1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tóm tắt cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai

26 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Điều đó đã vàđang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế nôngnghiệp trên địa bàn Tỉnh.Những năm qua, vấn đề cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấulại kinh tế nông nghiệp

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,bởi vậy mỗi quốc gia đều chú trọng xây dựng cơ cấu kinh tế tiến bộ,hợp lý, nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực cả bên trong và bênngoài, bảo đảm cho sự phát triển kinh tế ổn định, bền vững Trongnông nghiệp, xây dựng một cơ cấu kinh tế phù hợp, đảm bảo chokinh tế nông nghiệp tăng trưởng, phát triển ổn định, bền vững, là mụctiêu nhiều quốc gia hướng đến

Ở Việt Nam, nông nghiệp luôn phát huy vai trò là “lợi thế quốc gia,trụ đỡ của nền kinh tế” Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển bền vững vàhội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự thay đổi nhu cầu đối vớicác sản phẩm nông nghiệp, những thách thức của an ninh lương thực, biếnđổi khí hậu… đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao phải đổi mới môhình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệuquả, bền vững, để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của nôngnghiệp cả nước và từng địa phương Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Namchủ trương: Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp Phát triển nông nghiệphàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệcao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Lào Cai là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, có diện tíchđất nông nghiệp chiếm 86,69% tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh; cónhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp Theo đó, kinh tếnông nghiệp được xác định là một trong 4 trụ cột phát triển kinh tếcủa Tỉnh Những năm qua, quán triệt chủ trương của Đảng, chínhsách của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền tỉnh Lào Cai đã triển khainhiều giải pháp cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp Chính vì vậy, cơ cấukinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có những hợp lýnhất định; số lượng, tỷ trọng đóng góp vào giá trị sản xuất nôngnghiệp toàn Tỉnh của các chuyên ngành, vùng, thành phần kinh tếtương đối phù hợp với tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển củaTỉnh và đúng xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp; số lượng,tỷ lệ nguồn vốn, lao động được phân bố giữa các chuyên ngành,vùng, thành phần kinh tế tương đối phù hợp với yêu cầu sản xuấtnông nghiệp của các chuyên ngành, vùng, vị trí vai trò của các thànhphần kinh tế Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá

Trang 2

tốt, giai đoạn 2016 - 2023 đạt 6,1%; năm 2023 nông nghiệp vẫn đónggóp 14,17% GRDP của Tỉnh, góp phần tích cực vào phát triển kinhtế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới Tuynhiên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũngcòn tồn tại không ít hạn chế, bất cập như: tỷ trọng đóng góp vào giátrị sản xuất nông nghiệp toàn Tỉnh của một số chuyên ngành, vùng,thành phần kinh tế còn chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng; sốlượng, tỷ trọng vốn, lao động ở một số chuyên ngành, vùng, thànhphần kinh tế còn chưa thật phù hợp, thiếu hài hòa giữa nguồn lực vềvốn, lao động với tiềm năng, định hướng phát triển Những hạnchế, bất cập trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp không chỉ làm chokinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai phát triển chưa tươngxứng với tiềm năng, lợi thế, mà còn khó đáp ứng yêu cầu phát triểnnông nghiệp theo hướng hiện đại,hiệu quả, bền vững Điều đó đã vàđang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế nôngnghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Những năm qua, vấn đề cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấulại kinh tế nông nghiệp thời gian qua mặc dù đã thu hút nhiều nhànghiên cứu cả trong và ngoài nước quan tâm, theo đó đã có không ítcông trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu lại kinh tếnông nghiệp dưới các góc độ, phạm vi khác nhau Trong đó, đã có mộtsố công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu lại kinhtế nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long,vùng Duyên hải miền Trung, tập trung vào hoạt động cơ cấu lại kinh tếnông nghiệp của các chủ thể hoặc quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp Tuy nhiên, xét về phạm vi không gian nghiên cứu là cáctỉnh miền núi phía Bắc với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hộicó những khác biệt khu vực Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long,vùng Duyên hải miền Trung thì đến nay mới chỉ có các bài viết đề cậpmột số khía cạnh, lát cắt đơn lẻ, chưa có công trình nào nghiên cứumột cách hệ thống Điều đó cho thấy, nghiên cứu về cơ cấu kinh tếnông nghiệp từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp cơ cấu lại kinh tế nôngnghiệp ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc một cách hệ thốnglà vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài“Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai” làm luận ántiến sĩ ngành Kinh tế chính trị

