Nhìn chung, tuy có sự khác biệt giữa các tác giả về khái niệm sự hàilòng với chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhưng vẫn có điểm tươngđồng đó là tất cả đều xác định sự hài lòng như y
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội Dịch vụ y tế
là dịch vụ xã hội đặc biệt, mang tính chất nhân văn nhiều hơn lợi nhuận Đầu
tư cho sức khỏe là đầu tư phát triển, thể hiện những bản chất tốt đẹp của xãhội
Không giống như các ngành sản xuất hay cung cấp dịch vụ khác, dịch vụ
y tế mang nhiều nét khác biệt, đó là khách hàng không thể đánh giá thông quamột sản phẩm cụ thể Họ đánh giá chất lượng dịch vụ bằng sự cảm nhận khitiếp xúc với đội ngũ nhân viên y tế, trình độ chuyên môn, trang thiết bị và cơ
sở vật chất, nơi họ gửi gắm niềm tin khi đến khám, chữa bệnh Vì vậy chấtlượng khám chữa bệnh chính là sự hài lòng của người bệnh
Chăm sóc sức khỏe đang là lĩnh vực đầy tiềm năng, trong bối cảnh đờisống xã hội phát triển hiện nay, thuật ngữ “sức khỏe quý hơn vàng” được coitrọng hơn lúc nào hết Mọi người đến bệnh viện không chỉ là khám chữa bệnh
mà còn đề kiểm tra sức khỏe phòng ngừa bệnh tật Mức sống nâng cao chophép khách hàng sẵn sàng chi trả mức phí cao để nhận được dịch vụ y tế tốtnhất Để đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế ngày càng tăng về số lượngcũng như chất lượng của người dân, bên cạnh hệ thống bệnh viện công lậptruyền thống còn có các bệnh viện bán công, bệnh viện tư, bệnh viện liêndoanh với nước ngoài Chất lượng hoạt động của bệnh viện là sự hài lòng củangười bệnh và cán bộ, viên chức của chính bệnh viện Bệnh viện khi khônglàm hài lòng người bệnh sẽ bị mất người bệnh tiềm năng, uy tín suy giảm vàkhiếu kiện gia tăng [1]
Vì vậy, sự hài lòng của người bệnh đã trở thành một trong những khíacạnh quan trọng để đánh giá các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay nói cách khác
sự hài lòng của người bệnh là thước đo chất lượng khám chữa bệnh Nâng caochất lượng khám chữa bệnh không chỉ dừng lại ở việc chuyên môn chữađúng, chữa đủ, chữa khỏi cho người bệnh mà phải làm cho người bệnh hài
Trang 2lòng nhiều mặt: niềm nở, thân thiện của nhân viên y tế, trang thiết bị hiện đại,bệnh viện khang trang sạch đẹp, yên tĩnh…
Tại Khoa nội bệnh viện Dệt May chưa có nghiên cứu nào đánh giá vềchất lượng dịch vụ nên việc đánh giá sự hài lòng của người bệnh về thái độgiao tiếp của nhân viên y tế là cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiếnchất lượng và định hướng chiến lược phát triển bền vững của khoa.Câu hỏiđặt ra là: sự hài lòng của người bệnh với dịch vụ y tế khi được điều trị tạibệnh viện Dệt may như thế nào? Có yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng đócủa người bệnh không? Để nâng cao việc thực hành kỹ năng giao tiếp, vănhoá nghề nghiệp của nhân viên y tế, chúng tôi làm cuộc khảo sát ý kiến bệnhnhân nhằm phát huy tích cực, hạn chế mặt còn tồn tại, tạo sự hài lòng chongười bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm cung cấp thêm những bằng chứnggiúp cho ban lãnh đạo bệnh viện nói chung và khoa Nội nói riêng lập kếhoạch và triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhucầu của người bệnh với mục tiêu nghiên cứu:
Khảo sát sự hài lòng của người bệnh tại khoa Nội bệnh viện Dệt Maynăm 2017
Phân tích một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh tạiKhoa Nội bệnh viện Dệt May
Trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị nhằm tăng cường sự hài lòng của bệnhnhân trong khoa
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm cơ bản:
Khái niệm và phân loại sự hài lòng
Theo Brown (1992), sự hài lòng của khách hàng là một trạng thái trong
đó những gì khách hàng cần, muốn, mong đợi ở sản phẩm và gói dịch vụđược thỏa mãn hay vượt quá sự thỏa mãn Kết quả là có sự mua hàng lặp lại,lòng trung thành và giá trị của lời truyền miệng một cách thích thú
Kotler (2001) cho rằng, sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giáccủa một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm/dịch
vụ với những kỳ vọng của người đó Kỳ vọng ở đây được xem là ước monghay mong đợi của con người Nó bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệmtrước đó và thông tin bên ngoài như quảng cáo, thông tin truyền miệng củabạn bè, gia đình
Ngày nay, sự hài lòng của người bệnh đã trở thành một trong nhữngkhía cạnh quan trọng để đánh giá các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Đánh giá sựhài lòng của người bệnh đối với các cơ sở y tế đã được tiến hành trongnhiềunghiên cứu trên thế giới với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ y tếcũng như sự nhận thức của người dân về quyền được hưởng những dịch vụ tốtnhất
Nhìn chung, tuy có sự khác biệt giữa các tác giả về khái niệm sự hàilòng với chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhưng vẫn có điểm tươngđồng đó là tất cả đều xác định sự hài lòng như yếu tố khách quan xuất phát từcảm nhận của người bệnh khi phải chịu tác động của các dịch vụ có chấtlượng tốt hay không
Có 3 loại sự hài lòng của khách hàng: hài lòng tích cực, hài lòng thụđộng, hài lòng ổn định Hài lòng tích cực (Demanding customer satisfaction):đây là sự hài lòng mang tính tích cực và được phản hồi thông qua các nhu cầu
Trang 4sử dụng ngày một tăng lên đối với nhà cung cấp dịch vụ Đối với nhữngkhách hàng có sự hài lòng tích cực, họ và nhà cung cấp sẽ có mối quan hệ tốtđẹp, tín nhiệm lẫn nhau và cảm thấy hài lòng khi giao dịch Hơn thế, họ cũng
hy vọng nhà cung cấp dịch vụ sẽ có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của mình Chính vì vậy, đây là nhóm khách hàng dễ trở thành khách hàngtrung thành của doanh nghiệp miễn là họ nhận thấy doanh nghiệp cũng cónhiều cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ cho họ Yếu tố tích cực còn thểhiện ở chỗ, chính từ những yêu cầu không ngừng tăng lên của khách hàng mànhà cung cấp dịch vụ càng nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ ngày càng trởnên hoàn thiện hơn
Hài lòng ổn định (Stable customer satisfaction): đối với những khách hàng
có
sự hài lòng ổn định, họ sẽ cảm thấy thoải mái và hài lòng với những gì đangdiễn ra và không muốn có sự thay đổi trong cách cung cấp dịch vụ của doanhnghiệp
Vì vậy, những khách hàng này tỏ ra dễ chịu, có sự tin tưởng cao đối với doanhnghiệp và sẵn lòng tiếp tục sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp
Hài lòng thụ động (Resigned customer satisfaction):những khách hàng có
ơ với những nỗ lực cải tiến của doanh nghiệp.Nhận thức chất lượng dịch vụ làkết quả của khoảng cách giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ cảm nhận sự hàilòng cũng là sự so sánh hai giá trị này Khi khoảng cách giữa dịch vụ mongđợi và dịch vụ cảm nhận về chất lượng dịch vụ được thu hẹp bằng “0” thì
Trang 5được xem là khách hàng hài lòng Mức độ thỏa mãn là sự khác biệt giữa kếtquả nhận đượcvà kỳvọng Dựa vào nhận thức về chất lượng dịch vụ có thểchia sự hài lòng thành ba mức độ sau (khách hàng có thể có cảm nhận mộttrong ba mức độ thỏa mãn):
+ Không hài lòng: khi mức độ cảm nhận của khách hàng nhỏ hơn
mong đợi (nếu kết quả thực hiện kém hơn so với kỳ vọng thì khách hàng sẽkhông hài lòng)
+ Hài lòng: khi mức độ cảm nhận của khách hàng bằng mong đợi (nếu
kết quả thực hiện tương xứng với kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng)
+ Rất hài lòng: khi mức độ cảm nhận của khách hàng lớn hơn mong
đợi (nếu kết quả thực tế vượt quá sự mong đợi thì khách hàng rất hài lòng vàthích thú)
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đểđánh giá về sự hài lòng của người bệnh
Chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Ngày nay, chất lượng dịch vụ y tế là một trong những vấn đề đang đượcquan tâm tại các cơ sở y tế và có vai trò then chốt trong việc so sánh giữa các
cơ sở cung cấp dịch vụ Không ngừng nâng cao chất lượng để tạo dựng lợi thếcạnh tranh là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở y tế Vì vậy, việc hiểubiết, đo lường chất lượng chăm sóc sức khỏe đóng vai trò quan trọng ở tất cảcác cơ sở y tế trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay
Điểm cốt yếu giúp cho cơ sở y tế này có những lợi thế hơn cơ sở y tếkhác chính là chất lượng dịch vụ y tế Người bệnh chi trả chi phí cao cho cácdịch vụ y tế thì ngày càng đòi hỏi, yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ.Đánh giá chất lượng chăm sóc sức khỏe rất khó, bởi vì chất lượng dịch
vụ y tế không chỉ phụ thuộc vào dịch vụ chăm sóc mà còn phụ thuộc vào tìnhtrạng sức khỏe của bản thân người bệnh, sự quan tâm chăm sóc của người
Trang 6thân, sự chẩn đoán của thầy thuốc và cả điều kiện chăm sóc Theo Donabian(1980), có 3 nhóm tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng trong chăm sóc sứckhỏe, đó là:
- Nhóm tiêu chuẩn cấu trúc:tập trung vào các tiêu chuẩn tổ chức, mô
hình quản lí, trang thiết bị, cơ sở vật chất chăm sóc sức khỏe
- Nhóm tiêu chuẩn quy trình: tập trung vào các tiêu chuẩn thực hành
nghề nghiệp của bác sĩ, ĐD
- Nhóm tiêu chuẩn kết quả: tập trung vào tình trạng sức khỏe của người
bệnh, những lợi ích mà người bệnh nhận được từ dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
sự hài lòng của người bệnh và đặc biệt là ý kiến của người bệnh rất có giá trị
để đánh giá chất lượng
Có nhiều phương thức để đánh giá chất lượng dịch vụ y tế, nhưng ngàynay, sự hài lòng của người bệnh là một nội dung quan trọng của chất lượngbệnh viện và được nhận biết như là một khía cạnh quan trọng của chất lượngchăm sóc sức khỏe
1.2. Sự hài lòng của người bệnh với dịch vụ y tế.
1.2.1.Sựhàilòngcủangườibệnhvàviệcđánhgiásựhàilòngcủa
ngườibệnh
Việc đánh giá chất lượng dịch vụ CSSK tại bệnh viện đã đặt ra một số tháchthức mà đòi hỏi sự tham gia của cả những nhà nghiên cứu và các nhà lâmsàng ở các nước đang phát triển hiện nay Trong những năm gần đây, có nhiều
y văn trên thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan điểm của ngườibệnh đối với việc đánh giá chất lượng Các nhà quản lý, các nhóm cộng đồng
và các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận ra giá trị của cách nhìn thấu chất lượng từbên trong mà người bệnh có thể đem lại [2]
Quan điểm của người bệnh có thể cung cấp thông tin quan trọng choviệc cải thiện chất lượng tại bệnh viện mà không thể có được với cách thức đo
Trang 7lường truyền thống trước đây Từ bối cảnh của bệnh viện hiện nay, thì có rấtnhiều lý do để ta đánh giá quan điểm của người bệnh.
Trước hết sự hài lòng của người bệnh được coi như là kết quả đượctrông đợi của cơ sở y tế tại thời điểm mà những khía cạnh kỹ thuật của y học
đã phát triển vượt bậc
Thứ hai là quan điểm của người bệnh là yếu tố dự báo cho hành vi của
họ trong tương lai (tuân thủ với phương pháp điều trị)
Thứ ba là quan điểm của người bệnh có liên quan đến chất lượng chămsóc, ở khu vực giữa các cá nhân và tổ chức cũng như trong lĩnh vực kỹ thuật.Đánh giá sự hài lòng của người bệnh do đó là một nguồn thông tin quantrọng trong việc phát hiện ra những vấn đề và đưa ra được một kế hoạch hànhđộng thực thi để giải quyết những vấn đề đó
Ở Việt Nam, quan điểm của người bệnh chỉ được nhận rất ít sự quantâm Do đó đối với những cơ sở y tế công lập, những ý kiến của người bệnhvẫn chưa được liên hệ đến các chính sách và hệ thống phân phối dịch vụ Khingười bệnh được nhận các chăm sóc y tế thường phải bỏ ra những chi phí vềthời gian, tiền bạc, tâm lý và các vấn đề xã hội khác, các đánh giá của họ phảiđược đo lường và kết hợp chặt chẽ trong việc ra quyết định và thiết kế hệthống phân phối dịch vụ hiệu quả Ở mức thấp nhất thì những ý kiến của họ(mặc dù là chủ quan)vẫn có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ hiểu và thiếtlập tiêu chuẩn phù hợp cho dịch vụ để giúp cải thiện tình trạng bệnh của họ.Những y văn về đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại Việt Nam mớiđược thực hiện mấy năm gần đây Chính vì vậy phải chọn được phương pháp
đo phù hợp với đặc điểm của Việt Nam để có thể dựa trên những phươngpháp đó trong đánh giá Khung lý thuyết SERVQUAL được Parasuraman đềxuất vào năm 1985, sau này được chỉnh sửa lại vào năm 1988 và 1991 sửdụng rất phổ biến Đó là khi dữ liệu thường được thu thập sau này và câu hỏi
Trang 8về những mong muốn của người bệnh về chất lượng dịch vụ có thể chỉ dựatrên sự nhớ lại hoặc có xu hướng thiên về những dịch vụ mà người bệnh đãđược nhận.
1.2.2.Sựhàilòngcủangườibệnhquamộtsốyvăn
Trên thế giới
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sựhài lòng của khách hàng đối với công tác chăm sóc sức khỏe trong bệnh việncũng như các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của khách hàng
Nghiên cứu của Al- Doghaither (2004) trên 400 người bệnh nội trú tạibệnh viện King Khalid, Ai Cập, đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối vớinhân viên y tế về các khía cạnh như: tiếp nhận, khám và chẩn đoán bệnh, giaotiếp và chăm sóc trong quá trình điều trị bệnh Nghiên cứu này cho thấy ngườibệnh hài lòng về các dịch vụ trên ở mức độ rất khác nhau: điểm hài lòng trungbình cao nhất cho thủ tục tiếp đón người bệnh, và thấp nhất cho việc giao tiếpgiữa nhân viên y tế và người bệnh
Nghiên cứu gần đây nhất của Ward và cộng sự (2005) đánh giá chấtlượng dịch vụ CSSK tại các bệnh viện thuộc bang California thông qua sự hàilòng của 61.277 khách hàng Các tác giả đã phân tích những ưu điểm và hạnchế của các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ CSSK thông qua việc đolường sự hài lòng của khách hàng Từ đó, tổng hợp và đưa ra mô hình đánhgiá có tính giá trị và độ tin cậy cao
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phi Linh về xác định các yếu tố liên quan đến sựhài lòng của người bệnh nội trú về chất lượng CSSK tại bệnh viện trung tâmĐại học Nancy, Pháp trên 533 người bệnh nội trú Nghiên cứu cho thấy tỷ lệnam giới có xu hướng hài lòng hơn nữ giới [3]
Tóm lại có nhiều nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh đối với chấtlượng chăm sóc sức khỏe Phạm vi của các nghiên cứu có sự khác nhau, từ
Trang 9việc chỉ đánh giá thái độ, sự giao tiếp của nhân viên cho đến sự đo lường cả
sự hài lòng của người bệnh đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dịch vụkhác trong bệnh viện Các nghiên cứu thu được của các nghiên cứu đa dạng,phong phú và đã phần nào làm cơ sở để các nhà quản lý bệnh viện lập kếhoạch nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh hơn nữa
Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về sự hài lòng đối với chất lượng chămsóc người bệnh không nhiều
Nghiên cứu của Phan Văn Tường năm 2002 cho thấy 10,5% đối tượngnghiên cứu nhận xét thời gian chờ đợi khám bệnh tại các bệnh viện công làlâu so sánh với 4,8% ở bệnh viện bán công và 0% ở bệnh viện tư; 4,1% đốitượng nghiên cứu nhận xét thời gian chờ đợi xét nghiệm tại các bệnh việncông là lâu so sánh với 1% ở bệnh viện bán công và 0% ở bệnh viện tư; 4,7%đối tượng nghiên cứu nhận xét thời gian chờ đợi làm thủ tục xuất viện tại cácbệnh viện công là lâu so sánh với 1,4% ở bệnh viện bán công và 0% ở bệnhviện tư; 0,3% đối tượng nghiên cứu nhận xét về thái độ phục vụ của nhân viên
y tế tại các bệnh viện công là kém so sánh với 0% ở bệnh viện bán công và ởbệnh viện tư; 2,2% đối tượng nghiên cứu biểu thị sự không tín nhiệm vớibệnh viện công qua việc sẽ không giới thiệu người quen tới khám chữa bệnh,
so sánh với 0,5% tại các bệnh viện bán công và 0% ở bệnh viện tư [4]
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành về sự hài lòng của người bệnhnội trú với chất lượng CSSK tại các bệnh viện tỉnh Hòa Bình trên các yếu tố
về thời gian chờ đợi, giao tiếp và tương tác với NVYT, CSVC và kết quảCSSK Hòa Bình là một tỉnh miền núi, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏenhân dân còn nhiều hạn chế, đó là tình trạng thiếu nhân lực, thiếu kinh phí,trang thiết bị thiếu là lạc hậu…vì thế mà có sự chênh lệch giữa nhu cầu và khảnăng đáp ứng Với mức điểm tối thiểu để đạt trung bình hài lòng là 4, kết quảnghiên cứu cho thấy tất cả các yếu tố về sựu hài lòng của người bệnh đều <4,
Trang 10trong đó điểm trung bình hài lòng chung về chất lượng CSSK là 3,6 Với kếtquả này người bệnh chưa thật sự hài lòng với chất lượng CSSK tại bệnh viện[5].
Nghiên cứu của Trương Thị Bích Ngọc (2011) về đánh giá sự hàilòng của người bệnh nội trú tại một số khoa của Bệnh viện đa khoa ĐồngTháp cho thấy: 50,7% người bệnh hài lòng đối với yếu tố thời gian chờ đợikhi tiếp cận dịch vụ; 39,7% người bệnh hài lòng với yếu tố thông tin; 77,2%người bệnh hài lòng với yếu tố chăm sóc và điều trị; 71,1% người bệnh hàilòng với yếu tố nhu cầu và 50% người bệnh hài lòng với yếu tố cơ sở vật chất[6]
Trong nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụkhám chữa bệnh của Khoa khám bệnh-bệnh viện Bạch Mai, tác giả Lý ThịThúy cũng cho biết: Đa số người bệnh và người nhà của họ hài lòng với dịch
vụ khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh-Bệnh viện Bạch Mai với từng yếu tốnhư: giao tiếp của nhân viên y tế (84,1%); Cơ sở vật chất-trang thiết bị y tế(88,3%); yếu tố tài chính (75,9%); chất lượng phục vụ (85,8%) Tuy nhiên,tác giả cũng chỉ ra rằng, phần lớn người bệnh và người nhà của họ chưa hàilòng với thời gian chờ đợi khi tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh tạiKhoa Khám bệnh, sự hài lòng rất thấp (chỉ chiếm 28,4%) Nhưng nhìn chung,
đa số người bệnh và người thân của họ đều hài lòng chung với dịch vụ khámchữa bệnh tại Khoa Khám bệnh-bệnh viện Bạch Mai, với tỷ lệ là 79,3% [7]
Nghiên cứu của Trần Thị Hà Giang năm 2011, tại bệnh viện Da liễuTrung ương chỉ ra rằng: Hài lòng của người bệnh đối với thời gian chờ đợithực hiện dịch vụ khám chữa bệnh đạt 21,3%.Hài lòng của người bệnh vớithời gian chờ kết quả xét nghiệm 26,3% Hài lòng của người bệnh với yếu tốgiao tiếp và tương tác với NVYT là 43,8%.Hài lòng của người bệnh với yếu
tố giao tiếp và tương tác với bác sĩ đạt 66,7%.Hài lòng của người bệnh với
Trang 11yếu tố CSVC/TTB/Môi trường của bệnh viện đạt 78,3%.Hài lòng của ngườibệnh với kết quả KCB đạt 57,3%[8].
