BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA VĂN HỌC--- ---TIỂU LUẬN GIỮA KỲHỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài:PHÂN TÍCH NHỮNG BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN VỀ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC -TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài:
PHÂN TÍCH NHỮNG BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN VỀ ĐẶC TRƯNG (MÔ HÌNH) VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM CỦA CƯƠNG LĨNH NĂM 2011 SO VỚI CƯƠNG
LĨNH NĂM 2011 Giảng viên hướng dẫn: ThS Thái Văn Nam
Sinh viên thực hiện (danh sách được sắp xếp theo thứ tự mã số sinh viên):
Trần Thị Ngọc Hân: 2256010032 Nguyễn Lương Phương Hiền: 2256010034 Nguyễn Xuân Thiều Hoa: 2256010038 Đặng Thị Tuyết Lâm: 2256010057 Huỳnh Nguyễn Lâm: 2256010100
Võ Thị Thảo Quyên: 2256010110 Nguyễn Thị Hằng (nhóm trưởng): 2256010169
Tp Hồ Chí Minh, tháng 3/2024
Trang 3MỤC LỤC
I Bối cảnh ra đời Cương lĩnh 1991 và Cương lĩnh 2011: 5
1 Bối cảnh ra đời cương lĩnh 1991: 5
2 Bối cảnh ra đời cương lĩnh 2011: 5
II Phân tích, so sánh những bổ sung, phát triển về đặc trưng và phương hướng giữa Cương lĩnh năm 1991 với Cương lĩnh năm 2011: .5
1 So sánh đặc trưng của Cương lĩnh 1991 và 2011: 5
2 Phân tích những bổ sung, phat triên về đặc trưng giữa hai bản Cương lĩnh: 6 2.1 Những bổ sung, phát triển về đặc trưng giữa hai bản Cương lĩnh: 6 2.2 Ý nghĩa của những bổ sung, phát triển về đặc trưng (mô hình) Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong Cương lĩnh năm 2011: 7
3 So sánh về phương hướng giữa Cương lĩnh 1991 với Cương lĩnh 2011: 10
4 Phân tích những bổ sung, phat triên về phương hướng giữa hai bản Cương lĩnh: 11 III Tổng kết: 13 Bảng phân công (phần trăm đóng góp của các thành viên): 14
Trang 4NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 5
I Bối cảnh ra đời Cương lĩnh 1991 và Cương lĩnh 2011:
1 Bối cảnh ra đời cương lĩnh 1991:
Cương lĩnh năm 1991 ra đời trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 6-1991, trong bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những diễn biến phức tạp
Đại hội họp nội bộ từ ngày 17 đến ngày 22-6-1991 Từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991, Đại hội họp công khai Dự Đại hội có 1.176 đại biểu đại diện cho hơn 2 triệu Đảng viên ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau từ mọi miền của đất nước và đang công tác ở nước ngoài
Đại hội tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đề
ra phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu cho 5 năm tới
2 Bối cảnh ra đời cương lĩnh 2011:
● Bối cảnh quốc tế:
- Về kinh tế: hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn
- Về chính trị: diễn biến phức tạp, khó lường
- Khu vực Đông Nam Á là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế -chiến lược ngày càng quan trọng, cũng là khu vực cạnh tranh -chiến lược giữa một số nước lớn, gây ra nhiều bất ổn
● Bối cảnh trong nước:
- Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn
- Tình hình thế giới và trong nước đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới trong triển khai thực hiệnCương lĩnh năm 2011
● Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đại hội họp từ ngày 12 đến 19/1/2011, tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
- Gồm 1.377 đại biểu, đề ra nhiệm vụ nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, đề cao tinh thần tự phê bình nghiêm túc, để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện những thành tựu và yếu kém, khuyết điểm, rút ra những bài học kinh nghiệm
II Phân tích, so sánh những bổ sung, phát triển về đặc trưng và phương hướng giữa Cương lĩnh năm 1991 với Cương lĩnh năm 2011:
1 So sánh đặc trưng của Cương lĩnh 1991 và 2011:
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
Do nhân dân lao động làm chủ; Do nhân dân làm chủ;
Trang 6Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên
lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ
yếu;
Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc;
Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
Con người được giải phóng khỏi áp
bức, bóc lột, bất công, làm thêo năng
lực, hưởng thêo lao động, có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện cá nhân;
Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;
Các dân tộc trong nước bình đẳng,
đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến
bộ;
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;
Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với
nhân dân tất cả các nước trên thế giới; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với cácnước trên thế giới;
2 Phân tích những bổ sung, phát triển về đặc trưng giữa hai bản Cương lĩnh:
2.1 Những bổ sung, phát triển về đặc trưng giữa hai bản Cương lĩnh:
So với Cương lĩnh năm 1991, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) có một số điều chỉnh quan trọng
