Những trang web nàykhông chỉ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mua sắm, mà còn cung cấp cơ hội cho cácdoanh nghiệp và cá nhân chia sẻ và kiếm lợi nhuận từ tài sản thời trang và trình diễn
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Khái niệm thương mại điện tử thường bị đồng nhất với khái niệm kinh doanh điện tử Tuy nhiên thực chất kinh doanh điện tử là khái niệm rộng hơn của thương mại điện tử, nó không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa và dịch vụ, chuyển giao quyền sở hữu thông qua mạng máy tính và truyền thông mà nó còn đỏi hỏi sự cộng tác cao giữa các bên tham gia vào hoạt động.
Hình 1 Minh họa thương mại điện tử
1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử
Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT (Infornation Commercial Technlogy) Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, ngược lại, sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử v.v
Về hình thức: Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng Trong hoạt động thương mại truyền thống, các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng, còn trong hoạt động thương mại điện tử, nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau
Phạm vi hoạt động: Trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi biên giới Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội.
Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tổi thiểu ba chủ thể tham gia Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được sự tham gia của bên thứ ba, là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử Họ là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ/ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch
Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường Trong thương mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet, mạng extranet…để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán, kí kết hợp đồng.
1.3 Các mô hình thương mại điện tử
Phía dưới đây là các hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay mà bạn nên tham khảo và biết đến khi tìm hiểu chi tiết thương mại điện tử là gì:
Khái niệm: Là mô hình mại điện tử từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp có liên quan đến doanh số và tập trung vào các nguyên liệu thô hay sản phẩm được đóng gói trước khi bán cho khách hàng.
Hình 2 Minh họa mô hình B2B
Vai trò của mô hình kinh doanh B2B
Khác hẳn với các mô hình kinh doanh khác, B2B có một quy trình mua hàng riêng biệt Nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, đem tới nhiều cơ hội hợp tác khác nhau cho các doanh nghiệp hơn.
Bởi mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế đều là một mắt xích nhỏ trong cả hệ thống nền kinh tế Hợp tác với doanh nghiệp này sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với nhiều đơn vị doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực và các lĩnh vực bổ trợ Nhất là khi bạn tạo được độ uy tín nhất định đối với những đối tác của bạn.
Không chỉ vậy, việc giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp giúp loại bỏ những yếu tố cảm xúc chủ quan bởi nó mang lợi ích của tập thể và có yếu tố logic cao hơn Chính vì vậy mà hiệu quả hợp tác kinh doanh cũng cao hơn.
Bởi vậy, khi khách hàng của bạn là những doanh nghiệp, hãy bỏ qua yếu tố cảm xúc, chú trọng vào tính logic, tập trung vào đặc điểm, chức năng của sản phẩm. Nhất là bộ phận giao dịch trực tiếp.
Khái niệm: Là mô hình thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bối cảnh TMĐT, B2C bao gồm các giao dịch được thực hiện giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp
Hình 3 Minh họa mô hình B2C
- Bán hàng trực tiếp : Đây là mô hình B2C phổ biến nhất Trong mô hình này người tiêu dùng sẽ mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, tiệm bách hóa,…
TỔNG QUAN VỀ HTML
HTML (HyperText Markup Language) là một ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để tạo và cấu trúc các trang web trên internet HTML cho phép bạn định dạng văn bản, thêm hình ảnh, video, liên kết và nhiều phần tử khác để hiển thị thông tin trên trình duyệt web Dưới đây là một số điểm quan trọng về HTML:
- Cú pháp cơ bản: HTML sử dụng các thẻ (tags) để đánh dấu phần tử trong tài liệu Mỗi thẻ bắt đầu bằng dấu "" Thẻ mở và thẻ đóng được sử dụng để bao quanh nội dung.
- Thẻ và phần tử: Một số thẻ HTML quan trọng bao gồm , ,
, , , , , , ,
, , ,
- ,
- , , , và nhiều thẻ khác.
- Cấu trúc cơ bản: Một trang HTML tiêu chuẩn thường bao gồm phần tiêu đề(head) và phần thân (body) Phần tiêu đề chứa thông tin về tài liệu, trong khi phần thân chứa nội dung được hiển thị trên trang web.
