Vì thế, chúng em đã quyết định chọn đề tài “Tim hiểu sự thể hiện và khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay” vừa nhằm nghiên cứu, học hỏi thêm nhiều th
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM
KHOA VĂN HÓA HỌC
(TIỂU LUẬN CUỎI KỲ)
TÌM HIẾU SỰ THẺ HIỆN VÀ KHAI THÁC VĂN HÓA TRƯỜNG SƠN - TÂY NGUYÊN TRONG
DIEN ANH VIET NAM HIEN NAY
GVHD: TS LY TUNG HIEU
MON HOC: VAN HOA TRUONG SON - TÂY NGUYÊN
SINH VIEN THUC HIEN:
LE THI HONG ANH - 2256140004
TRAN NGUYEN ANH THU - 2256140087
Trang 2NHAN XET VA DANH GIA CUA GIANG VIEN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em - Hồng Anh và Anh Thư xin được gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến thầy Lý Tùng Hiếu - giảng viên bộ môn Văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên lớp VHH KIó6.I
Trong suốt quá trình học tập va tìm hiểu môn học, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của thầy Đồng thời, thầy cũng đã cung cấp cho chúng em những kiến thức mới rất hữu dụng và bồ ích về môn học Văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên Nhờ đó, chúng em có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn hoc để hoàn thành được bải tiểu luận về đề tài “Tim hiễu sw thé hién va khai thac văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nạp” Song, trong quá trình làm bài chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, chúng em kính mong nhận được những lời góp ý, nhận xét của thầy đề bài tiêu luận của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn, cũng như rút kinh nghiệm cho những môn học tiếp theo của chúng
em
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!
Trang 44 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5s 112111511111111 117211 111111211112 xe 5
5 Phương pháp nghiên cứu và nguỗn tư liệu - St 111111111 112221121121 12c re 5
6 Bố cục để tài s22: 22211222111221112121211112111102111211122111 11011211101 0 g0 ng 6
B NỘI DỮNG S21 22121 2121211121 112112121210 112111111112 2111 ra 6 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực CHEN .— 6 INNeu ch AiašaiiiaađaidiaâaaddaâdâẢŸŸỀỐỀẼỶÝỶŸÝÝÝỶÝ 6 LAT, Khai niétm vn NO nh hố e6e näẽẼŠẽ 6 11.2 Khai niém van hoa Truong Son - Tay NQuyen ccccccccccccccccccccctccscsstecesesteeees 7 IhN Y5 216 nan n6 e6 7 Xe an 7 1.2.1 Khải quát vùng văn hóa Trường Sơn - Tây NGHVÊH cà à SA sei 7 1.2.2 Tổng quan về điện ảnh Việt Nam hiện Hy on nen 8 Chương 2: Quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay - L Q22 0200102011113 113111111 1111111111111 1111111111111 1111111111111 111111 ra II 2.1 Nguồn gốc và sự phát triển của quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay - 5-0 2c 02 2221112221211 1222111222 12 2.2 Đặc điểm của quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay 20 2 20 2201112111221 1 121111211 15211 12111101112 1110111081 11 1H 16
"hon 0 nh ốố 17
Chương 3: Sự thể hiện văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện 'nay L2 0 201020111201 11211 111111111 11111 1111111111111 1 1111111111111 1k k ng kg kg ra 18 3.1 Thực trạng thế hiện văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam 'IT©'¡8::;3//WIạÁ ss 18 3.2 Những ưu điểm và hạn chế của sự thê hiện văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay 5 2222221112211 1 1211121112111 1811121111111 x12 23
SN, nh ắ.ằắ.n 23
1 00 ẺnẺẽ aa 25
cu nh ốố 27
Trang 5Chương 4: Đề xuất một số giải pháp để phát triển điện ảnh về đề tài văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong tương ÌaI - - 2 0201020111211 1211112111 5121 111515111 1111k ray 27
C KẾT LUẬN á- 5à 1 2112112111211 2 1121121 12121 12 12112121211 cn xu 30 PHỤ LỤC 22s 212 11211211.211012 12112121 11121112111 1211 xa 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 1 1211 1121121221 112121 11012121 rau 34
Trang 6A DẪN NHẬP
1 Lý do chọn đề tài
Điện ảnh - bộ môn nghệ thuật thứ bảy, đang là xu thế của thời đại 4.0 như hiện nay Chúng có sức ảnh hưởng to lớn đến từng cá nhân, tập thể con người nói riêng và nền văn hóa của các nước, các khu vực, các dân tộc nói chung Phim ảnh rất đa dạng thể loại, quốc gia, nội dung , nói chung là một loại hình nghệ thuật có sức mạnh đặc biệt trong việc phản ánh hiện thực Các bộ phim điện ảnh có thé phản ánh chân thực những vấn đề của đời sống xã hội, từ những vấn đề lớn như chiến tranh, thiên tai, giá trị văn hóa của một tộc người cho đến những vấn đề nhỏ hơn như đời sống gia đình, phê phán tệ nạn ,
từ đó mang đến cho khán giả những kiến thức mới mẻ, những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, về con người - xã hội Điện ảnh cũng là một phương tiện dễ tiếp cận nhằm lưu giữ, truyền tải và quảng bá bản sắc văn hóa của đất nước Việt Nam ta Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hiện đại như ngày nay, con người lại có xu hướng tìm về những bộ phim tài liệu, những bộ phim với để tài sâu sắc về văn hóa và khai thác văn hoá thay vì chạy theo nhan nhản các bộ phim thương mại nhàm chán, vô nghĩa Trong đó, văn hóa Trường Sơn
- Tây Nguyên với những nét độc đáo riêng biệt cũng đã và đang được khai thác, thê hiện một cách đẹp đẽ qua lăng kính điện ảnh Việt Nam Nhóm chúng em với 2 thành viên: Anh Thư và Hồng Anh, 2 người con thuộc về 2 khu vực văn hóa khác nhau là Bắc Bộ và Nam Bộ, tuy nhiên lại có chung niềm yêu thích về điện ảnh và việc tìm hiểu văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong bức tranh văn hóa nghệ thuật Việt Nam Vì thế, chúng
em đã quyết định chọn đề tài “Tim hiểu sự thể hiện và khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay” vừa nhằm nghiên cứu, học hỏi thêm nhiều thông tin hữu ích về văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên và các khía cạnh điện ảnh cho bản thân, vừa có thê đem những kiến thức đó đến với mọi người qua bài nghiên cứu này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của toàn bài là tìm hiểu, phân tích, đánh giá những nét khái quát và đặc trưng của quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên từ nguồn gốc, đặc điểm cho đến sự thê hiện của nó trong điện ảnh Việt Nam hiện nay, qua đó thê
Trang 7hiện tầm quan trọng cũng như cho thấy thực trạng ngày nay, những ưu điểm, hạn chế của việc khai thác và thê hiện này, đồng thời đưa ra những đề xuất, giải pháp tiễn bộ
3 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Qua những tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu đề tài thì hiện nay chưa thật sự có công trình nghiên cứu khoa học nào khai thác sâu rộng và rõ ràng về tổng quan sự thê hiện và khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay Có những bài báo trên các diễn đàn Internet phân tích về một số luận điểm nhỏ như thực trạng phim về đề tài văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong thời đại ngày nay hay những thách thức trong việc làm phim , tuy nhiên còn khá so sải và không thực sự đủ thông tin cho một luận điểm lớn hơn Vì vậy, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “ Từm hiểu
sự thể hiện và khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay” nhằm mang đến nhiều và sâu hơn những kiến thức về cả quá trình và nhiều khía cạnh khác nhau của sự khai thác, thê hiện văn hóa điện ảnh về Trường Sơn - Tây Nguyên, từ đó rút ra những nhận xét, đề xuất đề loại hình này ngày càng được bảo tồn và phát huy rộng rãi
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
« - Đối trợng nghiên cứu: Sự thê hiện và khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây
Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay
« Pham vĩ nghiên cứu: điện ảnh Việt Nam hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
* - Phương pháp nghiÊH cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: tìm kiểm, đọc, phân tích và thu thập các thông tin từ những quyền sách đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước, tài liệu, công trình nghiên cứu trên Internet về quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay cũng như các đặc trưng, giá trỊ, thực trạng, ưu - nhược điểm của nó
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Tông hợp các kết quả nghiên cứu từ các phương pháp trên để đưa ra kết luận chính xác nhất
Trang 8« - Nguồn tư liệu: tư liệu thứ cấp, bao gồm các công trình nghiên cứu, quyền sách của các tác giả người Việt và nước ngoài; các bài viết trên báo, tạp chí và website Internet có nội dung liên quan đến quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay và các luận điểm liên quan
6 Bố cục đề tài
Bồ cục đề tài ngoài phần dẫn nhập, mục lục, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính gồm có 4 chương:
«_ Chương 1: Co sé lp luận và thực tiễn
« Chương 2: Qud trình khai thác ăn hóa Trường Sơn - Tũy Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay
„ _ Chương 3: Sự thể hiện văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay
« Chương 4: Đề xuất một số giải pháp để phát triển điện ảnh về đề tài văn hóa Trưởng Sơn - Tây Nguyên trong tương lai
