1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án dạy thêm văn 6 kì 1 kntt

203 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ÔN TẬP TRUYỆN ĐỒNG THOẠI
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Giáo án
Năm xuất bản 2023 - 2024
Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

Năng lực đặc thù: Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản.Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại, về Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” mà các em

Trang 1

Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản.

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại, về Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” mà các em

đã được học thông qua các phiếu học tập và các đề luyện tập

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ

các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề Xây dựng thái độ

hào nhã khi tham gia làm việc nhóm Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phảnbiện

II Thiết bị dạy học và học liệu.

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

III Tiến trình dạy học.

6A

1 Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề

b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi “Lật mảnh ghép”

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ trả lời các câu hỏi để tìm ra hình ảnh sau mảnh ghép là

nhân vật nào các em đã được học và hãy đặt một câu bình luận về nhân vật ấy?

1, Hãy điền từ còn thiếu trong câu sau:

Cài Cò, cái Vạc, cái Nông

Trong ba con ấy, vặt lông …

Đáp án: cái nào?

2, Đây là lời của nhân vật nào: “Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được Nhưng trước khinhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớmmuộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Trang 2

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi ôn tập văn bản

“ ……….”

2 Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng Nội dung 1: Kiến thức chung về thể loại Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chung về thể loại b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện phiếu học tập nhóm c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chức hoạt động: Điền đầy đủ thông tin vào phiếu học tập sau: * Chuyển giao nhiệm vụ: Điền thông tin còn thiếu vào phiếu học tập sau: Truyện là………

Truyện đồng thoại ………

Cốt truyện là………

Nhân vật là………

Người kể chuyện là………

Lời người kể chuyện………

Lời nhân vật là………

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi * Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân) * Đánh giá nhận xét Chốt kiến thức( chiếu) I KIẾN THỨC CHUNG VỀ THỂ LOẠI 1 Truyện và truyện đồng thoại - Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc - Truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người 2 Cốt truyện Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mờ đầu, diễn biến và kết thúc 3 Nhân vật Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ, được nhà văn khắc hoạ trong tác phẩm Nhân vật thường lá con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật đồ vật,

4 Người kể chuyện

Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện:

+ Ngôi thứ nhất;

+ Ngôi thứ ba

5 Lời người kế chuyện và lời nhân vật

- Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cà việc thuật lại mọi hoạt động cùa nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy

- Lời nhân vật là lời nói trục tiếp cùa nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trinh bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời

Trang 3

người kề chuyện.

Nội dung 2:

a) Mục tiêu: Hs nhắc lại những kiến

thức cơ bản về văn bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện

phiếu học tập

c) Sản phẩm học tập: Câu trả

lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chứchoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

II KIẾN THỨC CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ VĂN VĂN BẢN

Thực hiện PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tác giả: …………

Hoàn cảnh sáng tác Thể loại Phương thức biểu đạt ……….

Bố cục ………

Tóm tắt ………

Giá trị nghệ thuật ………

Giá trị nội dung * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh:suy nghĩ và trả lời miệng - Giáo viên: nghe, quan sát, gọi nhận xét *Báo cáo, thảo luận kết quả: HS trả lời miệng, trình bày kết quả *Đánh giá kết quả: GV nhận xét, chốt kiến thức 1 Tác giả: - Tên thật: Nguyễn Sen - Sinh năm: 1920 - Quê: Hà Nội - Ông viết nhiều truyện cho thiếu nhi, viết về đề tài miền núi và Hà Nội rất thành công như: Võ sĩ bọ ngựa, Chim cu gáy, Vợ chồng A Phủ

2 Văn bản:

a Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện “ DMPLK” in lần đầu vào năm 1941, gồm

10 chương

- Đoạn trích do người biên soạn SGK đặt

- Trích từ chương I của truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”

- Thể loại: Truyện đồng thoại

b Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả.

Trang 4

a) Mục tiêu: Hs khái quát những

kiến thức trọng tâm của văn bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện

phiếu học tập

c) Sản phẩm học tập: Câu trả

lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chứchoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

1 Nhóm 1: Bức chân dung tự hoạ

Dế Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc khiến chị nổi giận nhưng chị lại lầm tưởng là dế Choắt, chị đã thẳng tay trừng chị Dế Choắt, mổ Choắt quẹo xương sống rồi chết Trước cái chết của Dế Choắt,

Dế Mèn ăn năn, hối hận vô cùng Đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

e Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật miêu tả sinh động

- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình

- Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa

g Giá trị nội dung:

+ Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết cònkiêu căng, xốc nổi

+ Do bày trò trêu chị Cốc dẫn dến cái chết thảmthương của Dế Choắt

+ Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên

III KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

1, Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn:

Hình dáng Hành

động Suy nghĩ Nghệ thuật miêu tả

- chàng dếthanh niêncườngtráng+ càng:

mẫm bóng+ vuốt:

cứng, nhọnhoắt

+ cánh: dài

- đạpphanhphách

- vũlênphànhphạch

- nhaingoàmngoạp

- Tôi tợnlắm

- Tôi cho

là tôi giỏi

- Tôitưởng:

lầm cửchỉ ngôngcuồng làtài ba,

- chàng dếthanh niêncường tráng

mẫm bóng

cứng, nhọnhoắt

+ cánh: dàitận chấm

Trang 5

Nghệ thuật miêu tả

Sau khi trêu chị Cốc

Hậu quả

- Học sinh:suy nghĩ và trả lời miệng

- Giáo viên: nghe, quan sát, gọi nhận

xét

*Báo cáo, thảo luận kết quả: HS

trả lời miệng, trình bày kết quả

tận chấmđuôi

một màunâu bóngmỡ

+ đầu: to,rất bướng+ răng: đennhánh+ râu: dài,cong

- trịnhtrọngvuốtrâu

- càkhịa,quátnạt, đághẹo

càngtưởng tôi

là tay ghêghớm, cóthể sắpđứng đầuthiên hạrồi

đuôi một màunâu bóngmỡ

+ đầu: to, rấtbướng

+ răng: đennhánh

+ râu: dài,cong

=>Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, có vẻ đẹp

hùng dũng của con nhà võ (nét đẹp).

=>Dế Mèn kiêu căng tự phụ, xem thường mọi

người, hung hăng hống hách, xốc nổi (nét chưa đẹp).

2 Bài học đường đời đầu tiên

a Nhân vật Dế Choắt

Trang 6

*Đánh giá kết quả: GV nhận xét,

chốt kiến thức

b Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt

- Chê bai nhà cửa và lối sống của Dế Choắt

- Từ chối lời đề nghị cần giúp đỡ của Choắt

=> Khinh bỉ, coi thường Dế Choắt

c Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Hình dáng Cách sinh

hoạt Ngôn ngữ

- Chạc tuổi: DếMèn

- Người: gầy gò, dài lêu ngêu như

gã nghiện thuốc phiện

- Cánh: ngắn củn

… như người cởi trần mặc áo ghi nê

- Đôi càng: bè bè,nặng nề

- Râu: cụt có mộtmẩu

- Mặt mũi: ngẩn ngẩn ngơ ngơ

- Ăn xổi, ởthì

- Với Dế Mèn:+ Lúc đầu: gọi

“anh” xưng

“em”

+ Trước khi mất: gọi “anh” xưng “tôi” và nói: “ở

đời….thân”

- Với chị Cốc:+ Van lạy + Xưng hô: chị

- em

 NT: miêu tả, sử dụng thành ngữ

=> Gầy gò, ốm yếu nhưng rất khiêm tốn, nhã nhặn Bao dung độ lượng trước tội lỗi của Mèn.

Trang 7

a) Mục tiêu: Hs thực hiện các phiếu

học tập tìm hiểu từng đoạn văn bản

của truyện nhằm hiểu sâu hơn về

Bài tập trắc nghiệm( thực hiện trò chơi)

1 “Bài học đường đời đầu tiên” là một………

c ¨ Truyện ngắn d.¨ Chương I của tác phẩm

2 Hãy cho biết nhân vật nào không có mặt trong đoạn trích này?

3 Đoạn văn được kể bằng ngôi thứ mấy?

c ¨ Lời văn của tác giả d.¨ Tất cả ý trên

4 Tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật chủ yếu nào để kể chuyện?

Dế Mèn trêu chị Cốc Trước khi trêu chị Cốc Sau khi Hậu quả

Hànhđộng

-Mắng, coithường, bắtnạt Choắt

- Cất giọng véo von trêu chị Cốc

- Chui tọt vào hang

- Núp tận đáy hang, nằm in thít

- Mon men bò lên

- Chôn Dế Choắt

Dế Choắt bịchị Cốc

mổ cho đến chết

Tháiđộ

Hung hăng,ngạo mạn,xấc xược

Sợ hãi, hèn nhát Hối hận

Bàihọc

- Không nên kiêu căng, coi thường người khác.

- Không nên xốc nổi để rồi hành động điên rồ.

Trang 8

c ¨ Phóng đại d.¨ Tự thuật

5 Tác giả đã dung những từ ngữ nào để mô tả tính cách của Dế Mèn?

trên

6 Tại sao khi nghe Dế Choắt nhờ đào hang, Dế Mèn đã từ chối?

a ¨ Cậu chê Dế Choắt hôi hám b.¨ Ai có việc người ấy

c ¨ Không để ý đến lời Choắt d.¨ Tất cả ý trên

2, Bài tập đọc hiểu

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm Chẳng bao lâu,tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng Đôi càng tôi mẫm bóng Những cáivuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại củanhững chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ Những ngọn cỏ gãyrạp, y như có nhát dao vừa lia qua Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái

áo dài kín xuống tận đuôi Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã Lúc tôi

đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn Đầu tôi to ra vànổi từng tảng, rất bướng Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũngnhai ngoàm ngoạp như hailưỡi liềm máy làm việc Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm Cứ chốc chốc

tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

(Sách Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2018)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai ? Nêu xuất xứ của văn bản chứa đoạn

trích trên ?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 3: Nhân vật trong đoạn trích được thể hiện qua những hành động nào?

Câu 4: Tìm những tính từ, danh từ, động từ, chỉ ra một biện pháp nghệ thuật so sánh có

trong đoạn trích và nêu tác dụng?

Câu 5: Qua đoạn văn trên, em thấy nhân vật Dế Mèn hiện lên như thế nào?

Câu 6: Dế mèn lấy làm “hãnh diện với bà con” Theo em , Dề Mèn có quyền hãnh diện

như thế không?

Câu 7: Từ việc đọc hiểu văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7

câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính khiêm tốn

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:suy nghĩ và trả lời miệng

- Giáo viên: nghe, quan sát, gọi nhận

xét

*Báo cáo, thảo luận kết quả: HS

trả lời miệng, trình bày kết quả

Trang 9

*Đánh giá kết quả: GV nhận xét,

chốt kiến thức

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản " Bài học đường đời đầu tiên " của tác giả Tô

Hoài

Câu 2: Đoạn trích trên miêu tả hình dáng và tính cách của dế mèn.

Câu 3: Hành động, suy nghĩ của Dế Mèn:

* Mở đoạn( 1 câu): Khiêm tốn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi người

* Thân đoạn:( từ 3-5 câu)

- Khiêm tốn là không quá đề cao mình mà luôn thấy bản thân mình chưa hoàn hảo và cần

cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa

Khiêm tốn thể hiện trong lời nói,cách ăn mặc và hoạt động thường ngày của cá nhân Nhờ có sự khiêm tốn mà con người biết quan tâm và yêu thương mọi người nhiều hơn

Người có đức tính khiêm tốn sẽ đượcmọi người xung quanh yêu thương và quý trọng.Nhờ vậy mà các mối quan hệ cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn

* Kết đoạn( 1 câu): Chính vì thế, mỗi người hãy tự rèn huyện cho mình đức tính cao đẹp

này hay đó cũng chính là cách ta từng ngày rèn luyện bản thân mình ngày càng hoàn thiệnhơn

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

“ Tôi đi đứng oai vệ Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rungxuống hai chiếc râu Cho ra kiểu cách con nhà võ Tôi tợn lắm Dám cà khịa với tất cả mọi

bà con trong xóm Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại Bởi vì quanh quẩn aicũng quen mình cả Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ Nhưng tôi lại tưởng thế là không aidám ho he Ấy vậy, tôi cho tôi giỏi Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng làtài ba Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, cácchị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm Thỉnhthoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên

Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi ”

Trang 10

( Bài học đường đời đầu tiên,Tô Hoài)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên

Câu 2: “Tôi” trong đoạn trích trên là ai? Tại sao có sự lựa chọn đó?

Câu 3: Khái quát nội dung chính của đoạn trích?

Câu 4: Tính cách của nhân vật “tôi” được miêu tả qua các chi tiết nào về hành động và ý

nghĩ? Qua đó em thấy nhân vật “ tôi” có tính cách như thế nào?

Câu 5: Qua đoạn trích em nhận thấy nhân vật “ tôi có nét nào đẹp đáng yêu và nét nào

chưa đẹp đáng phê phán?

Câu 6: Viết đoạn văn 5-7 câu suy nghĩ của em về tính tự phụ của con người?

Dự kiến kết quả:

Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên : Tự sự + miêu tả

Câu 2: “Tôi” trong đoạn trích trên là Dế Mèn

Để cho Mèn kể, tả về mình tạo sự thân mật gần gũi, biểu hiện rõ tâm trạng, ý nghĩ, thái độcủa Mèn đối với những gì xảy ra ở xung quanh và đối với chính mình

Câu 3: Dế Mèn mới lớn, quanh quẩn gồm những đối tượng hiền lành, tính Mèn hung hăng,

hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu, lầm tưởng sự ngông cuồng là tài

Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ ( suy nghĩ)

-> Tính cách: Tự tin, yêu đời nhưng kiêu căng, xốc nổi, hợm hĩnh, tự phụ

Câu 5: + Đáng yêu ở ngoại hình khỏe mạnh đầy sức sống, ở sự yêu đời, tự tin

+ Chưa đẹp ở tính cách huênh hoang, kiêu căng, xốc nổi, tự phụ…

+ Nên học: Sự tự tin, yêu đời, làm việc có kế hoạch Không nên học: thói kiêu căng, tự phụ

Câu 6:

* Mở đoạn( 1 câu): Tự phụ là một tính xấu của con người

* Thân đoạn:( từ 3-5 câu)

- Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác

- Những tính xấu này thường có ảnh hướng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân

- Làm chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hướng xấu đến học tập và công việc

* Kết đoạn( 1 câu): Tóm lại, chúng ta cần phải đánh giá đúng khả năng bản thân; có như

thế mới là con người văn minh tiến bộ và mỗi người mới phát huy tốt sở trường của mình

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những

cử chỉ ngu dại của mình thôi Tôi đã phải trải cảnh như thế Thoát nạn rồi, mà còn ân hậnquá, ân hận mãi Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù

Trang 11

về sau có hối cũng không thể làm lại được”

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả văn bản đó là ai?

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản đó?

Câu 3: Bài học mà nhân vật trong đoạn trích rút ra được cho bản thân là gì?

Câu 4: Hãy nêu 02 việc làm của bản thân mà em học được từ bài học của nhân vật, có ích

cho cuộc sống của chính mình.”

Câu 5: Viết đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật chính trong đoạn trích

trên Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh, gạch chân câu có chứa phép so sánh đó và

ghi chú?

Dự kiến sp:

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” trong tác phẩm “Dế

Mèn Phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình

- Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa

2 Nội dung

+ Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi

+ Do bày trò trêu chị Cốc dẫn dến cái chết thảm thương của Dế Choắt

+ Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên

Câu 3: Không nên hung hăng, hống hách, hách láo và nên suy tính trước mọi chuyện.

Câu 4: Nên khiêm tốn và hãy suy tính trước khi làm

Câu 5:

* Mở đoạn( 1 câu): Dế mèn là một chàng dế có thân hình cường tráng, tính khí nóng nảy

* Thân đoạn( 3-5 câu)

- Lúc nào cũng tỏ ra vẻ hống hách, đáng ghét

- Anh như một gã to lớn nhưng hung bạo

- Vô tình, anh đã chọc phải chị Cốc rồi người phải gánh hậu quả chính là cái chàng Dế Choắt

- Cũng bởi tính khí ấy mà chàng đã gây ra cái chét thảm thương của Dế Choắt, người hàng xóm đáng thương của chàng

* Kết đoạn( 1 câu): Dế Mèn có tội rất nặng, anh đáng lẽ phải gánh hậu quả đấy.

Câu: - Anh như một gã to lớn nhưng hung bạo ( dùng nghệ thuật so sánh, nhân hóa) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“…Cái anh chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốcphiện Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như ngườicởi trần mặc áo gi-lê Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu Râu ria gì mà cụt có mộtmẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì( thậtchỉ vì ốm đau luôn không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất,

không biết đào sâu rồi khoét nhiều ngách như hang tôi.”

Trang 12

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt của

đoạn văn?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 3: Em hiểu “ ăn xổi ở thì” nghĩa là gì?

Câu 4: Cách miêu tả dưới đây của nhà văn Tô Hoài có gì đặc sắc?

“…Cái anh chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện

thuốc phiện Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.”

Dự kiến sp:

Câu 1:

- Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” trong tác phẩm “Dế Mèn Phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài

- Phương thức biểu đạt: miêu tả

Câu 2: Nội dung chính: Đoạn văn giới thiệu và miêu tả về DC

Câu 3: “ ăn xổi ở thì” nghĩa là :Cách sống tạm bợ trước mắt cho qua ngày, không tính đến

lâu dài

Câu 4:

Đoạn văn thể hiện tài năng quan sát, so sánh, nhận xét, liên tưởng trong miêu tả nhân vậtcủa Tô Hoài: Tái hiện hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt qua cái nhìn của Dế MènNét đặc sắc thể hiện ở các chi tiết sau:

- So sánh “người gầy gò và dài lêu nghêu” với dáng "gã nghiện thuốc phiện” làm nổi bậtdáng hình xiêu vẹo, lờ đờ, bệ rạc của Dế Choắt

- Hình ảnh “đôi cánh ngắn củn” được so sánh như “người cởi trần mặc áo gilê”: Đã gầy gò,

liêu xiêu, lại cởi trần mặc áo gilê (áo chỉ dùng khoác bên ngoài áo dài) thì đủ để tạo thành một bức tranh biếm họa rất khôi hài: Thân hình trơ xương, thảm hại

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím

cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.”

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Câu 1: Đoạn văn tả cảnh gì?

Câu 2: Xác định các từ láy trong đoạn văn.

Câu 3: Xác định các thành phần câu trong câu văn sau:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.”

Câu 4: Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng của

phép tu từ ấy?

Dự kiến sp:

Câu 1: Đoạn văn tả cảnh thế giới loài vật trên ao hồ.

Trang 13

+ Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật:

(cua cá) tấp nập; (cò,sếu, vạc, cốc…) cãi cọ om sòm Tôi (Dế Mèn) suy nghĩ việc đời… + Dùng từ vốn để gọi người để gọi vật: họ (cò, sếu, vạc, cốc…); anh (Cò); tôi (Dế Mèn).

- Tác dụng: Góp phần gợi tả cuộc sống mưu sinh ồn ào, tấp nập, vất vả, cực nhọc của thế

giới loài vật Đồng thời làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, biểu thị được những tình

cảm, suy nghĩ của con người, như con người

Tôi về, không chút bận tâm.

(2) Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hói hận lắm Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Câu 1: Kể tên nhân vật trong đoạn trích?

Câu 2: Phương thức biểu đạt và nội dung đoạn trích trên?

Câu 3:

- Xác định những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên

- Chỉ ra sự thay đổi về cách xưng hô của Dế mèn và Dế Choắt trong hai đoạn trích Giải thích lí do của sự thay đổi đó

Câu 4: Trước khi chết Dế Choắt đã nói gì? Em rút ra bài học gì qua câu nói đó?

Câu 5: Hình ảnh những con vật được miêu tả, kể trong đoạn trích có giống với chúng trong

thực tế không? Có đặc điểm nào của con vật được gắn với chúng ta?

Câu 6: Câu nói trên của nhân vật Dế Choắt khiến em có suy nghĩ gì về nhân vật này?

Trang 14

Trình bày bằng đoạn văn khoảng 5-7 câu Trong đoạn có sử dụng 1 tính từ, 1 từ láy Gạch chân và chú thích rõ

- Những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích: Tôi, ta, chú mày, anh, em

- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt :

Đoạn trích (1) ta – chú mày

Đoạn trích (2) tôi – anh

Dế Mèn đã hối hận về tội lỗi của mình cho nên cách xưng hô của Dế Mèn với Dê Choắt thay đổi hẳn Đó là cách xưng hô tôn trọng nhau, thể hiện sự bình đẳng

- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn :

Đoạn trích (1) em – anh

Đoạn trích (2) tôi – anh

Khi này, Dế Choắt không còn là kẻ phải nhờ vả nên nói với Dế Mèn như một người bạn, lời khuyên chân thành của một người bạn

Câu 4:

- Trước khi chết ,Dế Choắt nói : 'Thôi ,tôi óm yếu quá rồi mang vạ vào mình đấý”

- Bài học rút ra :

+ Không được kiêu căng, hung hăng ,tự tại

+ Trước khi làm viêc gì cũng phải suy nghĩ thật ki rồi mới được làm

Câu 5: Hình ảnh những con vật được miêu tả, kể trong đoạn trích không giống trong thực

tế vì đây là nhân vật được tác giả nhân hóa có một số đặc điểm của con vật được gắn vớichúng ta

Câu 6: Câu nói trên của nhân vật Dế Choắt khiến em có suy nghĩ gì về nhân vật này?

Trình bày bằng đoạn văn khoảng 6-8 câu Trong đoạn có sử dụng 1 tính từ, 1 từ láy Gạch chân và chú thích rõ

* Mở đoạn( 1 câu): Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói

cuối cùng của Dế Choắt trước khi mất nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên

* Thân đoạn(3-5 câu)

- Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh

- Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt “ ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có

óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.”

- Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ

* Kết đoạn( 1 câu): Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài, nắm chắc kiến thức văn bản và kiến thức Tiếng Việt vừa ôn tập

Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Thực hành Tiếng Việt: Từ đơn và từ phức, Nghĩa của từ

Trang 15

Ngày soạn: 15/9/2023

Buổi 2: Ôn tập: Thực hành Tiếng Việt: Từ đơn và từ phức, Nghĩa của từ.

I MỤC TIÊU

1 Về năng lực

a, Năng lực đặc thù: Củng cố khắc sâu kiến thức về Từ đơn và từ phức, Nghĩa của từ Hiểu và

vận dụng từ đơn và từ phức, nghĩa của từ trong giao tiếp và trong viết văn.

b, Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu

về Từ đơn và từ phức, Nghĩa của từ

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về Từ đơn và từ phức, Nghĩa của từ

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp

2.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ

các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề Xây dựng thái độ

hoà nhã khi tham gia làm việc nhóm Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phảnbiện

II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

III TIẾN TRÌNH

6A

1 Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề

b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”

Cho các từ sau: tôi, ăn uống, đi, ăn năn, đẹp, hoa, và, xinh xắn, một, nhưng, vẫn, sợ sệt, sợ hãi,

xinh đẹp, rung lắc

Xếp các từ trên vào bảng bên dưới:

Từ có 1 tiếng Từ có hai tiếng

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ trả lời các câu hỏi

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).

Từ có 1 tiếng Từ có hai tiếng

tôi, đi, đẹp, hoa, và, xinh xắn, một,

nhưng, vẫn,

ăn năn, xinh xắn, sợ sệt, sợ hãi, xinhđẹp, rung lắc, ăn uống

Trang 16

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn tập Từ

đơn và từ phức, Nghĩa của từ

2 Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng

Tiết 1

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

a) Mục tiêu: Hs nhắc lại lí thuyết về từ đơn và từ phức và

nghĩa của từ

b) Nội dung hoạt động: Thảo luận cặp đôi

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn

ngữ

d) Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi để trả lời các

câu hỏi sau:

1, Từ đơn là gì?

2, Từ phức là gì?

Vẽ sơ đồ cầu tạo từ?

3, Để giải nghĩa từ người ta căn cứ vào đâu?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).

* Đánh giá nhận xét, chốt

I, CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

1 Từ đơn và từ phức

- Từ đơn do một tiếng tạo thành.

- Từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo thành Từ phức được phân làm hai loại (từ ghép và từ láy).

+ Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.

+ Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm.

2 Nghĩa của từ ngữ

- Để giải nghĩa từ, có thểdựa vào từ điển, nghĩa của

từ dựa vào câu văn, đoạnvăn mà từ đó xuất hiện,với từ Hán Việt, có thể giảinghĩa từng thành tố cấu tạonên từ

a) Mục tiêu: Hs vận dũng lí thuyết để làm bài tập

b) Nội dung hoạt động: Thảo luận nhóm thông qua phiếu

- Trăng đã lên Mặt sông lấp loáng ánh vàng Núi Trùm

cát trắng đứng sững sừng bên bờ sông thành một khối

tím thâm thẫm Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng

rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn, gợn đều mơn man

vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳg lì

- Một hôm bà ra đồng thấy một vết chân to, liền

Bài tập 1

Trang 17

đặt bàn chân mình lên ướm thử xem thua kém bao nhiêu.

- Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

- Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

Câu 2: Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và

có gì khác nhau ?

Câu 3: Từ là gì? Xét về cấu tạo, từ tiếng việt chia thành

những loại nào? Khái quát đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt

bằng sơ đồ ?

Câu 4: Đặt câu với các từ sau đây: Chập chững, khanh

khách, nức nở, hông hào, lúi lo

- Một hôm /bà ra /đồng /thấy /một/ vết chân /to, liền /đặt /bàn chân /mình/ lên/

ướm/ thử xem/ thua /kém bao nhiêu

- Long lanh /đáy nước /in trời

Thành /xây /khói biếc/ non /phơi/ bóng vàng

- Dưới trăng /quyên /đã/ gọi /hè

+ Từ ghép: quan hệ với nhau về mặt nghĩa

+ Từ láy: quan hệ với nhau về láy âm giữa các tiếng

Câu 3: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu.

Câu 4:

- Cháu bé chập chững đi trong sân nhà

- Tiếng cười khánh khách vang lên

- Nói xong cậu bé òa khóc nức nở

Từ

Trang 18

- Độ này da dẻ cụ có vẻ hồng hào hơn trước.

- Chim hót líu lo trong vườn

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Cho đoạn trích sau:

“Ta vốn nòi rồng sống ở miền nước thẳm, nàng là dòng

tiên ở chốn non cao Kẻ ở cạn người ở nước, tính tình, tập

quán, khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài

được”

a, Hãy tìm các từ phức trong đoạn trích trên

b, Các từ phức trong đoạn trích trên có từ nào là từ láy

không? vì sao?

Câu 2: Cho từ “làm” hãy kết hợp với các tiếng khác để

tạo thành từ láy,từ ghép?

Câu 3:

Tìm từ ghép, từ láy trong câu văn sau:

“Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển

cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn

Tinh.”

Câu 4: Hãy chép các câu phức in nghiêng trong câu dưới

đây thành hai loại; từ ghép và từ láy

" Nhân dân ghi nhớ công ơn Chữ Đồng Tử, lập

đền thờ ở nhiều nới bên sông Hồng Cũng từ năm đó,

suốt mấy mùa xuân, cvả một vùng bờ bãi sông Hồng lại

nô nức làm lẽ, mở hội để tưởng nhớ ông"

Bài 2,

Gợi ý:

Câu 1:

a, Các từ phức trong đoạn văn: tính tình, tập quán, ăn ở

b, Các từ phức trong đoạn văn trên không có từ nào là từ láy mà chỉ có từ ghép Bởi vì những từ này được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa

Câu 2: Từ “làm”có thể kết hợp với cá tiếng nào để tạo thành từ ghép?

Từ ghép:làm việc,làm ăn,

.Từ “làm”có thể kết hợp với các tiếng nào để tạo thành từ láy?

Từ láy: làm lụng, làm nhàm

Câu 3: Từ ghép: dông bão, rung chuyển , đất trời, Sơn Tinh.

Từ láy: cuồn cuộn

Trang 19

* Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi ! Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.

Câu 2: Cho các từ dưới đây, em hãy tách riêng các từ

láy ?

Đất đai, cây cỏ, ruộng rẫy, vuông vắn, bao bọc, ngay

ngắn, cười cợt, tướng tá, thướt tha, thẫn thờ, trong trắng,

tội lỗi, bâng khuâng, mồ mả, đón đợi ấm áp, tốt tươi,

thơm thảo, thơm tho

Câu 3: Cho các từ đơn : xanh, trắng, vàng

a, Em hãy tạo các từ láy và từ ghép ?

b,Tìm những câu thơ có các từ : xanh, trắng, vàng ?

c, Trong các câu thơ sau từ “ xanh” được dùng với chức

vụ gì ?

“ Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc”

(Mùa xuân nho nhỏ –Thanh Hải)

“Trâu về xanh lại Thái Bình

Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi”

( Việt Bắc –Tố hữu)

Gợi ý:

Câu 1:

- Từ ghép: Vô cùng, Tổ quốc, Sông Lô, tiếng hát, bến nước, Bình Ca

- Từ láy : Ngào ngạt, dạt dào

xanh xanh xanh, xa h xao

xanh biếc, xanh ngắt, xanh non, xanh thẫm, xanh rì, xanh mướt, xanh rờn

b, + Các câu thơ có từ “xanh”:

Cỏ non xanh tận trân trời.(“Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Trang 20

- Rừng cọ, đồi trè, đồng xanh ngào ngạt

(“ Ta đi tới” Tố Hữu)

- Đừng xanh như lá, bạc như vôi

(“ Mời trầu”- Hồ Xuân Hương)

- Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

(TreVệt Nam – Nguyễn Duy)

- Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Bao cô thôn nữ hát trên đồi

( Mùa xuân chín – Hàn Mạc Tử)

+ Các câu thơ có từ trắng:

- Cỏ non xanh gợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

- Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang

(Mùa xuân chín –Hàn Mạc Tử)

- Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Ba chìm bảy nổi với nước non

( Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)

+ Các câu thơ có từ vàng :

- .Như con chim chích

nhảy trên đường vàng

( Lượm- Tố Hữu)

- Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp dây vàng hạt đầy sân nắng đào

(Khi con tu hú- Tố Hữu)

- Anh đi tìm giặc,tôi tìm anh

Người lính trường trinh áo mong manh

Mỗi bước, vàng theo đồng lúa chín

Lưu vui từng mái nứa nhà tran

(Lên Tây Bắc- Tố Hữu)

c, Chức vụ ngữ pháp của từ “xanh”

-Trong câu “Trâu về xanh lại Thái Bình” từ “xanh”làm vị ngữ

- Trong câu “Mọc giữa dòng sông xanh”từ “xanh” làm định ngữ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Câu 1: Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những câu

sau:

a, Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước

ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn

b Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được

như mẹ mong ước cho con của mẹ

Câu 2: Chỉ ra từ đơn từ phức trong đoạn trích sau( Các

Bài tập 4 Câu 1:

a, trứng nước: thời kì mới

sinh ra chưa được bao lâu, đang còn non nớt, cần

được chăm sóc, bảo vệ.

b, Tu tỉnh: nhận ra lỗi lầm

của bản thân và tự sửa chữa

Câu 2:

Trang 21

từ in đậm)

Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ Hai mẹ con

gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười.

Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và

thử thách mà bấy lâu tôi trải Bắt đầu từ chuyện anh Dế

Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

Từ đơn Từ phức

Từ ghép Từ láy

Mẹ, mừng, khóc, cười, chuyện

Mạnh khoẻ, hàng xóm, may rủi, thử thách

Khốnkhổ,

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài, nắm chắc kiến thức văn bản và kiến thức Tiếng Việt vừa ôn tập

- Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM

- Biết kể chuyện ở ngôi thứ nhất

- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ

- Tập trung vào sự việc đã xảy ra

b, Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu cách viết bài

văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyếtvấn để tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp

2, Phẩm chất

- Nhân ái, trân trọng trải nghiệm của bản thân

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I Yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm:

- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất

- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ

Trang 22

dụng ngôi kể thứ

mấy? Vì sao?

? Để viết được một

bài văn kể lại một trải

nghiệm của bản thân

em cần làm theo trình

tự nào?

- Tập trung vào sự việc đã xảy ra

- Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể

II Các bước làm bài

1 Trước khi viết a) Lựa chọn đề tài

b) Tìm ý

Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào?

Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói gì

à làm gì?

Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào?

Vì sao truyện lại xảy ra như vậy?

Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

c) Lập dàn ý

- Mở bài: giới thiệu câu chuyện.

- Thân bài: kể diễn biến câu chuyện.

+ Thời gian+ Không gian+ Những nhân vật có liên quan+ Kể lại các sự việc

- Kết bài: kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.

2 Viết bài

- Kể theo dàn ý

- Nhất quán về ngôi kể

- Sử dụng những

3 Chỉnh sửa bài viết

- Đọc và sửa lại bài viết theo

LUYỆN TẬP

Đề bài 1: Hãy kể lại một trải nghiệm mà em ấn tượng nhất.

Hướng dẫn làm bài

GV hướng dẫn HS chọn trải nghiệm mà em ấn tượng nhất (chuyến

đi tham quan cùng các bạn trong lớp, chuyến đi du lịch cùng gia đình )

- Về hình thức: bài văn cần có 3 phần rõ ràng mở bài, thân bài và kết bài

- Về về nội dung:

1 Mở bài:

- Giới thiệu câu chuyện

- Ấn tượng của em em về câu chuyện đó

2 Thân bài

Trang 23

- Giới thiệu kỷ niệm về chuyến trải nghiệm

- Xảy ra trong thời gian, không gian nào?

- Nhân vật liên quan đến câu chuyện (hình dáng, tuổi tác, tính cách, cách cư xử của người đó )

- Diễn biến của câu chuyện

- Đỉnh điểm của câu chuyện

- Tthái độ tình cảm của nhân vật trong câu chuyện

3 Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết.

Bài văn tham khảo:

Mỗi lần về quê thăm ông bà ngoại, tôi đều có những trải nghiệm thật đáng nhớ Vùngquê thanh bình đem đến nhiều điều tuyệt vời và thú vị

Đó có thể là những buổi sáng thức dậy thật sớm để cùng ông đi dạo trên cánh đồnglúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới Đó là những bữa cơm ngon lành

mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà Đó là những buổichiều cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng Thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽnhưng có lẽ có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi cho đến bây giờ

Đó là kỉ niệm xảy ra vào lúc tôi mười tuổi Tôi và anh Hoàng - anh trai của tôi rủnhau đi câu cá Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo sôi nổi.Phía đằng xa là một nhóm học sinh đang thi bơi lội Chúng tôi chạy đến chỗ cuộc thi diễn

ra Thì ra là nhóm bạn hàng xóm tôi mới quen hôm trước Tôi cảm thấy rất thích thú, liền đềnghị được tham gia Tôi liền rủ anh Hoàng nhưng anh lại từ chối Tôi biết vì sao anh Hoàng

từ chối tham gia Trước đây, anh từng đạt giải Nhất cuộc thi bơi của thành phố Anh rất yêuthích bơi lội Bạn bè, người thân đều nói anh có tài năng Nhưng vì một sự cố, anh đã từ bỏước mơ của mình Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn

Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người Trọng tài là Tuấn - người bạn hàngxóm thân thiết nhất của tôi Sau khi trọng thổi còi bắt đầu hiệp đấu Hai tuyển thủ từ tư thếchuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông Cácđối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau Tôi cốgắng bơi hết sức Bỗng nhiên tôi cảm thấy chân bên trái của mình bị tê Tôi bơi chậm lại rồidần tụt lùi phía sau Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Lâm bịchuột rút rồi”

Tôi vùng vẫy trong nước Nhưng không thể bơi tiếp Không biết bản thân đã uốngbiết bao nhiêu là nước Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: “Lâm

ơi, em ơi! Mau tỉnh lại đi em!” Cho đến khi tỉnh táo thì tôi đã thấy anh Hoàng trước mặtmình Khuôn mặt của anh đầy lo lắng Hình như chính anh Hoàng là người đã cứu tôi

Tôi dần dần tỉnh lại Tôi thấy mọi người xung quanh đều thở phào nhẹ nhõm Cótiếng nói cất lên: “Anh Hoàng tài thật, ở khoảng cách xa như vậy mà đã cứu được Lâm mộtcách thần kỳ!” Có tiếng hưởng ứng: “Đúng vậy!”, “Đúng vậy!” Tôi mỉm cười, lòng đầy

tự hào rồi nhìn anh Hoàng, khẽ nói: “Cảm ơn anh!”

Nhờ có trải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em càng trở nên thắm thiết.Không chỉ vậy, anh Hoàng còn quay trở lại tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi bơi dành chothiếu niên sắp diễn ra Một trải nghiệm nhỏ nhưng đem đến cho anh em tôi thật nhiều điềutốt đẹp

Đề bài 2: Hãy kể lại một trải nghiệm mà em ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng em.

Trang 24

1 Mở bài

Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấntượng sâu sắc trong em

2 Thân bài

- Lý do xuất hiện trải nghiệm

- Diễn biến của trải nghiệm:

Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm

Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười…

Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ…

Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn…

3 Kết bài

Bài học nhận ra sau trải nghiệm

Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm

Bài văn tham khảo

Câu chuyện xảy ra cách đây hai tháng trước, nhưng mỗi lần nhớ lại, tôi lại cảm thấymọi thứ như vừa mới xảy ra Bởi vì đó là lần đầu tiên tôi có một trải nghiệm tuyệt vời nhưvậy

Nhân dịp mùng 8 tháng 3, bố, tôi và em Thu đã quyết định sẽ tặng cho mẹ một mónquà đặc biệt - đó là một bữa tiệc thịnh soạn do chính tay ba bố con tôi chuẩn bị Tôi đã lên

kế hoạch để nhờ cô Hòa - đồng nghiệp của mẹ giúp đỡ Cô sẽ rủ mẹ đi mua sắm sau giờ làm

để bố con tôi có thời gian chuẩn bị mọi thứ

Buổi chiều hôm đó, sau khi tan học, tôi cố gắng về nhà thật sớm Bố cũng đã xincông ty cho về sớm Lúc về đến nhà, tôi thấy trên bàn đã có một bó hoa rất đẹp Một bó hoahồng nhung thật đẹp Loài hoa tượng trưng cho tình yêu Tôi thầm nghĩ khi nhận được bóhoa này chắc chắn mẹ sẽ rất hạnh phúc

Sau khi dọn cất sách vở, tôi liền vào bếp giúp bố Tôi phụ trách rửa rau, thái thịt vànấu cơm Còn việc chế biến món ăn sẽ do đảm nhận Em Thu phụ trách dọn lau dọn bàn ăn,chuẩn bị bát đũa Hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua, ba bố con tôi đã hoàn thành những món ăn

mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, đậu kho thịt, canh cá chua ngọt… Những món ăn hấpdẫn, đẹp mắt đã được dọn lên bàn Ở giữa bàn còn là một lọ hoa hồng do chính tay tôi tựcắm Sau khi làm xong hết mọi công việc, ba bố con tôi đều đồng ý với nhau rằng công việcquả nội trợ quả thật rất vất vả

Đến bảy giờ tối, tôi nhắn tin báo cho cô Hòa mọi việc chuẩn bị đã xong Khoảngmười lăm phút sau thì mẹ đã về đến nhà Em Thu được giao nhiệm vụ đón mẹ Khi mẹ bướcvào bếp, bố đã cầm bó hoa hồng tặng mẹ Lúc đó tôi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất ngạcnhiên, kế tiếp là nụ cười hạnh phúc Cả gia đình ngồi vào bàn ăn Mẹ đã rất ngạc nhiên khinghe tôi kể về quá trình nấu ăn của ba bố con Chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật vui vẻ, mẹcòn khen các món ăn rất ngon Buổi tối hôm đó, gia đình tôi ngập tràn tiếng cười hạnhphúc

Đó là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm công việc nấu ăn Nhờ vậy mà tôi nhận ra

mẹ đã vất vả như thế nào để nấu cho chúng tôi những bữa cơm ngon Bởi vậy mà tôi cảmthấy thương và yêu mẹ nhiều hơn

? Lập dàn ý bài văn

hãy kể lại một trải Đề bài 3: Hãy kể lại một trải nghiệm khiến em ân hận. 1 Mở bài: Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người

Trang 25

nghiệm khiến em ân

a Giới thiệu khái quát về câu chuyện

- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện

- Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện

b Kể lại các sự việc trong câu chuyện

- Điều gì đã xảy ra?

- Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?

- Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câuchuyện?

3 Kết bài

Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra

Bài viết tham khảo

Tôi là một đứa trẻ ham chơi nên đã từng gây ra nhiều lỗi lầm Câu chuyện xảy ra khitôi còn học lớp 5, nhưng là một trải nghiệm mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi

Vì là con trai nên tôi rất mê chơi game Hôm đó là buổi tối thứ năm Tôi đang ngồi họcbài nhưng lại suy nghĩ về trận đấu lúc chiều Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy không phục vì đãthua Hoàng - cậu bạn cùng lớp mới chơi game chưa được bao lâu nhưng đã đánh thắngmình Bởi vậy, tôi quyết tâm phải luyện tập thêm để phục thù Nghĩ vậy, tôi liền thu dọnsách vở rồi xuống nhà Thấy mẹ đang ở trong bếp, tôi nói với mẹ:

- Mẹ ơi, con có bài tập khó quá không làm được Con mang sang nhà Tuấn nhờ bạngiải giúp nhé?

Mẹ đồng ý và dặn tôi về sớm vì bố sắp đi làm về Tôi chỉ vâng dạ cho có rồi nhảy lên

xe đạp đi luôn Nhưng tôi không sang nhà Tuấn mà đến quán điện tử gần trường Ngồi vàobàn, tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, mải chơi đến quên cả thời gian Bỗng có một bàn tayđập vào vai tôi:

- Muộn quá rồi, về cho bác còn đóng cửa!

Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ Mười một giờ ba mươi phút Tôi nhanhchóng trả tiền cho bác chủ quán rồi dắt xe ra về Vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ sẽ giải thích cho

bố mẹ như thế nào Chắc chắn bố mẹ sẽ rất tức giận Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng xe máyquen thuộc đang tới gần, một giọng nói nghiêm nghị vang lên:

- Đức, con đã đi đâu mà giờ mới về nhà?

Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:

- Bố… bố… đi tìm con ạ?

- Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Tuấn nhờ bạn giảng bài, nhưng bố sang nhà bạn thìkhông thấy con ở đó nên đã đi tìm

- Con… con…

- Thôi, muộn rồi, mau về nhà đi con!

Tôi đi bên cạnh bố mà lòng cảm thấy thật có lỗi Khi bước vào nhà, tôi thấy mẹ vẫnđang ngồi chờ ở phòng khách Tôi chỉ biết im lặng chờ đợi những câu mắng của bố Nhưngkhông, tôi chỉ nghe thấy mẹ hỏi:

- Đức, con đi đâu mà giờ này mới về? Đã ăn cơm chưa?

Khi nghe mẹ nói vậy, tôi òa khóc Tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọichuyện Bố liền nói với tôi:

- Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè Đó không phải là điều gì sai

Trang 26

trái Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng Việc chơi game, bố mẹkhông phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập.

Bố mong con ý thức được điều đó

Tôi nhìn bố, ánh mắt nghiêm nghị của bố nhìn tôi Tôi đã nhận ra sai làm của mình.Tôi liền hứa với bố mẹ sẽ không tái phạm cũng như cố gắng học hành chăm chỉ hơn Cũngnhờ có trải nghiệm này, mà tôi nhận ra tình yêu thương lớn lao mà bố mẹ dành cho mình

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài, nắm chắc kiến thức về cách viết một bài văn kể lại một trải nghiệm

- Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Ôn tập về thơ

- Nhớ lại tri thức ngữ văn về thơ

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản “Chuyện cổ tích về loài người”

- Phân tích, so sánh đặc diêm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ

các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày

- Trách nhiệm: Yêu thương gia đình, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

6A

1 Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề

b) Nội dung hoạt động: HS chia sẻ

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ với các bạn, em được bố mẹ , ông bà quan tâm như

thế nào?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).

Trang 27

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi ôn tập văn bản

“ Chuyện cổ tích về loài người”

2 Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chung về về tác giả, tác phẩm

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện phiếu học tập nhóm

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chức hoạt động:

Nội dung 1: Củng cố tri thức ngữ văn

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chung về thể

-*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS xem lại phần Tri thức ngữ

văn trong SGK, qua các bài thơ mà em biết và

thảo luận theo nhóm, hoàn thiện bảng khái

quát đặc điểm của thơ

* Đặc điểm của thơ

- Ngôn ngữ: Cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh

- Biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, v.v…

- Nội dung: Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống

Phương thức biểu đạt: Có thể có yếu tố

tự sự (kể lại một sự kiện, câu chuyện)

và miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổibật của đối tượng) nhưng những yếu tố

ấy chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ

tình cảm, cảm xúc

Nội dung 2: Ôn tập văn bản

Điền đầy đủ thông tin vào phiếu học tập

sau:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

Điền thông tin còn thiếu vào phiếu học

Trang 28

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả

Khổ 3+ 4+ 5+ 6: Những người thân ra đời

mang cho trẻ tình thương và hiểu biết

- Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ tăng sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh thơ

b Nội dung

- Câu chuyện cổ tích về sự hình thành vạn vậttrên thế gian dưới góc nhìn con trẻ, lấy trẻ emlàm trung tâm

- Tình yêu thương vô vàn của cha mẹ vànhững người thân yêu xung quanh dành chonhững tâm hồn ngây thơ, trong sáng của trẻ

em sẽ là những điều nâng đỡ các em trên hànhtrình khôn lớn

- Lời nhắn nhủ: trẻ em là những tạo vật đẹp

đẽ, trân quý nhất của thế gian Hãy nâng niu, bảo vệ và mang đến những gì tốt đẹp nhất chotrẻ em

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức cơ bản của

Trang 29

- Sử dụng kĩ thuật công đoạn.

*Chuyển giao nhiệm vụ

Nhóm 1: Hình ảnh Trái đất khi trẻ mới

Nhóm 3: Những người thân ra đời mang

cho trẻ tình thương và hiểu biết

yêu xuất hiện bên trẻ?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả

Trang 30

thức( chiếu)

2, Thế giới đẹp đẽ hình thành khi trẻ em dần khôn lớn

Vai trò

Ánh sáng Ánh sáng giúp trẻ con quan sát vạn vật.Chim Chim cất tiếng hót để: trẻ lắng

nghe âm thanh đầu tiên

Làn gió

Những làn gió thơ ngây, hồn nhiên…truyền âm thanh đi khắpSông Sông lớn thành biển để trẻ tha hồ

vùng vẫy

Biển

Biển thì sinh ý nghĩ: Chứa đựng

và khơi gợi bao tri thức

Biển sinh cá, sinh tôm: Giàu có, trù phú nuôi sống con người

Biển sinh những cánh buồm: Thôi thúc khát vọng khám phá những bến bờ mới

Đám mây Đám mây đem đến sự mát lành cho những chuyến hành trình của

trẻ

Đường Đường sinh ra để nâng bước cho

trẻ từ những bước đi đầu đời.+ Thế giới ngày càng lớn, rộng, phong phútheo sự lớn lên của trẻ

+ Vũ trụ lấy trẻ làm trung tâm, vạn vật được sáng tạo ra đều phục vụ cho những nhu cầu, ao ước của trẻ

+ Thế gian đẹp đẽ và nâng niu để trẻ lớn lên

3, Những người thân ra đời mang cho trẻ

Sự sống Trái đất trụi trần/ không dáng

cây ngọn cỏ

Ánh sáng Mặt trời chưa có/ chỉ toàn là bóng đêm

Màu sắc

Không khí chỉ màu đen/ Vạn vật không màu

 Trái đất “ trụi trần”, hoang sơ, trống rỗng, chưa có bất cứ thứ gì khác

 Thế giới chưa có sự sống, không hình dáng, thiếu ánh sáng và hơi ấm, không màu sắc

Trang 31

tình thương và hiểu biết.

Vai trò

Mẹ + Tình yêu và lời ru

+ Để bế bồng chăm sóc

Bà Bà mở ra thế giới kì ảo, đầy

huyền diệu của truyện cổ tích dân gian Một thế giới mà kẻ ác

sẽ bị trừng trị người hiền sẽ được hạnh phúc

Bố Bố khuyên nhủ, bảo ban để con

ngoan ngõan, vâng lời Bố mở ranhững hiểu biết đầu tiên về thế giới xung quanh cho con, về sự rộng lớn vô cùng và khát khao tiếp tục khám phá những chân trời tri thức

Thầy giáo

Mang đến cho trẻ thơ những bài học vể đạo đức, tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ đẹp,

giúp trẻ thơ trưởng thành

 Sự xuất hiện của những người thân yêu theo những ao ước mong muốn của trẻ: người mẹ yêu thương và chămsóc- người bà mở ra thế giới cổ tích tuổi thơ- người bố bảo ban, dạy dỗ- người thày truyền dạy tri thức

a, Mục tiêu: Hs thực hiện các phiếu học tập

tìm hiểu từng đoạn văn bản của truyện

nhằm hiểu sâu hơn về văn bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện phiếu

a ¨ Nhà thơ hiện đại Việt Nam b.¨ Nhà thơ trung đại Việt Nam

c ¨ Nhà thơ đương đại Việt Nam d.¨ Nhà thơ mới Việt Nam

a

2 Bài thơ “ Chuyện cổ tich về loài người” thuộc thể thơ :

Trang 32

4 Những câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ :

Cây cao bằng gang tay

6 Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ:

“ Những làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp

a ¨ Điệp từ, điệp ngữ b.¨ Ẩn dụ

d

7 Bố sinh ra vì trẻ cần:

a ¨ Hiểu biết b.¨ Tình yêu và lời ru

c ¨ Lắng nghe truyện kể d.¨ Chữ viết

a

8 Câu thơ “Biển sinh những cánh buồm” có ý nghĩa:

a ¨ Những cánh buồm trên biển b.¨ Thôi thúc khát vọng khám phá

9 Ở khổ thơ thứ 3 từ “ từ” được lặp lại

nhiều ước mơ b.¨ Khuyên trẻ con nghe thật nhiềucâu chuyện cổ tích

c ¨ Mọi người đều sẽ sống vui vẻ

và hạnh phúc d.¨ Kẻ ác sẽ bị trừng trị, người hiền sẽđược hưởng hạnh phúc

d

Phiếu học tập số 1 Gợi ý

Trang 33

Đọc đoạn thơ sau trả lời các câu hỏi

Muốn trẻ con được tắm

………

………

Biển sinh những cánh buồm

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tu từ

nào được sử dụng trong đoạn trích và nêu

tác dụng?

Câu 3: Hình ảnh biển trong đoạn trích gợi

cho em những suy nghĩ gì?

Câu 4: Viết đoạn văn cảm nhận của em về

đoạn thơ trên

Điệp từ “ biển” được lặp lại 4 lần Từ “ sinh “ vừa là điệp từ vừa là từ thể hiện biện pháp nhân hóa

-> Nhấn mạnh mục đích biển ra đời

Câu 3: Hình ảnh biển trong đoạn trích gợi cho

em những suy nghĩ:

- Chứa đựng và khơi gợi bao tri thức

- Giàu có, trù phú nuôi sống con người.Thôi thúc khát vọng khám phá những bến bờ mới

Câu 4:

Bước 1: xác định yêu cầu của đề

- Dạng đoạn văn: thể hiện cảm xúc ( biểu cảm) về một đoạn thơ

- Nội dung biểu cảm: đoạn thơ em em vừa chép trong “ Chuyện cổ tích về loài

- Nêu rõ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ

- Phát biểu được cảm xúc thái độ của bản thân về đoạn thơ đó

Bước 3: Viết đoạn và kiềm tra laị

- Tiến hành viết đoạn văn

- Chú ý dung lượn đoạn văn( không viết quá ngắn hoặc quá dài)

- Chú ý diễn đạt cũng như chính tả

Đv tham khảo: (1)Đoạn thơ trên trích trong văn bản “….” đã rất thành công trong việc

thể hiện sự ra đời thế giới đẹp đẽ khi trẻ em dần khôn lớn.(2)Với việc sử dụng biện pháp nhân hoá “Sông bắt đầu làm sông” kết hợp với điệp từ “sông” cho ta thấy sông lớn thành biển để trẻ tha hồ vùng vẫy.(3) Điệp từ “ biển” được lặp lại bốn lần, từ “ sinh “ vừa là điệp

từ vừa là từ thể hiện biện pháp nhân hóa đã nhấn mạnh mục đích biển ra đời là để phục vụ trẻ em.(4) Hình ảnh biển trong đoạn trích đã gợi cho người đọc bao liên tưởng đẹp đẽ (5)Biển chứa đựng và khơi gợi bao tri thức, biển giàu có, trù phú nuôi sống con người, biển thôi thúc khát vọng khám phá những bến bờ mới (6)Có thể nói rằng, đoạn thơ đã thể hiện rõvai trò của thế giới xung quanh trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ

Phiếu học tập số 2

Đọc đoạn thơ sau trả lời các câu hỏi Phiếu học tập số 2 Gợi ý

Trang 34

Mắt trẻ con sáng lắm

Mắt trẻ con sáng lắm

Nhưng chưa thấy gì đâu!

Mặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ

Màu xanh bắt đầu cỏ

Màu xanh bắt đầu cây

Cây cao bằng gang tay

Lá cỏ bằng sợi tóc

Cái hoa bằng cái cúc

Màu đỏ làm ra hoa

Chim bấy giờ sinh ra

Cho trẻ nghe tiếng hót

Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

Những làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp

Muốn trẻ con được tắm

Sông bắt đầu làm sông

Sông cần đến mênh mông

Biển có từ thuở đó

Biển thì cho ý nghĩ

Biển sinh cá sinh tôm

Biển sinh những cánh buồm

Cho trẻ con đi khắp

Đám mây cho bóng rợp

Trời nắng mây theo che

Khi trẻ con tập đi

Đường có từ ngày đó

Câu 1: Theo lời kể của nhà thơ, vì trẻ con,

những sự vật, hiện tượng nào được sinh ra?

Câu 2: Nhà thơ đã sử dụng những biện

pháp tu từ nào để miêu tả vẻ đẹp của thiên

nhiên? Những biện pháp tu từ đó có tác

dụng gì?

Câu 3: Qua đoạn trích, nhà thơ muốn nhắn

gửi tới trẻ con điểu gì?

Câu 1: Theo lời kể của nhà thơ, vì trẻ con mà

các sự vật, hiện tượng như mặt trời, cỏ, cây, hoa, chim, làn gió, sông, biển, cá, tôm, cánh buồm, đám mây, con đường…được sinh ra

Câu 2: Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp

tu từ để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và tácdụng của những biện pháp tu từ đó:

- Biện pháp tu từ so sánh trong những dòng thơ

“Cây cao bằng gang tay

Lá cỏ bằng sợi tócCái hoa bằng cái cúc” Gợi cảm giác mọi sự vật đều nhỏ bé, xinh xắn , dễ thương và rất gần gũi với thế giới trẻ thơ

- Biện pháp tu từ so sánh trong những dòng thơ” Tiếng hót trong bằng nướcTiếng hót cao bằng mây” có tác dụng giúp người đọc cảm nhận được một cách cụ thể sự trong trẻo và cao vút củatiếng chim

- Biện pháp tu từ nhân hoá trong những dòng thơ “ Những làn gió thơ ngây” khiến làn gió mang vẻ đáng yêu, hồn nhiên của trẻ thơ

- Biện pháp tu từ điệp ngữ trong những dòng thơ

“Biển có từ thuở đóBiển thì cho ý nghĩBiển sinh cá sinh tômBiển sinh những cánh buồm”

Nhấn mạnh dự hào phóng của thiên nhiên trong việc tạo sinh vạn vật để nuôi dưỡng, khươi gợi những ước mơ, khát vọng của trẻ con

Tác dụng: các biện pháp tư từ trong đoạn thơ

đã nhấn mạnh ý: trẻ em được sống trong một thế giới tuyệt đẹp, vạn vật được sinh ra là để dành cho trẻ em và vì trẻ em mà dâng hiến hếtmình, dành tặng những gì đẹp đẽ, đáng yêu nhất

Câu 3: Qua đoạn trích, nhà thơ muốn nhắn

gửi tới trẻ con : Trẻ thơ được yêu thương, dành tặng những gì đẹp đã nhất Vì vậy, các

em cũng cần có ý thức, trách nhiệm và biết

Trang 35

trân trọng những gì mình nhận được.

Phiếu học tập số 3

Trong bài Bài ca về Trái Đất, nhà thơ Định

Hải có viết:

Trái đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Câu 1: chỉ ra biện pháp nghệ thuật so sánh

trong bài thơ?

Câu 2: Bài thơ trên giúp em cảm nhận

được những điều gì về trái đất thân yêu?

Câu 3: Viết đoạn văn với những điều em

vừa cảm nhận được ở câu 2?

Câu 4: Em sẽ làm gì để bảo vệ trái đất-

ngôi nhà chung của chúng ta

Gợi ý Phiếu học tập số 3 Câu 1: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật so sánh

trong bài thơ?

So sánh trái đất với quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Câu 2: Bài thơ trên giúp em cảm nhận được

về trái đất thân yêu:

- Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người

- Trái đất được so sánh với hình ảnh quả bóng xanh bay giữa trời xanh cho thấy vẻ đẹp của

sự bình yên, của niềm vui trong sáng, hồn nhiên

- Trái đất hòa bình luôn ấm áp tiếng chim gù, hình ảnh chim bồ câu thường dùng làm biểu tượng của hòa bình

- Trái đất đẹp và nên thơ với hình ảnh cánh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển

Câu 3:

Tham khảo đoạn văn: Nhà thơ giúp em cảm nhận được trái đất là một tài sản vô cùng quý

giá của mọi người Trái đất được tác giả so sánh với quả bóng xanh bay giữa trời xanh Trái đất luôn ấm áp tiếng chim gù và hình ảnh cánh chim hải âu bay trên sóng biển Điều đó cho

ta thấy trái đất của chúng ta được bình yên trong sáng Đó là biểu tượng của cuộc sống thanh bình của mọi người trên đất nước chúng ta

Bài thơ cho ta thấy được vẻ đẹp của Trái Đất- hành tinh xanh của chúng ta Không chỉ là môi trường sống, Trái đất còn chính là tài sản to lớn nhất, quan trọng nhất của con người Trái đất là nơi đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ, là nơi vui chơi bất tận của mọi loài sinh vật Hành tinh này là của chúng mình, là của tất cả con người chúng ta và các loài sinh vật khác

Có nơi đâu đẹp, bình yên, nên thơ, hòa bình như Trái Đất này: Có sông, có biển, có đại dương, có đất liền, có trời xanh và có sinh vật sống Hãy cùng chung tay bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta mãi đẹp nhé!

Câu 4: Hs tự bộc lộ

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài, nắm chắc kiến thức văn bản và kiến thức vừa ôn tập

- Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Ôn tập: So sánh, nhân hoá, điệp ngữ

Buổi 5, 6: ÔN TẬP BÀI 4

GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC

Ngày soạn: 10/10/2023

Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

(Nguyễn Đình Thi)

Trang 36

Thép Mới ở văn bản Cây tre Việt Nam.

- Ôn tập khắc sâu kiến thức về hiện tượng từ đồng âm và từ đa nghĩa, biện pháp tu từ hoán dụ

- HS hiểu được cách làm thơ lục bát, vận dụng kiến thức lí thuyết đã học để tự sáng tác

một bài thơ lục bát

- Biết cách viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

2 Năng lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực riêng biệt: Năng lực ngôn ngữ (đọc - viết - nói và nghe); năng lực văn học.

- Tham khảo SGV, SGK Ngữ văn 6, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

- Tài liệu ôn tập bài học

- Các phiếu học tập

2 Thiết bị và phương tiện:

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học

- Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh

- Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi

C.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: Thảo luận nhóm,động não, dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại

gợi mở, dạy học hợp tác

- Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, phòng tranh, chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn,

D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Hoạt động 1 : Khởi động

a Mục tiêu:

Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế bước vào giờ ôn tập kiến thức

b Tổ chức thực hiện hoạt động:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Báo cáo sản phẩm dạy học dự án:

- Nhóm 1: Tập làm phóng viên hoặc hướng dẫn viên du lịch: Nếu được nói những ấn tượng đẹp

đẽ sâu sắc về quê hương, em sẽ nói những gì?

- Nhóm 2: Tập làm hoạ sĩ: Vẽ các bức tranh minh hoạ nội dung của một bài ca dao hoặc một vănbản trong bài 4 (ghép nhiều tranh lại theo trình tự tạo thành 1 truyện tranh)

(Nhiệm vụ các nhóm đã được giao trước một tuần sau tiết học buổi sáng)

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

Trang 37

Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm dự án của nhóm.

GV khích lệ, động viên

B3: Báo cáo sản phẩm học tập:

Các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn sau khi nhóm bạn báo cáo

B4: Đánh giá, nhận xét

- GV nhận xét, khen và biểu dương các nhóm có sản phẩm tốt

- GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 4:

Đọc – hiểu văn

bản Đọc hiểu văn bản: +Văn bản 1: Chùm ca dao về quê hương đất nước.

+ Văn bản 2: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ).

Văn bản 3 : Cây tre Việt Nam (Thép Mới)

Thực hành Tiếng Việt:

- Từ đồng âm và từ đa nghĩa, biện pháp tu từ hoán dụ

- VB thực hành đọc: Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu)

Viết Viết: Tập làm một bài thơ lục bát.

Viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ lục bát

Nói và nghe Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người

với quê hương

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức cơ bản

a Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học: Bài 4: Quê hương yêu

dấu

b Tổ chức thực hiện hoạt động.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm,

- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi củaGV các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học 4

A KIẾN THỨC CHUNG VỀ THƠ LỤC BÁT

Câu hỏi ôn tập: Em hãy nhắc nhanh lại những yếu tố hình thức của một bài thơ nói chung và

những đặc điểm của thể thơ lục bát

Gợi ý trả lời

1 Một số yếu tố hình thức của bài thơ

- Dòng thơ gồm các tiếng được sắp xếp thành hàng; các dòng thơ có thể giống hoặc khác nhau

về độ dài, ngắn

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Trang 38

- Vần là phương tiện tạo tính nhạc cơ bản của thơ dựa trên sự lặp lại (hoàn toàn hoặc khônghoàn toàn) phần vần của âm tiết Vân có vị trí ở cuối dòng thơ gọi là vần chân, ở giữa dòng thơgọi là vần lưng.

- Nhịp là những điểm ngắt hơi khi đọc một dòng thơ Ngắt nhịp tạo ra sự hài hoà, đồng thờigiúp hiểu đúng ý nghĩa của dòng thơ

2 Đặc điểm của thơ lục bát

- Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam, có sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻđẹp tâm hồn con người Việt Nam

- Số câu, số chữ mỗi dòng: Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu

tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát)

- Gieo vần:

+ Gieo vần chân và vần lưng

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám củadòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo

- Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng)

3 Cách đọc hiểu tác phẩm thơ lục bát

Câu hỏi ôn tập: Em cần lưu ý những điều gì khi đọc hiểu một bài thơ lục bát?

Gợi ý trả lời Khi đọc hiểu một tác phẩm thơ lục bát, ta cần tuân thủ những yêu cầu dưới đây:

- Cần biết rõ tên tác phẩm, tên tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu những thông tin liên quan đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Cần hiểu được bài thơ là lời của ai, nói về ai, về điều gì?

- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các yếu tố hình thức của bài thơ lục bát: nhan đề, dòng thơ,

số khổ thơ, vần và nhịp, các hình ảnh đặc sắc, các biện pháp tu từ,… Ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, sự vật,… Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ, chi tiết, vần điệu,… mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình

- Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết và tác động của chúng đến suy nghĩ và tình cảmcủa người đọc

- Từ những câu thơ đẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy lùi xa ra và nhìn lại để lí giải, đánh giá toàn bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật Cần chỉ ra được những nét độc đáo, sáng tạo trong hình thức biểu hiện; những đóng góp về nội dung

tư tưởng

B ÔN TẬP VĂN BẢN ĐỌC HIỂU

*GV hướng dẫn HS chốt các đơn vị kiến thức cơ bản của các văn bản đọc hiểu:

 Văn bản 1: Chùm ca dao về quê hươngđất nước

I KIẾN THỨC CHUNG VỀ CA DAO

1 Định nghĩa: Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt

Trang 39

3 Đặc điểm nội dung: Chủ yếu phản ánh tâm tư, tình cảm trong tâm hồn của con người (tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu nam nữ, tình bạn, tình vợ chồng, than thân trách phận ) Tình yêu quê hương đất nước là 1 trong những chủ đề góp phần thể hiện đời

sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam

II VĂN BẢN “Chùm ca dao về quê hương”

- GV giao nhiệm vụ: Hãy hoàn thiện phiếu học tập sau: Chia lớp thành 3 nhóm

- HS nhớ lại và ôn tập về 3 bài ca dao Từ đó tìm ra điểm chung của 3 bài ca dao.

Bài ca dao Từ ngữ, hình ảnh độc đáo Giải thích

về vẻ đẹp của Thăng Long

2 + cách dùng câu hỏi, và những

cách tính độ dài đường đi cụ

thể, vừa mộc mạc “ bao xa”,

“một trái núi, ba quãng đồng”

+“ai ơi”là tiếng gọi, lời mời +: “Núi thành Lạng”, “sông Tam Cờ” vẻ đẹp của cảnh sắc núi sông

+“Kìa” điệp từ

- Vẻ đẹp hùng vĩ, khoáng đạt, nên thơ của xứ Lạng

- Niềm tự hào, yêu mến của tác giả dân gian

3 + Các địa danh liệt kê: chợ

Đông Ba, Đập Đá, thôn Vĩ Dạ,Ngã Ba Sình

+ Từ láy “lờ đờ”

+ Âm thanh “tiếng hò xa vọng”

- Vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ, êm đềm, trầm mặc với sông nước mênh mang, điệu hò tha thiết lay động lòng người

- Niềm tự hào, yêu mến của tác giả dân gian

1 Thể thơ: Lục bát

2 Chủ đề: Tình cảm yêu quê hương đất nước

3 Nghệ thuật.

- Thể thơ lục bát, lục bát biến thể với cách gieo vần hài hòa, tạo âm hưởng thiết tha

- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ thân thuộc, bình dị, giàu sức gợi

- Sử dụng nhiều phép tu từ, nhân hóa, điệp ngữ đặc sắc

4 Nội dung.

- Ca ngợi vẻ đẹp của th.nhiên, của cuộc sống l.động bình dị trên mọi miền của đất nước

- T.giả gửi gắm lòng tự hào, t.yêu tha thiết của mình với q.hương đất nước, con người

- Gợi nhắc mọi người hãy trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của q.hương đất nước, con người

II ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN

Trang 40

1 Nêu vấn đề:

- Giới thiệu về đặc trưng thể loại ca dao: Là thể loại trữ tình diễn tả tâm trạng, cảm xúc của con người, gắn với các hình thức sinh hoạt

- Giới thiệu về chùm ca dao về tình yêu quê hương đất nước là bộ phận phong phú trong

kho tàng ca dao trữ tình Việt Nam Từ những câu hát ca ngợi vẻ đẹp của đất nước quêhương, nhân dân ta gửi gắm tình yêu, niềm tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước

2 Giải quyết vấn đề:

Bài 1: Gió đưa cành trúc la đà,

…Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

* Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, yên bình

+ Hình ảnh: “gió đưa cành trúc” “mịt mù khói tỏa ngàn sương”

+ Âm thanh “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”,

+ “Mặt gương Tây Hồ”

Nghệ thuật: chọn lựa hình ảnh, âm thanh

Từ láy “la đà”, “mịt mù”; hình ảnh ẩn dụ “mặt gương Tây Hồ” Tác giả vẽ ra một bức

tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long Không gian buổi sáng sớm tinh mơ, cả kinh thành ẩn hiện trong màn sương mơ màng

+ Nổi bật là cành trúc nhẹ nhàng, đung đưa, lay động theo làn gió nhẹ

+ Âm thanh: Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ, tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu

* Cuộc sống lao động của nhân dân bắt đầu “nhịp chày Yên Thái”ngân vang dồn dập,

khẩn trương Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô

+ Vẻ đẹp nên thơ, huyền ảo của Hồ Tây qua hình ảnh ẩn dụ đặc sắc “mặt gương Tây Hồ”

Nhận xét: Bài thơ tả cảnh kinh thành Thăng Long mang vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng, yên bình

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ.

* Hai câu đầu:

Giới thiệu con đường lên xứ Lạng: “bao xa” “một trái núi”, “ba quãng đồng” trữ tình

cách dùng câu hỏi, và những cách tính độ dài đường đi cụ thể, vừa mộc mạc, dân dã đo

đường bằng cánh đồng, trái núi Qua đó, tác giả muốn thiết tha mời gọi mọi người đến với

xứ Lạng, đó là con đường gần gũi, thơ mộng, không có gì cách trở

* Hai câu sau: Lời mời gọi đến với xứ Lạng:

- Lời mời gọi thiết tha:

+ Hai chữ “ai ơi”là tiếng gọi, lời mời, hướng tới ai đó, nó không cụ thể, là tất cả những con

người Việt Nam ta

+ Cụm từ“đứng lại mà trông” lời đề nghị tha thiết, ông cha ta muốn nhắc nhở về sự ghi nhớ

cội nguồn, là tình yêu bao la đối với quê hương đất nước

- Vẻ đẹp mảnh đất xứ Lạng:

+Vẻ đẹp của cảnh sắc núi sông: “Núi thành Lạng”, “sông Tam Cờ” Đây là tên ngọn núi,

tên sông rất nổi tiếng của Lạng Sơn

Ngày đăng: 18/08/2024, 21:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w