1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển bảo của sinh viên ở tp hcm hiện nay

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo của sinh viên ở TP.HCM hiện nay
Tác giả Nguyễn Ngọc Tú Sunny
Người hướng dẫn Phạm Nam Thanh
Trường học Trường Đại Học Gia Định
Chuyên ngành Khoa học ngôn ngữ và xã hội
Thể loại Nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ rõ vị trívà đặc điểm của nước ta cùng với bối cảnh tranh chấp phức tạp như hiện nay về chủ quyền trên Biển Đông, đòi hỏi chúng ta phải phát huy thế mạnh về

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA KHOA HỌC NGÔN NGỮ VÀ XÃ HỘI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BÁO CÁO

Đề tài

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN

BẢO CỦA SINH VIÊN Ở TP.HCM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Nam Thanh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tú Sunny

MSSV: 22010139

Lớp : 220103

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 11

Trang 2

A.MỞ ĐẦU

1) Lý do chọn đề tài

Để có được đất nước hòa bình, độc lập như ngày hôm nay, dân tộc Việt Nam ta

đã trải qua biết bao cuộc chiến ác liệt, phải đánh đổi cả sự sống để quyết tâm quét sạch bè lũ xâm lăng mang lại hòa bình cho đất nước Bác Hồ cũng có câu: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước”, chính vì vậy thế hệ mai sau luôn ra sức xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ Thế nhưng, trong thời gian qua tình hình biển đảo diễn biến phức tạp,

đe dọa chủ quyền biển đảo của ta Do vậy, nhiệm vụ phòng thủ và bảo vệ chủ quyền

là nhiệm vụ trọng yếu Trong đó, lực lượng nồng cốt và chiếm đa số đó là thanh niên,sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước Tuy nhiên, nhận thức của thanh niên, sinh viên hiện nay về vấn đề biển đảo còn hạn chế Họ dường như thờ ơ và chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình, chưa thể hiện được ý chí, quyết tâm đối với nhiệm vụ Một số thanh niên, sinh viên tuy có tình yêu quê hương, đất nước, có quyếttâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, thế nhưng họ cũng chưa nhận thức chính xác, rõ ràngnên dễ bị các thế lực thù địch lôi kéo vào các hoạt động sai trái, làm mất an ninh - trật

tự xã hội Qua đó, chúng ta thấy tình yêu đất nước là điều phải có nhưng cần nhận thức đứng đắn, vì nhận thức sai lệch thì sẽ dẫn đến hành động sai lầm Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo của sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh hiệnnay” để nghiên cứu

2) Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về vấn đề chủ quyền biển đảo có rất nhiều tác giả, nhà báo với những góc độ tiếp cận khác nhau, viết nên những quyển sách, bài báo hay, nêu lên những quan điểm chủ quan, khách quan về vấn đề này Đặc biệt là trước những diễn biến phức tạp của biển Đông như hiện nay, điều đó đòi hỏi lực lượng sinh viên phải nâng cao tinh thần tự giác Đặc biệt là nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức

và trách nhiệm của nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài trong việc khẳng

Trang 3

định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa Trong quyển “Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông” của TS Trần Công Trục, ông đãtrình bày được vị trí, vai trò của Việt Nam trong biển Đông, việc xác lập các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam nêu lên quá trình xác lập và thực thi chủ quyền Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đồng thời còn dành một chương nói về tranh chấp biển Đông, có nêu lên thực trạng và giải pháp Còn trong bài viết “Nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc” của Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình (nguồn tapchiqptd.vn), bài viết đã khẳng định Việt Nam là nước có lợi thế lớn về biển, chứa đựng nhiều tài nguyên và tiềm năng phong phú để phát triển kinh tế tổng hợp Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ rõ vị trí

và đặc điểm của nước ta cùng với bối cảnh tranh chấp phức tạp như hiện nay về chủ quyền trên Biển Đông, đòi hỏi chúng ta phải phát huy thế mạnh về biển đảo, để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về biển Qua đó, ta thấy ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêngliêng của dân tộc ta mạnh mẽ đến dường nào, tìm mọi cách để giữ gìn vùng biển đảo, lãnh thổ Việt Nam không cho ai xâm chiếm Trước tình hình biển đảo diễn biến phức tạp như hiện nay và tính cấp thiết nên cần phải đưa ra những giải pháp thiết thực cho việc nâng cao nhận thức của sinh viên Không ít những bài nghiên cứu, luận văn, sách báo, truyền hình đã báo động, trình bày và đưa ra giải pháp khắc phục, để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Và trong cuốn “Những điều cần biết