- Thuộc tính: Một số thẻ HTML có thuộc tính để cung cấp thông tin bổ sung hoặc cấu hình Ví dụ, thuộc tính "src" trong thẻ xác định đường dẫn đến hình ảnh.
- Liên kết: HTML cho phép tạo các liên kết bằng sử dụng thẻ Liên kết này có thể đưa người dùng đến các trang web khác hoặc trang cùng một trang web.
- Hình ảnh và đa phương tiện: HTML cho phép nhúng hình ảnh, video và âm thanh trong tài liệu bằng cách sử dụng các thẻ thích hợp như và .
- Bảng: HTML hỗ trợ tạo bảng dữ liệu bằng cách sử dụng thẻ , (hàng), và (ô).
- Điều khiển hình dạng và kiểu dáng: CSS (Cascading Style Sheets) thường được sử dụng kết hợp với HTML để điều khiển kiểu dáng và bố cục của trang web.
- Phiên bản HTML: Có nhiều phiên bản HTML, với HTML5 là phiên bản mới nhất và phổ biến nhất HTML5 bổ sung nhiều tính năng mới và cải tiến so với phiên bản trước đó.
- Thư viện và framework: Có nhiều thư viện và framework (ví dụ: Bootstrap) giúp giảm thời gian phát triển trang web bằng cách cung cấp các mã nguồn sẵn có và các thành phần giao diện đã được thiết kế trước.
HTML là một phần quan trọng trong việc xây dựng trang web, và nó thường được kết hợp với CSS và JavaScript để tạo ra trải nghiệm web toàn diện và tương tác.
Hình 5 Tổng quan về HTML Ưu điểm:
Thân thiện với người mới bắt đầu: HTML có một đánh dấu rõ ràng và nhất quán, cũng như một đường cong học tập nông và dễ hiểu.
Tính ủng hộ: Ngôn ngữ này được sử dụng rộng rãi, với rất nhiều tài nguyên và một cộng đồng lớn đằng sau nó.
Dễ dàng truy cập: HTML là mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí HTML chạy tự nhiên trong tất cả các trình duyệt web.
Linh hoạt: HTML có thể dễ dàng tích hợp với các ngôn ngữ phụ trợ như PHP và Node.js.
Tĩnh: Ngôn ngữ này chủ yếu được sử dụng cho các trang web tĩnh Đối với chức năng động, bạn có thể cần sử dụng JavaScript hoặc ngôn ngữ phụ trợ như PHP.
Trang HTML riêng biệt: Người dùng phải tạo các trang web riêng lẻ choHTML, ngay cả khi các phần tử giống nhau.
Tính tương thích của trình duyệt web: Một số trình duyệt áp dụng các tính năng mới một cách chậm chạp Đôi khi các trình duyệt cũ hơn không phải lúc nào cũng hiển thị các thẻ mới hơn.
Các thành phần dưới đây tạo nên cấu trúc cơ bản của một trang HTML (theo thứ tự xuất hiện của chúng):
Khai báo loại tài liệu (DTD): xuất hiện ở đầu hoặc trên cùng của tài liệu HTML Nó cho trình duyệt biết phiên bản HTML nào đã được sử dụng để tạo trang.
Phần tử gốc HTML: , được viết bên dưới DTD, hoạt động giống như
“thùng chứa chính” chứa tất cả các phần tử khác Nó có thể chỉ định ngôn ngữ của tài liệu HTML Ví dụ có nghĩa là trang được viết bằng tiếng Anh-Mỹ.
Head: , bạn sẽ tìm thấy nó ở giữa và , chứa siêu dữ liệu mô tả thông tin về trang. Chúng bao gồm: o hoặc chủ đề tổng thể của trang web Nó tách biệt nhưng phải khớp với thẻ tiêu đề xuất hiện trong phần nội dung. o xác định cách các thành phần sẽ hiển thị trong trình duyệt Điều này bao gồm màu của tiêu đề, căn chỉnh văn bản, màu nền của nội dung, v.v. o cho biết các tài nguyên (tức là một trang web khác hoặc biểu định kiểu bên ngoài) được liên kết với trang HTML. o chứa từ khóa, tác giả và mô tả trang. o đề cập đến URL mặc định.