Nghiên cứu khác của Trịnh Thị Thúy Hằng tại bệnh viện Phụ sản Trungương vào năm 2014 cũng cho thấy, tỷ lệ khách hàng hài lòng với sự thuận tiệntrong khám bệnh tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu của bệnh viện là 49,52%.Hài lòng với chi phí khám bệnh là 46,17%; hài lòng với thời gian khám bệnhđạt tỷ lệ hài lòng là 31,10%, trong khi hài lòng với cơ sở vật chất, trang thiết
bị y tế của Khoa Khám bệnh theo yêu cầu là 42,82% Ngoài ra, tỷ lệ kháchhàng hài lòng với thái độ của, hướng dẫn của nhân viên y tế và chất lượng kỹthuật khám bệnh là 53,59% Tóm lại, tỷ lệ hài lòng chung là 46,65% [9].Trần Thị Cẩm Tú cho biết, tỷ lệ 86,4% người bệnh hài lòng chung vềdịch
vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện; trong đó hài lòng chung về tiếp cận dịch vụ
và thuận tiện là 86,9%; về thời gian chờ là 85,2%; về chi phí xét nghiệm là67,4%; về giao tiếp với nhân viên y tế là 83,5%; về giao tiếp với bác sỹ là87,9%; về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ, vệ sinh 82,0%; về kết quảđiều trị là 89,4% [10]
Nhìn chung, qua nhiều y văn nghiên cứu tại nước ta cũng như trên thếgiới là những bằng chứng khoa học chỉ ra rằng sự hài lòng của người bệnh làmột vấn đề nhận được rất nhiều mối quan tâm của cộng đồng Vì vậy, nhằmhướng tới nâng cao sự hài lòng của người bệnh, ngành y tế nước ta đã có mộtloạt các động thái như ban hành các chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng, đổimới cơ chế tài chính, bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.Đặc biệt phải kể đến việc ngành y tế bắt đầu thực hiện kế hoạch đổi mớiphong cách, thái độ phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, chính thức
có hiệu lực theo quyết định số2151/QĐ-BYT được ban hành vào ngày 04tháng 06 năm 2015.Theo kế hoạch sẽ có tám nội dung được tập trung thựchiện tại đơn vị: Tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp với người bệnh cho cán
bộ y tế, bao gồm lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo khoa, phòng, bác sĩ, điều dưỡng,
Trang 12hộ lý, nhân viên hành chính, bảo vệ, trông xe Thành lập, triển khai phòngcông tác xã hội, bộ phận chăm sóc “khách hàng” gắn với nhiệm vụ truyềnthông, giáo dục sức khỏe Quy định cụ thể về trang phục y tế để người bệnh
dễ dàng nhận biết chức danh, chuyên môn nghề nghiệp của công chức, viênchức, người lao động làm việc tại các cơ sở khám, chữa bệnh Tiếp tục triểnkhai, kiện toàn, hoàn thiện “đường dây nóng” tăng cường tiếp nhận và xử lý ýkiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh Duy trì,củng cố hòm thư góp ý, xử lý kịp thời ý kiến phản ánh của người dân Triểnkhai đề án “tiếp sức người bệnh” để góp phần giảm tải trong khâu đón tiếp,khám bệnh cho người bệnh khi đến bệnh viện Xây dựng phong cách, thái độ,phục vụ văn minh, thân thiện theo phương châm “người bệnh đến đón tiếpniềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” Tất cả nhân viên y tế kýcam kết và thực hiện các nội dung về đổi mới phong cách, thái độ phục vụhướng tới sự hài lòng của người bệnh
Việc “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới
sự hài lòng của người bệnh” được ngành y tế xác định là một trong những độtphá để củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh Đó cũng sẽ là mộtphần quan trọng bên cạnh việc đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính củacác bệnh viện; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, trang thiết bị hiện đại,
có đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ caonhất, đem lại niềm tin người bệnh khi đến bệnh viện để điều trị bệnh
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh trên đây:
Trên thế giới
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng bao gồm thời giantiếp cận dịch vụ y tế, cơ sở vật chất, tiếp cận với nhân viên y tế, chất lượngcuộc sống, hiệu quả và chi phí điều trị
Trang 13Nghiên cứu của Syed Saad Andaleed tại Bangladesh về sự hài lòngcủa người bệnh đối với chất lượng dịch vụ CSSK năm 2001.Nghiên cứu nhậnthấy có những yếu tố về chất lượng dịch vụ CSSK có ảnh hưởng quan trọngtới người bệnh và nó cũng liên quan đến sự hài lòng của người bệnh trong bốicảnh của Bangladesh Đánh giá thu được từ người bệnh ở một vài khía cạnhcủa chất lượng dịch vụ họ nhận được bao gồm: đáp ứng, đảm bảo, kỷ luật,truyền thông Nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố và hồi quy đa biến,những mối liên quan có ý nghĩa thống kê với sự hài lòng người bệnh đã tìmthấy cả ở 5 khía cạnh trên.
Hay nghiên cứu của Harkey và Vraciu (1992) trên 82 bệnh viện thuộc
21 bang của Mỹ về mối liên quan giữa quan niệm của người bệnh, nhân viên
y tế và nguồn thu của bệnh viện Các tác giả kết luận rằng khi chất lượng dịch
vụ CSSK càng cao thì nguồn thu của bệnh viện cũng càng cao Kết quả tương
tự cũng được Nelson và CS (1992) thu được khi nghiên cứu trên 15.000 ngườibệnh điều trị tại 51 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa ngoại ở Mỹ về mối liênquan giữa sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng công tác khám vàđiều trị, thủ tục thanh toán khi ra viện và nguồn thu của bệnh viện Khi chấtlượng dịch vụ y tế được đảm bảo, sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ tăng
và họ sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ mà họ sử dụng Mặt khác, khi ngườicung cấp dịch vụ y tế cam kết tăng cường chất lượng dịch vụ y tế, họ sẽ làmgiảm các dịch vụ không cần thiết qua đó làm giảm chi phí Điều này dẫn đếngiá dịch vụ y tế có thể giảm, chất lượng các dịch vụ y tến được đảm bảo đồngthời chi phí giảm có nghĩa là hiệu quả chăm sóc sức khỏe tăng
Ngoài ra, nghiên cứu do Tengilimoglu về chăm sóc điều dưỡng (2001)thực hiện trên 420 người bệnh ra viện từ bệnh viện đa khoa trung ương củaThổ Nhĩ Kỳ cũng cho thấy đa số người bệnh hài lòng với thái độ, sự giao tiếpcủa nhân viên và bác sĩ trong quá trình chăm sóc người bệnh, mặc dù sự hàilòng có khác nhau giữa những người bệnh có trình độ học vấn khác nhau Bên
Trang 14cạnh đó, nhiều người bệnh không hài lòng với cơ sở vật chất, trang thiết bị,dịch vụ ăn uống…
Theo Ke – Ping (1999) để đánh giá chất lượng chăm sóc thì sự hiểubiết của người bệnh là sự đánh giá chủ quan, còn sự hài lòng của người bệnh
là sự đánh giá khách quan Trong đó, hiểu biết của người bệnh có thể xuấtphát từ việc nhận các thông tin được cung cấp bởi các nhân viên y tế như:thông tin về quy trình khám chữa bệnh, tình trạng bệnh tật, các chế độ dinhdưỡng, luyện tập phù hợp Tuy nhiên, việc tiếp nhận thông tin này lại khácnhau ở mỗi cá nhân người bệnh Mặt khác, thông tin có thể đến từ nhiềunguồn khác nhau chứ không chỉ từ nhân viên y tế, do đó nó chỉ được coi như
sự đánh giá một cách chủ quan, nếu người bệnh có khả năng tiếp nhận đượcnhiều thông tin thì có hiểu biết tốt hơn và ngược lại Còn đối với sự hài lòngcủa người bệnh, bắt nguồn từ những cảm nhận tự nhiên của họ đối với thái độphục vụ, từ chất lượng khám chữa bệnh và có thể những cảm nhận này làkhác nhau ở mỗi cá nhân nhưng lại có thể tương tự nhau ở những trình độkhác nhau, đó chính là khía cạnh khách quan trong sự hài lòng của ngườibệnh đối với chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Tại Việt Nam
Đặng Hồng Anh (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sựhài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hoàn
Mỹ Đà Nẵng, bao gồm 38 biến quan sát dùng để đo lường các khái niệmtrong nghiên cứu, đã sử dụng mô hình thang đo SERVQUAL đánh giá nhân tốchất lượng chức năng (bao gồm 5 thành phần là tin cậy, đáp ứng, đảm bảo,cảm thông và hữu hình được đo lường bởi 27 biến quan sát), nhân tố chấtlượng kỹ thuật (được đo lường bởi 3 biến quan sát), nhân tố hình ảnh (được
đo lường bởi 2 biến quan sát), nhân tố mức độ hài lòng (được đo lường bằng 6biến quan sát)
Trang 15So sánh kết quả của các mô hình đo lường trong nghiên cứu chothấy, sau khi bổ sung và điều chỉnh, các thang đo đều đạt được độ tin cậy vàgiá trị cho phép Mức độ hài lòng của người bệnh chịu ảnh hưởng bởi chấtlượng chức năng, chất lượng kỹ thuật, hình ảnh (trong đó nhân tố hình ảnh tácđộng mạnh nhất đến chất lượng dịch vụ từ đó gây tác động mạnh đến sự hàilòng của người bệnh).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phi Linh cho thấy, những yếu tố mangtính dự đoán cụ thể cho các khía cạnh hài lòng là: đã kết hôn, tình trạngnghiêm trọng lúc nhập viện, nhập viện cấp cứu, tự người bệnh lựa chọn bệnhviện, được nằm ở phòng riêng, thời gian nằm viện ít hơn 1 tuần
Nghiên cứu của Trương Thị Bích Ngọc (2011) chỉ ra rằng không cómối liên quan giữa sự hài lòng chung đối với dịch vụ khám chữa bệnh: giớitính, nhân khẩu, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, đối tượng BHYT
Nghiên cứu của Phạm Nhật Yên về đánh giá sự hài lòng của ngườibệnh về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại khoa Khám chữa bệnh theoyêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai năm 2008 Trên 206 người bệnh, kết quả nghiêncứu cho thấy có tỷ lệ người bệnh hài lòng với thời gian tiếp cận dịch vụ là30,1%; tỷ lệ người bệnh hài lòng với yếu tố cơ sở vật chất là 53,1%; tỷ lệngười bệnh hài lòng với yếu tố giao tiếp và tương tác với bác sĩ là 81,3%, vớiNVYT (ĐD, KTV…) là 83,7%
Nghiên cứu của Lý Thị Thúy tìm hiểu về sự hài lòng của người bệnh vàngười nhà của người bệnh với các dịch vụ y tế tại Khoa Khám bệnh-bệnh việnBạch Mai vào năm 2014, đã chỉ ra rằng, một số yếu tố nhân khẩu học như: địachỉ, giới, trình độ học vấn, thu nhập, số lần sử dụng dịch vụ y tế và hình thức
sử dụng dịch vụ cũng có mối liên quan ảnh hưởng đén sự hài lòng đối vớichất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Khoa Khám bệnh (sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p<0,05)
Trang 16Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hà Giang thực hiện vào năm 2011 tạibệnh viện Da liễu Trung ương cũng cho biết, tỷ lệ hài lòng chung với dịch vụKCB có mối liên quan với: Những người đăng ký khám theo yêu cầu có tỷ lệhài lòng chung với dịch vụ KCB cao hơn những người đăng ký khám thôngthường 2,84 lần; khác biệt có ý nghĩa thống kê (p =0,001) Chưa tìm thấy mốiliên quan giữa sự hài lòng chung của người bệnh đối với dịch vụ KCB củabệnh viện đối với các yếu tố về nhóm tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, trình độhọc vấn, khu vực sống và số lần đến khám (p > 0,5).
Ngoài ra, tác giả Bùi Thị Cẩm Tú và cộng sự trong nghiên cứu đánh gía
sự hài lòng của người bệnh về công tác khám chữa bệnh của bệnh viện Trungương Huế vào năm 2012 cũng cho biết: Có một số yếu tố liên quan đến sựkhông hài lòng của người bệnh đối với các dịch vụ khám chữa bệnh nhưnhóm tuổi, học vấn, giao tiếp tương tác với nhân viên y tế, người bệnh sống ởHuế, người bệnh nằm ở phòng bệnh thường (p<0,05) [10]
Nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh tại khoa khám chữa bệnhtheo yêu cầu, bệnh viện Phụ sản Trung ương vào năm 2014, tác giả Trịnh ThịThúy Hằng cho biết: Chưa phát hiện được mối liên quan khác biệt có ý nghĩathống kê giữa 5 yếu tố hài lòng của khách hành về sự thuận tiện trong khámbệnh, chi phí khám bệnh, thời gian chờ đợi, cơ sở vật chất và thái độ hướngdẫn của nhân viên y tế, chất lượng kỹ thuật khám bệnh với các yếu tố về nhânkhẩu học của khách hàng như nhóm tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hônnhân, khu vực sinh sống, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số lần đến khám, lý
do chọn nơi khám, điều trị và hình thức khám bệnh Tuy nhiên, tác giả lại chỉra: có mối liên quan mật thiết có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ hài lòng chungcủa khách hàng với 5 yếu tố về sự thuận tiện trong khám bệnh, chi phí khámbệnh, thời gian chờ đợi khám bệnh, cơ sở vật chất, và thái độ, hướng dẫn củanhân viên y tế, chất lượng kỹ thuật khám bệnh với p<0,05 Mặt khác, các yếu
Trang 17tố như thời gian chờ đợi khám bệnh và cơ sở vật chất phục vụ khám chữabệnh là có mối liên quan chặt chẽ nhất với sự hài lòng của khách hàng [9].Nghiên cứu “Đánh giá và sự hài lòng của người bệnh về chất lượngchăm sóc của ĐD tại một số khoa lâm sàng Bệnh viện Việt Đức năm 2012”của tác giả Nguyễn Bá Anh đã chỉ ra rằng có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa tình trạng hôn nhân với sự hài lòng chung của người bệnh về chấtlượng chăm sóc của ĐD
Hình 1 1 Khung lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng (Nguồn: Jayaraman Munusamy & Vong Oi Fong, UNITAR E-Journal,
Vol 4, No 2, June 2008).
Ngoài ra sự hài lòng của khách hàng còn bị tác động bởi các yếu tốkhác như: đặc tính sản phẩm, yếu tố tình huống, đặc điểm cá nhân
Trong nghiên cứu của chúng tôi, dựa trên các mô hình nghiên cứu trước
và điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của khoa chúng tôi đưa ra một số yếu
tố ảnh hưởng tới sự hài lòng như sau:
Trang 18Hình 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh[17].
Trang 19CHƯƠNG2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Người bệnh điều trị nội trú từ 3 ngày trở lên tại khoa Nội Bệnh việnDệt May
- Tiêu chuẩn loại trừ đối với người bệnh dưới 18 tuổi hoặc người bệnhtrong tình trạng hôn mê, mất khả năng trả lời
2.2 Thời gian nghiên cứu:
- Từ 1/3/2017 đến 31/12/2017
- Thời gian phỏng vấn được tiến hành khi người bệnh chuẩn bị ra viện
2.3 Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội bệnh viện Dệt May
2.4 Phương pháp nghiên cứu
q: 1-p = 1- 0,5 = 0,5
Trang 20ε: sai số ước lượng, trong nghiên cứu này chọn = 0.1ε
α: mức ý nghĩa thống kê (Chọn α = 0,05)
Z (1-α/2) tra theo bảng chuẩn = 1,96
Thay số vào công thức, ta tính được số mẫu tối thiểu cần thu thậpnghiên cứu là 280
Để dự phòng một tỷ lệ nhất định đối tượng nghiên cứu từ chối hoặckhông tiếp cận được, cỡ mẫu sẽ được tăng lên làm tròn 290
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
2.5 Thu thập thông tin
● Lấy ý kiến của người bệnh thông qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn(mỗi người bệnh chỉ tham gia phỏng vấn một lần duy nhất)
● Lấy mức độ 3, 4, 5 trong kết quả điều tra là đánh giá người bệnhhài lòng
2.6 Xử lý số liệu
Số liệu sẽ được làm sạch, sau đó được nhập vào phần mềm Epidata và
xử lý trên phần mềm Stata với các test thống kê y học
2.7 Đạo đức Nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện Dệt May.Giải thích mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra cho đối tượng khi cầnthiết để tạo tinh thần hợp tác cùng làm việc
Trang 21Điều tra trên những đối tượng tự nguyện đồng ý cộng tác, không épbuộc và trên tinh thần tôn trọng.
Việc phỏng vấn được tiến hành vào thời điểm thuận tiện cho BN saukhi đã hoàn tất các thủ tục khám chữa bệnh
Câu hỏi được trả lời dưới 30 phút, không đòi hỏi sự nhớ lại khó khăn,không đề cập đến các vấn đề nhạy cảm và các thông tin riêng tư và sử dụngcác từ ngữ phổ thông dễ hiểu
Nghiên cứu không ảnh hưởng đến sức khỏe của đối tượng: không lấymáu, không dùng thuốc điều trị
Người bệnh có thể được tư vấn về những kiến thức liên quan đến bệnh
và việc điều trị bệnh sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu nếu có yêu cầu.Các thông tin cá nhân được đảm bảo giữ bí mật
Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích đề ra những biện pháp phục vụ và nângcao sức khỏe cho cộng đồng, ngoài ra không có mục đích nào khác
Kết quả nghiên cứu sẽ được báo cáo với Bệnh viện Dệt May
2.8 Sai số và cách khắc phục
Sai số có thể gặp trong nghiên cứu này là sai số thông tin Sai số trong quátrình thiết kế và thu thập thông tin
Một số biện pháp khắc phục sai số:
+ Thiết kế bộ câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu
+ Các định nghĩa tiêu chuẩn đưa ra thống nhất, rõ ràng
+ Tập huấn kỹ cho điều tra viên về bộ câu hỏi nhằm thống nhất nội dungtừng câu hỏi
+ Hướng dẫn và giải thích cho người bệnh về mục đích nghiên cứu+ Phiếu điều tra được giám sát ngay trong ngày điều tra
+ Đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu
Trang 222.9 Hạn chế nghiên cứu
Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn vàtương đối dài nên có thể gặp sai số do kỹ năng phỏng vấn của từng điều traviên cũng như thái độ hợp tác của người bệnh và người nhà người bệnh thamgia nghiên cứu
Phỏng vấn người bệnh, người nhà người bệnh tại một khu vực bố tríriêng để hạn chế ảnh hưởng đến tâm lý của họ
Trang 23CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Thông tin nhân khẩu học của người bệnh
Trang 24Biểu đồ 3 1 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Bệnh nhân nằm điều trị tại khoa Nội bệnh viện là Học sinh-sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất (29%), tiếp đến là cán bộ hưu 19,2%, lao động tự do là 18,5%, thấp nhất là nông dân chiếm 2,4%.
Trang 25Biểu đồ 3.2: Biểu đồ 3.2 cho thấy trình độ học vấn của bệnh nhân là cao đẳng-đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 46,8%, tiếp đến là THPT chiếm tỷ lệ 20,2%, có 1,5% bệnh nhân không biết chữ.
Bảng 3.2 Bảng thông tin chung về bệnh nhân
Hình thức điều trị tại khoa
Chuyển tuyến 242 81,5
Sử dụng dịch vụ tại khoa
Giường bảo hiểm 250 84,1
Giường yêu cầu 47 25,9
Nhận xét: Trong 297 bệnh nhân được phỏng vấn có 262 bệnh nhân sử dụng thể BHYT chiến 88.2% bệnh nhân, tương ứng với số giường bảo hiểm được bệnh nhân lựa chọn sử dụng là 250 giường chiếm 84,1% trong đó 242 bệnh nhân được chuyển tuyến chiếm 81,5 %
Trang 263.2 Sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng dịch vụ y tế
3.2.1: Sự hài lòng chung của người bệnh
Bảng 3.3: Hài lòng chung của người bệnh
Trang 273.2.2 Thời gian tiếp cận dịch vụ y tế
Bảng 3.4: Sự hài lòng với thời gian chờ đợi tiếp cận dịch vụ y tế
Hài lòng với thời gian chờ NVYT hỗ trợ trong thời
gian làm chuyên môn
Nhận xét: Trong 297 bệnh nhân có 222 bệnh nhân hài lòng với thời gian chờ thủ tục nhập viện chiếm tỷ lệ 74,7%; có 230 bệnh nhân hài lòng với thời gian chờ sự có mặt của điều dưỡng chiếm 77,4%; và 237 bệnh nhân hài lòng với thời chờ NVYT hỗ trợ trong thời gian làm chuyên môn chiếm 79,8%
Trang 283.2.3 Tiếp cận với chăm sóc của Điều dưỡng (ĐD)
Bảng 3.5: Sự hài lòng với chăm sóc của ĐD
n Tỷ lệ %Hài lòng với thái độ phục vụ thân thiện và tôn trọng NB của
Hài lòng với việc giải thích và công khai thuốc trước khi sử
dụng cho người bệnh của ĐD
Hài lòng với sự lắng nghe của ĐD khi nghe NB trình bày 250 84,2
Nhận xét: Kết quả bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ hài lòng với điều dưỡng đạt trên 80% trong đó cao nhất là sự hài lòng với giao tiếp của ĐD với người bệnh và thân nhân chiếm 86,5%.
Trang 293.2.4: Tiếp cận với điều trị của bác sỹ
Bảng 3.6: Sự hài lòng với điều trị của bác sỹ
Hài lòng với việc thông tin giải thích cho người bệnh trước
khi điều trị của BS
Hài lòng với việc thăm khám bệnh hàng ngày của bác sỹ 261 87,9
Nhận xét: Kết quả bảng 3.5 cho thấy sự hài lòng với điều trị của bác sỹ
là trên 85% trong đó cao nhất sự hài lòng với sự lắng nghe của bác sỹ khi nghe người bệnh trình bày về bệnh tật chiếm tỷ lệ 88,9%
Trang 303.2.5: Tư vấn giáo dục sức khỏe
Bảng 3.7: Sự hài lòng với tư vấn giáo dục sức khỏe
Trang 313.2.6: Cơ sở vật chất
Bảng 3.8: Sự hài lòng với cơ sở vật chất
Hài lòng với sự TTB y tế của khoa phòng 226 76,1
Hài lòng với sự sạch sẽ của buồng bệnh 231 77,8
Hài lòng với tiện nghi phục vụ sinh hoạt 215 72,4
Hài lòng với khu nhà vệ sinh buồng bệnh 232 78,1
Nhận xét: Kết quả bảng 3.7 cho thấy sự hài lòng với cơ sở vật chất của người bệnh là chưa cao Trong đó sự hải lòng với chất lượng đồ vải chiếm tỷ lệ thấp nhất là 64,6% Ngược lại là sự hài lòng với độ sáng của khoa phòng chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,5%