về các chính sách về biển và hải đảo của Việt Nam” có viết: “ Tuyên truyền về biển

và hải đảo là một công việc hết sức quan trọng và cần truyền bá, giáo dục các giá trị tinh thần, kiến thức và tình hình biển Đông liên quan tới chủ quyền của Việt Nam, nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người dân Việt Nam nói chung và đoàn viên,sinh viên nói riêng” Để có thể khơi dậy điều đó ở sinh viên, giảng viên cần phải tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến kết hợp với sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, nhằm thu hút sự tập trung, chú ý của sinh viên, làm cho nội dung bài học thêm sống động dễ tiếp thu Phải phát huy ở sinh viên sự tư duy,sáng tạo bằng cách sử dụng các phương pháp nêu vấn đề, đối thoại, tranh luận sáng

Trang 4

tạo, hạn chế việc giảng lý thuyết suông, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên Nhà trường cũng nên tổ chức một buổi thảo luận, tổ chức ngoại khóa: chiếu các video về biển, thăm quan Học viện Hải quân, … giúp sinh viên cập nhật thêm nhiều thông tin, thời sự bổ ích để nâng cao chất lượng bài học Chính vì vậy, nhóm chúng

em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo của sinh viên ở TP.HCM hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình

3) Mục tiêu đề tài

Tìm hiểu thực trạng nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo của sinh viên ở TP.HCM hiện nay, để từ đó xác định nguyên nhân dẫn đến những nhận thức lệch lạc của sinh viên về vấn đề chủ quyền biển đảo và đề ra giải pháp để củng cố và nâng caonhận thức của sinh viên; để họ nhận thấy được trách nhiệm của mình đối với đất nước, tổ quốc từ đó dần hoàn thiện bản thân quyết tâm xây dựng và bảo vệ tổ quốc

4) Đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: sinh viên ở TP.HCM

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo của sinh viên ở TP.HCM

5) Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Các trường đại học ở TP.HCM

- Thời gian nghiên cứu: tại thời điểm nghiên cứu (từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022)

6) Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc tài liệu, ghi chép, thu thập những thông tin khoa học dựa trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu về nhận thức của sinh viên về bảo vệ chủ quyền biển đảo

- Phương pháp quan sát: theo dõi, quan sát nhận thức về bảo vệ chủ quyền biểnđảo của sinh viên các trường đại học

Trang 5

- Phương pháp phỏng vấn: trao đổi, đối thoại với sinh viên để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những nhận thức lệch lạc về bảo vệ chủ quyền biển đảo của sinh viên các trường đại học ở TP.HCM

- Phương pháp điều tra viết: điều tra thực trạng nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo của sinh viên ở TP.HCM bằng bảng hỏi

- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: đưa ra giả thuyết và các vấn đề cần được giải quyết trong từng phần của đề tài Từ đó xác định các câu cần hỏi và thiết kế

ra bảng hỏi

+ Chọn quần thể nghiên cứu: chủ định chọn sinh viên ở TP.HCM+ Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản vì điều kiện không thể khảo sát hết tổng thể, nên đề tài nghiên cứu trên tổng số mẫu là 230 sinh viên cho 5 trường Đại học ở TP.HCM

- Phương pháp thống kê toán học:

+ Xử lí số liệu thu thập được để đảm bảo tính khoa học của đề tài + Xử lí dữ kiệu khảo sát: đề tài sử dụng công cụ phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý SPSS 20 thông qua các bước phân tích nhân tố khám phá và hồi quy bội nhằm khẳng định các yếu tố cũng như các giá trị và độ tin cậy của các thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên các trường Đại học ở TP.HCM trước vấn đề chủ quyền biển đảo

7) Cấu trúc đề tài

Công trình nghiên cứu gồm 28 trang, 2 bảng, 2 hình và 3 biểu đồ cùng Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản và những nhân tố tác động đến nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo của sinh viên

Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức về bảo

vệ chủ quyền biển đảo của sinh viên ở TP.HCM

Trang 6

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của sinh viên ở TP.HCM

B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

CỦA SINH VIÊN

I) Khái niệm biển đảo và các vấn đề chủ quyền biển đảo

1) Khái niệm biển đảo

Biển đảo Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó quan trọng nhất là BiểnĐông - được bao bọc bởi lục địa châu Á và bờ biển phía Đông bán đảo Malacca về phía Tây, đảo Đài Loan, Philippines và đảo Kalimantan về phía Đông Bao xung quanh biển Đông là 9 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Singapore và 1 lãnh thổ là Đài Loan

Việt Nam có bờ biển dài 3260km và có 28/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và giao lưu với các nước

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định để bảo đảm cho việc thực hiện chủ quyền của quốc gia ven biển Trong vùng này, nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…

Trang 7

+ Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải Ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt đường ống dẫn dầu, giây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động hàng hải.