TỔNG QUAN CSS
CSS là chữ viết tắt của Cascading Style Sheets, nó là một ngôn ngữ được sử dụng để tìm và định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi các ngôn ngữ đánh dấu (HTML) Nói ngắn gọn hơn là ngôn ngữ tạo phong cách cho trang web Nếu HTML đóng vai trò định dạng các phần tử trên website như việc tạo ra các đoạn văn bản, các tiêu đề, bảng,…thì CSS sẽ giúp chúng ta có thể thêm style vào các phần tử HTML đó như đổi bố cục, màu sắc trang, đổi màu chữ, font chữ, thay đổi cấu trúc…
CSS được phát triển bởi W3C (World Wide Web Consortium) vào năm
1996, vì HTML không được thiết kế để gắn tag để giúp định dạng trang web.
Phương thức hoạt động của CSS là nó sẽ tìm dựa vào các vùng chọn, vùng chọn có thể là tên một thẻ HTML, tên một ID, class hay nhiều kiểu khác Sau đó là nó sẽ áp dụng các thuộc tính cần thay đổi lên vùng chọn đó.
Mối tương quan giữa HTML và CSS rất mật thiết HTML là ngôn ngữ markup (nền tảng của site) và CSS định hình phong cách (tất cả những gì tạo nên giao diện website), chúng là không thể tách rời.
Hình 6 Tổng quan về CSS Ưu điểm của CSS:
Ngôn ngữ CSS có một số ưu điểm như sau:
Tăng tốc độ tải trang: CSS cho phép bạn sử dụng ít đoạn mã vì vậy tốc độ tải trang sẽ được cải thiện đáng kể Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng một quy tắc CSS và áp dụng nó cho tất cả các lần xuất hiện của một thẻ nhất định trong tài liệu HTML.
Cải thiện trải nghiệm người dùng: CSS không chỉ làm cho các trang web dễ nhìn hơn, nó còn giúp các website có định dạng thân thiện với người dùng Khi các nút và văn bản ở vị trí hợp lý và được sắp đặt tốt, trải nghiệm người dùng sẽ được cải thiện.
Thời gian phát triển nhanh: Với CSS, bạn có thể áp dụng các quy tắc và kiểu định dạng cụ thể cho nhiều trang bằng một chuỗi mã Một biểu định kiểu xếp tầng có thể được sao chép trên một số trang web Ví dụ: nếu bạn có các trang sản phẩm tất cả phải có cùng định dạng, giao diện, thì việc viết quy tắc CSS cho một trang sẽ đủ cho tất cả các trang cùng loại.
Thay đổi định dạng dễ dàng: Nếu bạn cần thay đổi định dạng của một nhóm trang cụ thể, bạn có thể dễ dàng thực hiện việc này với CSS mà không cần phải sửa từng trang riêng lẻ Chỉ cần chỉnh sửa biểu định kiểu CSS tương ứng và bạn sẽ thấy các thay đổi được áp dụng cho tất cả các trang đang sử dụng biểu định kiểu đó.
Khả năng tương thích trên các thiết bị: Thiết kế web đáp ứng là một vấn đề cần được chú trọng Trong thời đại ngày nay, các trang web phải hiển thị đầy đủ và có thể điều hướng dễ dàng trên tất cả các thiết bị Cho dù thiết bị di động hay máy tính bảng, máy tính để bàn hay thậm chí là TV thông minh, CSS kết hợp với HTML để tạo ra thiết kế đáp ứng.
TỔNG QUAN VỀ JAVASCRIPT
Javascript chính là một ngôn ngữ lập trình web rất phổ biến ngày nay. Javascript được tích hợp đồng thời nhúng vào HTML để hỗ trợ cho website trở nên sống động hơn Chúng cũng đóng vai trò tương tự như một phần của website, cho phép Client-side Script từ người dùng tương tự máy chủ (Nodejs) để tạo ra những website động.
Nhiệm vụ của Javascript là xử lý những đối tượng HTML trên trình duyệt.
Nó có thể can thiệp với các hành động như thêm / xóa / sửa các thuộc tính CSS và các thẻ HTML một cách dễ dàng Hay nói cách khác, Javascript là một ngôn ngữ lập trình trên trình duyệt ở phía client Tuy nhiên, hiện nay với sự xuất hiện củaNodeJS đã giúp cho Javascript có thể làm việc ở backend.
Khi chúng ta thử truy cập vào một số website trên internet thì sẽ thấy có những hiệu ứng slide, menu xổ xuống, các hình ảnh chạy qua chạy lại rất đẹp tất cả các chức năng này đều được xử lý bằng Javascript
Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của các framework như NodeJS (chuyên code backend), ExpressJS (NodeJS framework), và nhiều thư viện frontend khác như Angular, jQuery, RactJS ra đời, giúp tạo ra một cơn sốt với từ khóa Javascript Fullstack.
Hình 7 Tổng quan về Javascript Ưu điểm và nhươc điểm của Javascript
Khi so sánh với các đối thủ khác thì JavaScript có rất nhiều điểm mạnh có thể được kể đến dưới đây. Đối với lập trình viên: Đây là ngôn ngữ dễ học, dễ để phát hiện và sửa lỗi hơn. Thông qua JavaScript thì lập trình viên cũng có thể kiểm tra dữ liệu đầu vào, nhằm giảm bớt công việc kiểm tra thủ công JavaScript cũng khá linh hoạt, và nó có thể được sử dụng ở nhiều nền tảng, trình duyệt, và không cần những công cụ quá phức tạp bởi chúng có thể được biên dịch bởi HTML từ trình duyệt web. Đối với khách truy cập: Ta có thể truy cập và tương tác với website hiệu quả hơn. Nhờ đặc tính gọn nhẹ mà chúng sẽ cho phép thực hiện các tác vụ trên trang web nhanh hơn.
Hình 8 Ưu điểm và nhươc điểm của Javascript
Tuy nhiên, công cụ nào cũng sẽ điểm mạnh và điểm yếu Dưới đây là một số điểm yếu mà bạn nên cân nhắc qua.
Nó rất dễ bị khai thác, thế nên chúng thu hút rất nhiều hacker thực hiện tìm kiếm lỗi bảo mật để lợi dụng, từ đó sẽ chèn cắm các mã độc vào máy tính của người sử dụng.
Việc linh hoạt hỗ trợ cho các thiết bị cũng có thể tạo ra trải nghiệm không đồng nhất trên các thiết bị này, và đôi khi một số trình duyệt sẽ không hỗ trợ sử dụngJavaScript.
TỔNG QUAN VỀ VISUAL STUDIO CODE
Visual Studio Code chính là ứng dụng cho phép biên tập, soạn thảo các đoạn code để hỗ trợ trong quá trình thực hiện xây dựng, thiết kế website một cách nhanh chóng Visual Studio Code hay còn được viết tắt là VS Code Trình soạn thảo này vận hành mượt mà trên các nền tảng như Windows, macOS, Linux Hơn thế nữa, VS Code còn cho khả năng tương thích với những thiết bị máy tính có cấu hình tầm trung vẫn có thể sử dụng dễ dàng.
Visual Studio Code hỗ trợ đa dạng các chức năng Debug, đi kèm với Git, có Syntax Highlighting Đặc biệt là tự hoàn thành mã thông minh, Snippets, và khả năng cải tiến mã nguồn Nhờ tính năng tùy chỉnh, Visual Studio Code cũng cho phép các lập trình viên thay đổi Theme, phím tắt, và đa dạng các tùy chọn khác Mặc dù trình soạn thảo Code này tương đối nhẹ, nhưng lại bao gồm các tính năng mạnh mẽ.
Hình 9 Phần mềm Visual studio code
Tính năng nổi bật của Visual Studio Code
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ
CSS, C++, C#, HTML, F# và các ngôn ngữ lập trình khác dễ dàng được phần mềm Visual Studio Code nhận ra và đưa ra cảnh báo nếu chương trình của bạn bị lỗi.
- Hỗ trợ nhiều tính năng
Hiện tại, các trình lập trình phổ biến chỉ có thể được sử dụng trên một nền tảng Windows, Mac hoặc Linux Mặt khác, biết Visual Studio Code là gì, hãy nhớ Visual Studio Code có thể chạy trên cả ba nền tảng cùng một lúc.
Kho lưu trữ dữ liệu an toàn
Bảo mật dữ liệu hiện nay là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các hệ thống lập trình công nghệ thông tin Người dùng có thể hoàn toàn tin tưởng vào Visual Studio Code vì nó có thể dễ dàng kết nối với Git hoặc bất kỳ kho lưu trữ dữ liệu hiện có nào.
- Cung cấp vị trí để lưu trữ tiện ích mở rộng
Nếu ngôn ngữ lập trình của lập trình viên không được Visual Studio Code hỗ trợ, họ có thể tải xuống các phần mở rộng bổ sung Điều này không ảnh hưởng đến hiệu suất của phần mềm vì phần mở rộng hoạt động độc lập như một chương trình độc lập.
Các ứng dụng web có thể được hỗ trợ bởi Visual Studio Code Nó cũng có trình soạn thảo văn bản riêng cũng như trình thiết kế và xây dựng trang web.
- Lưu trữ dữ liệu dạng phân cấp
Tìm hiểu Visual Studio Code là gì ta thấy Visual Studio Code có lợi thế là bao gồm các thư mục bổ sung cho các tệp quan trọng Bởi vì phần lớn các tệp chứa dữ liệu đoạn mã được lưu trữ trong các thư mục tương tự nhau.
Một số code có thể được tùy chỉnh hoặc thay đổi để thuận tiện cho người dùng. Nếu lập trình viên có quyền truy cập vào các tùy chọn thay thế, Visual Studio Code có thể đề xuất chúng.
- Hỗ trợ thiết bị đầu cuối
Khi lập trình, người lập trình sẽ không phải chuyển đổi giữa hai màn hình hay trở về thư mục ban đầu Bởi vì các tính năng tích hợp thiết bị đầu cuối được tích hợp trong Visual Studio Code.
Người dùng Visual Studio Code có thể mở cùng lúc nhiều thư mục (Folder) và tệp tin (File) cho dù chúng không liên quan với nhau.
Visual Studio Code có thể sao chép trực tiếp mã từ GitHub để thay thế và lưu trữ dữ liệu trên phần mềm.
Biết Visual Studio Code là gì ta thấy khi so sánh với các chương trình mã hóa khác, Intellisense của Visual Studio Code có khả năng phát hiện bất kỳ code không hoàn chỉnh nào Ngay cả khi lập trình viên quên khai báo biến, Intellisense vẫn sẽ tự động hỗ trợ cho họ bổ sung các cú pháp còn thiếu.
TỔNG QUAN VỀ NODE.JS
Node.js là môi trường thời gian chạy JavaScript mã nguồn mở và đa nền tảng Nó là một công cụ phổ biến cho hầu hết mọi loại dự án!
Node.js chạy công cụ JavaScript V8, cốt lõi của Google Chrome, bên ngoài trình duyệt Điều này cho phép Node.js hoạt động rất hiệu quả. Ứng dụng Node.js chạy trong một quy trình duy nhất mà không tạo chuỗi mới cho mọi yêu cầu Node.js cung cấp một tập hợp các nguyên hàm I/O không đồng bộ trong thư viện tiêu chuẩn của nó để ngăn mã JavaScript chặn và nói chung, các thư viện trong Node.js được viết bằng cách sử dụng mô hình không chặn, khiến hành vi chặn trở thành ngoại lệ thay vì chuẩn mực.
Khi Node.js thực hiện thao tác I/O, như đọc từ mạng, truy cập cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống tệp, thay vì chặn luồng và lãng phí chu kỳ CPU chờ đợi, Node.js sẽ tiếp tục các thao tác khi có phản hồi. Điều này cho phép Node.js xử lý hàng nghìn kết nối đồng thời với một máy chủ mà không gây ra gánh nặng quản lý luồng đồng thời, đây có thể là nguồn gây ra lỗi đáng kể.
Node.js có một lợi thế duy nhất là hàng triệu nhà phát triển giao diện người dùng viết JavaScript cho trình duyệt hiện có thể viết mã phía máy chủ ngoài mã phía máy khách mà không cần phải học một ngôn ngữ hoàn toàn khác.
Trong Node.js, các tiêu chuẩn ECMAScript mới có thể được sử dụng mà không gặp vấn đề gì, vì bạn không phải đợi tất cả người dùng cập nhật trình duyệt của họ - bạn chịu trách nhiệm quyết định sử dụng phiên bản ECMAScript nào bằng cách thay đổi phiên bản Node.js, và bạn cũng có thể kích hoạt các tính năng thử nghiệm cụ thể bằng cách chạy Node.js có gắn cờ.
Hình 10 Minh họa node.js
Các mô-đun như thư viện JavaScript được sử dụng trong các ứng dụng NodeJS và chúng bao gồm nhiều chức năng Để chèn một mô-đun vào ứng dụng NodeJS người dùng cần sử dụng hàm request () function with the và đặt tên mô-đun trong dấu ngoặc đơn.NodeJS có nhiều mô-đun cung cấp các chức năng cơ bản và cần thiết cho các ứng dụng web
Hình 11.Ví dụ về các mô-đun phổ biến
Bảng điều khiển cung cấp phương pháp gỡ lỗi tương tự như bảng điều khiển JavaScript cơ bản trong trình duyệt internet Nó sẽ in các thông báo ra stdout và stderr.
NodeJS được tạo ra và phát triển dựa trên ý tưởng về lập trình đơn luồng Cluster là một mô-đun cho phép đa luồng bằng cách tạo các quy trình con chia sẻ cùng một cổng máy chủ và chạy đồng thời.
Biến Global hay còn gọi là biến toàn cục trong Node.js sẽ tồn tại trong tất cả các module, chúng bao gồm các hàm, module, string,… Một số biến toàn cục phổ biến bạn có thể thấy đó là dirname, filename, exports, module, require,…
Hình 12.Một số biến toàn cục trong Node.js hay được sử dụng
Khi thực thi lệnh thì Node.js sẽ có cơ chế báo lỗi, và bạn sẽ gặp các lỗi như là Standard JavaScript errors, System errors, User-specific errors và Assertion errors Lỗi trong Node.js được sử lý qua các exception và cần xử lý kịp thời, nhanh chóng để ứng dụng có thể hoạt động bình thường.
Hình 13 4 loại lỗi thường xảy ra trong ứng dụng NodeJS
- Streaming Đây là công cụ cho phép bạn đọc và ghi dữ liệu liên tục, Buffer thường được sử dụng để cấp quyền để xử lý các steam chứa dữ liệu nhị phân Stream được chia làm 4 loại:
Readable: Là loại stream mà từ đó dữ liệu có thể đọc được Writable: Là loại stream mà dữ liệu có thể được viết lên đó Duplex: Là loại stream có thể đọc và viết được
Transform: Là loại stream có thể thao tác dữ liệu trong khi nó đang được đọc hoặc viết
Bộ đệm là một module cho phép xử lý các stream chỉ chứa các dữ liệu dạng nhị phân Một bộ đệm trống với độ dài là ’10’ được tạo ra bởi phương thức var buf Buffer.alloc(10)
- Domain Đây là một mô-đun giúp chặn các lỗi chưa được xử lý trong quá trình hoạt động, và có thể chia thành hai phương thức đó là:
Internal Binding (lệnh chạy trong phương thức run): Error emitter thực thi code trong phương thức run.
External Binding (được thêm trực tiếp vào miền bằng mã, thông qua phương thức thêm): Error emitter được thêm thẳng vào domain qua phương thức add của nó
- DNS Đây là module hỗ trợ kết nối đến một máy chủ DNS với phương thức thực hiện phân giải tên miền sử dụng phương thức dns.resolve() và hỗ trợ phân giải tên miền mà không cần kết nối mạng thông qua phương thức dns.lookup().
Node.js có các tính năng gỡ lỗi có sẵn với ứng dụng gỡ lỗi tích hợp của nó Trình gỡ lỗi Node.js không có nhiều tính năng, nhưng nó hỗ trợ các tính năng kiểm tra mã cơ bản Bạn có thể sử dụng trình gỡ lỗi trong hộp lệnh bằng cách sử dụng từ khóa “inspect” trước tên tệp JavaScript. Ưu điểm
IO hướng sự kiện không đồng bộ, cho phép xử lý nhiều yêu cầu đồng thời.
Sử dụng JavaScript – một ngôn ngữ lập trình dễ học.
Chia sẻ cùng code ở cả phía client và server.
NPM(Node Package Manager) và module Node đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Cộng đồng hỗ trợ tích cực.
Cho phép stream các file có kích thước lớn
Không có khả năng mở rộng, vì vậy không thể tận dụng lợi thế mô hình đa lõi trong các phần cứng cấp server hiện nay.
Khó thao tác với cơ sử dữ liệu quan hệ.
Mỗi callback sẽ đi kèm với rất nhiều callback lồng nhau khác.Cần có kiến thức tốt về JavaScript.
Không phù hợp với các tác vụ đòi hỏi nhiều CPU.
THỬ NGHIỆM TRANG WEB
GIAO DIỆN ĐĂNG KÍ
Hình 14 Giao diện đăng kí
Giao diện đăng kí (signup) thường được thiết kế để cho phép người dùng tạo một tài khoản mới trên một trang web hoặc ứng dụng Giao diện này thường bao gồm các trường thông tin cần thiết để đăng kí, ví dụ: Username (tên người dùng) và Password (mật khẩu) Dưới đây là mô tả sơ lược về giao diện đăng kí thông thường:
- Tiêu đề: Thường có một tiêu đề hoặc dòng chữ mô tả rằng đó là trang đăng kí, ví dụ: "Đăng kí tài khoản" hoặc "Tạo tài khoản mới."
Username: Người dùng sẽ nhập tên người dùng mà họ muốn sử dụng.Thường có một hướng dẫn ngắn về các quy tắc, ví dụ: "Tối thiểu 6 ký tự, không dấu và không khoảng trắng."
Password: Người dùng cần nhập mật khẩu Thường có các yêu cầu về độ mạnh của mật khẩu, như tối thiểu số ký tự, bao gồm ký tự chữ hoa, chữ thường và số.
-Nút Đăng kí: Một nút hoặc nút bấm để người dùng nhấn khi họ đã nhập đủ thông tin và muốn tạo tài khoản.
-Liên kết Đăng nhập: Một liên kết để người dùng quay lại trang đăng nhập nếu họ đã có tài khoản hoặc muốn đăng nhập thay vì đăng kí.
-Thông báo lỗi: Thường có một phần thông báo lỗi để hiển thị thông báo nếu người dùng nhập thông tin không hợp lệ hoặc nếu có lỗi xảy ra trong quá trình đăng kí.
Hình 15 Giao diện đăng kí thành công
GIAO DIỆN ĐĂNG NHẬP
Hình 16 Giao diện đăng nhập
Giao diện đăng nhập (login) thường được thiết kế để cho phép người dùng truy cập vào tài khoản đã đăng ký trước đó trên một trang web hoặc ứng dụng Dưới đây là mô tả sơ lược về giao diện đăng nhập thông thường:
- Tiêu đề: Thường có một tiêu đề hoặc dòng chữ mô tả rằng đó là trang đăng nhập, ví dụ: "Đăng nhập" hoặc "Truy cập tài khoản."
Username hoặc Email: Người dùng sẽ nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email mà họ đã đăng ký Thông thường, có một lời nhắc ngắn để họ nhớ thông tin đăng nhập của mình.
Password: Người dùng cần nhập mật khẩu tương ứng với tài khoản. Thường có một khung để ẩn mật khẩu khi người dùng gõ.
-Nút Đăng nhập: Một nút hoặc nút bấm để người dùng nhấn khi họ đã nhập đủ thông tin và muốn truy cập tài khoản.
-Liên kết Quên mật khẩu: Một liên kết để người dùng có thể đặt lại mật khẩu nếu họ quên hoặc mất mật khẩu Bằng cách nhấn vào liên kết này, họ sẽ được dẫn đến trang đặt lại mật khẩu.
-Liên kết Đăng kí: Một liên kết để người dùng có thể truy cập trang đăng kí nếu họ chưa có tài khoản.
-Thông báo lỗi: Thường có một phần thông báo lỗi để hiển thị thông báo nếu người dùng nhập thông tin không hợp lệ hoặc nếu có lỗi xảy ra trong quá trình đăng nhập.
Hình 17 Giao diện đăng nhập thành công
GIAO DIỆN TRANG CHỦ
Hình 18 Giao diện trang chủ
Giao diện trang chủ của một trang web hoặc ứng dụng thường là trang đầu tiên mà người dùng thấy khi truy cập Nó cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung chính của trang web hoặc ứng dụng, cũng như cung cấp quyền truy cập đến giỏ hàng để thực hiện mua sắm Dưới đây là mô tả sơ lược về giao diện trang chủ thông thường, bao gồm sản phẩm và giỏ hàng:
- Tiêu đề: Thường có một tiêu đề hoặc logo của trang web hoặc ứng dụng ở phía trên trang Điều này giúp người dùng dễ dàng nhận biết và tìm kiếm trang chủ.
- Sản phẩm hoặc nội dung chính: Phần này thường chứa hình ảnh và thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung chính mà trang web hoặc ứng dụng muốn quảng cáo.
Có thể hiển thị các danh sách sản phẩm, bài viết, ảnh, hoặc bất kỳ nội dung nào quan trọng Người dùng có thể nhấn vào mỗi mục để tìm hiểu thêm hoặc thực hiện mua sắm.
- Nút Mua sắm hoặc Thêm vào giỏ hàng: Gần mỗi sản phẩm, có thường có một nút hoặc biểu tượng cho phép người dùng thêm sản phẩm vào giỏ hàng hoặc tiến hành mua sắm.
- Giỏ hàng: Thường ở góc trên bên phải của trang, có một biểu tượng hoặc liên kết dẫn đến giỏ hàng Người dùng có thể nhấn vào đó để xem chi tiết giỏ hàng của họ, chỉnh sửa số lượng sản phẩm và tiến hành thanh toán.
GIAO DIỆN GIỎ HÀNG
Hình 19 Giao diện giỏ hàng
Giao diện giỏ hàng là một phần quan trọng của trang web hoặc ứng dụng mua sắm, cho phép người dùng kiểm tra và quản lý các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã thêm vào giỏ hàng trước khi tiến hành thanh toán Dưới đây là mô tả sơ lược về giao diện giỏ hàng thông thường:
-Tiêu đề: Thường có một tiêu đề như "Giỏ hàng" hoặc "Đơn hàng của bạn" để người dùng biết họ đang ở trang kiểm tra giỏ hàng.
-Danh sách sản phẩm: Phần quan trọng nhất của giao diện giỏ hàng là danh sách các sản phẩm hoặc dịch vụ mà người dùng đã thêm vào giỏ hàng Mỗi mục thông thường bao gồm hình ảnh của sản phẩm, tên sản phẩm, mô tả ngắn, số lượng, giá tiền, và các tùy chọn để chỉnh sửa hoặc xóa sản phẩm.
-Số lượng và chỉnh sửa: Cho phép người dùng chỉnh sửa số lượng sản phẩm mà họ muốn mua, thường bằng cách sử dụng các nút "tăng" và "giảm" hoặc nhập số lượng trực tiếp. Ngoài ra, có các tùy chọn để xóa sản phẩm ra khỏi giỏ hàng hoặc cập nhật thông tin sản phẩm.
-Tổng cộng: Hiển thị tổng giá trị của các sản phẩm trong giỏ hàng Điều này giúp người dùng biết mức giá của đơn hàng trước khi thanh toán.
- ,