B NOI DUNG
Chương l: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khải niệm văn hóa
Hiện nay, có khoảng hơn 400 định nghĩa về văn hóa Mỗi định nghĩa phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá và quan niệm khác nhau, tuy nhiên chúng đều truyền tải thông tin, giá trị, cốt lõi vốn có của văn hóa
Theo UNESCO: “ăn hóa là tổng thê sống động các hoạt động và sáng tao trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một
hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiểu - những yếu tô xác định đặc tính riêng
,
của môi dân tộc `
Theo Sir Edward Burnett Tylor trong công trình Primitive Culture (1871): “ăn hóa hoặc văn mình, hiếu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, là cái toàn thể phức hợp bao gôm nhận thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và các năng tực hoặc tập tục khác do con người thụ đắc với tư cách thành viên xã hội `
Trang 9Theo TS Lý Tùng Hiếu (2020): “Văn hóa là toàn bộ những đặc điểm riêng biệt
về vật chát, tỉnh thân, trí tuệ và cảm xúc của một dân tộc, một xã hội hoặc nhóm xã hội, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, xã hội này với xã hội khác, nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác ”
Tuy có thế từng quan điểm được diễn giải một cách khác nhau nhưng tựu chung lại ta có thể cho rằng, văn hóa là tất cả những gì không phải là tự nhiên mà là do con người sáng tạo ra, thông qua các hoạt động của chính mình Do vậy, có thể nói văn hóa là chia khóa của sự phát triển
1.1.2 Khải niệm văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên
“Văn hóa Trường Sơn - lây Nguyên là vùng văn hóa vừa năm trong không gian văn hóa Việt Nam, vừa là phần rìa của không gian văn hóa Mon — Khummer phân bố ở ving cao của bán đảo Đông Dương, tách biệt với thế giới bên ngoài " (Lý Tùng Hiếu,
2019, tr 317)
1.1.3 Khải niệm điện ảnh
Điện ảnh, hay còn gọi là nghệ thuật thứ bảy, là một loại hình nghệ thuật sử dụng hình ảnh và âm thanh đề kê chuyện, truyền tải thông điệp và khơi gợi cảm xúc cho người xem Bắt nguồn từ những thước phim đen trắng thô sơ, điện ảnh đã phát triển mạnh mẽ qua hơn một thế kỷ, trở thành một ngành công nghiệp giải trí không lỗ và một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của con người Theo GS.TS Đỗ Văn Khang:
“Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp - nó thu hut tat cả các nghệ thuật khác, biến chúng thành phương tiện biểu hiện, rồi kết hợp chặt chẽ với kĩ thuật (phương tiện mang tính công nghệ), nhằm tái hiện cảm giác về các hình nỗi trong không gian ba chiều đang diễn
ra một cách day cảm xúc, day biéu tượng, một cách liên tục, toàn diện về hoàn cảnh tạo
ra biến cố; tạo ra tính cách và số phận con người.”
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.L Khải quát vùng văn hóa Trường Sơn - Tũy Nguyên
Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên là một trong những vùng văn hóa độc đáo và giàu bản sắc của đất nước Việt Nam Đây là một vùng văn hóa miễn núi trải dai trên địa bàn 19 tỉnh, từ dãy Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến hết vùng thềm cao nguyên ở
7
Trang 10Đông Nam Bộ Vùng văn hóa này tạo thành 3 cảnh quan sinh thái vùng cao Về phạm vi, vùng văn hóa này bao gồm vùng núi phía Tây 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
- Huế, Quảng Nam, vùng núi và cao nguyên thuộc l1 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắk Nông, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và
Bình Thuận Vùng văn hóa này bao gồm ít nhất 2 tiêu vùng: tiêu vùng văn hóa Trường Sơn và tiêu vùng văn hoá Tây Nguyên Về địa hình, Trường Sơn - Tây Nguyên là một vùng đồi núi và cao nguyên nối tiếp nhau, gồm 5 khu vực: Trường Sơn, Bắc Tây Nguyên, Trung Tây Nguyên, Nam Tây Nguyên, Đông Nam Bộ Địa hình của các khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên đều thấp dần về phía Tây nhưng dốc đứng về phía Đông Tại Trường Son, thổ nhưỡng là đất feralit trên các loại đá không phải đá basalt Còn tại Tây Nguyên, thé nhưỡng gồm đất feralit trên đá basalt và đất feralit trên các loại đá khác Về khí hậu, vùng văn hóa này có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
Về chủ thê văn hóa, các tộc người bản địa giữ vai trò chủ thể của bộ phận văn hóa truyền thống và một số yếu tô văn hóa hiện đại mà họ đã tiếp biến từ văn hóa Việt Người Việt đóng vai trò sứ giả đu nhập các yếu tố văn hóa hiện đại vào Trường Sơn - Tây Nguyên, do đó cũng là chủ thể chính của văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên hiện đại Ở Trường Sơn - Tây Nguyên hôm nay, các chủ thể của văn hóa truyền thống vẫn là các tộc người bản địa Trong số đó, có những tộc người tương đối đông dân và đời sống xã hội
có những nét phát triển nhất định Có các tộc người cùng sinh sống: Brũ, Katu, Ta'ioh; Bahnar, Sedang, Hre, Jeh-Trieng (Bắc Tây Nguyên); Irai, Êđê, Raglai (Trung Tây Nguyên và vùng tiếp giáp); Kơho, M'nông, Stieng, Mạ (Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) Trong văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên hiện đại, bên cạnh các chủ thê chính của văn hoá truyền thông, nhất thiết phải kế đến người Việt với tư cách một tộc người đa số
và có trình độ kinh tế - xã hội phát triển hơn Với tư cách đó, người Việt đang đóng vai trò chủ thế chính của văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên hiện đại, là tác nhân chủ yếu làm thay đôi cấu trúc và giá trị văn hóa có truyền của vùng đất này, bắt đầu từ thành thị Bên cạnh người Việt, cũng cần quan tâm đến các tộc người thiểu số di cư Trong một tương lai không xa, có thể một số tộc người đi cư có dân số lớn trú và cư trú tương đối tập trung như người Nùng, người Tày cũng sẽ trở thành những chủ thê văn hóa ở cấp tiêu vùng
Trang 111.2.2 Tổng quan về điện ảnh Việt Nam hiện nạp
Vào ngày 15/3/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập “Doanh
nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”, đánh dâu một cột mốc quan trọng cho sự ra đời của nền điện ảnh Việt Nam từ sau chiến tranh đến nay, là tiền đề cho những thành tựu tương lai của nền nghệ thuật này Thời gian đầu, do ảnh hưởng của chiến tranh
và quá trình chuyến đổi kinh tế - xã hội, ngành phim Việt lúc bấy giờ trải qua rất nhiều khó khăn trong toàn bộ các hoạt động May mắn rằng, sau một thời gian đầy trắc trở, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nền điện ảnh Việt Nam đã bước vượt qua, vươn mình và tạo nên những bước đột phá đáng kê Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, nền điện ảnh Việt Nam đã công hiến cho kho tàng nghệ thuật nước nhà những tác phẩm đây giá trị và ý nghĩa, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thông quốc gia, thúc đây sự phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ hội nhập và phát triển Trong những năm gần đây, nền điện ảnh Việt Nam đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ và đây triển vọng, hay còn được gọi là thời kỳ “vàng son” của ngành phim Việt Voi su phat triển mạnh mẽ về cả số lượng vả chất lượng, nền điện ảnh Việt Nam ngày nay đang ngày càng vươn xa, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Đầu tiên, về mặt số lượng, trong những năm gân đây, ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc về mặt số lượng, thể hiện qua nhiều chỉ số ấn tượng Trước hết, số lượng phim điện ảnh sản xuất hàng năm tại Việt Nam không ngừng tăng lên Nếu như vào thập niên 2000, Việt Nam chỉ sản xuất khoang 9 - 10 phim mỗi
năm, thì con số này đã lên tới hơn 30 phim mỗi năm vào giai đoạn 2020 - 2023 Điều này
cho thấy ngành công nghiệp điện ảnh trong nước đang có sự phát triển rất mạnh mẽ về quy mô Bên cạnh đó, hệ thống rạp chiếu phim tại Việt Nam cũng ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa Từ chỉ vài chục rạp vào cuối những năm 2000, con số này đã tăng lên hơn 1110 rạp chiếu phim trên toàn quốc vào năm 2023, phần lớn là những rạp được đầu tư hiện đại, tiện nghi Điều này đã góp phần tăng cường khả năng tiếp cận của khán giả với các tác phẩm điện ảnh trong nước đồng thời mang lại một lượng doanh thu to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đây sự phát triển và làm giàu mạnh thêm cho đất nước Không chỉ vậy, ngành công nghiệp phim ảnh Việt Nam còn ghi nhận sự gia tăng đáng kế
về số lượng các hãng phim, công ty sản xuất và công ty phát hành Từ những công ty nhỏ
lẻ, ngành này đã phát triển thành những tập đoàn lớn, sở hữu năng lực sản xuất, phát hành
9
Trang 12và phân phối các tác phâm điện ảnh trong và ngoài nước Thứ hai, bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ về mặt số lượng, ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam trong thời gian gân đây cũng đã có những bước tiến vượt bậc về chất lượng Nếu trước đây, phim Việt thường bị chê về kỹ xảo và đàn dựng yếu kém, thì trong những năm gần đây, các bộ phim
ra rạp đã cải thiện vấn đề này rất nhiều, chất lượng về kỹ thuật sản xuất phim đã được nâng cao đáng kế Với việc tiếp cận và ứng dụng các công nghệ hiện đại (4K, 3D, VFX) trong quá trình quay phim, hậu kỳ, âm thanh và kỹ xảo, các tác phẩm điện ảnh Việt Nam ngày càng trở nên chuyên nghiệp và ân tượng về mặt hình ảnh cũng như âm thanh, mang lại trải nghiệm xem phim sống động và chân thật hơn cho khán giả Cùng với đó, chất lượng về nội đung và kịch bản cũng được chú trọng một cách kỹ lưỡng hơn Các nhà làm phim Việt Nam ngày cảng đặc biệt chú ý vào việc xây đựng câu chuyện, phát triển nhân vật và thê hiện các chủ đề sâu sắc, có ý nghĩa Nhiều tác phẩm đã thành công trong việc phản ánh chân thực những vấn đề xã hội, văn hóa, lịch sử của Việt Nam, đồng thời mang đến những thông điệp nhân văn sâu sắc Mặt bằng chất lượng phim Việt được nâng cao
dần, không còn nhiều phim bị gọi là Ộthảm họaỢ hay Ộhài nhảmỢ Nhiều tác phâm đã
giành được những giải thưởng và sự ghi nhận đáng kề tại các liên hoan phim Việt Nam
và giải Cánh Diều như: ỘMời có cháyỢ, ỘNhững người viết huyễn thoạiỢ, ỘNhững đứa con của làngỢ Đáng chú ý, với sự đầu tư kỹ càng về kỹ xảo cùng nội dung và kịch bản, nền điện ảnh Việt Nam đã gặt hái được những Ộtrái ngọtỢ to lớn trong hành trình khăng định vị thế của mình Thành công của các tác phẩm điện ảnh Việt Nam tại các liên hoan phim quốc tế cũng như sự ghi nhận của công chúng trong nước và quốc tế càng khẳng định sự tiến bộ về chất lượng của ngành công nghiệp này Điện ảnh Việt Nam hằng năm đều có các bộ phim được cử đi tham dự các Liên hoan phim quốc tế có uy tắn như Liên hoan phim Cannes, Lién hoan phắm Berlin, Liên hoan phắm Thượng Hải và tham dự giải thưởng điện ảnh danh giá Oscar Một số những giải thưởng đanh giá mà Điện ảnh Việt Nam đã đạt được như: bộ phim ỘCa cõng conỢ của đạo diễn Lương Đình Dũng đạt giải Phim châu Á xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế Fajr (Iran) lần thứ 36; phim
ỘRomỢ cua Tran Thanh Huy đạt giải phim hay nhất tại Liên hoan phim Busan (Han Quốc); phim Ộđên ắrong vỏ kén vàngỢ của đạo diễn Phạm Thiên Ân được trao giải Camera vàng dành cho bộ phim đầu tay xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes 2023
10
Trang 13Các giải thưởng, đề cử tại các liên hoan phim uy tín là minh chứng rõ nét cho sự đi lên của điện ảnh Việt Nam
Mặc dù ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam đã có những bước phát triển đáng
kế trong thời gian gần đây, song vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trên con đường chính phục đỉnh cao Đầu tiên, nguồn vốn đầu tư cho các dự án phim ảnh vẫn là một trong những thách thức lớn nhất Nhiều nhà làm phim phải đối mặt với sự thiếu hụt
về nguồn tài chính, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như quy mô của các tác phẩm Việc thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các nha tai trợ, đơn vị sản xuất, hay các nhà đầu tư cá
nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn Thứ hai, hệ thống phân phối và chiếu phim tại Việt
Nam cũng chưa được phát triển đồng bộ Khác hắn với trên thành phố, nhiều rạp chiếu phim ở các vùng quê, nông thôn, các tỉnh ở vùng cao vẫn chưa được hiện đại hóa và cập nhật công nghệ mới, hạn chế sự tiếp cận của khán giả với các tác phẩm điện ảnh chất lượng Thách thức không kém phần quan trọng là việc thu hút và giữ chân các nhân tài trong ngành điện ảnh Nhiều nghệ sĩ, đạo diễn, kỹ thuật viên tài năng thường rời bỏ Việt Nam đề tìm kiếm cơ hội phát triển ở nước ngoài, đo không có đủ điều kiện về tài chính,
cơ hội thăng tiến hoặc môi trường sáng tạo tại quê nhà Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt từ các nền điện ảnh khác, đặc biệt là các tác phẩm điện ảnh Hàn Quốc, Trung Quốc hay Mỹ cũng là một thách thức lớn Những bộ phim có chất lượng cao, được đầu tư bài bản về mọi mặt từ kỹ xảo đến dàn dựng thường chiếm lĩnh thị trường, khiến các tác phâm trong nước khó cạnh tranh Cuối cùng, môi trường pháp lý và chính sách ưu đãi cho ngành điện ảnh Việt Nam cũng chưa thực sự hoàn thiện Nhiều chính sách, quy định liên quan đến bản quyền, miễn giảm thuế, hỗ trợ sản xuất phim ảnh vẫn chưa đủ mạnh để tạo động lực phát triển Chung quy lại, trước những thách thức này, ngành điện ảnh Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt, từ việc tăng cường nguồn vốn đầu tư, cải thiện hạ tầng phân phối, thu hút và giữ chân nhân tài, cho đến hoàn thiện khung pháp
lý và chính sách ưu đãi Chỉ có như vậy, ngành công nghiệp này mới có thế vượt qua những trở ngại, tiếp tục phát triển và khăng định vị thế trên trường quốc tế
Chương 2: Quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay
11
Trang 142.1 Nguồn gốc và sự phát triển của quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay
Trong những năm tháng đầu của nền điện ảnh Việt hiện đại, các đề tài về chiến tranh, lòng yêu nước luôn là ưu tiên hàng đầu cho các nhà làm phim Vì thế, không có gì bất ngờ khi quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh nước nhà cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi lòng yêu nước và cảm hứng vô tận sau các cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc Vì thế, văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong khai thác từ điện ảnh Việt Nam có sự khởi đầu chính là do các dòng phim lấy đề tài chiến tranh làm cột mốc, từ đó ngày càng phát triển và mở rộng sang nhiều đề tài khác Các nhà làm phim nhìn chung đều xuất phát từ mong muốn bày tỏ, lan tỏa niềm tự hào dân tộc cũng như tình yêu nước nỗng nàn khi ông cha ta đã có rất nhiều thành tựu trong chiến đấu tại mảnh đất Trường Sơn - Tây Nguyên Ngoài ra, việc tái hiện lại những cuộc chiến ấy qua điện ảnh, những cuộc chiến xương máu đã cướp đi biết bao sinh mạng của những chiến sĩ hay tộc người bản xứ đã năm lại nơi Trường Sơn - Tây Nguyên trong các cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc cũng như một sự tri ân sâu sắc đến họ, những thân nhân, gia đình còn ở lại, đồng thời nhắc nhở thế hệ con cháu sau này phải biết trân trọng, yêu thương từng tắc đất mà ta đang sinh sống Cùng với đó, những bộ phim như thế còn nhằm khơi gợi ở khán giả mọi miền lòng thương cảm, mang lại cho họ thêm nhiều thước phim chân thật nhất về chiến tranh ở nơi Trường Sơn - Tây Nguyên đề mỗi khi xem lại, ta đều cảm thấy
tự hào khi là một phần của “con rồng cháu tiên” Trong khi quá trình khai thác đề tài chính là chiến tranh ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên, các nhà làm phim còn léng ghép nhiều yếu tố về thiên nhiên hay văn hóa bản địa như: văn hóa âm thực, văn hóa trang phục, văn hóa giao thông của các dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên Việc kết hợp đối nghịch giữa “chiến tranh” và “đời thường” tưởng chừng như không phù hợp, thế nhưng lại mang đến cho những bộ phim mang đề tài chiến tranh Trường Sơn - Tây Nguyên thêm phần giá trị, đặc sắc Người xem không chỉ được hòa mình vào những thước phim chân thật về bom đạn chiến tranh, thay duoc khi thé hao hung cua 6ng cha
mà còn như được “du lịch” đến miền Trường Sơn - Tây Nguyên với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa, cuộc sông đây độc đáo và thú vị của các tộc người bản xứ nơi đây Nguồn gốc của quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay còn xuất phát từ tắm lòng yêu thương, sự biết ơn sâu sắc về
12
Trang 15khung cảnh xinh đẹp và con người hiếu khách nhưng cũng đầy dũng cảm của mảnh đất Trường Sơn - Tây Nguyên xinh đẹp này Đoàn làm phim - từ đạo diễn, biên kịch đến những diễn viên phải kính nghiệp và giành tình yêu to lớn cho mảnh đất Trường Sơn - Tây Nguyên đến nhường nảo thì mới có thê trải qua vô số tháng ngày cực nhọc, vất vả, ở
một nơi xa lạ với khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất thiếu thôn để có
thê nghiên cứu, tham khảo kịch bản, quay phim , từ đó đem đến cho người xem những thước phim mãn nhãn, chân thật nhất Có thế thấy, cái tâm làm nghề và sự tôn trọng nơi Trường Sơn - Tây Nguyên đã góp phân cho sự phát triển của quá trình khai thác nét văn hóa nơi đây qua điện ảnh với việc cho ra những bộ phim thành quả không hề sơ sài, thiếu vắng độ chân thật mà ngược lại, họ đã sinh ra những “đứa con tính thần” quý giá, chứa đựng cả một kho tàng kiến thức về văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên cũng như tình yêu,
sự trân trọng đối với từng dải đất thiên nhiên, từng cá thể sống trong cộng đồng nơi đây Một ví dụ cho sự công hiến hết mình vì tác phẩm là bộ phim tài liệu “Về với buôn rừng” của đạo diễn Lê Hồng Chương được quay ở chốn núi rừng Tây Nguyên, cụ thể là Gia Lai
và Kon Tum trong vòng 20 ngày Đạo diễn đã tâm sự rằng, để chuẩn bị cho bộ phim, ông thường “nằm” ở nơi đó 2 tuần và đọc, xem rất nhiều phóng sự, sách báo, tiêu thuyết về Tây Nguyên nói chung và về các tập tục, nét sinh hoạt của người dân nơi đây nói riêng
Lê Hồng Chương cũng chia sẻ: những người làm phim về đề tài khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên như ông đều mong muốn một thông điệp khi tạo ra và công
chiếu phim rộng rãi đến với khán giả mọi nơi, đó chính là: đây không chỉ là cơ hội để
những người như ông khám phá, tìm lại bản thân mình qua khung cảnh Tây Nguyên tuyệt đẹp, mà còn là thời khắc đề ghi lại những đổi thay trên mảnh đất này từ xưa đến nay, từ thiên nhiên hùng vĩ, con người đũng cảm cho đến nếp sống, nếp sinh hoạt đặc sắc ngàn doi “Hay dat trai tim của mình vào trong đó thì tác phẩm sẽ đạt hiệu quả Phùm phải có xúc cảm, phải có cải nhìn riêng của tác giả và muốn thể, ta phải yêu cái mình đang quay Thêm nữa, muốn vào để tài nào, phải hiếu rất kỹ về để tài ấy.” - Đạo diễn Lê Hồng Chương Thêm vào đó, một số bộ phim lấy đề tài Trường Sơn - Tây Nguyên còn có nguồn gốc từ việc các nhà làm phim, đạo diễn muốn phê phán nạn mê tín dị đoan, những
hủ tục lạc hậu, những kẻ lợi dụng truyền thống văn hóa tâm linh bản địa để lộng hành ở khu vực này, từ đó lên án và nhắc nhớ người dân Trường Sơn - Tây Nguyên nói riêng cũng như đánh vào tâm lý của con người nước ta nói chung răng: những yếu tố, hành vi
13
Trang 16mê tín dị đoan, hủ tục là sai trái, đã không còn phù hợp với thời đại của người Tây Nguyên hiện đại, cái cũ lạc hậu đã không còn so sánh được với cái mới tiến bộ, cũng như cân thận trước sự lợi dụng của nhiều thế lực xấu xa lăm le hại người để đạt được mục đích riêng của chúng Điển hình như bộ phim “C#ữn phí bay về cội nguồn ” của đạo diễn Đặng Lưu Việt Bảo đã lồng ghép thành công yếu tô hủ tục, tư tưởng lạc hậu về “Ma lai” vào trong nội dung phim, từ đó đưa ra thông điệp ý nghĩa về việc phải bài trừ các hủ tục,
tư tưởng lỗi thời đê không đem đến nhiều hệ lụy khó lường dành cho những người đồng bào cùng khô
Nhìn chung, diễn biến của quá trình khai thác yếu tố văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay đang có dấu hiệu khởi sắc, ngày càng phát triển, chủ yếu tập trung vào 2 yếu tố then chốt là sự da dang trong dé tai, thé loại và sự đầu tư nghiêm túc, chỉn chu Về đề tài và thể loại, có nhiều nhà lam phim, đạo diễn sau này đã tập trung khai thác sâu hơn, rõ hơn về những khía cạnh khác của văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên như phong tục tập quán, lễ hội, mối quan hệ với đồng bảo các tộc người khác đa dạng hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu với đa số là dòng phim về chiến tranh, chỉ lồng theo ít văn hóa bản địa của người đân Trường Sơn - Tây Nguyên như một nét châm phá Bởi những năm đầu tiên, chiến tranh là đề tài “vàng” đối với cả đạo diễn, biên kịch và khán giả khi khoảng thời gian đó là lúc mà lòng yêu nước, tự hào dân tộc được đây lên cao hơn bao giờ hết, vô hình trung làm lu mờ đi những đề tài đáng khai thác khác Sau này khi Việt Nam tiếp thu thêm nhiều tỉnh hoa văn hóa và có những sự phát triển vượt trội, dòng phim khai thác về đề tài văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên đã có sự
mở rộng thêm về các đề tài khác như: chuyện tình cảm trai gái chốn núi rừng, cuộc sông mưu sinh của người dân Trường Sơn - Tây Nguyên, những tệ nạn còn tổn đọng (mê tín di đoan, hủ tục lạc hậu, lừa bán người), những lễ hội độc đáo của văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên Không ngoa khi nói rằng, những bộ phim gần đây về chủ đề Trường Sơn - Tây Nguyên đã mang hơi thở đại ngàn rõ rệt và dần tìm được chỗ đứng cho mình trên bản đồ điện ảnh Việt Nam Ngoài ra, sự đa dạng trong dé tai và thể loại còn đến từ việc người dân ta bắt đầu quan tâm hơn đến nền điện ảnh nước nhà, đặc biệt là người dân bản địa vùng Trường Sơn - Tây Nguyên Đời sống vật chất hiện tại ngày càng được nâng cao, cũng từ đó nhu cầu thưởng thức văn hóa của họ ngày một lớn, họ sẵn sàng bỏ tiền và thời gian ra đề thưởng thức những bộ phím về chính dân tộc mình, văn hóa mỉnh, vùng đất
14
Trang 17mình, “cái phim về đông bào mình, do người đồng bào mình đóng” Cùng với đó, việc nghiêm túc đầu tư vào điện ảnh lây đề tài Trường Sơn - Tây Nguyên những năm gần đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng, từ việc chỉ phí đầu tư sản xuất cho một bộ phim được nâng cao, các quả trinh viết kịch bản, lựa chọn diễn viên, địa điểm quay cũng được nghiên cứu, kiêm tra nghiêm ngặt rồi mới thông qua chứ không hề làm cho có, làm qua loa, sơ sài Vào thời gian đầu quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam, đề tài về văn hóa tộc người ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên và những khía cạnh liên quan kha ít được quan tâm từ cả khán giả và các nhà phê bình phim Tuy nhiên, với nỗ lực quảng bá hình ảnh Trường Sơn - Tây Nguyên đến rộng rãi mọi ngóc ngách của mản ảnh rộng của các nhà làm phim, đạo diễn cùng với sự phát triển chung của kinh té, nghệ thuật nước nhà nên các bộ phín về văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên đã được quan tâm, chăm chút đầu tư nhiều hơn Ngày nay khi mà nhu cầu thường thức văn hóa tính thần của khán giả ngày một cao và khó tính, các nhà làm phim phải thật sự lựa chọn bối cảnh, diễn viên, trang phục kỹ cảng hơn rất nhiều so với thời xưa, nhất là đối với một đề tài mang tính cộng đồng và giá trị văn hóa thiết yếu của dân tộc như văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên nhăm đáp ứng kỳ vọng từ cả những khán giả
yêu thích vùng đất này và cũng như để giới thiệu những cái “Sử”, cái “Chân - Thiện -
Mỹ”, phê phán cái tục, cái xấu đến cho mọi người Đứng trên góc độ người xem, những
bộ phim về Trường Sơn - Tây Nguyên ngày nay đã có sự tiến bộ rõ rệt với những diễn viên “thổ câm” đã điễn xuất khá thuần thục dòng phim về đề tài này như: Y Kim, H'Plim Ngoài ra, sự phát triển của quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay còn được nhận thấy từ sự chú trọng hơn về hình thức bên ngoài, ví dụ như trang phục của diễn viên được thiết kế phù hợp với từng người nhưng vẫn đúng với văn hóa khu vực (đàn ông đóng khố, mặc áo chui đầu, phụ nữ mặc áo, váy tâm với 2 gam màu chủ đạo là đỏ và đen); nhạc phim từ các loại nhạc cụ đặc trưng dân tộc (đàn trưng, tủ và ); lời thoại trong phim phù hợp với mọi người dân;
kỹ thuật quay phim hiện đại (flycam, drone ) giúp mang đến những góc quay ấn tượng, tái hiện chân thực vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Trường Sơn - Tây Nguyên Tất cả đều tạo nên một bức tranh văn hóa núi rừng Trường Sơn - Tây Nguyên tuyệt đẹp và chân thực, nhờ đó tiếp cận được đại đa số khán giả yêu mến vùng đất này, mang lại thiện cảm cho họ về những thực tế đang diễn ra ở Trường Sơn - Tây Nguyên
15
Trang 18Từ chủ đề là khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay đang ngày cảng phong phú về cả số lượng lẫn chất lượng, ta có thê thấy được diễn biến và sự phát triển rõ ràng của quá trình khai thác yếu tố văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên cũng theo đó mà dân hoàn thiện và phát triển hơn Mặc dù nếu so về
số lượng hay độ hoành tráng, “mainstream” như các dòng phim khác như tình cảm, hành động thì phim về đề tài khai thác yếu tổ Trường Sơn - Tây Nguyên vẫn còn khá lép về,
“thiếu vắng” so với mặt bằng chung Tuy nhiên, nếu nhìn bằng mặt tích cực hơn thì tuy
số lượng phim chưa phải là nhiều nhưng sự đầu tư về chất lượng và giá trị văn hóa, hiểu biết vẫn là điều quan trọng hơn cả, điều đó sẽ giúp các bộ phim điện ảnh lấy đề tài khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên “trụ” trên chiến trường điện ảnh Việt bền bỉ, lâu dài hơn nữa Bởi lẽ nó không chỉ làm thỏa mãn tình yêu của những người quý mến dải đất, văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên mà còn góp phân giới thiệu, quảng bá những nét tốt đẹp trong từng khía cạnh của văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên, từ thiên nhiên, con người, sinh hoạt, lễ hội với những người còn xa lạ, với giới trẻ hiện nay và nhất là vươn xa đến bạn bè quốc tế Mỗi bộ phim khai thác về chủ đề văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên được công chiếu đều tạo ra được những ấn tượng nhất định trong lòng khán giả gân xa
2.2 Đặc điểm của quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam hiện nay
Quá trình khai thác văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên trong điện ảnh Việt Nam la một quá trình vô củng phức tạp, gian nan và đầy rẫy những khó khăn, thách thức, mang một số đặc điểm như sau:
¢ Đoàn làm phim phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức hơn hắn những bộ phim lây đề tài khác Ngoài ra, phải đầu tư địa điêm lên đến tận nơi, tận khu vực
mà phim xây dựng bối cảnh (ở những nơi vùng cao hiểm trở, thậm chí là nguy hiểm) để có thể mang lại một cách chân thực nhất, đúng đắn nhất tính thần văn hóa của bộ phím Nhiều nhà làm phim, ví dụ như đạo diễn Lê Hồng Chương khi được hỏi “Đề chuẩn bị cho một bộ phừn về Tây Nguyên thì thường làm gì?”, ông
đã trả lời rằng: “Tôi vào nằm ở đó 2 tuần Ngoài ra, tôi đọc rất nhiều sách, các
tiểu thuyết, bài ký về vùng đất này, cũng như xem nhiều phóng sự trên truyền hình
16