+ Thềm lục địa nước ta là phần ngầm dưới biển Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam

Quần đảo là một nhóm các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước biển giữa các đảo và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau về mặt địa lý, kinh tế và chính trị( Điều 46 điểm b Công ước)

Hệ thống đảo của Việt Nam gồm các đảo:

- Quần đảo Hoàng Sa

+ Vùng đảo Hoàng Sa chia thành 2 nhóm chính: phía Đông gồm nhóm

An Vĩnh khoảng 12 đảo, một số cồn san hô, trong đó có 2 đảo lớn nhất là Phú Lâm vàLinh Côn Phía Tây gồm những đảo xếp thành vòng cung nên được gọi là đảo Lưỡi Liềm, gồm 8 đảo chính là Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng,

Đá Bắc, Bạch Quy và Tri Tôn

+ Thảm thực vật của quần đảo Hoàng Sa rất đa dạng Có đảo cây cối um tùm nhưng có đảo chỉ có các cây nhỏ và cỏ dại Thực vật phần lớn thuộc các loài có nguồn gốc ở miền duyên hải Việt Nam

- Quần đảo Trường Sa

+ Vùng đảo Trường Sa cách Hoàng Sa gần 200 hải lý về phía Nam Là một tập hợp thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏ, khí đốt thuộc biển Đông Vùng đảo Trường Sa là một tập hợp 15 gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá, san hô nói chung

+ Do sở hữu rất nhiều thực thể địa lý nên quần đảo Trường Sa được các nhà hàng hải quốc tế cũng như một số quốc gia phân chia thành nhiều cụm riêng biệt

Trang 8

dựa trên sự gần gũi hoặc tương đồng về mặt địa lý hay đơn thuần chỉ là phân chia tương đối

2) Vấn đề chủ quyền biển đảo

a) Vấn đề xác lập chủ quyền

Các nước trên thế giới đều có mong muốn hướng ra biển, xác lập chủ quyền,

mở rộng lãnh thổ vì hiện nay diện tích trên đất liền ngày càng bị thu hẹp, nguồn tài nguyên trên cạn đang cạn kiệt dần không đáp ứng đủ các nhu cầu sinh sống của con người, trong khi đó nguồn tài nguyên khoáng sản, sinh vật dưới lòng biển lại vô cùng phong phú và đa dạng Các nước luôn đấu tranh, xác lập chủ quyền của mình trên cácvùng biển hiện nay như: Việt Nam; Trung Quốc; Đài Loan; Philippin; Malaixia và Brunei Mỗi quốc gia hiểu rất rõ vai trò to lớn của biển đảo về chính trị, quân sự, kinh

tế nên ra sức chiếm lấn và đòi yêu sách với các vùng biển Việc phân định biên giới trên biển rất khó khăn và phức tạp, vì có nhiều vùng chồng lấn và những vấn đề do lịch sử để lại, trong khi các nước lại có những quan điểm rất khác nhau về phân định các vùng biển

b) Vấn đề tranh chấp chủ quyền

Biển đảo có vai trò hết sức quan trọng đối với các nước trong khu vực về địa hình - chiến lược, về an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế Về kinh tế, biển Đông là cửa ngõ quan hệ trực tiếp, giao thương với thị trường khu vực và quốc

tế, là nơi trao đổi, giao lưu và hội nhập các nền văn hóa giữa các nước Không những thế, biển Đông còn chứa đựng nguồn thủy hải sản, dầu khí, các quặng sa khoáng như titan, thiếc, vàng, đất hiếm…; cùng với các dịch vụ như đóng tàu, du lịch góp phần làm cho nền kinh tế nước Việt Nam phát triển, đồng thời cũng là lý do các nước khác

