1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp hạn chế rrtd tại nh thương mại cổ phần á châu acb đề án môn học

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hạn chế RRTD tại NH Thương mại cổ phần Á Châu ACB
Tác giả Đỗ Thùy Dương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Quang
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính – NH
Thể loại Đề án môn học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

RRTD là gì?- RRTD à loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của NH, biểu hiện trên thực tế qua việc KH không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho NH- Như vậy, có thể hiể

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

-ĐỖ THÙY DƯƠNG

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RRTD TẠI NH THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ACB

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

Hà Nội, tháng 10 năm 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

-ĐỖ THÙY DƯƠNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RRTD TẠI NH THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ACB

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

Chuyên ngành: Tài chính – NH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN VĂN QUANG

Hà Nội, tháng 10 năm 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề án :giải pháp hạn chế rủi ro tại NH Thương mại cổ phần ÁChâu – ACB là công trình nghiêm cứu độc lập của cá nhân tôi Đề án này là côngtrình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đókhông có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do ngườikhác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong đề án đã được chỉ rõ nguồngốc

Tác giả đề án

Đỗ Thùy Dương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý Thầy/Cô đã giảng dạy tôi trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Tài chính – NH, trường Đại học Mở Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về ngành Tài chính –

NH, những tiền đề thực sự cho tôi thực hiện tốt đề án này

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Văn Quang đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện đề án

Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, các anh chị, các bạn đã luôn tạo ở bên giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện đề án

Trong quá trình làm đề án, do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên những biện pháp đưa ra khó tránh được những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ýcủa Qúy Thầy /Cô để đề án của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RRTD TẠI CÁC NH THƯƠNG MẠI 1.1 RRTD, các loại RRTD 1

1.1.1 RRTD là gì? 1

1.1.2 Các loại rủi ro 1

1.2 Nguyên nhân dẫn đến RRTD 2

1.2.1 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài 2

1.2.2 Nguyên nhân bên trong 3

1.2.2.1 Nguyên nhân từ phía KH 3

1.2.2.2 Nguyên nhân từ bản thân NH 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ RRTD TẠI NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – ACB 2.1 Tổng quan tình hình hoạt động của NH ACB 5

2.2 Hoạt động kinh doanh của NH 5

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 5

2.3.1 Lợi nhuận 5

2.3.2 Doanh thu giai đoạn 2016-2020 6

2.3.3 Chất lượng tài sản giai đoạn 2016-2020 7

2.4 Thực trạng hoạt động tín dụng và RRTD tại NH ACB 7

2.4.1 Hoạt động huy động vốn 7

2.4.2 Hoạt động cho vay 8

2.5 .Thực trạng quản lý RRTD 8

2.6.Nguyên nhân dẫn tới RRTD tại NHTMCP Á Châu 9

2.6.1.Nguyên nhân chủ quan 9

Trang 6

2.6.1.1 Từ phía KH vay 10

2.6.1.2 Từ phía NH cho vay 11

2.6.2 Nhóm nguyên nhân khách quan 13

2.6.2.1 Môi trường kinh tế không ổn định 13

CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RRTD TẠI NH TMCP Á CHÂU (ACB) 3.1 Chiến lược của NH TMCP Á Châu về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro 16

3.2 Mục tiêu tín dụng giai đoạn 2019-2024 16

3.3 Giải pháp hạn chế RRTD tại NH ACB 16

3.3.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tỉn dụng đối với KH 16

3.3.2 Nâng cao chất lượng phê duyệt tín dụng: 18

3.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đạo đức nghề nghiệp 18

3.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng ngừa và hạn chế RRTD 19

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Lợi nhuận trước thuế của NH ACB giai đoạn 2016-2020Bảng 2.2 Hoạt động đầu tư giai đoạn 2016-2020

Bảng 2.3 Chỉ tiêu dư nợ giai đoạn 2016-2020

Bảng 2.4 Hoạt động huy động vố giai đoạn 2018-2020

Bảng 2.5 Tổng dư nợ cho vay

Bảng 2.6 tình hình nợ xấu, nợ quá hạn giai đoạn 2017-2020

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RRTD TẠI CÁC NH THƯƠNG MẠI.

(*) Khái niệm và bản chất của tín dụng NHTM

- Để giải quyết căn bản mâu thuẫn trong nền kinh tế hàng hóa (tính chất vận độngcủa các nguồn vốn hàng hóa, tiền tệ và sự độc lập tương đối của tiền tệ nên tất yếu nảy sinh mâu thuẫn tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn tiền tệ), tín dụng đãxuất hiện như là một hiện tượng tất yếu khách quan

- Nói một cách khái quát, tín dụng (credit) là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (tài sản) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định; khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Như vậy tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức, nó để thoả mãn nhu cầu của cả 2 bên, do

đó nó là một quan hệ bình đẳng, cả 2 bên cùng có lợi và mang tính thoả thuận lớn

1.1. RRTD, các loại RRTD

1.1.1 RRTD là gì?

- RRTD à loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của NH, biểu hiện trên thực tế qua việc KH không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho NH

