ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ TIỂU LUẬN CUỐI KỲMÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1945 - 1975 ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VA
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1945 - 1975
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG, CĂN CỨ HẬU PHƯƠNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975)
Sinh viên thực hiện : Đặng Minh Hy
Mã số sinh viên : 2156040084
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Phương
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài………3
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……….…3
3 Phương pháp nghiên cứu……… 4
4 Mục đích nghiên cứu……… 4
Chương 1 Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Geneva……… … 4
Chương 2 Vai trò của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) ……… 6
2.1 Các khái niệm………6
2.2 Vai trò của hậu phương miền Bắc ……… 7
2.3 Vai trò của căn cứ địa cách mạng………10
Chương 3 Đánh giá……….13
3.1 Thành tựu……… 13
3.2 Hạn chế……… 14 Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 3Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra các đường lối đúng đắn, sáng tạo, tận dụng mọi nguồn sức mạnh để có thể giành được chiến thắng oanh liệt trước một kẻ thù hùng mạnh như đế quốc Mỹ Chiến thắng vĩ đại này được kết hợp bởi từ nhiều yếu tố khác nhau, mà mỗi yếu tố trong đó đều góp phần quan trọng vào việc tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh bại
kẻ thù Trong đó, Đảng ta chủ trương xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng là một trong những yếu tố góp phần to lớn vào sự thắng lợi của cả cuộc chiến Với việc đất nước bị chia cắt, chiến trường chính lại nằm trong vùng địch kiểm soát, cùng với sự nguy hiểm từ súng đạn kẻ thù, quân và dân ta phải chiến đấu trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn Điều này cho ta thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng để có thể viện trợ kịp thời nhân lực, vũ khí, phương tiện cho chiến trường Nhờ vào những hỗ trợ này cùng với tinh thần quyết tâm của quân và dân ta đã tạo nên những thắng lợi trước kẻ thù Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu việc xây dựng hậu phương, căn
cứ địa cách mạng chính là làm rõ thêm một mặt nữa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cung cấp thêm thông tin về một giai đoạn lịch sử vẻ vang của dân tộc
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định như sau:
- Đối tượng nghiên cứu: vai trò của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng theo quan điểm của Đảng
- Phạm vị nghiên cứu
+ Không gian: Việt Nam
+ Thời gian: Trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
Trang 4+ Nội dung: Một là tìm hiểu tình hình Việt Nam sau Hiệp định Geneva Hai
là phân tích vai trò của hậu phương, căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) Cuối cùng là đưa ra những đánh giá về việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở lý luận của phương pháp luận mác xít với nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, đề tài có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để
hỗ trợ đề tài như phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh…
4 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu vai trò của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng theo quan điểm của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) Từ đó làm rõ thêm một yếu tố quan trọng, quyết định đến thắng lợi của dân tộc ta trước đế quốc Mỹ, góp phần tìm hiểu một giai đoạn lịch sử của dân tộc
Chương 1 Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Geneva
Sau Hiệp định Geneva, ta đã đánh đuổi thực dân Pháp khỏi Việt Nam Tuy nhiên đất nước lại lâm vào tình trạng chia cắt, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời Ta chỉ giải phóng được miền Bắc, phải chờ đến năm 1956 mới tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước
Lợi dụng tình hình trên, Mỹ đã tiến hành can thiệp vào Việt Nam, phá hoại Hiệp định Geneva Với tiềm lực khổng lồ về kinh tế, quân sự của mình cùng với tham vọng làm bá chủ thế giới, tiêu diệt Liên Xô và hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa Do đó, Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam, ngăn chặn tổng tuyển cử nhằm biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự và tiền đồn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông Nam Á
Tháng 11 năm 1954, tướng Collins được cử sang miền Nam Việt Nam với chức đại sứ đặc biệt để chỉ huy, sử dụng và kiểm soát mọi cơ quan và nguồn lực của Chính phủ Mỹ liên quan đến Việt Nam ở Sài Gòn Song song với việc gạt
Trang 5Pháp ra khỏi Nam Bộ, chính quyền Mỹ tích cực hỗ trợ Ngô Đình Diệm thanh toán, tiêu diệt các thế lực thân Pháp còn hiện hữu tại đây, tiến tới xóa bỏ mọi ảnh hưởng của Pháp để xây dựng chế độ mới ở Sài Gòn do Mỹ chi phối, kiểm soát Mặt khác, anh em họ Ngô còn ra sức củng cố chính quyền Sài Gòn ở cơ sở bằng cách dựa vào lực lượng địa chủ, sử dụng tôn giáo làm nòng cốt tổ chức ra
bộ máy kìm kẹp ở các địa phương bao gồm lực lượng dân vệ, cảnh sát, mật vụ, kết hợp với các đoàn thể khác để kìm kẹp nhân dân
Sau khi củng cố chính quyền, Ngô Đình Diệm đã tiến hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, ra luật 10-59 “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” Các chiến dịch đàn áp, khủng bố khốc liệt diễn ra ở cả đô thị lẫn nông thôn Nam Bộ Các hành động đàn áp, khủng bố khốc liệt của chính quyền Ngô Đình Diệm đẩy phong trào và lực lượng cách mạng ở Nam Bộ vào tình cảnh hiểm nghèo và đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn
Ở miền Bắc, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện hết sức khó khăn Miền Bắc bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh Pháp trước khi rút vào Nam, đã tiến hành phá hoại nhiều cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu, nhà máy, Cùng với đó, các lực lượng cách mạng ở miền Nam bị thiệt hại nặng nề dưới sự đàn áp của chính quyền Diệm Việc Liên
Xô thời điểm này mong muốn hòa hoãn với Mỹ và phương Tây, nên không ủng
hộ miền Bắc sử dụng đấu tranh vũ trang ở miền Nam
Nhìn chung, sau Hiệp định Geneva với sự can thiệp từ Mỹ, tình hình Việt Nam trở nên hết sức phức tạp Đảng ta đã nhận định “Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt, Miên, Lào” Nhưng do một số yếu tố khách quan và nhận định chưa 1
kịp thời về âm mưu của đế quốc Mỹ nên chưa có sự hỗ trợ nhiều cho cách mạng miền Nam Dù vậy, giai đoạn này, Đảng ta cũng đã có những sự chi viện tương đối vào miền Nam và đồng thời duy trì các căn cứ địa cách mạng đã có ở miền Nam từ thời Pháp Về sau, khi các âm mưu của Mỹ và chính quyền Diệm ngày càng lộ rõ, Đảng ta đã có những sự chuẩn bị cần thiết nhằm phát triển hậu
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.314
Trang 6phương miền Bắc, cùng với đó là khôi phục lại các căn cứ địa cách mạng ở miền Nam đã có từ thời Pháp, tiến hành đấu tranh thống nhất đất nước
Chương 2 Vai trò của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
2.1 Các khái niệm
Lênin từng khẳng định “muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc” 2
Hậu phương là “vùng lãnh thổ và cư dân của một bên tham chiến, không
có, hoặc ít có chiến sự, tương đối an toàn và ổn định trong chiến tranh; nơi có điều kiện duy trì sinh hoạt về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa… và huy động các nguồn lực cho tiền tuyến, cùng với tiền tuyến tạo thành không gian chiến tranh” 3
Hậu phương chính là nơi cung cấp các nguồn lực vật chất như vũ khí, phương tiện, lương thực…cho quân đội Bên cạnh đó, hậu phương cũng là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho quân đội, duy trì đủ quân số cần thiết khi có người
bị tử trận hoặc bị thương Đây cũng là địa bàn đứng chân an toàn của quân đội,
có thể rút về khi cần thiết Hậu phương cũng là nguồn cổ vũ tinh thần, củng cố
tư tưởng cho người lính yên tâm ra trận chiến đấu Từ đó ta thấy được, hậu phương thật vững chắc, thì quân đội mới thật sự mạnh
Từ điển bách khoa Việt Nam giải thích căn cứ địa cách mạng là “vùng được chọn để làm bàn đạp xây dựng và phát triển phong trào cách mạng rộng ra các vùng khác Căn cứ địa cách mạng phải có khả năng tạo được những cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội và địa lý thuận lợi cho đấu tranh cách mạng và chiến tranh cách mạng Xây dựng căn cứ địa cách mạng phải bắt đầu từ xây dựng cơ sở chính trị, cơ sở vũ trang, xây dựng chính quyền cách mạng để trên
2 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.35, tr.497.
3 Bộ Quốc phòng - Trung tâm từ điển bách khoa quân sự: Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Sđd, tr.453
Trang 7cơ sở đó từng bước xây dựng kinh tế, xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của cách mạng…”
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp “căn cứ địa cách mạng là những vùng giải phóng xuất hiện trong vòng vây của địch, cách mạng dựa vào đó để tích lũy
và phát triển lực lượng của mình về mọi mặt, tạo thành những trận địa vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lấy đó làm nơi xuất phát để mở rộng dần ra, cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toàn đất nước Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng; trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cách mạng” 4
2.2 Vai trò của hậu phương miền Bắc
Sau Hiệp định Geneva, ta làm chủ được miền Bắc, khôi phục kinh tế xã hội, tiến hành xây dựng cơ vật chất ban đầu cho chủ nghĩa xã hội Đồng thời tiến hành đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Geneva Dù vậy, khi nhận ra âm mưu của
kẻ thù, mong muốn chia cắt lâu dài nước ta Đảng ta đã chủ trương tiến hành các hoạt đấu tranh ở miền Nam và chuẩn bị nguồn lực ở miền Bắc, hỗ trợ cho miền Nam Đảng ta xác định miền Bắc là nền tảng cho lực lượng cách mạng cả nước, sớm định hướng xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa, đây là những cơ sở cho việc xây dựng hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược “Củng cố miền Bắc tức là bồi dưỡng lực lượng cơ bản của ta, xây dựng chỗ dựa vững chắc cho nhân dân toàn quốc giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất” 5
Thực hiện đường lối trên, Đảng ta tiến hành công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống nhân dân Ta cũng tiếp quản các vùng do địch kiểm soát trước kia, sắp xếp cho các cán bộ được tập kết
từ miền Nam Để có thể vừa giúp nhân dân có cuộc sống ổn định, vừa tập trung các nguồn lực cho cách mạng miền Nam, thì đòi hỏi năng lực sản xuất phải được khôi phục và dần phát triển Đảng ta đã tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất, nhằm phân chia lại ruộng đất cho nông dân Mặc dù phạm phải một số sai lầm,
4 Võ Nguyên Giáp: Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr.90.
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.16, tr.577.
Trang 8nhưng nhờ vào đó mà sản xuất nông nghiệp đã dần khôi phục Sản xuất công nghiệp cũng dần được khôi phục, mặc dù nhiều nhà máy đã bị pháp phá hoại trước khi rút đi
Bước đầu thắng lợi trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng
ta tiến hành cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa những năm 1958-1960 “Phát triển kinh tế và văn hóa tức là dần dần xây dựng chủ nghĩa xã hội Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài” 6
Đảng ta cũng tiến hành tổ chức lại quân đội, vừa bảo vệ miền Bắc, sẵn sàng chi viện cho miền Nam Quân đội nhân dân được xây dựng từng bước tiến lên chính quy hiện đại, triển khai bố trí theo kế hoạch phòng thủ chiến lược Quân số thường trực được giảm bớt nhằm đảm bảo vừa chiến đấu, vừa sản xuất Năm năm khôi phục và củng cố miền Bắc đã tạo cơ sở về kinh tế, chính trị, quốc phòng để có thể thực hiện việc chi viện lực lượng và vật chất cho cách mạng miền Nam
Tuy nhiên, trước tình hình các lực lượng cách mạng miền Nam bị đàn áp, khủng bố quyết liệt, chịu thiệt hại nặng nề Các phong trào đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang diễn ra ngày càng nhiều Hội nghị 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959), đã đưa ra nhiệm vụ cách mạng ở cả hai miền Miền Nam thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc thực hiện cách mạng
xã hội chủ nghĩa, cả 2 nhiệm vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Tiếp tục khẳng định “Miền bắc là căn cứ địa chung của cách mạng cả nước… Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc rõ ràng là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta” Cũng từ đây, việc chi viện vào miền Nam diễn ra 7
tích cực hơn
Tháng 5-1959, Bộ Chính trị quyết định thành lập Đoàn 559, với nhiệm vụ xây dựng tuyến đường chi viện huyết mạch vào miền Nam Nhờ vào hệ thống đường Trường Sơn, sự chi viện nhân lực và vật lực vào chiến trường miền Nam được tăng cường đáng kể, đáp ứng nhiệm vụ đấu tranh vũ trang chống Mỹ và
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.2.
7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.21, tr.509-510.