“luôn dòm ngó” vào Biển Đông Đối với các nước trên thế giới biển Đông đóng vai trò cũng không nhỏ, vì nằm trên ngã tư đường hàng hải nên giúp cho các nước vận chuyển hàng hóa thuận tiện và dễ dàng hơn, ngắn hơn tiết kiệm được thời gian và chi phí

c) Vấn đề ngoại giao

Trang 9

Các nước phải tôn trọng chủ quyền, không được xâm phạm lãnh thổ của nhau

cả về vùng trời, vùng đất và vùng biển; nghiêm túc thực hiện, tuân thủ các quy tắc trên biển, giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình hữu nghị, không được dùng hoặc đe dọa bằng vũ lực Ngoài ra vấn đề giáo dục, tuyên truyền vềbiển đảo cũng đáng quan ngại vì thế đưa các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảovào sách giáo khoa, đặc biệt là ngay từ bậc tiểu học để khẳng định chủ quyền biển đảo Thông qua các hoạt động tuyên truyền, các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các buổi sinh hoạt, văn nghệ, vẽ tranh… nói về chủ quyền biển đảo để học sinh, sinh viênhiểu rõ, nắm bắt các vấn đề về chủ quyền biển đảo; từ đó có nhận thức và hành động đúng đắn trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước

II) Các vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam

1) Vấn đề xác lập chủ quyền biển đảo

“Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” là khẩu hiệu rất quen thuộc khi vùng Biển Đông của Việt Nam bị xâm chiếm Khi Việt Nam phát hiện Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) và khẳng định chủ quyền của mình thì chủ quyền đó ngày càng được củng cố bằng việc thực hiện thật sự, liên tục và hòa bình quyền làm chủ ấy, như Bác

Hồ có câu: “Biển là của ta do nhân dân ta làm chủ” Ở Việt Nam, trong cuốn “Bảo vệchủ quyền và quản lý- khai thác biển đảo Việt Nam 1975-2014” của TS Phạm Ngọc Trâm đã trình bày về vấn đề xác lập chủ quyền: “ Căn cứ vào tư liệu lịch sử có thể khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa, trên các phương diện lịch sử, địa lý, pháp lý (cả công pháp quốc tế) điều đó thêm một minh chứng cho mấy ngàn năm lịch sử ông cha chúng ta đã tốn biếtbao nhiêu công sức, xương máu để mở rộng từng tấc đất, mở rộng lãnh thổ

2) Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo

Trước tầm quan trọng của Biển Đông về vị trí chiến lược và có tới 30 tỉ tấn dầu đã làm “mờ mắt” các nước có quyết tâm xâm chiếm chủ quyền biển đảo của ta thông qua các yêu sách Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo tiêu biểu ở các nước: Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei

Trung Quốc

Trang 10

Trung Quốc dùng vũ lực để xâm lược, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa khi đã

và đang được Nhà nước Việt Nam thực thi chủ quyền từ hàng trăm năm qua Chính phủ Trung Quốc đưa ra một cách nhất quán và kèm theo đó là bản đồ công bố chính thức “đường lưỡi bò” đã “liếm” xuống gần 80% diện tích biển Đông với toàn thế giới Để yêu sách “đường lưỡi bò” được hiện thực hóa và muốn vươn lên làm bá chủ thiên hạ, Trung Quốc đã có những hành động hết sức ngang ngược và phi lý, họ ra sức tuyên truyền khẩu hiệu “trổi dậy hòa bình”, khẳng định sự phát triển của Trung Quốc như “con sư tử văn minh, hòa bình” thể hiện trên các lĩnh vực sau:

Trên lĩnh vực an ninh- quốc phòng

Trung Quốc không chỉ dùng vũ lực để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa; các đảo,bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa mà còn không ngừng nâng cao trình độ, kĩ năng của lực lượng quân đội đặc biệt là hải quân, không quân và lực lượng quân sự trên biển, đầu tư mua sắm, chế tạo các trang thiết bị quân sự như tàu chiến, máy bay chiếnđấu, vũ khí hạt nhân…

Trên lĩnh vực kinh tế

Trung Quốc đang từng bước nâng cao tăng trưởng kinh tế để trở thành siêu cường, thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ Trung Quốc đã trắng trợn mời thầu quốc tế thăm dò và khai thác dầu khí tại các vùng biển của Việt Nam( tháng 3/2010, 5/2011,8/2012), không ngừng đẩy mạnh các hoạt động trái phép trong các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại Biển Đông như hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981…

Trên lĩnh vực chính trị- ngoại giao

Với chủ trương hiện thực hóa tham vọng bành trướng, Trung Quốc biết chắc rằng không thể dùng uy tín của một cường quốc hay chính sách ngoại giao để lôi kéo.Đối với các cuộc đàm phán Trung Quốc sử dụng chính sách ngoại giao câu giờ hoặc chỉ đàm phán song phương, không đưa ra bất kỳ thiết chế quốc tế nào, vừa đẩy mạnh tuyên truyền đặc biệt với nhân dân trong nước về “chủ quyền không thể tranh nghị của Trung Quốc”

Trang 11

Đài Loan

Tuyên bố của Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa cũng giống với tuyên bố của Trung Quốc Về cơ bản, dựa trên mối liên hệ lịch sử “lâu dài” với các đảo và Đài Loan cũng đưa ra các chứng cứ mơ hồ, không có căn cứ với mong muốn chiếm đóng

cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi nó hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam Hiện nay, Đài Loan vẫn đang chiếm đóng đảo Ba Bình và không ngừng xây dựng, củng cố, đưa người ra đảo để hình thành căn cứ quân sự; mặc dù Việt Nam đã phản đối quyết liệt hành động phi pháp này

Philippines

Philippines “bước chân” vào tranh chấp, đòi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa muộn hơn các nước khác Và Tổng thống Philippines tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa thuộc về Philippines vì về phương diện địa lý, quần đảo này kề cận Philippines nhưng chứng cứ đó không thuyết phục và bị người phát ngôn của Chính phủ Philippines bác bỏ Hiện nay, Philippines đang chiếm đóng các đảo bãi cạn, bãi

đá và một số bãi cát đá ngầm ở quần đảo Trường Sa

Malaysia

Đại sứ quán Malaysia tại Sài Gòn gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa để hỏi nước này có sở hữu hay có những yêu sách về các đảo nằm trong khoảng vĩ tuyến 9 Bắc và kinh tuyến 112 Đông trong lãnh thổ nước Cộng hòa MoracSonghrati-Meads thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa không? Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đáp lại rằng quần đảo Trường Sa thuộc về chủ quyền của nước Việt Nam; Malaysia đã không có bất cứ phản ứng nào Sau đó, Malaysia lần lượt đưa ra các yêu sách đòi hỏi chủ quyền với một số khu vực thuộc Biển Đông ở phía Nam Trường Sa trong đó có đảo An Bang, đá Công Đo, đá Én Cá, đá Hoa Lau,

đá Kỳ Vân, đá Sác Lốt, đá Suối Cát, và cũng nhận sự phản đối từ phía Việt Nam Brunei

Trang 12

Là quốc gia chưa chính thức đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo tại quần đảo Trường Sa, mà chỉ đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc Biển Đông như rạn vòng Louisa, bãi Vũng Mây.

III) Tầm quan trọng của nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo

2) Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo ở Việt Nam

a) Vấn đề xác lập chủ quyền biển đảo

Hiện nay, với tình hình biển Đông hết sức phức tạp Việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo đang là một nhu cầu bức thiết Chính vì vậy, để làm được điều này thì mỗi chúng ta phải có nhận thức về vấn đề xác lập chủ quyền biển đảo của đất nước, để từ đó làm cơ sở cho nhận thức và đánh giá khách quan về các vấn đề xoay quanh biển đảo, hay hơn thế là có những hành động đúng đắn và khôn khéo hơn Thế nhưng, nhận thức của sinh viên về vấn đề xác lập chủ quyền biển đảo hiện nay còn nhiều yếu kém và hạn chế Vậy nên, khi các tổ chức phản động, các thế lực thù địch xuyên tạc, dụ dỗ, lôi kéo

b) Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo

Hiện nay, thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, báo chí, sách vở, cũng như trên các trang Internet mà các lực lượng tri thức, thanh niên, sinh viên, học sinh có thể tiếp cận được các kiến thức về vấn đề trên thế giới nói chung và vấn đề biển đảo nói riêng một cách cụ thể Và bấy giờ, tình hình Biển Đông cũng như các hải đảo ở Việt Nam đang đứng trước tình thế cấp bách, phải chịu sự tranh chấp của các quốc gia ven biển, đe dọa đến chủ quyền quốc gia, biển đảo thiêng liêng của Việt Nam; đòi hỏi thanh niên- sinh viên phải có nhận thức và cái nhìn khách quan

Trang 13

Để có thể vừa phát triển kinh tế biển vừa bảo vệ môi trường sinh thái biển cũngnhư xây dựng vững mạnh quốc phòng, an ninh trên biển.

IV) Các nhân tố tác động đến nhận thức của sinh viên về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam

1) Nhân tố khách quan

a) Xã hội

Bởi lẽ lực lượng thanh niên sinh viên luôn có nhiệt quyết, sự năng động, sôi nổi của tuổi trẻ thích phiêu lưu, khám phá cái mới, cái lạ; đặc biệt là luôn có tinh thầntrách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc khi đất nước bị tấn công Cùng với sự năng động ấy là tính bồng bột, vội vàng, kết luận nóng vội, đó cũng là một trong những điểm yếu để kẻ thù, lực lượng phản động “đánh vào” nhằm thực hiện âm mưu chính trị của mình

b) Nhà trường

Đối với lực lượng sinh viên thì trường học, thầy cô là một trong những nhân tố tác động một cách trực tiếp và mạnh mẽ nhất Thông qua các môn học cụ thể liên quan đến chủ quyền Việt Nam, chủ quyền biển đảo như môn giáo dục quốc phòng…

Từ đó, lực lượng sinh viên thể hiện lòng tự hào, yêu nước và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của nước Việt Nam ta

c) Gia đình

Có thể nói một phần kiến thức, phẩm chất, nhân cách, động thái của con người nói chung và sinh viên nói riêng đều bị ảnh hưởng khá lớn từ gia đình họ, từ ông bà, cha mẹ, anh chị em… Đặc biệt là ông bà, cha mẹ những người kì cựu, có kiến thức sâu rộng có thể truyền lại cho con cháu Thế nhưng, hiện nay thời gian mà các bạn trẻdành cho gia đình thường rất ít hoặc cha mẹ mải mê làm việc mà thiếu đi sự quan tâmsâu sắc đến con cái nên việc truyền đạt lại kiến thức quý báu ấy bị hạn hẹp và mai một dần Kiến thức các bạn có được phần lớn là do tìm kiếm trên mạng Internet, nên đôi khi có những kiến thức chưa thật chuẩn xác, dẫn đến hướng suy nghĩ và hành động lệch lạc

Trang 14

để có thể phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, độc lập của thế hệ trẻ đầy sức sốngnày; vì thế, họ thường tập hợp lại thành một nhóm để chia sẻ kiến thức cho nhau, từ

đó củng cố lòng yêu nước và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo trong mỗi ngườikhi tìm hiểu về chủ quyền biển đảo

2) Nhân tố chủ quan

Do quá trình tự tu dưỡng của bản thân, sinh viên chưa chủ động trong việc tìm kiếm, trang bị kiến thức cho mình về vấn đề biển đảo hoặc có thể tìm hiểu nhưng chưa biết chọn lọc những nguồn thông tin chính thống, còn nóng vội trong việc tiếp nhận các thông tin Phần lớn thời gian họ dành cho “game” , lướt face, zalo, tán ngẫu với bạn bè… mà không bổ sung, cập nhật tin tức mở rộng hiểu biết để có đủ tri thức,

đủ bản lĩnh chống lại các thế lực phản động; dẫn đến họ rất dễ bị lung lay, bị dụ dỗ bởi kẻ thù và nghĩ rằng đó là hành động yêu nước

3) Hành động của sinh viên trước vấn đề chủ quyền biển đảo

Khi thế hệ trẻ biết chọn lọc thông tin để tiếp nhận và phê phán cũng như thường xuyên mở rộng sự hiểu biết của mình về chủ quyền biển đảo thiêng liêng thì

họ sẽ có những hành động tích cực để thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, biển đảo của mình như tham gia tích cực vào hoạt động “Vì Trường Sa thân yêu” và một

số hoạt động mang tính tuyên truyền, giáo dục khác Vì vậy, trước những âm mưu xâm lược, chia rẽ sự đoàn kết dân tộc, gây mất trật tự xã hội, đòi hỏi những thế hệ trẻ phải tự rèn luyện cho mình những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để tạo nên một bản lĩnh kiên cường không dễ bị lôi kéo theo những việc làm sai lệch về vấn đề biển đảo Việt Nam

Ngày đăng: 21/08/2024, 17:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN