1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

khái quát lý luận về các tội xâm phạm tính mạng sức khoẻ danh dự và nhân phẩm

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong một số trường hợp khác, hậu quả của tội phạm tuy không được quyđịnh là dấu hiệu bắt buộc nhưng việc xác định hậu quả là cần thiết, bắt buộc giúpcho việc định khing và quyết định hì

Trang 1

nghĩa Việt Nam được Quốc hội ban hành năm 199) Như vậy, bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của công dân được coi là một trong những mục tiêu quan trọng củaBộ luật Hình sự Những quyền con người được pháp luật nói chung và luật hình sựnói riêng bảo vệ là quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sứckhoẻ, danh dự và nhân phẩm Vì vậy, Bộ luật Hình sự đã quy định một phần riêngbiệt gồm 30 điều quy định các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự,nhân phẩm của con người tại Chương 12 Về thứ tự, Chương 12 chỉ nằm sauChương quy định các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia trong Phần Các tộiphạm của Bộ luật Hình sự chứng tỏ tính chất quan trọng của khách thể mà luật bảovệ Về mức hình phạt, có tới 3/30 điều quy định mức hình phạt cao nhất của LuậtHình sự Việt Nam là tử hình

Các tội xâm phạm tính mạng danh dự nhân phẩm được quy định trong Chương 12 có thể được chia thành 3 nhóm tội, gồm:

 Nhóm tội xâm phạm tính mạng

Trang 2

 Nhóm tội xâm phạm sức khoẻ

 Nhóm tội xâm phạm nhân phẩm và danh dự

2.Một số đặc điểm cơ bản.

2.1 Mặt khách thể: Khách thể của nhóm tội phạm này là những quan hệ xã hộiđảm bảo quyền sống, quyền được an toàn về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của congngười Đối tượng tác động theo nghĩa rộng của tội phạm này là con người cụ thể đã đượcsinh ra và chưa chết Nếu đối tượng là người đã chết thì bị can, bị cáo có thể phạm tộichưa đạt Một số điều luật nhà làm luật mô tả độ tuổi của nạn nhân Theo nghĩa hẹp thìđối tượng tác động của nhóm tội này liên quan đến 3 nhóm tội là tính mnạg, sức khoẻ,nhân phẩm và danh dự của con người.

2.2 Mặt khách quan: Trên thực tế hành vi phạm tội diễn ra hết sức đa dạng vàphong phú phù hợp với từng loại tội phạm Những hành vi này được thựchiện có thể bằngviệc sử dụng công cụ phương tiện hoặc chỉ bằng sức người Nhưng nhìn chung đó là hànhvi có khả năng xậm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự conngười.

Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu thành tộiphạm Trong một số trường hợp khác, hậu quả của tội phạm tuy không được quyđịnh là dấu hiệu bắt buộc nhưng việc xác định hậu quả là cần thiết, bắt buộc giúpcho việc định khing và quyết định hình phạt đúng đắn

Trong những trường hợp cần xác định hậu quả thì đồng thời phải xác địnhmối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra

Có một số trường hợp nhà làm luật mô tả dấu hiệu mối quan hệ giữa ngườiphạm tội với nạn nhân, dấu hiẹu hoàn cảnh, phương pháp, thủ đoạn phạm tội vàmột số điều kiện làm cơ sở để xử lý hình sự

Trang 3

2.3 Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm trong nhóm tội này nhìn chung là chủ thể thường.Trong một số tội đòi hỏi chủ thể có một số dấu hiệu đặc biệt như giới tính, độ tuổi,quan hệ với nạn nhân thì cần phải xác định rõ vấn đề này.

1.Phân biệt giết người đã hoàn thành và cố ý gây thương tích dẫntới chết người

Trong trường hợp giết người, người thực hiện tội phạm có lỗi cố ý với cảhành vi giết người và hậu quả chết người Lỗi có thể là cố ý trực tiếp hoặc giántiếp.

Trang 4

Trong trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, người thực hiệnhành vi phạm tội có lỗi cố ý với hành vi gây thương tích và hậu quả thương tích,nhưng vô ý với hậu quả chết người vì không thấy trước được hậu quả chết ngườihoặc biết nhưng tin rằng hậu quả đó không thể xảy ra Việc xác định là vô ý hay cốý phải dựa vào các công cụ phương tiện thực hiện tội phạm, cách thức tiến hành tộiphạm, hoàn cảnh cụ thể, đối tượng nạn nhân…

Ví dụ: A và B là hai đối tượng không quen biết gặp nhau trong quán bia Docho rằng B “nhìn đểu” mình, A đánh B Trong cuộc ẩu đả hai bên đánh và ném vàonhau những thứ vô tình vớ được như ghế, gạch, gậy gộc B đã dùng chai bia Hà Nộiném về phía A trong khoảng cách 15 đến 12 mét và trúng đầu A, mảnh thuỷ tinhgăm vào đầu dẫn tới A vỡ sọ chết

Trong trường hợp này cần căn cứ vào các tình tiết sau để có thể kết luận Bphạm tội cố ý gây thương tích dẫn tới chết người.

- Khoảng cách 12-15 mét là quá xa để có thể kết luận B chủ đích ném trúng đầu A.

- B ném chai bia về phía A nhưng không xác định được điểm rơi của chai bia,không biết có trúng hay không, nếu trúng thì không xác định được vị trí trêncơ thể mà chai bia sẽ trúng.

- Công cụ phạm tội là thứ ngẫu nhiên vô tình nhặt được trong không khí củacuộc ẩu đả quyết liệt và gay cấn

- Động cơ phạm tội chưa đến mức thúc đẩy đến hành vi giết người

Như vậy, B có thể nhận thức được hậu quả gây ra thương tích cho ngườikhác nếu ném chai bia vào người A nhưng không nhận thức được hậu quả chếtngười do hành vi của mình gây ra do khoảng cách xa và điểm rơi ngẫu nhiên Vìvậy, B cố ý với hành vi gây thương tích và vô ý với hậu quả chết người.

Trang 5

2.Phân biệt giết người chưa đạt có hậu quả gây thương tích và cốý gây thương tích

Trường hợp giết người chưa đạt chỉ xảy ra với lỗi cố ý trực tiếp vì ngườithực hiện hành vi phạm tội mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng hậu quảchưa xảy và chỉ có thương tích Còn trong tội cố ý gây thương tích thì người thựchiện tội phạm chỉ mong muốn hậu quả xảy ra là thương tích

Nếu người thực hiện tội phạm giết người với lỗi cố ý gián tiếp thì không xéttới các giai đoạn thực hiện tội phạm, hoặc là người đó có tội, hoặc người đó vô tội.Nếu hậu quả có thương tích thì chỉ kết tội cố ý gây thương tích.

Trong trường hợp cố ý gây thương tích với lỗi gián tiếp, người thực hiện tộiphạm có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và chấp nhận hậu quả cho dù hậu quảđó là chết người, thương tích hoặc không có hậu quả xảy ra)

Ví dụ: Bình và Hải là hai người bạn thân Trong lúc học bài, Bình và Hải cóbất đồng quan điểm với nhau và to tiếng, Bình hất cẳng Hải ngã xuống từ tầng 10của toà nhà nhưng do có giàn hoa ở tầng 1 đỡ, Bình không chết và chỉ bị thươngtích 15%

Trong ví dụ này, Bình nhận thức được hành vi nguy hiểm của mình là việchất cẳng một người từ trên tấng 15 xuống sẽ có thể bị chết ngay lập tức Bình hoàntoàn thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra và trong trường hợp này là hậu quả chắcchắn xảy ra vì khó ai có thể sống sót nếu rơi từ tầng 10 xuống Khi hậu quả là mộtđiều chắc chắn xảy ra và người thực hiện hành vi có đủ điều kiện để nhận thứcđược điều đó thì ta không cần quan tâm đến lỗi của họ và có thể kết luận ngay đâylà lỗi cố ý trực tiếp Vì vậy Bình sẽ bị kết tội giết người chưa đạt.

Trang 6

3.Phân biệt trường hợp giết nguời trong trạng thái tinh thần bịkích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của ngườikhác và giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Trước hết cần phải phân biệt trường hợp giết người do tinh thần bị kích độngmạnh và giết người trong trường hợp tinh thần bị kích động Trong trường hợp giếtngười trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luậtnghiêm trọng của người khác, tình tiết tinh thần bị kích động mạnh là một tình tiếtđịnh tội theo Điều 95, trong khi giết người trong trường hợp tinh thần bị kích độngchỉ là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 103.

Kích động mạnh là việc người bị kích động bị hạn chế khả năng nhận thức,điều khiển hành vi và kiềm chế ở mức độ cao nên lỗi bị hạn chế một phần Kíchđộng ở trường hợp bình thường chỉ ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, điều khiểnhành vi ở mức độ thấp.

+ Với giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hành vi xâm hạiđang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc.

- Về lý do

Trang 7

+ Với giết người trong trường hợp bị kích động mạnh, hành vi phạm tội đượcthực hiện trong trạng thái bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân+ Với giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, người phạm tội đãthực hiện các biện pháp phòng vệ quá mức cần thiết dẫn đến hậu quả chết người- Về lỗi đều là cố ý

PHẦN III:

KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM VỀ TÍNHMẠNG SỨC KHỎE DANH DỰ NHÂN PHẨM

1.Chuẩn bị bào chữa tại phiên tòa

Hoạt động bào chữa tại phiên toà là kết quả của quá trình lao động công phu,sáng tạo và cần mẫn của Luật sư với nhiệm vụ thu thập chứng cứ, tài liệu kháchquan của vụ án để bảo vệ cho quyền lợi của thân chủ mình Bản bào chữa là sự kếttinh những giá trị pháp lý được thu thập, đánh giá, lập luận và chứng minh với mụcđích thuyết phục Hội đồng xét xử, góp phần tạo lập cơ sở để Hội đồng xét xử ramột phán quyết phù hợp mà Luật sư cho rằng phán quyết đó bảo vệ được cao nhấtquyền và lợi ích chính đáng của thân chủ Trước khi bào chữa tại phiên toà, Luật sưcó rất nhiều các hoạt động khác nhau.

2.Nghiên cứu hồ sơ vụ án các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ; nhânphẩm, danh dự của con người.

Qua việc nghiên cứu hồ sơ, Luật sư tiếp cận với các chứng cứ của vụ án làmcơ sở cho việc hình thành luận cứ bào chữa Ngoài việc tuân thủ phương pháp cũngnhư mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu hồ sơ của một vụ án nói chung, khinghiên cứu hồ sơ vụ án các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danhdự của con người Luật sư cần chú ý một số vấn đề sau :

Trang 8

- Trong hồ sơ các tội phạm này thì tài liệu của cơ quan y tế, cơ quan giámđịnh, lời khai và các vật chứng là những tài liệu quan trọng chứng minh cóhay không hành vi phạm tội Luật sư cần phải nghiên cứu, xem xét toàn diệncác chứng cứ này.

- So với hồ sơ của nhiều loại vụ án khác, hồ sơ của các tội xâm phạm tínhmạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự thường không quá nhiều bút lục Songkhông vì thế mà Luật sư được phép nghiên cứu hồ sơ qua loa, sơ sài.

Đối với tài liệu của cơ quan y tế, cơ quan giám định, Luật sư cần xác địnhxem tài liệu đó có được hình thành một cách hợp pháp không ? Có được thu thậptheo đúng trình tự luật định không? Nội dung của những tài liệu này có phản ánhđược sự thật khách quan của vụ án hay không? Để đánh giá được một cách chínhxác tài liệu của cơ quan y tế, cơ quan giám định, Luật sư cần có những hiểu biết sâusắc về các vấn đề này Trong trường hợp cần thiết Luật sư có thể tham khảo ý kiếncủa các chuyên gia, các nhà khoa học về các kết quả mà tài liệu đó thể hiện, từ đócó định hướng cho việc cỏ đề nghị giám định lại hay không Khi nghiên cứu các tàiliệu kể trên, luật sư cần ghi chép đẩy đủ chính xác từng nội dung, từng chi tiết nhỏđể khi cần thiết tham khảo các chuyên gia, chúng ta có thể cung cấp cho họ cácthông tin có liên quan một cách đầy đủ, chính xác.

Đối với lời khai của bị can, bị cáo, người bị hại, nhân chứng trong các vụ ánnày: thực tế cho thấy, có nhiều mâu thuẫn, nhiều nội dung không khớp nhau Trêncơ sở tổng hợp với các chứng cứ khác, Luật sư cần cần tìm ra đâu là chứng cứ bảnchất, khách quan từ đó định hướng cho việc hình thành luận cứ bào chữa Khinghiên cứu nội dung mỗi lời khai, Luật sư cần xác định rõ là vì sao họ biết đượctình tiết đó Trong hoàn cảnh cụ thể đó họ có thể biết được tình tiết đó hay không?Họ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy hay qua lời kể của người khác? Họ kể lại mộtcách khách quan hay suy đoán, tưởng tượng ?

Trang 9

- Cần quan tâm đến biên bản đối chất và biên bản nhận dạng trong hồ sơ vụ áncũng như việc thực nghiệm điều tra Trong thực tế, do lời khai của những ngườiliên quan đến vụ án có nhiều mâu thuẫn nên cơ quan tiến hành tố tụng phải tiếnhành đối chất Luật sư cần nghiên cứu kỹ nội dung của các biên bản đối chất đó,thông qua đó tìm ra những chứng cứ khách quan Trong trường hợp lẽ ra phải tiếnhành đối chất và việc đối chất sẽ có lợi cho thân chủ, nhưng cơ quan tiến hành tốtụng chưa tiến hành đối chất thì Luật sư đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng phải tiếnhành đối chất.

Biên bản nhận dạng cũng là một tài liệu hết sức quan trọng nhằm xác địnhchính xác người phạm tội Về nguyên tắc, chỉ trong trường hợp cần thiết cơ quantiến hành tố tụng mới tổ chức nhận dạng Nếu trong hồ sơ đã có biên bản nhận đangthì Luật sư nghiên cứu kỹ biên bản này nhằm xác định tính hợp pháp và có căn cứcủa nó Nếu cơ quan có thẩm quyền chưa tổ chức nhận dạng trong trường hợp cầnnhận dạng và việc nhận dạng có thể có lợi cho thân chủ mình thì Luật sư đề nghịnhận dạng Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành thực nghiệm điều tra mà cơquan tiến hành tố tụng chưa tiến hành thì Luật sư cũng đề nghị để cơ quan này tiếnhành thực nghiệm điều tra.

+Cần xác định các vật chứng (công cụ, phương tiện) trong vụ án Cần xem xét

vật chứng trong mối quan hệ với kết quả giám định, với những gì còn để lại trênthân thể (thi thể) nạn nhân Khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư cần xác định xem vậtchứng đó có được thu thập hợp pháp không ? Thực tế nó có liên quan đến vụ ánhay không ? Trong những vụ án gây ra cái chết hoặc thương tích cho nạn nhân,Luật sư cần phải xem xét tính năng, tác dụng, cấu tạo của công cụ, phương tiện vànhững vết thương để lại trên thân thể (thi thể) nạn nhân xem có phù hợp haykhông? Cách thức sử dụng công cụ, phương tiện như vậy cùng với tính năng củacông cụ, phương tiện thì liệu có gây ra được hậu quả như đã xảy ra hay không?Ngoài việc xác định chính xác nguồn gây thương tích cũng cần phải xác định thời

Trang 10

điểm gây thương tích Cũng có nhiều trường hợp người bị hại còn bị thương tích donguồn khác hoặc bị gây ra ở một thời điểm khác Trong trường hợp này thân chủkhông phải chịu trách nhiệm đối với thương tích này.

+Khi nghiên cứu hồ sơ Luật sư cần phải quan tâm xác định mối quan hệ giữa

bị can, bị cáo với người bị hại, người làm chứng và những người khác có liên quan.Việc xác định chính xác các mối quan hệ này có thể cho phép xác định độ tin cậy,tính khách quan của các lời khai Phải xác định xem giữa bị can, bị cáo với ngườibị hại, người làm chứng có thù hằn, mâu thuẫn gì không? Giữa người làm chứngvới người bị hại có mối quan hệ thân thiết gì không? Người làm chứng có bị đedoạ, mua chuộc hay không ?

+ Hoàn cảnh và động cơ phạm tội cũng là một vấn đề quan trọng Luật sư cầnquan tâm khi nghiên cứu hồ sơ Luật sư phải trả lời câu hỏi: Bị can, bị cáo phạm tộitrong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào ? Hoàn cảnh đó có thực hiện được hành viphạm tội không ? Nếu thực hiện được thì các yếu tố nói trên chi phối như thế nàođến hành vi phạm tội ? Trong trường hợp động cơ thúc đẩy hành vi phạm tội làđộng cơ tích cực thì Luật sư cần làm rõ để có thể chuyển tội danh (Nếu do phòngvệ mà vượt quá dẫn đến chết người thì bị cáo chỉ bị xét xử về tội "giết người dovượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" (Điều 96 BLHS) vôi mức hình phạt nhẹchứ không bị xử về tội "giết người" (Đ93 BLHS)

+ Xem xét các tình tiết tăng nặng định khung mà Viện kiểm sát truy tố có phùhợp với các quy định của pháp luật hay không ?

+ Các tài liệu tố tụng cũng cần phải được đọc kỹ xem có tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật hay không? Bị can, bị cáo có bị ép cung, bức cung hay không? Nếunghi ngờ thân chủ bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác có ảnh hưởng đến khảnăng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì có thể đề nghị cơ quan tiếnhành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

Trang 11

+ Ngoài việc xác định các tài liệu chứng minh trách nhiệm hình sự, Luật sư cầnxem xét yêu cầu bồi thường của phía bị hại xem có phù hợp không ? Những yêucầu nào không hợp pháp, không phù hợp với thực tế khách quan thì đề nghị toàkhông chấp nhận.

+ Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Luật sư đồng thời hình thành các câu hỏicần làm rõ hoặc khi gặp thân chủ hay những người có liên quan.

3.Gặp và trao đổi với thân chủ và những người khác liên quan

a) Gặp và trao đổi với thân chủ

Việc gặp thân chủ cũng có ý nghĩa bắt buộc như việc nghiên cứu hồ sơ, bởithông qua thân chủ Luật sư có thêm nhiều thông tin, chứng cứ, hiểu được đầy đủnguyện vọng, mong muốn của họ Khi gặp và trao đổi với những bị can, bị cáophạm các tội thuộc chương này, Luật sư cần lưu ý một số vấn đề sau :

+ Nhìn chung bị can, bị cáo phạm các tội này có trình độ học vấn không cao,hiểu biết xã hội hạn chế, nhiều người có nhân thân xấu, vì vậy Luật sư cần gần gũiphân tích để họ hiểu được các quy định của pháp luật cũng như hành vi của họ thựchiện.

+ Cần hỏi thân chủ xem có phải chính họ là người thực hiện hành vi haykhông? Những điều họ khai với cơ quan điều tra, viện kiểm sát có dúng như thực tếhay không ? Họ thực hiện hành vi do động cơ nào thúc đẩy? Họ có bị xúi giục, épbuộc không ? Có những người nào tham gia thực hiện hành vi cùng với họ hay làchỉ một mình họ ?

+ Trong một số trường hợp do xấu hổ hoặc do muốn che giấu hành vi đã thựchiện, bị can, bị cáo thường quanh co, che giấu những điều đã làm (đặc biệt đối vớinhững trường hợp phạm tội về tình dục), do vậy luật sư cần kiên trì giải thích,thuyết phục để họ trình bày sự thật, từ đó có hướng bào chữa tại phiên toà.

Ngày đăng: 18/08/2024, 20:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w