1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Phương Pháp Định Lượng Và Khảo Sát Chỉ Tiêu Chất Lượng Của Dược Liệu Rau Ngót
Tác giả Phạm Thị Trang
Người hướng dẫn ThS. Nghiêm Đức Trọng
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (10)
    • 1.1. Rau ngót (10)
      • 1.1.1. Tên gọi (10)
      • 1.1.2. Vị trí phân loài (10)
      • 1.1.3. Đặc điểm thực vật, phân bố, sinh thái (10)
      • 1.1.4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến (11)
      • 1.1.5. Thành phần hoá học (11)
      • 1.1.6. Tác dụng dược lý (13)
      • 1.1.7. Sử dụng dược liệu Rau ngót trong y học cổ truyền (17)
    • 1.2. Xây dựng chỉ tiêu cho kiểm nghiệm dược liệu (17)
    • 1.3. Phương pháp sắc ký lớp mỏng và phương pháp định lượng flavonoid toàn phần, polyphenol toàn phần (18)
      • 1.3.1. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC) (18)
      • 1.3.2. Phương pháp định lượng bằng đo quang phổ hấp thụ khả kiến (19)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (22)
    • 2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị (22)
      • 2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu (22)
      • 2.1.2. Các trang thiết bị nghiên cứu (22)
    • 2.2. Nội dung nghiên cứu (23)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (23)
      • 2.3.1. Xác định đặc điểm hình thái Rau ngót (23)
      • 2.3.2. Xác định đặc điểm vi phẫu Rau ngót (23)
      • 2.3.3. Xác định đặc điểm bột cành mang lá Rau ngót (24)
      • 2.3.4. Định tính dược liệu Rau ngót bằng phản ứng hóa học (24)
      • 2.3.5. Định tính dược liệu Rau ngót bằng sắc ký lớp mỏng (24)
      • 2.3.6. Xây dựng phương pháp định lượng flavonoid toàn phần trong Rau ngót bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS (24)
      • 2.3.8. Xác định tro toàn phần (29)
  • CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (30)
    • 3.1. Kết quả thực nghiệm (30)
      • 3.1.1. Xây dựng và thẩm định các quy trình định lượng (30)
        • 3.1.1.1. Quy trình định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp (30)
        • 3.1.1.2. Quy trình định lượng polyphenol toàn phần bằng phương pháp (33)
      • 3.1.2. Khảo sát các chỉ tiêu chất lượng của Rau ngót (37)
        • 3.1.2.1. Đặc điểm thực vật (37)
        • 3.1.2.2. Đặc điểm vi phẫu (38)
        • 3.1.2.3. Đặc điểm bột cành mang lá Rau ngót (40)
        • 3.1.2.4. Định tính (41)
        • 3.1.2.5. Định lượng (46)
        • 3.1.2.6. Xác định tro toàn phần (48)
    • 3.2. Bàn luận (49)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (52)
    • 4.1. Kết luận (52)
    • 4.2. Đề xuất ............................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO (52)
  • PHỤ LỤC (0)
    • Chương 2 Bảng 2.1. Các mẫu dược liệu Rau ngót (0)
    • Chương 3 Bảng 3.1. Kết quả đo độ hấp thụ của dãy chuẩn quercetin (0)
    • Chương 3 Hình 3.1. Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ quang chuẩn quercetin (0)

Nội dung

TỔNG QUAN

Rau ngót

- Tên khoa học: Breynia androgyna (L.) Chakrab & NPBalakr (tên đồng danh:

- Tên khác: Bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc), phjac ốt (Tày), phiếc boá (Thái), lày can ton (Dao) [5], [7]

Ngành: Phân nhóm hạt kín

1.1.3 Đặc điểm thực vật, phân bố, sinh thái

Cây nhỏ, dạng bụi, mọc thẳng đứng, luôn xanh, có thể cao 1,5 - 2 m, tuy nhiên do nhu cầu thu hái, thông thường Rau ngót chỉ cao khoảng 0.8 -1 m Vỏ cây màu xanh lục, khi già chuyển sang nâu nhạt

Hình 1.2 Đặc điểm thực vật của Rau ngót [5], [32], [52]

Cây nhiều cành, mảnh, khúc khuỷu Lá mọc so le, lúc đầu hình vảy, sau phát triển thành hình trứng hoặc hình bầu dục, đầu lá nhọn hoặc tù, mép nguyên, phiến mỏng, cuống ngắn, lá kèm nhỏ, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn Gân lá hình mạng, có 1 gân chính

Hoa mọc dạng xim ở kẽ lá, hoa đực mọc ở dưới, hoa cái ở trên hoặc chỉ có hoa cái Hoa đực có đài màu vàng chấm đỏ, không cánh, nhị ba tập hợp thành cột ngắn, bao phấn không cuống Hoa cái đài màu vàng hoặc đỏ tía, không cánh, có 6 thuỳ sâu tồn tại khi thành quả, bầu hình trứng, 3 ô

Quản nang, hình cầu, màu trắng, có đài tồn tại, hạt màu đen, có 3 cạnh Mùa hoa quả: Tháng 9 - 11 [5], [7], [30]

Rau ngót được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á, Trung Quốc và Úc [12] Ở Việt Nam, Rau ngót mọc hoang và được trồng khắp nơi với mục đích chủ yếu là cung cấp thực phẩm hàng ngày [1]

1.1.4 Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá, rễ [7]

Hái lá tươi về dùng ngay hoặc sấy khô, nghiền thành bột để bảo quản, chế biến Khi làm thuốc thường chọn những cây Rau ngót đã sống từ 2 năm trở lên [5]

Phần trên mặt đất của Rau ngót có chứa nhiều thành phần như: Sterol, nhựa, tannin, saponin, alcaloid, flavonoid, terpenoid, glycoside, phenol, catechol, glycosid tim, polyphenol, anthocyanin, carotenoid và các hợp chất acid [15], [48], [8], [16]

Về mặt dinh dưỡng, Rau ngót là loại thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao, chủ yếu là các nguyên tố vi lượng, vitamin, chất xơ, protein, chất béo, carbohydrate, [44], [49]

Lá Rau ngót được xác định có hàm lượng cao flavonoid flavonol và flavon Quercetin, myricetin, luteolin, apigenin và kaempferol đã được phát hiện trong dịch chiết rau ngót nhờ phương pháp HPLC [34], [23], [36]

Dịch chiết EtOH - BuOH từ phần trên mặt đất của Rau ngót có chứa 3-O-β-D- glucosyl-7-O-α-L-rhamnosyl-kaempferol; 3-O-β-D-glucosyl-(1→6)-β-D-glucosyl- kaempferol; 3-O-β-D-glucosyl-(1→6)-β-D-glucosyl-7-O-α-L-rhamnosyl-kaempferol [29] Trong đó, 3-O-β-D-glucosyl-(1-6)-β-D-glucosyl-kaempferol (GGK) có tiềm năng chống béo phì tốt [45]

Acid chlorogen, acid caffeic và acid ferulic được xác định có trong Rau ngót [34]

Một số lignan và megastigmane glycoside đã được tìm thấy từ dịch chiết methanol cành và lá Rau ngót [57]

Adenosine, 5′-deoxy-5′-methylsulphinyl-adenosine, và uridine được tìm thấy trong dịch chiết EtOH - BuOH cành và lá Rau ngót nhờ phân tích quang phổ [29] Ngoài ra còn nhiều chất được phân lập từ dịch chiết Rau ngót như phytol và squalane; β-carotene; acid ascoricic [34]; cis-vaccenic acid; nitrofurantoin; decamethylcyclopentasiloxane; một số acid béo như acid 9,12-octadecadienoic (Z,Z); acid 9,12,15-octadecatrienoic; metyl este (Z,Z,Z); acid 9-octadecenoic (Z) và acid hexadecenoic; 9,12,15-octadecatrienoic acid (Z,Z,Z); hexadecanoic acid; [43], [51]

Dựa trên thành phần gần đúng được nghiên cứu bởi hai nhà khoa học Padmavathi, Rao [44] và nghiên cứu của Singh cùng cộng sự [49], ta có Bảng 1.1 thể hiện thành phần dinh dưỡng trong Rau ngót

Bảng 1.1 Đánh giá dinh dưỡng hàm lượng Rau ngót trong 100g lá tươi

Thành phần Hàm lượng (a) Hàm lượng (b)

Tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm

Khả năng chống viêm của Rau ngót đã được chứng minh qua thí nghiệm của Senthamarai Selvi và Bhaskar [17] Trong nghiên cứu này, dịch chiết EtOH và dịch chiết nước của Rau ngót được thử hoạt tính chống viêm trên chân chuột Wister (đã xử lý bằng tác nhân gây viêm) Kết quả cho thấy dịch chiết EtOH có tác dụng chống viêm tốt hơn dịch chiết nước Tác dụng này cũng xuất hiện trong dịch chiết MeOH của Rau ngót ở một nghiên cứu khác [27] Điều này được giải thích do flavonoid cùng các chất tương tự có trong Rau ngót có khả năng ức chế sự giải phóng lysosomal từ bạch cầu trung tính polyphenolic và góp phần đáng kể như một chất chống viêm tại vị trí viêm

Các alkaloid, steroid và terpenoid trong dịch chiết Rau ngót có tác dụng chống lại đau và sốt [21]

Một số thành phần của Rau ngót như saponin, tannin, triterpenoid và coumarin được chứng minh là có liên quan đến đặc tính của thuốc chống viêm không steroid

6 (NSAID) Các chất chuyển hóa thứ cấp từ các thành phần này cũng có tác dụng chống nhiễm trùng và giảm đau trong y học cổ truyền [41]

Tác dụng chống oxy hoá

Rau ngót có tác dụng chống oxy hóa nhờ thành phần vitamin C, flavonoid và polyphenol với hàm lượng cao

Rau ngót được phát hiện chứa hàm lượng flavonoid cao nhất trong số 11 loại rau có nguồn gốc từ Indonesia [37], [35], [19] Thí nghiệm sử dụng dịch chiết methanol của dược liệu để loại bỏ gốc tự do trong ống nghiệm cho thấy Rau ngót có giá trị IC50 lần lượt là 341 μg/ml, 12,58 μg/ml và 228,75 μg/ml khi sử dụng gốc DPPH, gốc cation ABTS và chất ức chế peroxyd hóa lipid Một nghiên cứu khác về hoạt động chống oxy hóa trên dịch chiết nước của 25 loại thực vật nhiệt đới cho thấy Rau ngót có hàm lượng polyphenol cao, có khả năng tạo phức với đồng, loại bỏ gốc tự do và làm giảm đặc tính chống oxy hóa ion sắt [47]

Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Dịch chiết methanol và ethanol của Rau ngót có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể cùng khả năng chống lại Bacillus cereus, Proteus Vulgaris và Staphylococcus aureus [26] Bên cạnh đó, dịch chiết nước cũng thể hiện khả năng kháng khuẩn, nhưng ở mức độ thấp hơn [59]

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy chiết methanol và ethanol có hoạt tính kháng khuẩn cao hơn đáng kể so với chiết xuất nước, đặc biệt đối với các vi khuẩn gram dương Cụ thể, dịch chiết ethanol của Rau ngót tạo ra tác dụng kháng khuẩn cao hơn đối với Klebsiella pneumoniae và S Aureus so với dịch chiết nước Hoạt động kháng khuẩn của Rau ngót có được là nhờ các thành phần như vitamin tổng hợp, peptide, glycoside, alkaloid, saponin, terpenoid và flavonoid [12]

Các chất chiết được Rau ngót cũng có tác dụng ức chế đối với một số loại nấm như

Aspergillus flavus và Candida albicans [60]

Tác dụng ức chế cholesterol, chống béo phì

Việc sử dụng Rau ngót theo khẩu phần bằng 10% trọng lượng cơ thể gà có tác dụng giảm mức cholesterol trong thịt gà xuống 58,48 mg/100g [56]

Xây dựng chỉ tiêu cho kiểm nghiệm dược liệu

Dược liệu đều phải kiểm tra chất lượng và đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký (tiêu chuẩn dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở) trước khi đưa vào sử dụng

10 Kiểm nghiệm dược liệu bao gồm việc mô tả, định tính, thử độ tinh khiết, xác định hàm lượng chất chiết được và định lượng hoạt chất trong dược liệu [4]

Dựa vào chuyên luận riêng để kiểm nghiệm dược liệu

Chỉ tiêu này bao gồm những mô tả về hình thái, kích thước, màu sắc, mùi vị, các đặc điểm của bề mặt dược liệu Định tính: Định tính dược liệu:

- Phương pháp vi học: Sử dụng kính hiển vi để quan sát đặc điểm các tế bào, các mô của lát cắt, đặc điểm bột hay của bề mặt dược liệu

- Phương pháp lý học: Chỉ số độ tan, tỷ trọng, chiết xuất…

- Định tính hóa học: Sử dụng phép thử xác định sự có mặt một hoặc một số nhóm chất trong dược liệu bằng các phản ứng hóa học

- Định tính sắc ký: Sử dụng các phương pháp sắc ký như sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí, sắc ký lỏng hiệu năng cao… để phát hiện thành phần trong dược liệu

- Mất khối lượng do làm khô

- Xác định chất chiết được trong các dung môi (nước, ethanol…)

- Các tạp hữu cơ Định lượng:

Xác định hàm lượng một hay một số chất có trong dược liệu bằng phương pháp hóa học, lý học hoặc sinh học

Tùy vào loại dược liệu, các chỉ tiêu kiểm nghiệm được xây dựng phù hợp và đảm bảo chất lượng của nguyên liệu trước khi sử dụng Việc kiểm nghiệm dược liệu (nguyên liệu đầu vào) là bước đầu tiên và rất cần thiết cho đảm bảo chất lượng cả quá trình sản xuất các sản phẩm thuốc từ dược liệu.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng và phương pháp định lượng flavonoid toàn phần, polyphenol toàn phần

1.3.1 Phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC)

Sắc ký lớp mỏng là kĩ thuật sắc ký dùng để tách các chất trong hỗn hợp

Sắc ký lớp mỏng bao gồm:

- Pha tĩnh là một lớp mỏng các chất hấp phụ, thường là silica gel, aluminium oxit, hoặc cellulose được phủ trên một mặt phẳng chất trơ

- Pha động bao gồm dung dịch cần phân tích được hòa tan trong dung môi thích hợp và được hút lên bản sắc ký nhờ mao dẫn

Quá trình tách các chất từ hỗn hợp dựa vào tính phân cực khác nhau của các thành phần trong dung dịch Ưu điểm:

- Nhanh, rẻ, thiết bị đơn giản và dễ áp dụng hơn so với sắc ký cột cổ điển và HPLC

- Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ dung môi, tiết kiệm hóa chất, bảo vệ môi trường

- Có thể triển khai nhiều lần để thu được kết quả phân tách tốt hơn, có độ tinh khiết cao hơn

- Dễ dàng phản hấp phụ để lấy các chất cần điều chế ra khỏi bản mỏng

- Có thể triển khai đồng thời nhiều chất chuẩn trong cùng một điều kiện xác định giúp tạo thuận lợi cho việc xác định hợp chất mong muốn

- Các hợp chất kém bền chấm trên bề mặt bản mỏng có thể bị phân hủy khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng

- Trong nhiều trường hợp có sự xuất hiện đồng thời của tạp chất trong khi phản hấp phụ để thu hồi chất cần điều chế

- Phải chạy trên nhiều hệ dung môi để phân biệt trong trường hợp các chất có

Rf giống nhau trong một hệ dung môi

1.3.2 Phương pháp định lượng bằng đo quang phổ hấp thụ khả kiến

Nguyên tắc của phương pháp: Khi chiếu một chùm sáng có bước sóng phù hợp đi qua một dung dịch chất màu, các phân tử hấp thụ sẽ hấp thụ một phần năng lượng chùm sáng, phần ánh sáng còn lại vẫn truyền qua dung dịch Đo cường độ chùm ánh sáng truyền qua đó ta có thể xác định được nồng độ của dung dịch

Sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch tuân theo định luật Bouger - Lambert - Beer: Khi chiếu một chùm bức xạ đơn sắc (cường độ bức xạ ban đầu là Io) đi qua một lớp dung dịch có bề dày l và có nồng độ là C, thì cường độ bức xạ I sau khi đi qua dung dịch bị giảm đi do quá trình hấp thụ, phản xạ, tán xạ…Độ hấp thụ quang của một dung dịch đối với một chùm sáng đơn sắc tỷ lệ thuận với độ dày truyền quang và nồng độ chất tan trong dung dịch

- A: Độ hấp thụ quang của dung dịch tại bước súng λ (àm)

- ɛ: Hệ số hấp thụ phân tử hay hệ số tắt phân tử (L/mol.m) Điều kiện áp dụng:

- Chùm tia chiếu qua dung dịch có độ đơn sắc nhất định Độ đơn sắc càng cao càng tốt

- Chất thử phải bền trong dung dịch và bền dưới tác dụng của UV-VIS

- Dung dịch phải nằm trong khoảng nồng độ thích hợp

- Dung dịch phải trong suốt

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ UV-VIS:

- Các yếu tố phụ thuộc cấu trúc phân tử chất tan:

+ Nhóm mang màu: Khi phân tử chất tan có chứa các nhóm này thì có thể hấp thụ các bức xạ có bước sóng trên 200 nm Một số nhóm mang màu thường gặp: Alken và dien, carbonyl đơn giản, enon và polyen, dẫn chất benzen, carbonyl thơm, đa vòng thơm, dị vòng…

+ Nhóm trợ màu: Các nhóm tự mình ít có khả năng hấp thụ UV-VIS nhưng lại có thể làm ảnh hưởng khả năng của các nhóm khác Thường là các nhóm hay nguyên tử có 1 hay nhiều cặp e tự do như -OH, -NH2,…

+ Ảnh hưởng của vị trí không gian (vị trí và hướng liên kết)

- Các yếu tố phụ thuộc dung môi:

+ Khả năng hấp thụ quang và độ phân cực của dung môi

+ Nồng độ các chất và tương tác trong dung môi Ưu điểm:

- Đơn giản, dễ thực hiện, giá thành phù hợp

- Phạm vi ứng dụng rộng: Đo được dải bước sóng rộng, cung cấp khả năng định lượng cho nhiều loại chất khác nhau

- Độ nhạy tốt: Phù hợp cho phân tích định lượng các chất/nhóm chất có hàm lượng nhỏ

- Không làm hỏng mẫu, cho phép sử dụng lại mẫu sau khi đo sau

- Định lượng được flavonoid toàn phần, polyphenol toàn phần

- Độ chọn lọc hạn chế: Phương pháp này không thể phân biệt các chất có quá trình hấp thụ tại cùng một bước sóng Điều này có thể gây ra sự nhầm lẫn và sai sót trong kết quả định lượng

- Kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi dung môi sử dụng trong quá trình định lượng

- Hạn chế định lượng chất lượng cao: Trong một số trường hợp, phương pháp UV-VIS không đủ nhạy để định lượng các chất có nồng độ rất thấp hoặc trong môi trường phức tạp

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyên vật liệu và thiết bị

2.1.1 Nguyên vật liệu nghiên cứu

- Mẫu nghiên cứu: Bộ phận trên mặt đất của cây Rau ngót thu hái ở một số địa phương (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Các mẫu dược liệu Rau ngót

STT Ký hiệu mẫu Địa điểm thu hái Thời gian thu hái

1 SS Sóc Sơn, Hà Nội Tháng 12/2023

2 ĐL Đà Lạt, Lâm Đồng Tháng 3/2024

3 MĐ Mỹ Đức, Hà Nội Tháng 3/2024

4 PT Thanh Ba, Phú Thọ Tháng 4/2024

5 HD Thành phố Hải Dương, Hải Dương Tháng 4/2024

- 5 mẫu nghiên cứu đã được giám định tên khoa học là Breynia androgyna (L.) Chakrab & NPBalakr, Họ Phyllanthaceae Tiêu bản được lưu trữ tại phòng tiêu bản Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội (phụ lục 1)

- Xử lý mẫu khảo sát một số đặc điểm thực vật: Mẫu tươi cành mang lá

- Xử lý mẫu định tính, định lượng: Phần trên mặt đất của cây Rau ngót được làm sạch tạp chất, cắt nhỏ rồi sấy khô ở nhiệt độ 50 – 60 độ C trong khoảng 10 giờ Dược liệu khô được làm nhỏ bằng máy xay, rây qua rây phù hợp, đồng nhất mẫu Kích thước bột: Bột nửa thô

- Bảo quản bột dược liệu: Trong túi nilon kín, để ở điều kiện nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp

2.1.2 Các trang thiết bị nghiên cứu

Hoá chất và dụng cụ

- Hóa chất định lượng: Natri carbonat, nhôm clorid, natri acetat, TT Folin 10%

- Hóa chất định tính: Dung dịch NaOH 10%, amoniac đậm đặc, dung dịch HCl đậm đặc, bột magie, dung dịch sắt (III) Clorid 5%, TT Mayer, TT Dragendoff,

TT Bouchardat, TT Liebermann, TT NP/PEG,…

- Các dung môi: Ethanol 90%, methanol, nước cất

- Chất chuẩn (dùng trong định lượng): Quercetin độ tinh khiết ≥ 98% và acid gallic với độ tinh khiết ≥ 98% đạt tiêu chuẩn phân tích (Phụ lục 2)

- Bản mỏng tráng sẵn TLC silica gel 60 F254

- Dụng cụ thủy tinh: Phiến kính - lamen làm tiêu bản, cốc có mỏ, pipet, phễu, đũa thủy tinh, giấy lọc, ống nghiệm, bình định mức, mao quản, bình triển khai sắc ký

- Máy ảnh kỹ thuật số Canon EOS 60D

- Kính hiển vi quang học Leica DM 1000

- Cân phân tích ES225SM-DR Presica/Thụy Sỹ

- Cân phân tích GR200/Nhật Bản

- Cân kỹ thuật Sartorius Đức

- Bể siêu âm WUC-D22H (Daihan Scientific, Hàn Quốc)

- Bộ dụng cụ cô quay chân không Buchi Thụy Sĩ

- Máy đo hàm ẩm MF – 50 AND Nhật Bản

- Máy đo quang HITACHI Nhật Bản

Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Xây dựng phương pháp định lượng flavonoid toàn phần và polyphenol toàn phần trong Rau ngót

- Phương pháp định lượng flavonoid toàn phần bằng quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến

- Phương pháp định lượng polyphenol toàn phần bằng quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến

Nội dung 2: Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng của Rau ngót

- Nhóm các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái và vi học

- Nhóm các chỉ tiêu định tính: Phản ứng hoá học, sắc ký lớp mỏng

- Nhóm các chỉ tiêu định lượng: Định lượng flavonoid toàn phần tính theo quercetin và định lượng polyphenol toàn phần tính theo acid gallic bằng phương pháp quang phổ hấp thụ

- Xác định hàm lượng tro toàn phần.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Xác định đặc điểm hình thái Rau ngót

Tiến hành chụp ảnh, phân tích cành, lá, hoa các mẫu Rau ngót theo tài liệu [6]

2.3.2 Xác định đặc điểm vi phẫu Rau ngót

Lá và thân Rau ngót tươi được làm theo phương pháp tiêu bản thực vật thông thường, bao gồm: Cắt, tẩy và nhuộm kép Tiêu bản được soi và chụp ảnh qua kính hiển vi ở các vật kính x10, x40 [6]

16 Các đặc điểm cấu tạo giải phẫu của thân và lá được mô tả và phân tích theo nguyên tắc nghiên cứu tiêu bản vi phẫu [1]

2.3.3 Xác định đặc điểm bột cành mang lá Rau ngót

Dược liệu khô được nghiền mịn thành bột, rây bột bằng rây 180μm Sau đó, bột dược liệu được đặt trên phiến kính có sẵn giọt nước cất, đậy lá kính và quan sát các đặc điểm bột dưới kính hiển vi Tiến hành chụp ảnh và mô tả các đặc điểm của bột dược liệu [3]

2.3.4 Định tính dược liệu Rau ngót bằng phản ứng hóa học

Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra trong Rau ngót có mặt các nhóm chất chính flavonoid, polyphenol, protein, alkaloid,…

Vì vậy, chỉ tiêu định tính bằng phản ứng hóa học tập trung xác định sự có mặt của các nhóm chất chính này và được tiến hành như sau:

- Chuẩn bị dịch chiết: 0.5g dược liệu được chiết siêu âm với khoảng 20 ml EtOH 90% trong 30 phút

- Lọc qua giấy lọc thu được dịch chiết mẫu làm định tính bằng phản ứng hóa học

- Xác định sự có mặt của các nhóm chất trong 5 mẫu dược liệu Rau ngót bao gồm: Flavonoid, alkaloid, tannin, saponin, đường khử, acid amin, coumarin theo tài liệu [3]

Từ các kết quả nghiên cứu dự kiến chỉ tiêu định tính dược liệu Rau ngót bằng phản ứng hóa học

2.3.5 Định tính dược liệu Rau ngót bằng sắc ký lớp mỏng

Chuẩn bị dung dịch thử: Cân khoảng 2g bột dược liệu, thêm 20ml MeOH, chiết siêu âm 60 o C trong 30 phút Lọc qua giấy lọc Điều kiện sắc ký:

- Pha tĩnh: Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF254 hoạt hóa ở 105°C trong 30 phút

- Pha động: Hệ dung môi toluen - ethyl acetat - acid formic (7:3:0,3)

- Tiờm mẫu: Thể tớch tiờm 10 àl, độ dài vết 5 mm với cả 5 mẫu dịch thử

- Phát hiện vết: Quan sát sắc ký đồ dưới bước sóng UV 254 nm, UV 366 nm, ánh sáng trắng

Từ các kết quả nghiên cứu dự kiến chỉ tiêu định tính dược liệu Rau ngót bằng sắc ký lớp mỏng

2.3.6 Xây dựng phương pháp định lượng flavonoid toàn phần trong Rau ngót bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS

Khảo sát độ hấp thụ cực đại

Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc: Cân chính xác khoảng 10 mg chuẩn quercetin hòa tan vào bình định mức 50 ml bằng MeOH, thêm đến vạch được dung dịch chuẩn gốc

200 àg/ml Hỳt 5ml dung dịch chuõ̉n gốc hoà tan vào mỡnh định mức 20 ml, thu được dung dịch chuõ̉n 50 àg/ml

Chuẩn bị mẫu trắng: Hút 1 ml MeOH vào bình định mức 10 ml Thêm 2 ml AlCl3

2% kl/tt và 0,2 ml NaOAc 1M, định mức bằng MeOH Lắc đều, sau đó để yên 30 phút

Chuẩn bị mẫu thử: Hỳt 1 ml dung dịch chuõ̉n 50 àg/ml vào bỡnh định mức 10 ml

Thêm 2 ml AlCl3 2% kl/tt và 0,2 ml NaOAc 1M, định mức bằng MeOH Lắc đều, sau đó để yên 30 phút

Quét phổ để xác định bước sóng cực đại

Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính

Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn: Lần lượt hút 1 ml, 2 ml, 3 ml, 4 ml, 5 ml, 6 ml dung dịch chuẩn gốc vào bình định mức 10 ml, định mức bằng MeOH thu được dãy chuõ̉n cú nồng độ 20 àg/ml, 40 àg/ml, 60 àg/ml, 80 àg/ml, 100 àg/ml, 120 àg/ml Hút 1 ml chuẩn mỗi nồng độ vào bình định mức 10 ml, thêm 2 ml AlCl3 2% kl/tt và 0,2 ml NaOAc 1M, định mức bằng MeOH, lắc đều Để phản ứng trong 30 phút ở nhiệt độ phũng được dóy chuõ̉n cú nồng độ 2 àg/ml, 4 àg, 6 àg/ml, 8 àg/ml, 10 àg/ml,

Mẫu trắng được chuẩn bị song song Đo độ hấp thụ ở bước sóng 430 nm, yêu cầu hệ số xác định R 2 ≥ 0,99 [9]

Thẩm định phương pháp phân tích

Mẫu Phú Thọ được lựa chọn để tiến hành thẩm định phương pháp định lượng flavonoid toàn phần

- Tính thích hợp hệ thống

Tiến hành đo 6 lần một mẫu dung dịch chuõ̉n nồng độ 6 àg/ml, trong cựng điều kiện đo quang, ghi lại độ hấp thụ của các mẫu ở các lần đo

Yêu cầu: RSD của độ hấp thụ các lần đo không vượt quá 3% [9]

- Độ lặp lại phương pháp định lượng

Chuẩn bị 6 mẫu dịch thử của cùng một mẫu dược liệu Rau ngót Phú Thọ theo quy trình đã xây dựng Đo quang 6 mẫu dịch thử trên trong cùng điều kiện, ghi lại độ hấp thụ của các mẫu

Yêu cầu: RSD hàm lượng flavonoid toàn phần giữa các mẫu không vượt quá 3% [9]

18 Phương pháp thêm chuẩn: Chuẩn quercetin được thêm trực tiếp vào dược liệu và tiến hành chiết xuất Tạo các mẫu thử thêm chuẩn có nồng độ tương ứng là 80%, 100%, 120% lượng flavonoid toàn phần có trong mẫu thử, kí hiệu lần lượt là T1, T2, T3

Tạo 3 mẫu thử thêm chuẩn với mỗi nồng độ thêm chuẩn Tính tỷ lệ thu hồi R% của mỗi lượng chất chuẩn thêm vào các mẫu thêm chuẩn theo công thức:

- mt+c: Lượng quercetin trong dung dịch thử thờm chuõ̉n (àg)

- mt: Lượng quercetin trong dung dịch thử (àg)

- mc: Lượng quercetin trong dung dịch chuõ̉n thờm vào (lý thuyết) (àg) Yêu cầu: Độ thu hồi trung bình nằm trong khoảng 90% - 108% [9]

Chuẩn bị dung dịch thử

Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu Thêm 20 ml MeOH, siêu âm 20 phút Lọc qua giấy lọc Hút 2,5 ml dịch lọc vào bình định mức 10 ml, thêm đến vạch bằng MeOH thu được dung dịch thử

Hút 1 ml dịch thử vào bình định mức 10 ml, thêm 2 ml AlCl3 2% và 0,2 ml NaOAc 0,5M Để phản ứng 30 phút ở nhiệt độ phòng rồi đem đo quang ở bước sóng 430 nm Làm 3 lần với mỗi mẫu

Hàm lượng flavonoid toàn phần trong mẫu dược liệu được xác định quy về đương lượng quercetin theo công thức:

𝒎 𝒅𝒍 ×(𝟏𝟎𝟎−𝐚)× 𝟏𝟎 −𝟐 (mg QE/g dược liệu) Trong đó:

- X: Hàm lượng flavonoid toàn phần của mẫu thử (mg QE/g dược liệu)

- C: Nồng độ dung dịch đo quang của mẫu thử (àg/ml)

- V: Thể tích dung dịch chiết gốc (ml)

- mdl: Khối lượng dược liệu (g)

Từ kết quả nghiên cứu dự kiến chỉ tiêu định lượng flavonoid toàn phần dược liệu Rau ngót [24], [39]

2.3.7 Xây dựng phương pháp định lượng polyphenol toàn phần trong cao Rau ngót bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS

Khảo sát độ hấp thụ cực đại

Chuẩn bị dung dịch gốc: Cân chính xác khoảng 10 mg chuẩn acid gallic hòa tan bằng vào bình định mức 100 ml, thêm nước vừa đủ đến vạch thu được dung dịch chuẩn gốc 100 àg/ml Hỳt 3 ml dung dịch chuõ̉n gốc, hoà tan vào bỡnh định mức 10 ml, thờm nước vừa đủ đến vạch thu được dung dịch chuõ̉n 30 àg/ml

Chuẩn bị mẫu trắng: Hút 1 ml MeOH vào ống nghiệm Thêm 5 ml thuốc thử Folin- Ciocalteu 10%, lắc đều, để yên trong 5 phút Sau đó thêm 4 ml dung dịch Na2CO3 7,5%, lắc đều Để yên trong 60 phút trong bóng tối

Chuõ̉n bị mẫu thử: Hỳt 1 ml chuõ̉n 30 àg/ml vào ống nghiệm, thờm 5 ml thuốc thử Folin-Ciocalteu 10%, lắc để phản ứng 5 phút Sau đó thêm 4 ml dung dịch Na2CO3 7,5%, lắc đều Để yên trong 60 phút trong bóng tối

Quét phổ để xác định bước sóng cực đại

Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính

Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn: Lần lượt hút 1 ml, 2 ml, 3 ml, 4 ml, 5 ml, 6 ml, 7 ml dung dịch chuẩn gốc vào bình định mức 10 ml, định mức bằng nước thu được dãy chuõ̉n cú nồng độ 10 àg/ml, 20 àg/ml, 30 àg/ml, 40 àg/ml, 50 àg/ml, 60 àg/ml, 70 àg/ml

THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Kết quả thực nghiệm

3.1.1 Xây dựng và thẩm định các quy trình định lượng

3.1.1.1 Quy trình định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp quang phổ hấp thụ a Khảo sát cực đại hấp thụ quang

Tiến hành như mục 2.3.6, khảo sát cực đại hấp thụ quang mẫu chuẩn cho thấy độ hấp thụ quang đạt giá trị cực đại tại bước sóng 266 nm, 341 nm, 361 nm, 430 nm, 677 nm Bước sóng 430 nm được lựa chọn để tiến hành định lượng

Hình 3.1 Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ quang chuẩn quercetin b Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính

Tiến hành định lượng dãy chuẩn như mục 2.3.6, ghi lại độ hấp thụ và xây dựng đường chuẩn, đánh giá mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ quercetin thông qua

R 2 thu được kết quả ở Bảng 3.1

Bảng 3.1 Kết quả đo độ hấp thụ của dãy chuẩn quercetin

*Khối lượng chuẩn quercetin: 9,92 mg

Hình 3.2 Kết quả xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dãy chuẩn quercetin

Nhận xét: Đồ thị cho thấy hệ số R 2 = 0,9942 nằm trong khoảng giới hạn yêu cầu (R 2 ≥ 0,99)

Vì vậy, đường chuẩn trên có độ tuyến tính phù hợp để tiến hành định lượng c Thẩm định phương pháp

Tính thích hợp hệ thống

Tiến hành đo lặp lại 6 lần mẫu dung dịch chuõ̉n nồng độ 40 àg/ml Ghi lại độ hấp thụ mỗi lần, tính toán RSD thu được kết quả ở Bảng 3.2

Bảng 3.2 Kết quả thẩm định độ thích hợp hệ thống của phương pháp định lượng flavonoid toàn phần

Lần đo Độ hấp thụ Độ hấp thụ trung bình Độ lệch chuẩn SD Độ lệch chuẩn tương đối RSD (%)

Kết quả cho thấy độ lệch chuẩn tương đối là 0,65% nằm trong giới hạn yêu cầu

Vì vậy, hệ thống sử dụng định lượng phù hợp với phép định lượng Độ lặp phương pháp

Chuẩn bị 6 mẫu thử độc lập mẫu dược liệu Phú Thọ, tiến hành đo quang, ghi lại độ hấp thụ và tính toán RSD hàm lượng flavonoid giữa các mẫu thu được kết quả ở Bảng 3.3

Bảng 3.3 Kết quả thẩm định độ lặp của phương pháp định lượng flavonoid toàn phần

Lần đo Độ ẩm dược liệu

Khối lượng mẫu(g) Độ hấp thụ

Kết quả cho thấy RSD là 1,34% nằm trong khoảng yêu cầu Vì vậy, phép phân tích định lượng đạt yêu cầu độ lặp lại Độ đúng

Tiến hành phương pháp thêm chuẩn như mục 2.3.6 Các mẫu thêm chuẩn có nồng độ tương ứng với 80%, 100% và 120% lượng quercetin đương lượng trong mẫu thử Kết quả tỷ lệ thu hồi được trình bày trong Bảng 3.4

Cụ thể: Chuõ̉n bị cỏc dung dịch chuõ̉n quercetin nồng độ 80 àg/ml, 100 àg/ml, 120 àg/ml Cỏc mẫu T1, T2, T3 lần được là 0,5 ml dịch chiết và 0,5 ml cỏc dung dịch chuõ̉n trên, thêm thuốc thử và tiến hành phản ứng như quy trình chung

Bảng 3.4 Kết quả thẩm định độ đúng phương pháp định lượng flavonoid toàn phần

Mẫu Lần đo Độ hấp thụ Mtt (àg) Mlt (àg) Độ thu hồi (%) Độ thu hồi trung bình (%)

Kết quả cho thấy độ thu hồi các phép đo đều nằm trong khoảng 90% - 108% Vì vậy, phép phân tích định lượng đạt yêu cầu độ đúng

3.1.1.2 Quy trình định lượng polyphenol toàn phần bằng phương pháp quang phổ hấp thụ a Khảo sát cực đại hấp thụ quang

Tiến hành như mục 2.3.7, khảo sát cực đại hấp thụ quang dung dịch chuẩn cho thấy độ hấp thụ quang đạt giá trị cực đại tại bước sóng 760 nm Vì vậy, bước sóng 760 nm được lựa chọn để tiến hành định lượng

Hình 3.3 Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ chuẩn acid gallic b Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính

Tiến hành định lượng dãy chuẩn như mục 2.3.7, ghi lại độ hấp thụ và xây dựng đường chuẩn, đánh giá mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ acid gallic thông qua R 2 thu được kết quả như Bảng 3.5

Bảng 3.5 Kết quả đo độ hấp thụ dãy chuẩn acid gallic

*Khối lượng chuẩn quercetin: 10.08 mg

Hình 3.4 Kết quả xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dãy chuẩn acid gallic

Nhận xét: Đồ thị cho thấy hệ số R 2 = 0,997 nằm trong khoảng giới hạn yêu cầu (R 2 ≥ 0,99)

Vì vậy, đường chuẩn trên có độ tuyến tính phù hợp để tiến hành định lượng c Thẩm định phương pháp phân tích

Tính thích hợp hệ thống

Tiến hành đo lặp lại 6 lần mẫu dung dịch chuõ̉n nồng độ 20 àg/ml Ghi lại độ hấp thụ mỗi lần, tính toán RSD thu được kết quả trình bày ở Bảng 3.6

Bảng 3.6 Kết quả thẩm định độ thích hợp hệ thống phương pháp định lượng polyphenol

Lần đo Độ hấp thụ Độ hấp thụ trung bình Độ lệch chuẩn

SD Độ lệch chuẩn tương đối RSD (%)

Kết quả cho thấy RSD là 1,14% vẫn nằm trong khoảng giá trị yêu cầu Vì vậy, hệ thống phân tích đã chọn phù hợp để định lượng polyphenol toàn phần Độ lặp phương pháp

Chuẩn bị 6 mẫu thử độc lập mẫu dược liệu Phú Thọ, tiến hành đo quang, ghi lại độ hấp thụ và tính toán RSD hàm lượng polyphenol giữa các mẫu thu được kết quả như Bảng 3.7

Bảng 3.7 Kết quả thẩm định độ lặp phương pháp định lượng polyphenol toàn phần

Lần đo Độ ẩm dược liệu

Khối lượng mẫu(g) Độ hấp thụ

TP (mg/g dược liệu khô)

TP trung bình(mg/g dược liệu khô)

Kết quả cho thấy RSD là 1,61% nằm trong khoảng yêu cầu Vì vậy, phép phân tích định lượng đạt yêu cầu độ lặp lại Độ đúng

Tiến hành phương pháp thêm chuẩn như mục 2.3.6 Các mẫu thêm chuẩn có nồng độ tương ứng với 80%, 100% và 120% lượng acid gallic đương lượng trong mẫu thử

Cụ thể: Chuõ̉n bị cỏc dung dịch chuõ̉n acid gallic nồng độ 40 àg/ml, 50 àg/ml, 60 àg/ml Cỏc mẫu T1, T2, T3 lần được là 0,5 ml dịch chiết và 0,5 ml cỏc dung dịch chuõ̉n trên, thêm thuốc thử và tiến hành phản ứng như quy trình chung

Kết quả tỷ lệ thu hồi được trình bày trong Bảng 3.8

Bảng 3.8 Kết quả thẩm định độ đúng phương pháp định lượng polyphenol

Mẫu Lần đo Độ hấp thụ Mtt (àg) Mlt (àg) Độ thu hồi (%) Độ thu hồi trung bình (%)

Kết quả cho thấy độ thu hồi các phép đo đều nằm trong khoảng 90% - 108% Vì vậy, phép phân tích định lượng đạt yêu cầu độ đúng

3.1.2 Khảo sát các chỉ tiêu chất lượng của Rau ngót

3.1.2.1 Đặc điểm thực vật Đặc điểm thực vật của các mẫu Rau ngót đều có điểm chung và được thể hiện trong Hình 3.11

Hình 3.5 Hình ảnh đặc điểm thực vật các mẫu Rau ngót

Thân cây hình trụ, mọc thẳng đứng, đường kính khoảng 3 mm, độ dày vỏ thân khoảng 1mm

Lá mọc so le, hình bầu dục, đầu lá tù, mép nguyên, phiến mỏng, cuống ngắn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, kích thước lá khoảng 3 mm x 5 mm Gân lá hình mạng, có 1 gân chính

Hoa mọc dạng xim ở kẽ lá, hoa đực mọc ở dưới, hoa cái ở trên Hoa đực có đài màu vàng kích thước khoảng 2.5 mm x 2.5 mm, không cánh, nhị ba tập hợp thành cột ngắn, bao phấn không cuống kích thước khoảng 2 mm x 2 mm Hoa cái đài màu vàng kích thước khoảng 2 mm x 3 mm, không cánh, có 6 thuỳ tồn tại khi thành quả, bầu hình trứng, 3 ô, độ rộng mỗi ô khoảng 1 mm

Các mẫu đều có chung đặc điểm vi phẫu dưới đây: Đặc điểm vi phẫu lá Đặc điểm vi phẫu lá Rau ngót được thể hiện trong Hình 3.5

Hình 3 6 Đặc điểm vi phẫu lá Rau ngót

1 Biểu bì trên 2 Mô dày trên 3 Mô giậu 4 Mô mềm 5 Gỗ 6 Libe

7 Tinh thể calci oxalate 8 Mô mềm dưới 9 Mô dày dưới 10 Biểu bì dưới

Phần gân lá lồi cả 2 mặt, mặt dưới lồi rõ Từ trên xuống dưới chứa các phần: Biểu bì (1) gồm một lớp tế bào hình đa giác kích thước không đều, phủ một lớp cutin mỏng

Kế biểu bì là mô dày (2) gồm 1-2 lớp tế bào hình đa giác, thành dày ở góc bắt màu đỏ đậm, kích thước không đều, xếp sít nhau Mô mềm trên (4) gồm các lớp tế bào hình gần tròn, kích thước không đều nhau, thành mỏng, xếp lộn xộn Bó libe - gỗ xếp thành hình cung có gỗ ở trên, libe phía dưới; libe (6) gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác kích thước đều, xếp lộn xộn thành từng đám; mạch gỗ (5) hình đa giác gần tròn xếp thành dãy xen lẫn với mô mềm gỗ, có vách dày hóa gỗ, tỉ lệ giữa chiều dài của bó libe - gỗ xấp xỉ 1,5 Nằm rải rác trong mô mềm là các tinh thể calci oxalat (7) hình cầu gai Mô dày dưới (2-

3 lớp tế bào) (9), biểu bì dưới (1 lớp tế bào) (10), mô mềm dưới (8) có cấu tạo tương tự mô dày dưới, biểu bì dưới và mô mềm dưới

Bàn luận

Về phương pháp định lượng

Trong nghiên cứu này, tôi thực hiện xác định hàm lượng flavonoid toàn phần theo quercetin và polyphenol toàn phần theo acid gallic trên 1 g dược liệu khô có hàm ẩm đã được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS Các phép thẩm định phương pháp định lượng 2 nhóm chất được tiến hành bao gồm: độ đúng, độ tuyến tính, độ lặp lại, độ thích hợp hệ thống, các kết quả thẩm định đều đạt tiêu chuẩn, cho thấy độ tin cậy của phương pháp

Chiết siêu âm, quang phổ hấp thụ đều là các phương pháp đơn giản, máy móc phổ biến và dễ thực hiện tại hầu hết tại các cơ sở ở Việt Nam Do đó, việc sử dụng phương pháp này để xác định hàm lượng flavonoid toàn phần và polyphenol toàn phần ở dược liệu Rau ngót là hợp lý và tiện dụng

Về các chỉ tiêu chất lượng

Về đặc điểm thực vật Rau ngót

5 mẫu Rau ngót được nghiên cứu có đặc điểm chung và tương đồng với đặc điểm thực vật đã được công bố tại các nghiên cứu trước [5], [32], [52] Do đó, các đặc điểm thực vật được nhắc đến trong khoá luận này phù hợp để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho dược liệu Rau ngót

Về vi phẫu thân và lá Rau ngót Đặc điểm vi phẫu thân và lá 5 mẫu Rau ngót tương đối giống nhau về thành phần và cách sắp xếp Vì vậy, đặc điểm cấu tạo vi phẫu đã mô tả trong khoá luận này có thể được sử dụng để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho dược liệu Rau ngót

Về đặc điểm bột cành mang lá Rau ngót

Quan sát bột cành mang lá Rau ngót sơ bộ tìm thấy các thành phần đặc trưng với mật độ khá lớn như tinh thể calci oxalat, lỗ khí, mạch mạng, mạch xoắn,… Ngoài ra, khi quan sát tính chất của bột, ta thấy được mùi thơm đặc trưng của Rau ngót Những đặc điểm này đều phù hợp để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng thẩm định dược liệu Rau ngót

Về chỉ tiêu định tính bằng phản ứng hoá học

Kết quả định tính sơ bộ cho thấy sự xuất hiện của các nhóm chất flavonoid, tannin, acid amin, alkanoid, đường khử trong Rau ngót, không có coumarin Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó về thành phần hoá học của Rau ngót [15], [48], [8], [16] Đề tài cũng cho thấy một số phản ứng cho kết quả dương tính rõ ràng như phản ứng với Nhôm clorid, Sắt (III) Clorid, Chì Acetate, TT Fehling, phản ứng Ninhydrin

42 Đây là cơ sở để xây dựng danh mục các phản ứng hoá học đặc trưng khi định tính Rau ngót

Về chỉ tiêu định tính bằng sắc ký lớp mỏng

Các vết sắc ký tương đối giống nhau ở cả 5 mẫu dược liệu Kết quả nghiên cứu đã sơ bộ đưa ra được “dấu vân tay sắc ký” của Rau ngót Tuy nhiên cần có thêm nghiên cứu trên số lượng mẫu nhiều hơn nữa để khẳng định, ngoài ra cần lựa chọn chất đối chiếu phù hợp để đưa ra được chỉ tiêu định tính này Ở ánh sáng 366 nm, tôi quan sát thấy cả 5 mẫu Rau ngót đều xuất hiện vết màu vàng đậm (màu đặc trưng của flavonoid) Diện tích và màu sắc vết cũng tương đối tỉ lệ với kết quả định lượng flavonoid ở các mẫu: Diện tích và độ đậm của 2 mẫu Hải Dương, Phú Thọ lớn hơn của 3 mẫu còn lại, khi định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ, hàm lượng flavonoid toàn phần của 2 mẫu này cũng cao hơn rõ rệt so với 3 mẫu còn lại Kết quả này cho phép dự đoán vết vàng đậm xuất hiện khi soi bản mỏng sắc ký tại bước sóng 366 nm tương ứng với sự có mặt có flavonoid nhưng chưa khẳng định chắc chắn, cần có thêm thuốc thử hiện màu đặc trưng Để xây dựng chỉ tiêu định tính bằng sắc ký lớp mỏng, ta lựa chọn các vết sắc ký cùng xuất hiện ở cả 5 mẫu

Từ kết quả định lượng, hàm lượng flavonoid toàn phần của Rau ngót nằm trong khoảng 4,1860 – 9,7991 (mg QE/g dược liệu khô) và hàm lượng polyphenol toàn phần nằm trong khoảng 3,0135 – 4,1352 (mg GAE/g dược liệu khô) Hàm lượng thu được đều cao hơn hàm lượng đã được xác định trong nghiên cứu trước đó, cụ thể, hàm lượng flavonoid toàn phần ở Rau ngót Indonesia khoảng 1,43 mg QE/g dược liệu khô và hàm lượng polyphenol ở Rau ngót Indonesia toàn phần khoảng 1,49 mg GAE/g dược liệu khô [35]

Kết quả còn cho thấy có sự dao động hàm lượng giữa các mẫu, trong đó sự chênh lệch hàm lượng flavonoid toàn phần cao hơn sự chênh lệch hàm lượng polyphenol toàn phần Để tìm hiểu kĩ hơn về kết quả này, tôi đã tiến hành so sánh đặc điểm dược liệu Rau ngót khi thu hái và nhận thấy:

- Các mẫu Rau ngót ở Sóc Sơn, Đà Lạt, Mỹ Đức thu hái vào tháng 12/2023 và 3/2023, thời gian này không phải mùa Rau ngót tại Việt Nam nên tỉ lệ lá/thân thấp hơn Các mẫu Rau Ngót này nhìn chung cho kết quả hàm lượng flavonoid toàn phần và polyphenol toàn phần thấp hơn

- Các mẫu Rau ngót ở Phú Thọ, Hải Dương thu hái vào tháng 4/2024, đây là khoảng thời gian Rau đến mùa xanh tốt nên tỉ lệ lá/thân cao hơn Các mẫu Rau

43 ngót này nhìn chung cho kết quả hàm lượng flavonoid toàn phần và polyphenol toàn phần cao hơn Để khẳng định thêm về nhận định, tôi đã tiến hành định lượng riêng phần lá và phần thân (bao gồm thân và cành) của mẫu Rau ngót Sóc Sơn, thu được kết quả:

Bảng 3.16 So sánh hàm lượng Flavonoid toàn phần trong lá và thân Rau ngót

Bảng 3 17 So sánh hàm lượng Polyphenol toàn phần trong lá và thân Rau ngót

Mẫu Độ ẩm dược liệu (%)

Khối lượng mẫu (g) Độ pha loãng Độ hấp thụ TP (mg

Kết quả cho thấy hàm lượng flavonoid toàn phần và polyphenol toàn phần trong lá nhiều hơn trong thân, sự chênh lệch hàm lượng cao hơn khi xác định hàm lượng flavonoid toàn phần Điều này phù hợp với sự dao động về hàm lượng ở các mẫu đã nhắc đến ở trên Tuy nhiên, sự chênh lệch hàm lượng này cũng có thể do vùng trồng và thổ nhưỡng khác nhau ở các nơi, cần có các nghiên cứu để xem xét kỹ vấn đề này Với mục đích xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, trong phạm vi khoá luận này, tôi lựa chọn hàm lượng thấp nhất đo được ở 5 mẫu làm tiêu chuẩn

Hàm lượng tro toàn phần của 5 mẫu nằm trong khoảng từ 7,7-11,8 % , sự khác biệt này có thể do đặc điểm thổ nhưỡng các vùng, thời gian thu hái, tỉ lệ cành lá,… Để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, ta lấy giới hạn trên làm mốc so sánh, đề xuất chỉ tiêu xác định tro toàn phần dược liệu Rau ngót: Độ tro toàn phần không nhiều hơn 12%

Mẫu Độ ẩm dược liệu (%) Khối lượng mẫu (g) Độ pha loãng Độ hấp thụ TF (mg

Ngày đăng: 23/08/2024, 00:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Cây Rau ngót - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Hình 1.1. Cây Rau ngót (Trang 10)
Hình 1.2. Đặc điểm thực vật của Rau ngót [5], [32], [52] - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Hình 1.2. Đặc điểm thực vật của Rau ngót [5], [32], [52] (Trang 11)
Bảng 1.1. Đánh giá dinh dưỡng hàm lượng Rau ngót trong 100g lá tươi - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 1.1. Đánh giá dinh dưỡng hàm lượng Rau ngót trong 100g lá tươi (Trang 12)
Bảng 2.1. Các mẫu dược liệu Rau ngót - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 2.1. Các mẫu dược liệu Rau ngót (Trang 22)
Hình 3.1. Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ quang chuẩn quercetin - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Hình 3.1. Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ quang chuẩn quercetin (Trang 30)
Hình 3.2. Kết quả xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dãy chuẩn - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Hình 3.2. Kết quả xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dãy chuẩn (Trang 31)
Đồ thị cho thấy hệ số R 2  = 0,9942 nằm trong khoảng giới hạn yêu cầu (R 2   ≥ 0,99). - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
th ị cho thấy hệ số R 2 = 0,9942 nằm trong khoảng giới hạn yêu cầu (R 2 ≥ 0,99) (Trang 31)
Bảng 3.3. Kết quả thẩm định độ lặp của phương pháp định lượng flavonoid toàn - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 3.3. Kết quả thẩm định độ lặp của phương pháp định lượng flavonoid toàn (Trang 32)
Bảng 3.4. Kết quả thẩm định độ đúng phương pháp định lượng flavonoid toàn phần - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 3.4. Kết quả thẩm định độ đúng phương pháp định lượng flavonoid toàn phần (Trang 33)
Hình 3.3. Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ chuẩn acid gallic - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Hình 3.3. Kết quả khảo sát cực đại hấp thụ chuẩn acid gallic (Trang 34)
Hình 3.4. Kết quả xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dãy chuẩn acid - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Hình 3.4. Kết quả xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dãy chuẩn acid (Trang 35)
Đồ thị cho thấy hệ số R 2  = 0,997 nằm trong khoảng giới hạn yêu cầu (R 2 ≥ 0,99). - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
th ị cho thấy hệ số R 2 = 0,997 nằm trong khoảng giới hạn yêu cầu (R 2 ≥ 0,99) (Trang 35)
Bảng 3.7. Kết quả thẩm định độ lặp phương pháp định lượng polyphenol toàn phần - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 3.7. Kết quả thẩm định độ lặp phương pháp định lượng polyphenol toàn phần (Trang 36)
Bảng 3.8. Kết quả thẩm định độ đúng phương pháp định lượng polyphenol - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 3.8. Kết quả thẩm định độ đúng phương pháp định lượng polyphenol (Trang 37)
Hình 3.5. Hình ảnh đặc điểm thực vật các mẫu Rau ngót - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Hình 3.5. Hình ảnh đặc điểm thực vật các mẫu Rau ngót (Trang 38)
Hình 3. 6. Đặc điểm vi phẫu lá Rau ngót - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Hình 3. 6. Đặc điểm vi phẫu lá Rau ngót (Trang 39)
Hình 3.7. Đặc điểm vi phẫu thân Rau ngót - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Hình 3.7. Đặc điểm vi phẫu thân Rau ngót (Trang 40)
Hình 3.8. Đặc điểm bột cành mang lá Rau Ngót - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Hình 3.8. Đặc điểm bột cành mang lá Rau Ngót (Trang 41)
Bảng 3.9. Kết quả định tính các nhóm chất có trong các mẫu dược liệu Rau ngót - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 3.9. Kết quả định tính các nhóm chất có trong các mẫu dược liệu Rau ngót (Trang 41)
Hình 3.9. Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng dịch chiết dược liệu Rau ngót - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Hình 3.9. Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng dịch chiết dược liệu Rau ngót (Trang 43)
Bảng 3.10. Đặc điểm các vết sắc ký quan sát ở ánh sáng trắng - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 3.10. Đặc điểm các vết sắc ký quan sát ở ánh sáng trắng (Trang 43)
Bảng 3.11. Đặc điểm các vết sắc ký quan sát ở ánh sáng 254 nm - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 3.11. Đặc điểm các vết sắc ký quan sát ở ánh sáng 254 nm (Trang 44)
Bảng 3.12. Đặc điểm các vết sắc ký quan sát ở ánh sáng 366 nm - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 3.12. Đặc điểm các vết sắc ký quan sát ở ánh sáng 366 nm (Trang 45)
Hình 3.11. Hình ảnh quét phổ các vết sắc ký tại bước sóng 366 nm - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Hình 3.11. Hình ảnh quét phổ các vết sắc ký tại bước sóng 366 nm (Trang 45)
Bảng 3.13. Kết quả định lượng flavonoid toàn phần trong dược liệu Rau ngót - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 3.13. Kết quả định lượng flavonoid toàn phần trong dược liệu Rau ngót (Trang 46)
Bảng 3.14. Kết quả định lượng polyphenol toàn phần trong dược liệu Rau - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 3.14. Kết quả định lượng polyphenol toàn phần trong dược liệu Rau (Trang 47)
Bảng 3.15. Hàm lượng tro toàn phần các mẫu dược liệu Rau ngót - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 3.15. Hàm lượng tro toàn phần các mẫu dược liệu Rau ngót (Trang 48)
Bảng 3.16. So sánh hàm lượng Flavonoid toàn phần trong lá và thân Rau ngót - phạm thị trang nghiên cứu phương pháp định lượng và khảo sát chỉ tiêu chất lượng của dược liệu rau ngót
Bảng 3.16. So sánh hàm lượng Flavonoid toàn phần trong lá và thân Rau ngót (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN