Trong những năm qua, Ngành Quản trị Văn phòng ngày càng được quan tâm và chú trọng phát triển. Đó là điều không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng chiếm phần lớn trong hoạt động quản lý nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung. Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các Công ty đa quốc gia… cũng không thể thiếu được bộ phận văn phòng. Văn phòng có chức năng tham mưu, tổng hợp, giúp việc quản trị và giải quyết công văn của mỗi cơ quan, tổ chức được nhanh chóng. Xây dựng văn phòng mạnh là yếu tố rất quan trọng để giúp cơ quan, tổ chức đổi mới phương pháp lãnh đạo và lề lối làm việc, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác lãnh đạo. Chính vì vậy việc tăng cường tổ chức và cải cách hoạt động văn phòng của cơ quan, cần được quan tâm đặc biệt và chú trọng nhiều hơn nữa. Công tác văn phòng gắn liền với hoạt động cơ quan, được xem như một bộ phận hoạt động quản lý của mỗi đơn vị có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý nhà nước. Hành chính văn phòng, Văn thư - Lưu trữ là một lĩnh vực có nội dung phong phú và phức tạp. Không phải nhà quản lý nào, Thủ trưởng nào cũng được trang bị đầy đủ kiến thức về quản trị văn phòng. Đặc biệt đối với sinh viên ngành Quản trị Văn phòng, ý nghĩa đó có tầm quan trọng thiết thực, để có hiểu biết đầy đủ, trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ năng về công tác quản trị văn phòng, sinh viên cần phải tiếp xúc với thực tế, thực hành nghiệp vụ chuyên môn. Vì vậy, thực tập là giai đoạn quan trọng ban đầu, tạo nền móng cho sinh viên sau này, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong chương trình đào tạo của sinh viên, giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, vận dụng lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường vào công việc thực tế. Mặt khác, đây cũng là dịp để sinh viên rèn luyện tác phong của một cán bộ văn phòng, tiếp thu các kinh nghiệm thực tiễn của công việc, trao dồi kiến thức giúp sinh viên hiểu rõ hơn về phần nào tính chất đặc trưng công việc của công việc mà ngành học của mình đang đào tạo. Giúp cho sinh viên bước đầu tích lũy những kinh nghiệm quý báu từ công việc thực tế, định hướng được tính chất của công việc tương lai để từ đó giúp cho sinh viên yêu nghề và yêu ngành học của mình hơn, tự tin hơn với kiến thức sau khi ra trường. Vì vậy, để có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, đòi hỏi sinh viên phải nắm bắt vững kiến thức đã được trang bị. Từ đó vận dụng chúng vào điều kiện thực tiễn với phương châm của Đảng và Nhà nước ta “Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”. Với mong muốn đó, nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên có một khoảng thời gian để thực tập tại các cơ quan nhằm giúp sinh viên tập làm quen với công việc thực tế và không bỡ ngỡ khi ra trường. Được sự đồng ý của nhà trường và sự tiếp nhận của UBND xã Ninh An, em đã có đợt thực tập đúng quy định về thời gian cũng như việc thực hành các nội dung mà bản đề cương thực tập đã nêu ra. Từ đó đã tổng hợp kết quả thực tập thành bản báo cáo thu hoạch công tác thực tập I nộp thầy cô xem xét đánh giá.
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO THU HOẠCH CÔNG TÁC THỰC TẬP I
Sinh viên: Cao Huỳnh Hoàng.
Lớp: Quản trị Văn Phòng 1A.
Khoa: Quản lý Văn hóa - Giáo dục.
Khóa: K40.
Thời gian thực tập từ ngày 22/02/2016 đến hết ngày 18/3/2016 Đơn vị thực tập: UBND Xã Ninh An - TX.Ninh Hòa - Khánh Hòa Công tác được giao: Văn thư - Lưu trữ.
Cán bộ hướng dẫn: Phùng Thị Thu Hương.