- Như vậy, có thể hiểu RRTD là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của NH, do KH vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho NH như đã cam kết trong hợp đồng Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng, dẫn đến tổn thất

tài chính như giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn

1.1.2 Các loại rủi ro

- Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

- Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do

những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá KH Rủi

ro giao dịch có ba bộ phận:

- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng

khi NH lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay

1

Trang 9

- Rủi ro bảo đảm : phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong

hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của TSĐB

- Rủi ro nghiệp vụ : rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động

cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề

- Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục

cho vay của NH, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của KH vay

- Rủi ro tập trung: Khi NH tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số KH;

cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh

tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao

- Rủi ro tác nghiệp: Là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ NH,

quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động NH

- Căn cứ vào khả năng trả nợ của KH

- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, NH và

KH phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước nhưng NH vẫn chưa thu hồi được vốn vay

- Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp

đi vay mất khả năng trả nợ, NH phải thanh lý TSĐB của doanh nghiệp để thu

nợ

- RRTD không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang

tính chất tín dụng của NH như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại,cho vay thị trường liên NH, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…

1.2 Nguyên nhân dẫn đến RRTD.

1.2.1 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

- Nguyên nhân bất khả kháng: các thiệt hại từ nguyên nhân thiên tai, bão lụt, hạn

hán, động đất

- Nguyên nhân từ môi trường kinh tế: các yếu tố như vấn đề chu kỳ kinh tế, lạm

phát, thất nghiệp, tỷ giá Môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh của KH, vì vậy ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH Thực tế

2

Trang 10

chứng minh trong thời kỳ suy thoái, khủng hoảng tỷ lệ nợ xấu của các NH thường tăng cao Ngoài ra, quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiếnhầu hết các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường

- Nguyên nhân do chính sách của Nhà nước: như chính sách đầu tư, chính sách

thuế, chính sách xuất nhập khẩu, tỷ giá….Nếu chính sách của nhà nước thường xuyên hay đổi, không thống nhất hoặc thay đổi một cách đột ngột, doanh nghiệp sẽ không lường trước được khả năng rủi ro xảy ra

- Sự hợp tác giữa các NHTM còn lỏng lẻo, thiếu chia sẻ thông tin dẫn đến NH có quyết định sai lầm khi cấp tín dụng cho KH Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một KH là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều NH cùng cho vay một KH đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một

NH nào

1.2.2 Nguyên nhân bên trong

1.2.2.1 Nguyên nhân từ phía KH

- KH sử dụng vốn sai mục đích: như dùng vốn vay thông thường để kinh doanh

bất động sản, chứng khoán; dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn

- KH gian lận, cố tình lừa đảo NH, không có thiện chí trả nợ Đa số các KH khi vay vốn NH đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi Số lượng các KH

sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo NH để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác

- KH kinh doanh không hiệu quả, khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các

KH vay tiền NH để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu

tư vào tài sản vật chất chứ ít KH nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu

tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế

- Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ

bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam Việc ghi chép các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Khi cán bộ NH lập các bản phân

3

Trang 11

tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực Đây cũng là nguyên nhân vì sao NH vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống RRTD

 Nguyên nhân từ phía người đi vay là một trong những nguyên nhân chính gây ra RRTD cho các NH Nhìn chung, các nguyên nhân này NH có thể xác định được thông qua quá trình tìm hiểu, phân tích trước, trong và sau khi chovay, tìm hiểu mục đích của việc sử dụng tiền vay và hiệu quả của phương ánsản xuất kinh doanh

1.2.2.2 Nguyên nhân từ bản thân NH

- Quy trình tín dụng: không phân định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm giữa các bộ phận; công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ quy trình tín dụng chưa được chặt chẽ

- Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quytrình cho vay, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Tài sản đảm bảo: Định giá tài sản đảm bảo không chính xác hoặc không thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý cần thiết trước khi cấp tín dụng, không xem xét kỹ tình trạng tài sản

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Các NH thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay.Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của NH nóichung Việc theo dõi hoạt động của KH vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ratrong hợp đồng tín dụng giữa KH và NH nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh

 Như vậy, RRTD có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng

4

Trang 12

từng NH, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế nhất là các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ RRTD TẠI NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – ACB

2.1 Tổng quan tình hình hoạt động của NH ACB.

(*) Qúa trình hình thành và phát triển NH TMCP Á Châu

- NH được thành lập vào ngày 24/04/1993, chính thức đi vào hoạt động từ ngày04/06/1993 Đây là giai đoạn khởi đầu cho sự phát triển của NH Á Châu Giaiđoạn này NH ACB chủ yếu tập trung hướng đến những KH cá nhân và doanhnghiệp tư nhân vừa và nhỏ

2.2 Hoạt động kinh doanh của NH

Những sản phẩm dịch vụ chính mà NH Á Châu cung cấp đến KH:

- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng

- Sử dụng vốn, cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh bằng đồng ViệtNam, ngoại tệ và vàng

- Các dịch vụ trung gian như: thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ quaNH

- Kinh doanh ngoại tệ và vàng

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

- Các dịch vụ quản lý tiền mặt, các hoạt động tư vấn tài chính và NH

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh.

2.3.1 Lợi nhuận

5

Trang 13

Bảng 2.1 Lợi nhuận trước thuế của NH ACB giai đoạn 2016-2020

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Trong giai đoạn 2016-2020 đánh dấu sự tăng trưởng khá ấn tượng của NH ACB

về lợi nhuận, cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2016 đạt 1.667 tỷ đồng, đến thờiđiểm năm 2017 đạt 2.656 tỷ đồng , năm 2018 đạt 6.389 tăng lần lượt 59,33% và283,265 so với năm 2016, một mức tăng trưởng vượt bậc của NH ACB.Sang đếnnăm 2019 sự xuất hiện của dịch bệnh covid-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ tớităng trưởng của NH này, tuy nhiên với những chiến lược kinh doanh đúng đắn,LNTT của NH ACB vẫn tiếp tục tăng lên 9596 tỷ đồng , tức tăng hơn năm 2019

là 27,7% , vượt 25,7% so với kế hoạch năm bất chấp dịch bệnh kéo dài Kết quảnày được đóng góp lớn bởi tăng trưởng tín dụng tốt 15,7% (NH mẹ), so với mứcbình quân 12,1% toàn ngành Điều đó cho thấy NH ACB cũng rất chú trọng tăngtrưởng huy động vốn với chi phí hợp lý, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn,gia tăng các nguồn thu phí, lãi để đảm bảo hiệu quả chung

2.3.2 Doanh thu giai đoạn 2016-2020

Bảng 2.2 Hoạt động đầu tư giai đoạn 2016-2020

Thu nhập ngoài lãi (đặc biệt là mảng thu nhập từ dịch vụ) trong năm 2016 đạt

1772 tỷ đồng, chiếm 20,45% tổng doanh thu Tiếp tục được tập trung đẩy mạnhnhằm nâng cao cơ cấu của mảng thu nhập này trên tổng doanh thu Đến hết năm

2019, thu ngoài lãi đạt 3.985 tỷ đồng, tăng 9%, đóng góp đến 25% trên tổngdoanh thu Tuy nhiên, sang tới hết năm 2020 thu nhập lãi ngoài đạt 3579 tỷ

6

Trang 14

đồng,giảm 10%, đóng góp 20% tổng doanh thu, thu nhập lãi ngoài giảm chủ yếu

từ thu nhập phi dịch vụ giảm 11% so với cùng do chuyển hạch toán và phí thườngniên thẻ tín dụng lên thu nhập lãi

2.3.3 Chất lượng tài sản giai đoạn 2016-2020

Bảng 2.3 Chỉ tiêu dư nợ giai đoạn 2016-2020

2.4 Thực trạng hoạt động tín dụng và RRTD tại NH ACB.

Trang 15

Trong giai đoạn 2016-2020 ,hoạt động huy động vốn vẫn tăng trưởng liên tục

và ổn định đảm bảo nhu cầu vốn cho tăng trưởng tổng tài sản và thanh khoảncao Quy mô huy động cuối năm 2020 đạt 353.196 tỷ đồng, tăng 45.067tỷđồng (+14,63%), chiếm 80% tổng nguồn vốn của NH, đạt 102% kế hoạchnăm ACB tiếp tục chiến lược NH bán lẻ, tập trung vào các đối tượng KH cánhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tỷ trọng huy động từ KH cá nhân lên đến79% tổng huy động của NH Để đạt được kết quả này, ngoài việc liên tục đưa

ra các sản phẩm đặc thù với lãi suất cạnh trạnh, ACB cũng liên tục mở rộngmạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch nhằm đưa dịch vụ NH đến gần hơnvới người dân

2.4.2 Hoạt động cho vay

Bảng 2.5 Tổng dư nợ cho vay

Trong giai đoạn 2016-2020, dư nợ tín dụng ACB có sự tăng trưởng khá tốt Trong

đó tổng dư nợ năm 2016 là 163.401 tỷ dồng, thì sang đến năm 2020 dư nợ tăng lên vượt bậc là 311.479 tỷ đồng Tổng dư nợ năm 2020 tăng 90,62% so với năm

Ngày đăng: 19/08/2024, 15:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3. Chỉ tiêu dư nợ giai đoạn 2016-2020 - giải pháp hạn chế rrtd tại nh thương mại cổ phần á châu acb đề án môn học
Bảng 2.3. Chỉ tiêu dư nợ giai đoạn 2016-2020 (Trang 14)
Bảng 2.5. Tổng dư nợ cho vay - giải pháp hạn chế rrtd tại nh thương mại cổ phần á châu acb đề án môn học
Bảng 2.5. Tổng dư nợ cho vay (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN