn cú cỏc nh... phỏt huy vo ni lc sn cú tham gia vo th trng internet vi hng ngn i lý internet iu ny khụng ch gúp phn lm tng lng ngi s dng internet 1,5 triu ngi so vi con s 300.000 ngi nm 2000, m cũn giỳp mt s lng ngi cú thờm cụng n vic lm, thờm thu nhp Cng t ú, ngi dõn cú c hi tip cn vi cỏc cụng ngh tiờn tin thụng qua internet c bit ngh nh 55 cũn l tin thỳc y vic ng dng internet trong mụi trng lm vic ca h thng cỏc... dng internet Vit Nam Ngun: S liu thng kờ t Trung tõm internet Vit Nam thỏng 4/2004 1.3 Nhng ng dng c bn ca internet T khi internet xut hin vi t cỏch l mt phng tin truyn thụng thỡ nú ó to ra mt cuc cỏch mng thc s, h thng truyn thụng ny ó v ang lm thay i ton din v sõu sc cỏch thc m con ngi thc hin trong giao tip, gii trớ, lm vic, hc tp, nghiờn cu khoa hc hay x lý thụng tin Cú th núi, tin ớch ca internet . LUẬN VĂN: Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - văn hóa - xã. trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô. Chương 1 internet - một nhân tố mới trong đời sống văn hóa hiện nay 1.1. một số khái niệm then chốt 1.1.1. Văn hóa Khái niệm " ;văn hóa& quot;. nhập internet cao hiện nay và là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của cả nước nên người viết mạnh dạn chọn đề tài: " Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô& quot; làm luận

Ngày đăng: 27/06/2014, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chung á - Nguyễn Đình Tấn (Chủ biên) (1995), Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xã hội học
Tác giả: Chung á - Nguyễn Đình Tấn (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
2. Almanach những nền văn minh thế giới (1996), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Almanach những nền văn minh thế giới
Tác giả: Almanach những nền văn minh thế giới
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1996
3. Các văn bản quản lý nhà nước về internet (2002), Nxb Bưu điện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản quản lý nhà nước về internet
Tác giả: Các văn bản quản lý nhà nước về internet
Nhà XB: Nxb Bưu điện
Năm: 2002
4. Đinh Thị Vân Chi (2003), Nhu cầu giải trí của thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu giải trí của thanh niên
Tác giả: Đinh Thị Vân Chi
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
5. Chính sách xã hội - Văn hóa - giáo dục (1982), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách xã hội - Văn hóa - giáo dục
Tác giả: Chính sách xã hội - Văn hóa - giáo dục
Năm: 1982
6. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa học
Tác giả: Đoàn Văn Chúc
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1997
7. Trần Quang Cường (Biên dịch) (2001), Quản lý mạng viễn thông thế kỷ 21, Nxb Bưu điện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý mạng viễn thông thế kỷ 21
Tác giả: Trần Quang Cường (Biên dịch)
Nhà XB: Nxb Bưu điện
Năm: 2001
8. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn hóa đến văn hóa học
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 2002
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
14. Trần Ngọc Định (2002), Văn hóa thị trường, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa thị trường
Tác giả: Trần Ngọc Định
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
16. Nguyễn Đình Hiến (Chủ biên) (2003), Internet, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet
Tác giả: Nguyễn Đình Hiến (Chủ biên)
Năm: 2003
17. Lê Như Hoa (1996), Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa
Tác giả: Lê Như Hoa
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1996
18. Nguyễn Thế Hùng (Chủ biên) (2001), Đến với thế giới tin học, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến với thế giới tin học
Tác giả: Nguyễn Thế Hùng (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2001
19. Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
20. Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
21. Internet and life (Biên dịch CADASA) (2000), Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet and life
Tác giả: Internet and life (Biên dịch CADASA)
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2000
24. Phát triển internet - kinh nghiệm và chính sách của một số quốc gia trong khu vực (2003), Nxb Bưu điện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển internet - kinh nghiệm và chính sách của một số quốc gia trong khu vực
Tác giả: Phát triển internet - kinh nghiệm và chính sách của một số quốc gia trong khu vực
Nhà XB: Nxb Bưu điện
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Quá trình phát triển của Internet - LUẬN VĂN: Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô pot
Hình 1.1 Quá trình phát triển của Internet (Trang 13)
Bảng 2.1: Thống kê mục đích truy cập internet của HSSV Thủ đô - LUẬN VĂN: Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô pot
Bảng 2.1 Thống kê mục đích truy cập internet của HSSV Thủ đô (Trang 34)
Bảng 2.2: Thời lượng truy cập internet của HSSV trong ngày - LUẬN VĂN: Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô pot
Bảng 2.2 Thời lượng truy cập internet của HSSV trong ngày (Trang 36)
Bảng 2.4: So sánh về mức độ sử dụng thời gian rỗi   của các nhóm xã hội tiêu biểu trước khi chưa sử dụng internet - LUẬN VĂN: Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô pot
Bảng 2.4 So sánh về mức độ sử dụng thời gian rỗi của các nhóm xã hội tiêu biểu trước khi chưa sử dụng internet (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w