Thực ra, một số điều chỉnh mới trong Cương lĩnh năm 2011 về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội so với trongCương lĩnh năm 1991đó được nêu ra từĐại hội X của Đảng (2006) Nếu trong Cương lĩnh năm 1991 chỉ đưa ra 6 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội thì trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định 8 đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đó là:
1 Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một
xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;
2 Do nhân dân làm chủ;
Trang 73 Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại về quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
4 Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
5 Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện;
6 Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ;
7 Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
8 Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
Thêo đó, đặc trưng thứ nhất và thứ 7 được bổ sung mới hoàn toàn và trong một số đặc trưng khác (đặc trưng thứ 2, 3 và 5) có sự điều chỉnh nhất định về thuật ngữ (đương nhiên sự thay đổi về thuật ngữ dẫn tới sự thay đổi về nội dung) Như vậy, không có nghĩa là phải đến Cương lĩnh năm 2011 Đảng Cộng sản Việt Nam mới có sự điều chỉnh, bổ sung các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội; trái lại, cùng với sự phát triển của công cuộc đổi mới, Đảng đã có những nhận thức ngày càng sâu sắc về chủ nghĩa xã hội phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống, kịp thời bổ sung và hoàn chỉnh dần quan điểm, đường lối về chủ nghĩa xã hội Đặc biệt, như trên vừa đề cập, Đại hội X của Đảng đã khẳng định mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm 8 đặc trưng Điều đó muốn nói lên rằng, một số điểm mới về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội nêu trong Cương lĩnh năm 2011 không phải đến Đại hội XI mới được bổ sung, mà đã được điều chỉnh từ trước đó; đồng thời, những điểm mới trong Cương lĩnh năm 2011 không chỉ mới so với Cương lĩnh năm 1991, mà một số chi tiết (trong một số đặc trưng cụ thể) cũng mới hơn so với quan niệm của Đảng nêu trong Đại hội X
2.2 Ý nghĩa của những bổ sung, phát triển về đặc trưng (mô hình) Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trongCương lĩnh năm 2011:
Thứ nhất, so với Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh năm 2011 đã bổ sung hai đặc trưng mới:
1 Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
7 Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Trong Văn kiện Đại hội X, hai đặc trưng quan trọng này cũng đã được nêu ra khi nói về chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng Song, trong đặc trưng thứ nhất của Cương lĩnh năm 2011, tiêu chí “dân chủ” được đặt trước tiêu chí “công bằng” Về lý luận đã chỉ rõ dân chủ là điều kiện, tiền đề của công bằng, văn minh,
Trang 8không có dân chủ thì công bằng cũng không được thực hiện “Dân chủ” - thêo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tức dân là chủ, dân làm chủ, dân là gốc, dân chủ là chìa khóa vạn năng Về thực tiễn nước ta hiện nay, dân chủ và việc thực hiện dân chủ giữ vị trí
và vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội Sự thay đổi vị trí này còn phản ánh ý thức chính trị và yêu cầu dân chủ của nhân dân ta ngày càng cao; đồng thời, để nhấn mạnh bản chất của xã hội ta là xã hội dân chủ thêo đúng tư tưởng
Hồ Chí Minh Dân chủ không những là mục tiêu, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thêo hướng phát triển nhanh và bền vững Khi dân chủ được bảo đảm mới có thể nói đến công bằng và đến lớn mạnh, những điều đó mới thể hiện sự văn minh
Hiện nay, để nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật, Quốc hội đã có nhiều hình thức để lấy ý kiến góp ý, như tổ chức hội thảo, tọa đàm, phát phiếu… Trước
và sau mỗi kỳ họp Quốc hội đều tổ chức tiếp xúc cử tri để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri cả nước Nhiều khóa gần đây, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của Quốc hội, hội đồng nhân dân thật sự sôi nổi, dân chủ, phát huy được trách nhiệm của đại biểu, được nhân dân cả nước ghi nhận Việc bổ sung đặc trưng “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản” thể hiện vị trí đặc biệt quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị của Việt Nam Nhà nước ấy thuộc về nhân dân, do nhân dân xây dựng nên và hướng tới phục vụ lợi ích của nhân dân, là cơ quan quyền lực của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Mục tiêu căn bản của công cuộc đổi mới nói chung, của đổi mới chính trị và đổi mới hệ thống chính trị nói riêng ở nước ta chính là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Thứ hai, nếu Cương lĩnh năm 1991 xác định xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội
“do nhân dân lao động làm chủ” thì trong Văn kiện Đại hội X vàCương lĩnh 2011, đặc trưng thứ 2 được điều chỉnh thành “do nhân dân làm chủ” Rõ ràng, khái niệm
“nhân dân” trong Văn kiện Đại hội X có nội hàm rộng hơn so với khái niệm “nhân dân lao động” được đề cập trong Cương lĩnh năm 1991 Sự điều chỉnh này phù hợp với thực tiễn của đất nước qua hơn 20 năm đổi mới, đồng thời là sự ghi nhận những cống hiến, đóng góp to lớn của các tầng lớp nhân dân vào quá trình phát triển Điều này cho phép thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc và huy động sức mạnh của toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thêo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 9Thứ ba, đặc trưng thứ 2 trong Cương lĩnh năm 1991 “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” được Cương lĩnh năm 2011 bổ sung bằng “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” Điều này là cần thiết và đúng đắn Bởi lẽ, thêo quan niệm của chủ nghĩa Mác
- Lênin, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là xương sống của mọi hình thái kinh tế - xã hội Quan hệ sở hữu chế độ công hữu không đồng nhất với quan hệ sản xuất Dù đóng vai trò hết sức quan trọng, song quan hệ sở hữu cũng chỉ là một trong 3 yếu tố (quan hệ sở hữu, quan
hệ quản lý và quan hệ phân phối) cấu thành quan hệ sản xuất Cũng cần lưu ý rằng, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra một trong những bài học quan trọng về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Thứ tư, cụm từ “được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công” trong đặc trưng thứ 4 của Cương lĩnh năm 1991 (cụm từ “được giải phóng khỏi áp bức, bất công” ở đặc trưng thứ 5 của mô hình chủ nghĩa xã hội nêu trong Văn kiện Đại hội X) được Cương lĩnh năm 2011 lược bỏ và xác định là “Con người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” Bởi lẽ, sự “ấm no, tự do, hạnh phúc” của con người cũng đã bao hàm ý nghĩa được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất công
Thứ năm, trong đặc trưng thứ 5 của Cương lĩnh năm 2011 xác định “Con người…có điều kiện phát triển toàn diện” (trong Cương lĩnh năm 1991, đặc trưng thứ 4 viết: “Con người có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”, còn đặc trưng thứ 5 của Văn kiện Đại hội X ghi “Con người được phát triển toàn diện”) Việc bổ sung cụm từ “có điều kiện” là chính xác thể hiện trong chủ nghĩa xã hội sự phát triển của con người luôn được tạo điều kiện, đồng thời phải căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Thứ sáu, trong đặc trưng thứ 5 của Cương lĩnh năm 1991 viết “Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ”; trong Văn kiện Đại hội X viết: “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ” Trong Cương lĩnh năm 2011, đặc trưng này được điều chỉnh thành “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển” Việc thay thuật ngữ “tương trợ” bằng thuật ngữ “tôn trọng” hoàn toàn đúng đắn và làm cho đặc trưng này có nội dung toàn diện hơn (với 4 tiêu chí: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau), bởi thuật ngữ “tương trợ” và “giúp nhau” (trong Văn kiện Đại hội X), về cơ bản, có nội dung như nhau
Trang 10Thứ bảy, nếu Cương lĩnh năm 1991 xác định đặc trưng thứ 6 của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới” thì trong Văn kiện Đại hội lần thứ X và trongCương lĩnh năm 2011,
nó được diễn đạt một cách chính xác hơn là “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” Trong đó, cụm từ “với các nước trên thế giới” rõ ràng rộng hơn cụm từ “với nhân dân tất cả các nước trên thế giới” Nó thể hiện mối quan hệ hữu nghị và hợp tác của Việt Nam không chỉ với nhân dân các nước, mà cùng với nhà nước, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ của các nước trên thế giới
Mọi kết quả nhận thức đều do thực tiễn quy định: Phải xuất phát từ thực tiễn
và được chính thực tiễn kiểm nghiệm Việc xác định đúng và trúng những đặc trưng bản chất, cốt lõi của chủ nghĩa xã hội - một xã hội hoàn toàn mới và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử phát triển xã hội của dân tộc ta, như cách nói của V.I.Lênin, chỉ có thể dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của hàng triệu người khi họ bắt tay vào hành động Hơn nữa, thực tiễn luôn vận động, biến đổi không ngừng; do đó, lý luận cũng phải có sự thay đổi tương ứng nhằm phản ánh đúng thực tiễn, phù hợp với thực tiễn Nghĩa là, sự điều chỉnh, bổ sung và phát triển những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội cho sát với thực tế khách quan luôn là việc làm cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên Đó cũng chính là ý nghĩa của nguyên tắc mang tính phương pháp luận mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra: lý luận phải gắn liền với thực tiễn
3 So sánh về phương hướng giữa Cương lĩnh 1991 với Cương lĩnh 2011:
Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa; Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước gắn với phát triển kinh
tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường;
Phát triển lực lượng sản xuất, công
nghiệp hoá đất nước thêo hướng hiện
đại gắn liền với phát triển một nền
nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ
trung tâm;
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với
sự đa dạng về hình thức sở hữu;
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;