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Ngành Quản trị Văn phòng ngày càng được quan tâm và chú trọng phát triển Đó là điều không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng chiếm phần lớn trong hoạt động quản lý nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các Công ty đa quốc gia… cũng không thể thiếu được bộ phận văn phòng
Văn phòng có chức năng tham mưu, tổng hợp, giúp việc quản trị và giải quyết công văn của mỗi cơ quan, tổ chức được nhanh chóng Xây dựng văn phòng mạnh là yếu tố rất quan trọng để giúp cơ quan, tổ chức đổi mới phương pháp lãnh đạo và lề lối làm việc, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác lãnh đạo Chính vì vậy việc tăng cường tổ chức và cải cách hoạt động văn phòng của cơ quan, cần được quan tâm đặc biệt và chú trọng nhiều hơn nữa
Công tác văn phòng gắn liền với hoạt động cơ quan, được xem như một bộ phận hoạt động quản lý của mỗi đơn vị có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý nhà nước Hành chính văn phòng, Văn thư - Lưu trữ là một lĩnh vực có nội dung phong phú và phức tạp Không phải nhà quản lý nào, Thủ trưởng nào cũng được trang bị đầy
đủ kiến thức về quản trị văn phòng Đặc biệt đối với sinh viên ngành Quản trị Văn phòng, ý nghĩa đó có tầm quan trọng thiết thực, để có hiểu biết đầy đủ, trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ năng về công tác quản trị văn phòng, sinh viên cần phải tiếp xúc với thực tế, thực hành nghiệp vụ chuyên môn Vì vậy, thực tập là giai đoạn quan trọng ban đầu, tạo nền móng cho sinh viên sau này, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong chương trình đào tạo của sinh viên, giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực
tế, vận dụng lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường vào công việc thực tế Mặt khác, đây cũng là dịp để sinh viên rèn luyện tác phong của một cán bộ văn phòng, tiếp thu các kinh nghiệm thực tiễn của công việc, trao dồi kiến thức giúp sinh viên hiểu rõ hơn về phần nào tính chất đặc trưng công việc của công việc mà ngành học của mình đang đào tạo Giúp cho sinh viên bước đầu tích lũy những kinh nghiệm quý báu từ công việc thực tế, định hướng được tính chất của công việc tương lai để từ đó giúp cho sinh viên yêu nghề và yêu ngành học của mình hơn, tự tin hơn với kiến thức sau khi ra trường
Vì vậy, để có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, đòi hỏi sinh viên phải nắm bắt vững kiến thức đã được trang bị Từ đó vận dụng chúng vào điều kiện thực tiễn với phương châm của Đảng và Nhà nước ta “Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” Với mong muốn đó, nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên có một khoảng thời gian để thực tập tại các cơ quan nhằm giúp sinh viên tập làm quen với công việc thực tế và không bỡ ngỡ khi ra trường
Được sự đồng ý của nhà trường và sự tiếp nhận của UBND xã Ninh An, em đã
có đợt thực tập đúng quy định về thời gian cũng như việc thực hành các nội dung mà bản đề cương thực tập đã nêu ra Từ đó đã tổng hợp kết quả thực tập thành bản báo cáo thu hoạch công tác thực tập I nộp thầy cô xem xét đánh giá
Trang 3NỘI DUNG PHẦN I: KẾT QUẢ TÌM HIỂU THỰC TẾ CƠ SỞ THỰC TẬP
I KHÁI QUÁT CHUNG
1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của địa phương.
2 Tên cơ quan, quá trình thành lập và phát triển.
3 Loại hình cơ quan.
II KẾT QUẢ TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY NHÂN SỰ, MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ NINH AN
1 Cơ cấu tổ chức của Hệ thống chính trị xã Ninh An.
2 Bộ máy nhân sự.
3 Mục tiêu hoạt động của UBND xã Ninh An.
4 Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban xã Ninh An.
III KẾT QUẢ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ NINH AN – NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG
IV KẾT QUẢ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG
PHẦN II: KẾT QUẢ THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
I NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ ĐƯỢC GIAO VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRONG CÔNG TÁC THỰC TẬP
II NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA BẢN THÂN VỀ KIẾN THỨC, CHUYÊN
MÔN NGHIỆP VỤ.
PHẦN III CÁC SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CÔNG TÁC
PHẦN IV TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ TINH THẦN, THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI THAM GIA THỰC TẬP
Trang 4PHẦN I KẾT QUẢ TÌM HIỂU THỰC TẾ CƠ SỞ THỰC TẬP I/ KHÁI QUÁT CHUNG
1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của địa phương.
Xã Ninh An là địa bàn nằm ở phía bắc thị xã Ninh Hoà, cách trung tâm thị xã
10 km, có đường Quốc lộ 1A dẫn vào trung tâmThị xã, đang trên đà phát triển về kinh
tế, là một xã đồng bằng có diện tích 3971,66 ha
Trong đó: + Đất nông nghiệp: 2795,40 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 411,46 ha + Đất chưa sử dụng: 764,79 ha Ninh An vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, chiều dài từ Bắc đến Nam theo trục Quốc lộ 1A khoảng 8km Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa nắng - mưa mang lại những điều kiện thuận lợi nhất định nhưng cũng gây ra không ít những khó khăn cho quá trình sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân địa phương
Vị trí của xã:
+ Phía Bắc giáp xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh
+ Phía Đông giáp xã Ninh Thọ
+ Phía Nam giáp xã Ninh Đa và Ninh Đông
+ Phía Tây giáp Ninh Trung và Ninh Sơn
Toàn xã có 8 thôn với trên 3.173 hộ và 13.153 nhân khẩu, nhân dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