Trang 3

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai; trêncơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp cơ cấu lại kinh tế nông nghiệptrên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, trong nướcliên quan đến đề tài luận án; rút ra giá trị của các công trình đã tổng quanđối với đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệptrên địa bàn tỉnh Lào Cai, bao gồm: quan niệm, nội dung, tiêu chíđánh giá và chỉ ra các yếu tố tác động đến cơ cấu kinh tế nông nghiệptrên địa bàn tỉnh Lào Cai; xây dựng quan niệm cơ cấu lại kinh tếnông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai; khảo cứu kinh nghiệm cơ cấulại kinh tế nông nghiệp của một số địa phương trong nước và rút rabài học cho tỉnh Lào Cai

Đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của ưuđiểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng cơcấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đề xuất quan điểm, giải pháp cơ cấu lại kinh tế nông nghiệptrên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông nghiệp

theo nghĩa rộng, trên các khía cạnh: cơ cấu kinh tế nông nghiệp theongành (nông nghiệp thuần, lâm nghiệp, thủy sản); cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo vùng (Vùng kinh tế động lực Trung tâm, Vùng sinh tháiphía Tây, Vùng núi cao Đông Bắc, Vùng kinh tế phía Nam) và cơ cấukinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế (Kinh tế nhà nước, kinh tếtập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)

- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lào Cai.- Về thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng từ năm 2016 đến

năm 2023; quan điểm, giải pháp đến năm 2035

Trang 4

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận

của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tếnông nghiệp và cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp

* Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa vào các nghị quyết, báo cáo

tổng kết, thống kê của một số cơ quan Trung ương và tỉnh Lào Cai;số liệu, tư liệu của các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bốvà số liệu, tư liệu khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh

* Phương pháp nghiên cứu: Để xây dựng luận án, nghiên cứu

sinh sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:Phương pháp biện chứng duy vật; phương pháp trừu tượng hóa khoahọc; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp thống kê, sosánh; phương pháp kết hợp lô gic và lịch sử

5 Những đóng góp mới của luận án

Luận án có những đóng góp mới về khoa học như:Xây dựng được quan niệm, tiêu chí đánh giá cơ cấu kinh tếnông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai và quan niệm cơ cấu lại kinh tếnông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chỉ ra được những vấn đề cần giải quyết từ thực trạng cơ cấukinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đề xuất giải pháp cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh LàoCai đến năm 2035 có tính hệ thống, khả thi, sát với thực tiễn tỉnh Lào Cai

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc, phongphú thêm một số vấn đề lý luận, thực tiễn về cơ cấu kinh tế nôngnghiệp cấp tỉnh

Luận án góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học giúp cácnhà quản lý tham khảo trong lãnh đạo, chỉ đạo cơ cấu lại kinh tế nôngnghiệp của địa phương Đồng thời, có thể sử dụng làm tài liệu thamkhảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Kinh tế chính trị ởcác nhà trường trong và ngoài Quân đội

7 Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận;danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liênquan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 5

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, trong nướcliên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đếnđề tài luận án

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về cơ cấu nông nghiệp vàcơ cấu kinh tế nông nghiệp

Stefan Mann (Editor) (2006), Causes and Impacts ofAgricultural Structures (Nguyên nhân và tác động của cơ cấu nôngnghiệp); Gertrud Buchenrieder (2007), Conceptual framework foranalysing structural change in agriculture and rural livelihoods

(Khung lý thuyết phân tích sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp và sinhkế ở nông thôn); Judith Mollers, Gertrud Buchenrieder, and Csaba

Csáki (2011), Structural Change in Agriculture and RuralLivelihoods (Thay đổi cơ cấu trong nông nghiệp và Sinh kế nông

thôn); Hans P Binswanger-Mkhize and Alwin D’Souza (2015),“Structural Change and Agricultural Performance at State Level:India 1980-2010” (Thay đổi cơ cấu và hiệu quả nông nghiệp ở cấptiểu bang: Ấn Độ 1980-2010); Milan Markovic, Sandra Milanovic,Ivana Marjanovic (2019), “Structural adjustment and sustainabilityof agricultural production in Serbia” (Điều chỉnh cơ cấu và tính bềnvững trong sản xuất nông nghiệp ở Serbia); Mann, S (2021),“Synthesizing Knowledge about Structural Change in Agriculture”(Tổng hợp kiến thức về thay đổi cơ cấu trong nông nghiệp)