Trang 9chính quyền Sài Gòn Bên cạnh đó, miền Bắc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, triển khai kế hoạch năm năm lần thứ nhất Các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…đã có sự phát triển, đảm bảo đời sống nhân dân, xây dựng hậu phương miền Bắc ngày càng vững chắc hơn “Miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với chế
độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh” 8
Sang năm 1965, Mỹ leo thang chiến tranh, đưa quân Mỹ vào tham chiến trực tiếp ở miền Nam Đồng thời, nhận thấy vai trò to lớn của hậu phương miền Bắc đối với cách mạng miền Nam, Mỹ đã mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng hải quân và không quân Mỹ xem việc đánh phá miền Bắc là mục tiêu quan trọng, nhằm phá hoại tận gốc tiềm lực kinh tế, quân sự, khiến ta mất tinh thần và khả năng chiến đấu Mỹ cũng tăng cường đánh phá vào hệ thống đường Trường Sơn, cắt đứt con đường chi viện của quân ta
Trước tình hình trên, Đảng ta đã kịp thời chỉ đạo, chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến Qua Nghị quyết 11 (3-1965) và Nghị quyết 12 (12-1965) xác định “Nhiệm vụ của miền Bắc hiện nay là vừa sản xuất, vừa chiến đấu Sản xuất phải phục vụ chiến đấu và chiến đấu phải nhằm bảo vệ sản xuất” Đây là quyết định quan trọng, nhằm vừa bảo vệ lực lượng sản9
xuất, vừa chống lại chiến tranh phá hoại từ Mỹ Đảng ta cũng đề ra nhiều biện pháp nhằm vừa phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, vừa bảo bảo
vệ những thành quả mà ta đạt được Bên cạnh đó, Đảng ta cũng tích cực hoàn thiện tổ chức Đảng, tuyên truyền trong cán bộ đảng viên các chính sách mới của Đảng, để có thể lãnh đạo nhân dân thích ứng với tình mới Nhờ đó, quân và dân
ta đã chiến thắng trong 2 lần chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ và trận Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mỹ phải đàm phán với ta tại Hội nghị Paris, rút quân khỏi Việt Nam
Nhìn chung, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hậu phương miền Bắc đã góp phần to lớn vào thắng lợi lịch sử của dân tộc Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc một cách sáng suốt, kịp thời, linh hoạt
8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.26, tr.632.
9 Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, Sđd, t.II, tr.28.
Trang 10thích ứng với hoàn cảnh Điều này được thể hiện qua việc miền Bắc đã vừa đảm bảo đời sống nhân dân, vừa chi viện cho miền Nam, đồng thời vừa chiến đấu chống sự phá hoại của Mỹ Miền Bắc vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến của cuộc chiến Hậu phương miền Bắc vững chắc, càng củng cố thêm lòng tin của quân dân miền Nam vào sự thắng lợi của cách mạng Miền Bắc còn là trung tâm lãnh đạo của Đảng và Bộ Tổng tư lệnh, đã chỉ huy thắng lợi cách mạng trong cả nước
2.3 Vai trò của căn cứ địa cách mạng
Sau Hiệp định Geneva, đế quốc Mỹ ngày càng lộ rõ âm mưu muốn chia cắt lâu dài nước ta Vì vậy, Đảng ta đã chủ trường vừa xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc, vừa giữ gìn lực lượng, cơ sở cách mạng còn lại ở miền Nam nhằm đấu tranh chính trị thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva Tuy nhiên, việc phần lớn cán bộ của ta phải tập kết ra Bắc làm cho nhiều căn cứ kháng chiến của ta trong thời chống Pháp rơi vào tay chính quyền Sài Gòn Cùng với đó, nhiều cơ sở cách mạng bị tổn thất, cán bộ kháng chiến bị đàn áp khủng bố, nhân dân bị kìm kẹp dưới các chính sách của chính quyền Diệm Trước tình hình trên, tháng 6-1956 Bộ Chính trị ra Nghị quyết chỉ rõ:
“Cần củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ làm chỗ dựa” Nhờ đó, nhiều cán bộ của ta kịp thời chuyển vào các căn cứ 10
kháng chiến cũ ở rừng núi, bưng biền tổ chức sản xuất để tự túc và tự vệ Một số địa phương khác thì tổ chức lại lực lượng vũ trang tự vệ, xây dựng căn cứ địa cách mạng Đến giữa năm 1958, ở vùng U Minh đã có căn cứ chiến đấu, các căn
cứ kháng chiến có từ thời chống Pháp như Chiến khu Đ, Đồng Tháp Mười, Dương Minh Châu, Rừng Sác, cũng được xây dựng lại, vùng rừng núi Liên khu 5 được tổ chức thành các căn cứ địa cách mạng Nhờ đó, cơ quan lãnh đạo
và lực lượng cách mạng có nơi đứng chân an toàn, tiến hành đấu tranh chống lại
kẻ thù Ngoài ra, ta cũng tiến hành thiết lập hệ thống đường giao liên bí mật, thành lập các Ban miền Tây, Ban căn cứ nhằm duy trì liên hệ chặt chẽ giữa các địa bàn cách mạng đứng chân
10 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.17, tr.228.