1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Chức năng nhiệm vụ của nhân viên sản xuất ngành may mặc

21 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chức năng nhiệm vụ của CBCNV
Tác giả Đặng Thị Quyên, Nguyễn Thị Vịnh, Lê Song Hải
Thể loại Tài liệu nội bộ
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 43,21 KB

Nội dung

Để đảm bảo rằng các CBCNV trong toàn Công ty ngành may mặc công nghiệp nắm được chức năng nhiệm vụ công việc hàng ngày.

Trang 1

Trách nhiệm Người soạn thảo Người soát xét Phê duyệt

Họ tên Đặng Thị Quyên Nguyễn Thị Vịnh Lê Song Hải

Chữ ký

Chức vụ Thư ký P.Giám Đốc/QMR Giám Đốc

Trang 2

BẢNG THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU Ký

hiệu Tóm tắt nội dung sửa đổi

Lần sửa đổi

Trang sửa đổi

Ngày sửa đổi

1 Đổi tên người soát xét QMR 1 1 01/10/2020

2 Đổi tên người phê duyệt 1 1 01/10/2020

Trang 3

1/ Quản đốc xưởng sản xuất:

Là người chịu tách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về việc: Tổ chức chuẩn bị sảnxuất, điều hành sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng.Đồng thời chịu trách nhiệm duy trì an ninh trật tự, kỷ luật lao động, phòng chống cháy nổ,

an toàn vật tư hàng hoá, các quy định về đánh giá nhà máy và đặc biệt là phải đảm bảotuyệt đối về cuộc sống tinh thần, tư tưởng công nhân trong xưởng, giải quyết kịp thời cácmâu thuẫn, các xung đột về quan hệ ứng xử, quan hệ tiền bạc giữa các thành viên trongxưởng

- Nhận kế hoạch sản xuất của phòng KH, hàng tuần xây dựng kế hoạch chi tiết chocác tổ sản xuất và thông báo cho phòng KH

- Quản lý và điều tiết lao động trong xưởng theo quy định của công ty, hàng thángkiểm tra bảng kê năng suất, bảng lương của công nhân, xem mối quan hệ tiền lương giữacác bộ phận trong xưởng để có những điều chỉnh hợp lý kịp thời

- Thông qua Cơ khí để nắm được số lượng, chất lượng, tình trạng thiết bị trongxưởng

- Tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất từ việc tập kết vật tư, triển khai mẫu mã,chuẩn bị thiết bị đến khi giao hàng cho phòng KH – XNK

- Hàng tháng tổ chức họp với tổ công nghệ, nhóm Cơ điện rút kinh nghiệm, để chấnchỉnh trong việc chuẩn bị sản xuất

- Tổ chức họp với công nhân các tổ sản xuất để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng củacông nhân trong xưởng

Trang 4

- Hàng tuần tổ chức họp giao ban với tổ và các bộ phận trong xưởng, phân tích tìnhhình thực hiện kế hoạch, định mức năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, trật tự nộivụ

- Tổ chức họp trước sản xuất, các thành phần tham gia họp gồm Quản đốc, phóQuản đốc, Kỹ thuật trưởng, Công nghệ, Tổ trưởng, Tổ phó, Cụm trưởng, nhóm trưởng Cơđiện

- Nội dung:

+ Xem xét về đường chuyền

+ Xem xét về các điểm nút của đường chuyền

+ Phân công hướng dẫn giám sát khi vào chuyền

+ Phương pháp tác nghiệp và kiểm tra tác nghiệp sản xuất

- Tổ chức phân tích đường chuyền hàng ngày, hàng giờ để định hướng cho các tổsản xuất Đốc thúc các tổ sản xuất thực hiện chỉ tiêu kế hoạch từng ngày, từng giờ

- Quản lý và phân công nhiệm vụ cho các nhân viên QC trong xưởng

- Quản lý, theo dõi việc sử dụng, bố trí công việc cho công nhân mới tại các tổ theoquy định

- Giám sát các thành viên trong xưởng thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của công ty

2/ Phó Quản đốc:

Là người giúp việc cho Quản đốc về công tác chuẩn bị sản xuất, đồng thời tổ chứcđiều hành, giám sát việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận

- Nhận kế hoạch sản xuất từ Quản đốc, triển khai tập kết vật tư

- Tác nghiệp sản xuất theo kế hoạch đã xây dựng Chỉ đạo, đôn đốc in, thêu, tiến độđóng hàng và nhập hàng hàng ngày

- Chỉ đạo cấp BTP, phụ liệu vào chuyền theo quy định

- Cùng với Kỹ thuật trưởng xử lý các phát sinh và các thay đổi về kỹ thuật cũng nhưgiải quyết các khâu ùn tắc trong chuyền

- Quản lý, điều hành khu vực chuẩn bị sản xuất (các khu vực kho tàng, cắt BTP, tậpkết vật tư), thợ toàn năng và tổ Hoàn thành

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của công ty

Trang 5

3/ Kỹ thuật trưởng:

Là người giúp việc cho Quản đốc về công tác chuẩn bị kỹ thuật, thiết bị, kiểm soátchất lượng sản phẩm đồng thời tổ chức điều hành, giám sát việc thực hiện quy định của hệthống quản lý chất lượng sản phẩm

- Triển khai theo kế hoạch của Quản đốc về mặt kỹ thuật và thiết bị

- Nhận tài liệu, mẫu mã, tổ chức may mẫu, học hàng cho tổ công nghệ và tổ phó các

tổ sản xuất, duyệt mẫu đối với phòng Kỹ thuật, tiếp thu, sửa chữa hoàn chỉnh mẫu đối

- Quản lý, điều hành tổ Công nghệ, nhân viên giác mẫu và KCS của xưởng Phâncông kiểm soát chất lượng Nhận, quản lý và chuyển phát tài liệu tới các đơn vị và bộ phậntrong xưởng

- Kiểm tra việc chuẩn bị thiết bị, ke cữ gá dưỡng trước khi vào chuyền

- Duyệt mẫu đầu chuyền của các tổ sản xuất và chuyển biên bản cho QA theo dõi,kiểm tra

- Đầu giờ sáng và đầu giờ chiều phải đi nắm bắt tình hình chất lượng tại các vị tríCông nghệ và KCS để có những điều chỉnh trên chuyền

- Làm việc với khách hàng khi khách hàng đến kiểm tra chất lượng

- Duy trì quản lý chất lượng sản phẩm từ khi triển khai sản xuất đến khi nhập hàngvào kho, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của công ty

3/ Nhân viên Kinh tế / Nhân viên an toàn của xưởng:

Là người giúp cho Quản đốc kiểm tra tiến độ sản xuất và trật tự nội vụ trong xưởng

- Cập nhật và báo cáo 2h/ lần cho Quản đốc số lượng hàng vào, ra ở một số bộ phậntrên chuyền của các tổ để theo dõi và điều hành sản xuất

- Theo dõi lao động, quẹt thẻ chấm công và kiểm tra việc thực hiện các quy định vềđánh giá nhà máy

- Kiểm tra, duy trì thời gian làm việc của công nhân theo quy định của công ty

- Kiểm tra bảng công, phân loại lao động, bảng kê năng suất và sản lượng làmlương của công nhân

- Làm các thủ tục thanh quyết toán với công ty và với người lao động

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của công ty

Trang 6

- Nhân viên kinh tế của mỗi xưởng sẽ là nhân viên an toàn sản phẩm của xưởng :hàng ngày chịu trách kiểm tra giám sát :

+ Các tổ sản xuất, các bộ phận trong xưởng phải tuân thủ quy trình quản lý vật dụngsắc nhọn của từng đơn vị

+ Ghi chép hồ sơ quản lý vật dụng sắc nhọn, quản lý kim kéo…

+ Kiểm tra việc thực hiện quản lý kim, đổi kim của nhân viên quản lý kim kho phụliệu xưởng

+ Kết hợp với nhân viên cơ điện, tổ trưởng sản xuất kiểm tra dò kim loại nền nhà

4/ Nhân viên Công nghệ:

- Nhận kế hoạch từ Kỹ thuật trưởng, kết hợp với Tổ phó, Cơ khí tổ chức học hàngmay mẫu đối, sau đó may 5 đến 10 sản phẩm để nghiên cứu, thử thiết bị, ke cữ gá lắpchuyên sâu theo nhiệm vụ được phân công

- Kết hợp với Tổ phó và cụm trưởng rải chuyền và hướng dẫn thao tác cho côngnhân khi triển khai hàng mới

- Nếu xưởng vào một lúc 2, 3 mã hàng thì có thể chia thành 2, 3 nhóm để triển khaichuẩn bị sản xuất và hưỡng dẫn cho công nhân số lượng người trong nhóm phụ thuộc vàotính chât mã hàng

- Kiểm tra mẫu dưỡng, ke cữ, BTP trước khi vào sản xuất và phản ánh kịp thời cho

Kỹ thuật trưởng những vướng mắc trong quá trình chuẩn bị sản xuất

- Khi triển khai sản xuất vào chuyền mới thì tổ công nghệ cùng Tổ trưởng sắp xếpthiết bị hợp lý theo đường đi của sản phẩm trong chuyền, trong quá trình học hàng có thểyêu cầu Tổ phó tổ sản xuất đó học một vị trí cụ thể để thuận lợi cho việc giám sát và thucông đoạn sau này (Phân công tổ phó giám sát bộ phận nào trên chuyền thì nên để tổ phóhọc tại vị trí đó)

- Sau khi triển khai sản xuất vào chuyền mới từ 2 đến 3 ngày tổ công nghệ phải bàngiao lại cho Tổ trưởng và Tổ phó, cụm trưởng quản lý chất lượng và tiến độ sản xuất.Trong thời gian 10 ca sản xuất đầu tiên tổ công nghệ phải có trách nhiệm duy trì chấtlượng và thao tác của công nhân, đồng thời phổ biến cách giám sát cho Tổ trưởng, Tổ phóvà cụm trưởng

Trang 7

- Từ ca thứ 11 trở đi theo dõi chất lượng các mã hàng trong Xưởng bằng cách hàngngày ai hướng dẫn bộ phận nào thì phải dành một thời gian nhất định để kiểm tra cả vềthao tác công nhân, sử dụng ke dưỡng, chân vịt và chất lượng tại khu vực được phân công.

- Kiểm tra việc ghi chép sổ sách giấy tờ theo hệ thống, kiểm tra đo thông số hàngngày

- Hàng ngày báo cáo tình hình chất lượng với Kỹ thuật trưởng

- Kết hợp với tổ công nghệ nghiên cứu các loại ke cữ gá lắp cho các mã hàng

- Sửa chữa các thiết bị trên đường chuyền để đáp ứng kịp thời cho sản xuất; Khithay phụ tùng cho các thiết bị, yêu cầu xác định rõ nguyên nhân, ghi vào biên bản và vào

lý lịch máy có chữ ký xác nhận của các thành viên theo quy định và chuyển về phòng Cơđiện để kiểm tra xem xét

- Thực hiện lịch xích bảo dưỡng thiết bị hàng tháng, hàng quý theo kế hoạch

- Hàng tháng lập dự trù vật tư phụ tùng thay thế cho các thiết bị và gửi về phòng cơđiện trước ngày 30 hàng tháng Quản lý thiết bị tồn tại kho lưu máy của xưởng

- Đôn đốc và duy trì các tổ làm vệ sinh máy móc thiết bị theo quy định

- Thường xuyên hướng dẫn và kiểm tra quy trình vận hành thiết bị của công nhân

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của công ty

Trang 8

- Lập kế hoạch vật tư, phụ tùng thay thế gửi về phòng Cơ điện công ty để bố tríthời gian thực hiện.

- Hàng ngày kiểm tra và báo cáo kịp thời về an toàn về điện, nguy cơ gây chậpcháy, các quy định về đánh giá nhà máy

- Kiểm tra và ghi số công tơ điện cùng với chi nhánh điện cho những trạm điệnđược phân công quản lý

- Ngoài nhiệm vụ trên, có thể phải đi tăng cường sửa chữa hoặc lắp đặt mới cho cácđơn vị khác khi công ty có yêu cầu

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của công ty

5/ Tổ trưởng tổ sản xuất:

Là người chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất và quản lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối

về người, hàng hoá, trang thiết bị ở tổ

- Nhận kế hoạch sản xuất từ Quản đốc, xây dựng kế hoạch vào chuyền, phươngpháp vào chuyền kết hợp đường chuyền giữa mã hàng cũ và mã hàng mới Khi triển khaivào mã hàng mới, nhận đường chuyền từ Kỹ thuật trưởng và bố trí công việc sao cho côngbằng, phù hợp với tay nghề của từng người để tạo ra đường chuyền hợp lý nhất, đồng thờighi chép việc điều tiết năng suất

- Tổ chức họp sản xuất trước khi vào chuyền, nêu phương pháp vào chuyền, nhữngđiểm quy định chung, những điểm cần lưu ý của mã hàng, phân công giám sát, hướng dẫnvào chuyền và kiểm soát chất lượng sản phẩm Chịu trách nhiệm xây dựng đường chuyền

lý thuyết hàng ngày

- Theo chuyền vào mã hàng mới 10 sản phẩm đầu tiên để rút kinh nghiệm đường đicủa sản phẩm và quan sát hướng dẫn công nhân phải tuân theo quy định đường đi của sảnphẩm Trong quá trình theo chuyền có thể điều chỉnh, sắp xếp hợp lý đường chuyền, chútrọng vào các điểm nút của đường chuyền (nơi thường xảy ra ùn tắc và hay sai hỏng vềchất lượng) Khi điều tiết năng suất phải giải thích lý do chính đáng cho công nhân

- Duy trì vốn trên chuyền từ 5 đến 10 chi tiết cho một công nhân trên chuyền

- Kiểm tra số liệu giữa các cụm 2 giờ/lần để cân bằng đường chuyền đồng bộ nhịpnhàng, sản phẩm thoát chuyền theo nhịp độ đã tính toán Khi điều tiết các chi tiết từ cụm

Trang 9

này sang cụm kia, tổ trưởng phải tính toán thật kỹ và trao đổi với các cụm trưởng trước khiđiều tiết.

- Phụ trách các bộ phận kẻ vẽ, sửa lộn, hoàn thiện để chuẩn bị hàng là thành phẩm

- Nhận hàng sửa từ KCS để đưa ra các bộ phận sửa hàng

- Khi tổ phó đi học hàng thì tổ trưởng sẽ trực tiếp điều hành cụm 2

- Kiểm tra sổ ghi năng suất cá nhân, tổng hợp làm bảng kê năng suất hàng thángcho công nhân để tính lương

- Duy trì sinh hoạt tổ hàng ngày, khi có công nhân mới phải giới thiệu trước tổ vàbố trí công việc phù hợp với tay nghề, thực hiện chế độ bình xét hàng tháng công khai vàcông bằng

- Duy trì kiểm tra giám sát, quản lý kim, ghi chép báo cáo kéo, vật dụng sắc nhọncủa công nhân sử dụng trong đơn vị mình

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của công ty

6/ Tổ phó sản xuất:

- Nhận kế hoạch của tổ trưởng sản xuất, Kỹ thuật trưởng, cùng với tổ công nghệ tổchức học hàng mới, nghiên cứu tài liệu, thao tác công nhân, thử các loại ke cữ, gá dưỡngvà các chủng loại thiết bị

- Góp ý với Tổ trưởng về những điểm nút của đường chuyền trước khi Tổ trưởngchia chuyền thông qua việc học hàng Cùng Tổ trưởng triển khai họp tổ trước khi vào sảnxuất

- Giám sát chất lượng, đo thông số hàng ngày, đôn đốc kiểm tra việc thay thân đổimàu tại các bộ phận trong chuyền, ít nhất 1 ngày phải thay thân đổi màu 2 lần

- Cùng với tổ Công nghệ kiểm tra mẫu mã, BTP trước khi đưa và chuyền Theo dõivà kiểm tra 10 sản phẩm đầu tiên sau đó rút kinh nghiệm cùng với tổ công nghệ để điềuchỉnh, ghi chép vào mẫu biểu

- 2 giờ một lần phải kiểm tra chất lượng và tiến độ kiểm của KCS, cụm trưởng tìm

ra phương pháp điều chỉnh bộ phận hoàn thiện, cải tiến quản lý chất lượng trên chuyền

- Hướng dẫn cho công nhân thực hiện được tất cả các bước công việc và phải đảmbảo về chất lượng sản phẩm

- Khi triển khai hàng đạt yêu cầu kỹ thuật thì ban giao cho cụm trưởng Yêu cầu khibàn giao có số sách ghi chép những điểm cần lưu ý

Trang 10

- Kết hợp với tổ trưởng giải quyết hàng hỏng, hàng sửa và giải quyết các vấn đề về

kỹ thuật

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của công ty

7/ Cụm trưởng:

- Nhận vị trí phân công hướng dẫn và giám sát của Tổ trưởng và Tổ phó

- Phân tích điểm chốt chất lượng để kiểm tra chất lượng của cụm mình quản lý.Trực tiếp thu công đoạn hoặc tăng cường thu thành phẩm tuỳ thuộc vào mã hàng và thờiđiểm cụ thể

- Ghi chép theo dõi tiến độ trong cụm Chạy chuyền các bộ phận trong cụm mìnhquản lý Cắm cờ đạt định mức và không đạt định mức tại cụm của mình

- Duy trì 5 đến 10 số cho một công nhân trong chuyền Kịp thời báo cáo tổ trưởng,Quản đốc những phát sinh trong sản xuất

- Kết hợp với tổ phó cùng nghiên cứu để rải chuyền sau đó nhận bàn giao cụm mìnhphụ trách

- Chịu trách nhiệm toàn bộ về năng suất và chất lượng trong cụm mình phụ trách:được phép điều tiết, cân bằng và thúc đẩy năng suất từng chi tiết của từng người Theođịnh mức sản phẩm đã ghi trên biểu 2h/lần Khi điều tiết năng suất phải giải thích lý dochính đáng cho công nhân

- Kiểm tra tất cả các chi tiết trong cụm, ghi chép số lượng hàng sai hỏng và thôngbáo kịp thời diễn biến trong cụm mình phụ trách để tổ trưởng giải quyết

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của công ty

8/ KCS tổ sản xuất:

- Tiếp nhận 10 đến 20 sản phẩm đầu chuyền từ tổ phó, tổ trưởng và công nghệ kiểmtra với sản phẩm mẫu, tài liệu Góp ý cùng công nghệ, tổ phó, tổ trưởng đối với những vịtrí cần được cải tiến

- Kiểm tra chất lượng, đo thông số 100% thành phẩm ra chuyền Ghi chép sảnphẩm lỗi, hàng ngày phải báo cáo Kỹ thuật trưởng và Quản đốc về tình hình chất lượngcủa tổ Đánh giá những lỗi phổ biến và những lỗi cá biệt để Quản đốc và Kỹ thuật trưởng,

tổ trưởng chấn chỉnh trên chuyền

- Lượng hàng sửa nhiều yêu cầu tổ phó và cụm trưởng phải soạn trước khi thu,không được thu khi tình trạng chất lượng sai sửa quá nhiều

Trang 11

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của công ty.

9/ Công nhân:

- Trước khi vào sản xuất mã hàng mới phải hiểu và nắm chắc công đoạn của mìnhphải làm (kể cả quy trình công nghệ, thao tác, sử dụng ke cữ, gá lắp, thời gian sản xuất,đơn giá )

- Phải kiểm tra công việc của người trước có đạt chất lượng không, nếu không đạtthì không được làm và phải trả lại cho Tổ trưởng/ cụm trưởng để trả về cho người làm saikhắc phục

- Nếu không phát hiện hoặc biết người trước sai mà vẫn cố tình làm thì phạt ngườilàm sau chứ không phạt người làm hỏng trước vì mục đính của chúng ta là ngăn chặn sảnphẩm hỏng tại 1 vị trí nào đó chứ không được để ra thành phẩm rồi mới quay lại sửa chữa

- Trong quá trình sản xuất, công nhân chỉ được phép làm sai hỏng không quá 6%,nếu vượt mức đó sẽ bị hạ loại trong tháng

- Công nhân phải có sổ ghi chép năng suất hàng ngày để cuối mã báo cho tổ trưởnglàm lương

- Thực hiện nghiêm túc quy định về đánh giá nhà máy và an toàn sản phẩm

10/ Tổ trưởng tổ hoàn thành:

Là người chịu trách nhiệm về việc tổ chức giao nhận, quản lý và đóng gói thànhphẩm của xưởng trước khi nhập kho công ty, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối vềngười, an ninh hàng hoá trong tổ

- Trước khi triển khai đóng gói một mã hàng phải đảm bảo đầy đủ về quy cách đónggói sản phẩm như: Bảng màu, hướng dẫn đóng gói, mẫu hiện vật, marka thùng hòm,Packing list và phụ liệu đóng gói theo quy cách mã hàng

- Sau khi đóng gói xong mã hàng phải lưu các thông tin về mã hàng theo quy địnhcủa công ty

- Khi nhập hàng từ tổ sản xuất vào yêu cầu phải có sổ sách ghi rõ thời gian, tên mãhàng, khách hàng, PO, màu, cỡ, số lượng và ký nhận

- Phải đếm, phân loại và tịnh trước số lượng của các loại thẻ bài của mã hàng theomàu, cỡ, PO của List đóng hàng Tuyệt đối không được để lẫn các loại thẻ với nhau

- Sắp xếp thành phẩm trong khu vực hoàn thành gọn gàng ngăn nắp tuyệt đối không

để lẫn màu, lẫn mã, lẫn PO

Ngày đăng: 17/08/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w