LI Shi-peng, LUO Shuai (2012), “Empirical Analysis of theImpact of Adjustment of Agricultural economic structure onAgricultural Economic Growth in Xinjian” (Phân tích thực nghiệm vềtác động của điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến tăng trưởngkinh tế nông nghiệp ở Tân Cương); Deng Zhi-ying,Huang Yi,FangWei,Xiong Xi (2021), “An empirical study on the impact of internettechnology development on agricultural economic structure in China”

Trang 6

(Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển công nghệ internettới cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Trung Quốc)

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về cơ cấu lại kinhtế nông nghiệp

Max Spoor (2004), Agricultural Restructuring and Trends inRural Inequalities in Central Asia (Tái cấu trúc nông nghiệp và xu

hướng bất bình đẳng nông thôn ở khu vực trung tâm Châu Á); MiekeMeurs (2008), “Forward to the Past? Agricultural Restructuring In

Bulgaria” (Trở lại câu truyện đã qua? Tái cơ cấu nông nghiệp ởBulgaria); Jonathan Brooks (2010), Agricultural Policy Choices inDeveloping countries (Lựa chọn chính sách nông nghiệp ở các nước

đang phát triển); Millar, J., & Roots, J (2012), “Changes inAustralian Agriculture and Land Use: Implications for Future FoodSecurity” (Những thay đổi trong nông nghiệp và sử dụng đất của Úc:Hàm ý cho an ninh lương thực trong tương lai); Carol Richards,

Hilde Bjorkhaug, (2013), Retailer-driven agricultural restructuring- Australia, the UK and Norway in comparison (Tái cơ cấu nông

nghiệp dựa vào nhà bán lẻ so sánh Úc, Vương quốc Anh và Na Uy);Chris O Udoka (2015), “Bank Loan and Advances: Antidote forRestructuring the Agricultural Sector in Nigeria” (Khoản vay ngânhàng và ứng trước: Liều thuốc cho tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp ởNigeria); Lihua Li, Bill Bellotti, Adam M Komarek (2016),“Structural change and agricultural diversification since China’sreforms” (Thay đổi cơ cấu và đa dạng hóa nông nghiệp kể từ khi cảicách ở Trung Quốc); Jiang Changyun, DU Zhixiong (2017),“Thoughts on Promoting Supply-Side Structural Reform ofAgriculture” (Những suy nghĩ về thúc đẩy cải cách cơ cấu cung trong

nông nghiệp); Patrick Robert O’Keeffe (2018), Australianagricultural restructuring and the emergence of corporate power (Tái

cấu trúc nông nghiệp Úc và sự xuất hiện sức mạnh của doanh nghiệp);Michele Nori, Domenica Farinella (2020), “Restructuring ofAgriculture and the Rural World in Mediterranean EU Countries” (Táicơ cấu nông nghiệp và nông thôn ở các nước EU vùng Địa TrungHải)

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nướcliên quan đến đề tài luận án

Trang 7

1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về cơ cấu nông nghiệp vàcơ cấu kinh tế nông nghiệp

Bùi Thị Thanh Huyền (2019), Chuyển dịch cơ cấu ngành nôngnghiệp các tỉnh ven biển nam Đồng bằng sông Hồng theo hướng pháttriển bền vững; Võ Thế Trường (2019), “Cơ cấu nông nghiệp tỉnh Trà

Vinh: Xu thế thay đổi và hàm ý chính sách”; Trần Thị Thu Trang(2022), “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam 20 năm nhìn lại”

Lê Quốc Doanh (2006), Nghiên cứu luận cứ khoa học đểchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trungương (2014), Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ViệtNam 10 năm vừa qua; Ngô Việt Hương (2016), Giải pháp tài chínhthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa; LêBá Tâm (2017), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướngphát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An; Phạm Quốc Vinh (2019), Quảnlý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh QuảngBình theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế; Hoàng Minh Đức (2020),Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướnghiện đại; Hà Xuân Bình (2021), Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình

1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về cơ cấu lại kinhtế nông nghiệp

Vương Đình Huệ (2013), “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nướcta hiện nay”; Võ Xuân Tiến (2015), “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông

nghiệp Việt Nam” Trịnh Quỳnh Anh (2015), “Tái cơ cấu ngành nông

nghiệp theo hướng phát triển bền vững”; Đào Thế Anh (2017), “Táicơ cấu nông nghiệp vùng Tây Bắc: Thực trạng và giải pháp”; LêMinh Hoan (2017), “Tín dụng là đòn bẩy thúc đẩy cơ cấu lại ngànhnông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp”; Đỗ Thúy Mùi (2017), “Các giảipháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Tây Bắc”; Nguyễn XuânCường (2018), “Nâng cao hiệu quả quá trình cơ cấu lại nông nghiệp

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; Nguyễn Hữu Thịnh (2018), Táicơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khíhậu; Bùi Tiến Phúc (2019), cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địabàn thành phố Hà Nội; Lê Như Hải, Nguyễn Trọng Xuân (2020), “cơ

cấu lại kinh tế nông nghiệp ở thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải

Trang 8

pháp”; Lâm Văn Lĩnh (2021), Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệptỉnh Bến Tre: Thực tiễn và bài học kinh nghiệm; Nguyễn Thị Miền

(2021), “CCL ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020 và

giải pháp cho những năm tiếp theo”; Hoàng Xuân Phương (2022),

“Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướngnâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2030, địnhhướng đến năm 2040”

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan vànhững vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đốivới đề tài luận án

Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu đã đưa ra các quan

niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc trưng và các yếu tố tác độngđến cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Thứ hai, một số công trình nghiên cứu đưa ra quan niệm, nội

dung cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp; chỉ ra nội hàm của cơ cấu lạikinh tế nông nghiệp là: xác định lại vai trò chủ thể trong sản xuất; sắpxếp lại và lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất; thúc đẩy quá trìnhchuyển dịch các nguồn lực theo hướng tăng quy mô sản xuất; hoànthiện quy hoạch vùng sản xuất, vùng chế biến nông sản; gắn kếtngười sản xuất và tiêu dùng trong chuỗi giá trị; đưa ra chính sách thuhút nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp

Thứ ba, nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực

trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở phạm vi quốc gia và một số địaphương, chỉ ra những thách thức đặt ra đối với quá trình cơ cấu lại kinhtế nông nghiệp như: tư duy sản xuất nông nghiệp chậm đổi mới; tăngtrưởng vẫn chủ yếu dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; quymô sản xuất nhỏ lẻ; trình độ lao động, đầu tư cho nông nghiệp thấp; liênkết trong sản xuất, quy hoạch còn bất cập; công nghiệp chế biến, bảoquản, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp yếu kém; chính sách phục vụ cơ cấulại kinh tế nông nghiệp hiệu lực, hiệu quả chưa cao

Thứ tư, một số công trình chỉ ra kinh nghiệm trong cơ cấu lại

kinh tế nông nghiệp, đó là: Phải phát huy vai trò quyết định, đầu nãocủa hệ thống chính trị; sự chủ động, năng động và sáng tạo của cấphuyện; phát huy lợi thế sinh thái; lấy khâu tổ chức liên kết trong sảnxuất làm then chốt và huy động nguồn lực đầu tư đủ mạnh

Trang 9

Thứ năm, dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, một số công

trình đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề xuất giải pháp góp phần cơ cấu lạikinh tế nông nghiệp, trong đó, tập trung vào các giải pháp về công táctuyên truyền, nâng cao nhận thức; hoàn thiện cơ chế, chính sách, điềuchỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy mô, cơ cấu sản xuất; tổchức sản xuất; thu hút đầu tư; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ;phát triển thị trường, phát huy vai trò của các chủ thể kinh tế; pháttriển các mô hình hợp tác xã kiểu mới, kinh tế trang trại, chuỗi giá trị;phát triển các vùng chuyên canh; đẩy mạnh hội nhập quốc tế trongquá trình cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp

Tóm lại, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nướcđược tổng quan đã cung cấp cho tác giả những cứ liệu quan trọng đểlàm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, đồng thời có thêm cơ sở khoa học để xây dựng hệ thống cácquan điểm, giải pháp cho cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàntỉnh Lào Cai trong thời gian tới Tuy nhiên, các công trình, bài viếtcủa các tác giả trong và ngoài nước mới chỉ đề cập, phân tích nhữngkhía cạnh đơn lẻ hoặc ở phạm vi, không gian, đối tượng nghiên cứukhác, chưa nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ cấu kinh tế nôngnghiệp và cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Từ khái quát giá trị chủ yếu của các công trình khoa học đãtổng quan đối với đề tài luận án cho thấy, nhiều vấn đề lý luận, thựctiễn về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu lại kinh tế nông nghiệptrên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa được đề cập hoặc trình bày một cáchcó hệ thống, do đó luận án tập trung giải đáp những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu lại kinh tế

nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai được hiểu như thế nào? cơ cấukinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai chịu tác động chi phốibởi những yếu tố gì và phải dựa vào những nội dung, tiêu chí nào đểxem xét tính hợp lý của cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnhLào Cai? Các địa phương trong nước đã tiến hành cơ cấu lại kinh tếnông nghiệp như thế nào? Lào Cai có thể học tập được gì từ thực tiễnquá trình cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp của các địa phương đó?

Trang 10

Thứ hai, cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

hiện nay như thế nào, hợp lý, tiến bộ hay lạc hậu, vấn đề gì cần phảigiải quyết để thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiến bộ, hợp lý?

Thứ ba, từ nay đến năm 2035, phải làm gì, làm theo hướng nào và bằng

biện pháp gì để cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai?

Kết luận Chương 1

Thời gian qua, đề tài cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu lại kinhtế nông nghiệp đã có nhiều công trình trong và ngoài nước đề cập đếndưới nhiều góc tiếp cận khác nhau, cả những vấn đề lý luận chung, đánhgiá thực trạng và đề xuất giải pháp cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp ở phạmvi quốc gia và một số địa phương cụ thể Tuy nhiên, cho đến thời điểmhiện tại, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về cơ cấu kinh tếnông nghiệp và cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Caimột cách hệ thống Điều đó cho thấy, đề tài cơ cấu lại kinh tế nông nghiệptrên địa bàn tỉnh Lào Cai không trùng lặp với các công trình đã được côngbố Các công trình khoa học được tổng quan đã gợi mở những vấn đề lýluận và thực tiễn mà luận án cần tập trung nghiên cứu

Chương 2NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾNÔNG NGHIỆP, CƠ CẤU LẠI KINH TẾ NÔNG NGHIỆPTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI VÀ KINH NGHIỆM THỰC

TIỄN2.1 Một số vấn đề chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp

2.1.1 Quan niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinhtế nông nghiệp

2.1.1.1 Quan niệm cơ cấu kinh tếCơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế,cùng vị trí, tỷ trọng, mối quan hệ hữu cơ, tương đối ổn định giữa cácbộ phận ấy với nhau trong những khoảng thời gian, không gian vàđiều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế được xem xét dướinhiều góc độ khác nhau, theo cách tiếp cận phổ biến nhất, cơ cấukinh tế thường được xem xét dưới các góc độ cơ cấu ngành, cơ cấuvùng và cơ cấu thành phần kinh tế

2.1.1.2 Quan niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trang 11

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các bộ phận hợp thànhngành nông nghiệp, cùng vị trí, tỷ trọng, các mối quan hệ hữu cơ,tương đối ổn định của các bộ phận ấy với nhau trong những khoảngthời gian, không gian và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

2.1.2 Đặc trưng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và biểu hiệncủa cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiến bộ, hợp lý

2.1.2.1 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thứ nhất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quannhưng chịu sự tác động chủ quan của con người; Thứ hai, cơ cấukinh tế nông nghiệp luôn có xu hướng vận động, biến đổi; Thứ ba, cơ

cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế xãhội của quốc gia, địa phương

2.1.2.2 Biểu hiện của cơ cấu kinh tế nông nghiệptiến bộ, hợp lý

Thứ nhất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp các quy luậtkinh tế khách quan; Thứ hai, đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng, lợithế, nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp; Thứ ba, phải tạo khả

năng phát triển thuận lợi, bền vững cho cả tổng thể và từng bộ phận

trong nền nông nghiệp; Thứ tư, phải phù hợp với nhu cầu của thị trườngvà xu hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, mở cửa, hội nhập; Thứnăm, phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao.

2.2 Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá vàcác yếu tố tác động đến cơ cấu kinh tế nôngnghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

2.2.1 Quan niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệptrên địa bàn tỉnh Lào Cai

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai là tổngthể các bộ phận cấu thành ngành nông nghiệp của Tỉnh, cùng vị trí,tỷ trọng, mối quan hệ hữu cơ, tương đối ổn định của các bộ phận ấyvới nhau trong những khoảng thời gian, không gian và điều kiện kinhtế - xã hội nhất định.

Nội hàm quan niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn

tỉnh Lào Cai được thể hiện: Một là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên

địa bàn tỉnh Lào Cai bao gồm tổng thể các ngành, các vùng và các

thành phần kinh tế trong nông nghiệp tỉnh Lào Cai; Hai là, cơ cấu

kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai thể hiện mối quan hệ

Trang 12

hữu cơ của các bộ phận cấu thành ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai;

Ba là, xem xét cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

phải gắn với những điều kiện kinh tế - xã hội và thời gian nhất định

2.2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá cơ cấu kinh tế nôngnghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

2.2.2.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàntỉnh Lào Cai theo ngành

Các chuyên ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địabàn tỉnh Lào Cai bao gồm: nông nghiệp thuần, lâm nghiệp và thuỷsản Để đánh giá cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào

Cai theo ngành cần dựa vào các tiêu chí: Thứ nhất, số lượng, tỷ trọng

giá trị sản xuất của NLTS trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệptrên địa bàn Tỉnh và tỷ trọng giá trị các tiểu ngành trong nội bộ từngchuyên ngành so với tiềm năng, lợi thế, mục tiêu, định hướng phát

triển của Tỉnh và xu thế phát triển của ngành nông nghiệp; Thứ hai,

quy mô, tỷ trọng các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu so với tiềm

năng, lợi thế, mục tiêu phát triển của Tỉnh; Thứ ba, quy mô, tỷ trọng

sử dụng vốn, lao động giữa các chuyên ngành so với tiềm năng, địnhhướng phát triển và vị trí, vai trò của từng chuyên ngành

2.2.2.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàntỉnh Lào Cai theo vùng

Từ đặc điểm điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và điềukiện kinh tế, xã hội của địa phương, tỉnh Lào Cai quy hoạch 4 vùngkinh tế nông nghiệp, bao gồm: Vùng động lực kinh tế Trung tâm;Vùng sinh thái phía Tây; Vùng kinh tế núi cao Đông Bắc và Vùngkinh tế phía Nam Để đánh giá cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Lào

Cai theo vùng, cần dựa vào các tiêu chí cụ thể: Thứ nhất, xem xét

mối tương quan giữa số lượng, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệpcủa 04 vùng trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn Tỉnh với

tiềm năng, lợi thế của từng vùng; Thứ hai, đánh giá số lượng, tỷ trọng

vốn của các vùng kinh tế nông nghiệp so với toàn ngành và lợi thế,tiềm năng, mức đóng góp của các vùng kinh tế nông nghiệp vào tổng

giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Lào Cai; Thứ ba, đánh giá số lượng,

tỷ trọng lao động của các vùng kinh tế nông nghiệp so với toàn ngànhvà tiềm năng, nguồn lực đất đai, mức đóng góp của các vùng kinh tếnông nghiệp vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Lào Cai

Trang 13

2.2.2.3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Caitheo thành phần kinh tế

Các thành phần kinh tế trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh LàoCai, bao gồm: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; kinh tế tưnhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Để đánh giá cơ cấu kinh tếnông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo thành phần kinh tế cần dựa

trên các tiêu chí: Thứ nhất, xem xét tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp

của các thành phần kinh tế trên địa bàn Tỉnh đóng góp vào giá trị toànngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai và so với vị trí, vai trò, định hướng phát

triển của từng thành phần kinh tế; Thứ hai, đánh giá số lượng, tỷ trọng vốn

của các thành phần kinh tế so với toàn ngành và vị trí, vai trò, mức đónggóp của các thành phần kinh tế vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh

Lào Cai; Thứ ba, đánh giá số lượng, tỷ trọng lao động của các thành phần

kinh tế so với toàn ngành và vị trí, vai trò, mức đóng góp của các thànhphần kinh tế vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Lào Cai

2.2.3 Những yếu tố tác động đến cơ cấu kinh tế nông nghiệptrên địa bàn tỉnh Lào Cai

2.2.3.1 Nhóm các yếu tố bên ngoàiThứ nhất, đường lối, quan điểm của Đảng và cơ chế, chính

sách của Nhà nước về nông nghiệp, xây dựng cơ cấu kinh tế nông

nghiệp; Thứ hai, sự phát triển của thị trường tiêu thụ nông sản; Thứba, sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp;Thứ tư, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2.3.2 Các yếu tố bên trongThứ nhất, điều kiện tự nhiên của Tỉnh; Thứ hai, điều kiện kinh tế -xã hội của Tỉnh; Thứ ba, quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển nôngnghiệp và cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp của tỉnh Lào Cai; Thứ tư, chất

lượng các nguồn lực trong kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

Thứ năm, kết cấu hạ tầng khu vực nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh.

2.3 Quan niệm cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàntỉnh Lào Cai và kinh nghiệm thực tiễn

2.3.1 Quan niệm cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàntỉnh Lào Cai

Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai làtổng thể các hoạt động bố trí, sắp xếp lại các yếu tố, bộ phận trongnông nghiệp của chủ thể nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi

Ngày đăng: 23/08/2024, 06:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w