2 Tên cơ quan, quá trình thành lập và phát triển.
2.1 Tên cơ quan: Uỷ ban nhân dân xã Ninh An.
2.2 Quá trình thành lập và phát triển.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta kết thúc bằng thắng lợi
vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975 Đây là thắng lợi to lớn
và có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Từ đây, tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, nhân dân ta hoàn toàn tự do, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội
Ninh An là một trong những xã được giải phóng sớm nhất của huyện Ninh Hòa
Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn của nhân dân Ninh An qua hơn 20 năm đấu tranh chống Mỹ đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh
Nhiệm vụ cơ bản trước mắt của cán bộ, đảng viên và nhân dân Ninh An sau ngày giải phóng là nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và củng cố
Trang 5chính quyền, ổn định tình hình an ninh chính trị ở địa phương, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu và vận động quần chúng xây dựng các đoàn thể chính trị
Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, nặng nề bởi đội ngũ cán bộ, đảng viên của
xã chuyển nhiệm vụ từ chiến đấu sang xây dựng và bảo vệ chính quyền, mọi thứ đều mới mẻ Tuy nhiên, niềm phấn khởi tự hào của tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân khi quê hương được giải phóng là động lực to lớn để toàn xã vượt qua khó khăn, thử thách, từng bước đi lên
Ngay sau ngày giải phóng, Ủy ban quân quản xã được thành lập gồm các đồng chí Nguyễn Thị Xuân là Bí thư chi bộ kiêm Chủ tịch, đồng chí Trà Phụng làm xã đội trưởng, đồng chí Nguyễn Thông làm Trưởng ban An ninh xã
Ngày 05/7/1991, Huyện ủy Ninh Hòa đã ra Quyết định số 86-QĐ/HU về việc thành lập Đảng bộ xã Ninh An, gồm 2 chi bộ: chi bộ 1 có 29 đảng viên và chi bộ 2 có
24 đảng viên Ban chấp hành Đảng bộ do đồng chí Nguyễn Kỳ làm Bí thư và đồng chí Nguyễn Hạnh làm Phó Bí thư.Với việc thành lập Đảng bộ, Ninh An đã được tăng cường sức mạnh của Đảng trong công tác lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được đề ra cho địa phương
Từ năm 1986 đến 1994 xã Ninh An đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 1987-1989 và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 1989-1994 Thông qua kết quả các cuộc bầu cử, nhân dân đã thể hiện quyền dân chủ của mình đối với việc xây dựng
bộ máy chính quyền địa phương vững mạnh
Ngày 19/11/1998 Ninh An được tách ra làm 2 xã : Ninh An và Ninh Sơn
Với công lao đóng góp cho cách mạng trong hai cuộc kháng chiến, tháng 12 năm 1994, xã Ninh An được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Trụ sở Uỷ ban nhân dân xã là nơi làm việc tập trung của các Ban ngành, đoàn thể Vị trí nằm dọc Quốc lộ 1A và là trung tâm của Thị xã nên rất thuận tiện cho việc quản lý hành chính, nhân dân đi lại dễ dàng khi có nhu cầu đến UBND liên hệ công việc
3 Loại hình cơ quan.
Uỷ ban nhân dân xã Ninh An là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã Ninh An và sự lãnh đạo của UBND thị xã Ninh Hòa cũng như Đảng uỷ xã Ninh An
II/ KẾT QUẢ TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY NHÂN SỰ, MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ NINH AN:
1 Cơ cấu tổ chức của Hệ thống chính trị xã Ninh An
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hệ thống Chính trị xã Ninh An
Trang 6
Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND xã Ninh An
\
2 Bộ máy nhân sự:
Ban Thường vụ Đảng ủy:
Bí thư: Phùng Ngọc Lâm
Phó bí thư: Nguyễn Hạnh Nguyễn Quốc Chí
BCH Đảng bộ
Ban Thường vụ Đảng ủy
Mặt trận và các đoàn thể
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Cán bộ công
chức phụ trách
các chức danh
cán bộ công
chức theo quy
định
Những người hoạt động không chuyên trách
Ban nhân dân các thôn
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH (khối kinh tế)
PHÓ CHỦ TỊCH (khối VH-XH)
VĂN PHÒNG THỐNG KÊ
CÔNG
AN
QUÂN SỰ
TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN
ĐỊA CHÍNH XÂY
DỰNG
VĂN HÓA
XÃ HỘI
TƯ PHÁP
HỘ TỊCH
Trang 7Uỷ viên: Nguyễn Ngọc Thành Đặng Thiện Nghiêm
Mặt trận và các đoàn thể:
+ Chủ tịch UBMTTQVN: Nguyễn Ngọc Thành + Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Võ Đăng Tuấn + Chủ tịch Hội Nông dân: Lê Văn Trọng + Bí thư Đoàn: Lê Quang Hậu + Chủ tịch Hội LHPN: Phạm Thị Mến
Hội đồng nhân dân:
+ Chủ tịch : Phùng Ngọc Lâm + Phó Chủ tịch: Lâm Quang Đức
Uỷ ban nhân dân:
+ Chủ tịch: Nguyễn Quốc Chí + Phó Chủ tịch: Đặng Thiện Nghiêm
Phan Thanh Nam
Cán bộ công chức:
+ Trưởng Công an: Lê Văn Hóa + Chỉ huy trưởng Q.Sự: Phạm Ngọc Thạch + Văn phòng - Thống kê: Phùng Thị Thu Hương
+ Địa chính - Xây dựng: Trần Như Châu
Phùng Quang Nguyên + Tư pháp - Hộ tịch: Nguyễn Văn Ân Văn Chiến Thuận
+ Tài chính - Kế toán: Phạm Thị Trang
Lê Thị Thông + Văn hóa - Xã hội: Hồ Sĩ Thoại
Hồ Bảo Ân
Cán bộ không chuyên trách:
+ Phó Công an: Nguyễn Tam Xuân
Phùng Thanh Nhơn + Xã đội phó: Trần Như Báu
Trang 8+ Tiếp nhận & trả kết quả: Hồ Thị Ánh Tuyết + Văn thư - Lưu trữ: Nguyễn Thị Bích Ngọc + Đài truyền thanh: Nguyễn Thị Ngọc Bích + Bảo vệ rừng: Nguyễn Tam Xuân
3 Mục tiêu hoạt động của UBND xã Ninh An:
Trực tiếp quản lý hành chính trên địa bàn toàn xã về tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…Nhằm đạt được kết quả tốt nhất
4 Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban xã Ninh An:
a Chức năng của UBND:
Quản lý nhà nước là chức năng duy nhất và cơ bản của UBND UBND chịu trách nhiệm quản lý mọi mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
UBND là cơ quan có trách nhiệm xây dưng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
và hàng năm dài hạn, trình HĐND quyết định Sau khi được HĐND xem xét và thông qua thì UBND có trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện các kế hoạch đó Về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi, thực hiện các chương trình khuyến nông,khuyến lâm UBND tổ chức việc dự tính, dự báo và thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng
b Nhiệm vụ – Quyền hạn của UBND:
Trong lĩnh vực kinh tế, UBND xã có những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp thông qua để trình UBND huyện phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch đó
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, dự toán điều chỉnh ngân sách trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo
về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương, xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp, UBND có những quyền hạn và nghĩa vụ sau đây:
Trang 9 Tổ chức và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển
và ứng dụng khoa học, tiến bộ công nghệ đối với cây trồng và vật nuôi
Tổ chức và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ dịch bệnh, tu bổ, bảo vệ
đê điều, bảo vệ rừng, phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, bảo lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương
Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật
Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, UBND có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẽ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền của pháp luật quy định
Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông
và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật
Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa và thể dục thể thao UBND thực hiện những quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương, phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp 1 đúng độ tuổi, tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hóa, thực hiện xóa mù chữ phổ cập giáo dục cho những người trong độ tuổi
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương, phối hợp với UBND cấp trên quản lý trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn
Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hóa gia đình được giao, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh, phòng chống các dịch bệnh
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử -văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo qui định pháp luật
Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật
Trang 10 Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo, vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, tổ chức các hình thức nuôi dưỡng chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật
Quản lý bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, UBND xã thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Tổ chức tuyên truyền giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng
xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương
Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạh, đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên, tổ chức việc thực hiện xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh, thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương
Quản lý hộ khẩu, tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo:
UBND xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng đẫn về bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân địa phương
Trong việc thi hành pháp luật, UBND xã thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giải quyết các quy phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật
Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền
Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành
án theo quy định của pháp luật, tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
*
III KẾT QUẢ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ NINH AN – NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG:
UBND xã Ninh An gồm có: - 1 Chủ tịch
- 2 Phó chủ tịch