Nếu giáo viên không chuẩn bị tốt,giờ học sẽ trở nên nhàm chán và học sinh sẽ không có động lực để học tập. Những năng lực mà một người giáo viên chủ nhiệm cần Là người giáo viên dạ
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
٭٭٭
HỌC PHẦN : CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TIỂU HỌC
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Họ và tên: Hoàng Thu Hiền
Mã SV : 222000184
Lớp : GDTH D2022C
Hà Nội- 2024
Trang 2Câu 1: Bạn cần trang bị điều gì để trở thành người giáo viên chủ nhiệm tốt trong thời đại 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi sâu sắc quá trình phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới Trong đó, giáo dục là một lĩnh vực khá nhạy cảm, chịu sự tác động tất yếu từ những chuyển động xã hội, chắc chắn sẽ
bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sức lan tỏa của làn sóng trên Với sự thay đổi chóng mặt trong cách tiếp cận tri thức đặt ra thách thức lớn cho người giáo
viên Trong xu thế đó, sứ mệnh và vị thế của người giáo viên trong thời đại
mới đã có nhiều đổi thay so với những quan niệm truyền thống, đặc biệt là đối với người giáo viên chủ nhiệm Trong nhà trường phổ thông, ở bất kỳ cấp học nào, giáo viên chủ nhiệm cũng đóng vai trò cốt yếu đối với hành trình giáo dục học sinh Giáo viên không chỉ đơn thuần trao tri thức, mà còn đang trở thành người định hướng, khai mở tiềm năng cho học trò Người giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý lớp học và là nhân vật chủ chốt, là “linh hồn” của lớp học Trong thời đại 4.0, đòi hỏi về giáo viên chủ nhiệm ngày càng cao vì thế nên muốn trở thành một người giáo viên chủ nhiệm tốt, mỗi giáo viên cần phải có :
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Điều này được thể hiện ở sự tâm huyết, lối sống chuẩn mực, lòng nhân ái, nghiêm túc và sáng tạo Vì thế “Tâm” của người giáo viên tốt không phải chỉ lòng yêu ngành, yêu nghề mà phải được biểu hiện thành những hành động cụ thể Để có chữ “Tâm”, mỗi người giáo viên phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên định và thường xuyên, phải biết tôn trọng lẽ phải, tránh xa điều trái Chữ “Tâm” của người giáo viên không chỉ đơn thuần là tâm huyết với nghề, thương yêu giúp đỡ người học mà còn bao hàm cả phương pháp dạy học, dạy làm người Những cách hành động, suy nghĩ và cư xử của giáo viên sẽ ảnh hưởng đến quan niệm về giáo viên của học sinh và cả phụ huynh Do vậy, đối với người giáo viên luôn phải có cái tâm trong, gương sáng để người học soi vào đó mà học hỏi những điều hay, lẽ phải Người giáo viên phải có lòng vị tha, biết thương yêu và quý trọng người học của mình, có lối sống lành mạnh
để làm gương cho người học noi theo, điều này thể hiện rõ nét khi thầy - trò tiếp cận nhau trong nhà trường, ngoài xã hội,…và đặc biệt trong những giờ lên lớp, đó là thời gian thầy - trò gặp gỡ nhau nhiều nhất, trao đổi thông tin cho nhau Điều cốt yếu của người giáo viên cần có là luôn trân trọng, giữ gìn, rèn giũa hàng ngày để thực sự có chữ “Tâm” trong sáng của nghề giáo cao quý
Trang 3 Kiến thức chuyên môn
Bên cạnh đạo đức nghề nghiệp thì tài năng, trình độ hiểu biết, năng lực chuyên môn của người giáo viên cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng Đây là điều căn bản cần có ở một người giáo viên khi đứng trên bục giảng, bởi lẽ người giáo viên cần phải có đủ lượng tri thức để truyền tải cho người học một cách đúng nhất, tốt nhất, đầy đủ, hấp dẫn Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên biết hướng cho người học có cách nhìn đúng, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoạt động, biết giá trị của một buổi học sẽ mang đến cho mình lợi ích thế nào Trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh phát triển và trưởng thành Vì vậy, sự tận tâm
và chuẩn bị kỹ càng của giáo viên trước giờ học là rất cần thiết Một giáo viên chủ nhiệm cần phải biết cách truyền cảm hứng cho học sinh bằng việc soạn bài trước khi đến lớp Khi giáo viên cảm thấy hứng thú và đầy năng lượng với bài dạy, sự hứng thú đó mới truyền cảm hứng đến học sinh Điều này cũng cần kết hợp với việc có một chương trình trước cho những gì phải làm trong giờ học Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng dạy học trước khi dạy Khi lên lớp, giáo viên cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát và sử dụng từ ngữ, câu dễ hiểu, hợp với trình độ học sinh Nếu giáo viên không chuẩn bị tốt, giờ học sẽ trở nên nhàm chán và học sinh sẽ không có động lực để học tập
Những năng lực mà một người giáo viên chủ nhiệm cần
Là người giáo viên dạy Tiểu học, không những truyền đạt cho học sinh về nội dung kiến thức các môn học, mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên Muốn giáo dục cho một đứa trẻ được hoàn thiện không phải là một điều đơn giản, người giáo viên phải bao quát tất
cả các kĩ năng, kiến thức, nội dung lẫn phương pháp khi đứng trên bục giảng Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần biết lắng nghe học sinh nói và chia
sẻ những khó khăn mà học sinh gặp phải Nếu có học sinh có vấn đề cá nhân hoặc khó khăn trong học tập, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh có thể nói chuyện và chia sẻ với giáo viên Giáo viên cần thể hiện sự quan tâm và đồng cảm với học sinh để giúp họ cảm thấy được tôn trọng và được chú ý hơn đến lớp học Vì vậy, để làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi mỗi giáo viên phải liên tục bồi dưỡng, rèn luyện, không ngừng nâng cấp bản thân Chương
trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp cùng lúc phải có những năng lực: năng lực về chuyên môn; năng lực lãnh đạo, quản lý; xây dựng mối quan hệ gắn bó với học sinh; năng lực tư vấn; tổ chức các hoạt động giáo dục; phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài
Trang 4nhà trường… Bên cạnh đó, để làm tốt công tác chủ nhiệm đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần phải rèn luyện, bồi dưỡng để phát triển năng lực xử lý và giải quyết các tình huống sư phạm, năng lực giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh
Hiểu biết công nghệ, sáng tạo, đổi mới trong nghề nghiệp
Để đáp ứng được những thay đổi trong thời đại giáo dục 4.0, mỗi người giáo viên cần nhận thức rằng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học là một tất yếu trong điều kiện mới Trong giảng dạy, giáo viên cần từng bước áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, kĩ thuật hiện đại vào hoạt động giảng dạy của mình Giáo viên cần nhận thức được vai trò mới của người thầy trong thời đại mới Trước đây, giáo viên thường tập trung xung quanh vai trò “dạy học” Cụ thể, thầy cô dạy lại cho học sinh những điều mình đã biết Nhưng ngày nay, mọi thứ đang thay đổi theo sự thay đổi của thông tin Những kiến thức mới liên tục được cập nhật Điều đó đặt ra thách thức cho giáo viên khi phải bắt nhịp với thời đại Đó là trở thành người “hướng dẫn” học sinh cách học Điều giáo viên truyền đạt mỗi ngày không còn là kiến thức cụ thể, mà phải là phương pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức Phương pháp đó bao gồm cách phân tích, đánh giá vấn đề; tìm nguồn thông tin, chọn lọc và xử lý dữ liệu; biến dữ liệu thành kiến thức của mình Người giáo viên trong thời đại mới không chỉ biết sử dụng các phần mềm, kĩ năng tin học cơ bản mà phải biết tận dụng khoa học công nghệ để mở rộng, cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội
Giáo viên chủ nhiệm là nhà tâm lí
Ngoài là một nhà giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cũng cần quan tâm đến đời sống của học sinh của lớp mình chủ nhiệm Với học sinh là giáo viên chủ nhiệm có thể trở thành người bạn với học sinh, gần gũi, chia sẽ những vấn đề liên quan đến việc học và cả trong cuộc sống hàng ngày Một giáo viên chủ nhiệm cần phải hiểu rõ từng học sinh trong lớp, cần là chỗ dựa cho học sinh Người giáo viên cần sự nghiêm khắc, tuy nhiên không để học sinh sợ hãi tránh
xa Muốn làm được điểu này, giáo viên cần lắng nghe ý kiến, đề nghị của các
em để giải thích hoặc có biện pháp phù hợp chứ không thể làm tất cả theo ý của mình Bên cạnh đó, giáo viên cần chú ý đến các em, hỏi han, làm bạn với các em, thái độ thân thiện để các em có sự tin tưởng chia sẻ niềm vui nỗi buồn
để từ đó động viên các em học tập có kết quả tốt Cùng với đó , giáo viên chủ nhiệm còn phải đóng vai trò anh chị em của học sinh, giúp đỡ và hỗ trợ họ trong nhiều khía cạnh của cuộc sống Ngoài ra, giáo viên cần thường xuyên
Trang 5theo dõi và đánh giá tiến độ học tập của học sinh để có thể cung cấp phản hồi
và đề xuất cải tiến Giáo viên cần khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ học để phát triển các kỹ năng mềm và rèn luyện kỹ năng xã hội
Tự học, tự bồ dưỡng bản thân
Xã hội càng phát triển, giáo dục đào tạo cũng phát triển theo, đòi hỏi ngày càng cao hơn phẩm chất năng lực của đội ngũ giáo viên Tự học, tự bồi dưỡng
là phương thức tốt nhất giúp người giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao Bản thân mỗi giáo viên trước hết phải nhận thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm về tự học, tự bồi dưỡng Chỉ khi nhận thức đúng thì bản thân mới chuyển hóa được nhu cầu, đòi hỏi của xã hội thành động cơ mục đích của cá nhân, từ đó mới chủ động, tích cực, tự giác phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng Tự học, tự bồi dưỡng được hình thành trong quá trình luyện tập kiên trì có hệ thống, trên cơ sở ý thức trách nhiệm, tính tự giác cao Hình thành thái độ động
cơ phấn đấu đúng đắn để hoàn thiện phẩm chất nhân cách, nâng cao năng lực, phương pháp, tác phong công tác và uy tín nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Câu 2: Lập kế hoạch tổ chức một hoạt động cho học sinh lớp chủ nhiệm nhằm tạo dựng khối đoàn kết, tập thể vững mạnh
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ: TẠO DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT, TẬP THỂ VỮNG MẠNH
Sinh hoạt lớp tuần 10
I Yêu cầu cần đạt
1 Kiến thức
- Sơ kết hoạt động của tuần 10
- Xây dựng kế hoạch tuần 11
- Sinh hoạt theo chủ đề: Xây dựng khối đoàn kết, tập thể vững mạnh
2 Năng lực
- Năng lực chung: Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự
học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
Trang 6- Năng lực riêng:
+ Hợp tác, đoàn kết trong tập thể lớp
+ Giúp đỡ bạn bè xung quanh
+ Các thành viên trong lớp thi đua, phấn đấu để tập thể đạt thành tích cao trong học tập cũng như hoạt động của nhà trường + Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh
3 Phẩm chất : nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, đoàn kết
II Chuẩn bị
Giáo án, máy tính, loa, Powerpoint, video, phần thưởng, phiếu
III Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1 :
Khởi động
- Nội dung:
Nghe nhạc và
HS ổn định vị
trí chỗ ngồi,
chuẩn bị sinh
hoạt lớp
- Mục tiêu: Tạo
tâm thế hứng
thú cho học sinh
khi vào giờ sinh
hoạt lớp
- Thời gian : 3
phút
Cách tiến hành 1.GV chủ nhiệm yêu cầu HS trong lớp ổn định vị trí, giữ trật tự , chuẩn bị sinh hoạt lớp
2 GV tổ chức cho HS nghe bài hát: “Lớp chúng mình đoàn kết”
3 GV giới thiệu hoạt động sinh hoạt lớp
HS làm theo yêu cầu của GV
HS lắng nghe
HS lắng nghe
Hoạt động 2 :
Hình thành kiến
thức
- Nội dung: Sơ
kết hoạt đồng
tuần vừa qua và
phổ biến kế
hoạch hoạt
động tuần sau
- Mục tiêu: HS
- GV cho HS thời gian chuẩn bị và tóm tắt hoạt động tuần qua
- Lớp trưởng điều hành sinh hoạt lớp: Yêu cầu các bạn nhớ lại việc đã thực hiện liên quan đến nội quy của trường, của lớp và mỗi học sinh tự đánh giá bằng cách tô màu vào số lượng ngôi sao phù hợp, số lượng
Trang 7chia sẻ kết quả
mình đã làm
được và chưa
làm được trong
tuần vừa qua
Và xác định
mục tiêu trong
tuần mới
- Thời gian: 12
phút
GV lắng nghe
- GV mời một số có
kết quả tự đánh giá ở
mức độ tốt lên chia sẻ
trước lớp về những
việc bản thân đã thực
hiện tốt trong tuần
- GV động viên, nhắc
nhở những bạn có kết
quả đánh giá chưa phù
hợp
- GV nhận xét chung
về việc thực hiện hoạt
động của HS trong
tuần qua
- GV nhắc nhở mục
tiêu cho tuần mới
+ Cố gắng thực hiện
tốt thi đua để lớp đạt
kết quả thứ hạng cao
trong nhà trường
+ Khắc phục những
vi phạm trong tuần và
thực hiện tốt trong
tuần mới
+ Thực hiện đúng nội
tối đa các ngôi sao được
tô màu là 10 ngôi sao
- Tổ trưởng điều hành
để các bạn học sinh chia
sẻ phiếu tự đánh giá của mình với các thành viên trong tổ
- Các tổ báo cáo về phiếu tự đánh giá của những thành viên trong tổ
- Báo cáo đánh giá về
ưu điểm, hạn chế trong việc học tập, rèn luyện
và các hoạt động khác của tổ, lớp
HS phát biểu
HS lắng nghe
HS lắng nghe
Trang 8quy của lớp, của
trường
+ Thực hiện an toàn
giao thông trường học
Hoạt động 3:
Sinh hoạt theo
chủ đề
- Nội dung: Trò
chơi: “ Chúng
mình đoàn kết”
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được
ý nghĩa của việc
đoàn kết
+ Tập thể lớp
gắn bó, đoàn
kết với nhau
- Thời gian: 20
phủt
Cách tiến hành
- GV cho HS chơi trò
chơi “ Chúng mình
đoàn kết”
+ GV phổ biến luật
chơi : “Trò chơi này
chúng ta sẽ chơi theo
tổ, cô sẽ chiếu cho cả
lớp xem 1 video Sau
khi xem xong sẽ có
một số câu hỏi dưới
hình thức trắc nghiệm
và tự luận Nhiệm vụ
của các con là xem
video sau đó cô sẽ
phát cho mỗi tổ 1
phiếu trả lời rồi cho
các con thời gian để
thảo luận với tổ của
mình rồi đưa ra kết
quả Với mỗi câu trả
lời đúng mỗi tổ sẽ
được 1 phần quà”
Tăng tính đoàn kết
và sự tương tác giữa
những thành viên
+ GV cho HS xem
video
“ Đoàn kết là sức
mạnh”
Câu 1: Trong video có
tất cả bao nhiêu nhân
vật?
A.1 B.2 C.3 D.4
HS lắng nghe
HS xem video
Trong video có tất cả 4 nhân vật
Đáp án D
Mở rộng câu trả lời: Đó
là nai, rùa, chim gõ mõ
và bác thợ săn
Khi nai gặp nạn rùa nghe thấy tiếng cứu liền
bò từ dưới ao lên dùng răng cắn đứt sợi day để cứu nai, còn chim gõ
Trang 9Câu 2: Lúc nai gặp
nạn, rùa và chim gõ
mõ giúp bạn như thế
nào?
Câu 3:Rùa vì cứu nai
nên bị người thợ săn
bắt Khi đấy nai làm gì
để cứu rùa?
Câu 4: Điều gì sẽ xảy
ra nếu như nai không
có những người bạn
thân giúp đỡ?
Câu 5: Các em rút ra
điều gì từ câu chuyện
trên?
- GV nhận xét câu trả
lời của các tổ và chốt
đáp án đúng
- GV trao thưởng cho
những tổ có câu trả lời
lời đúng
mõ bay đến nhà bác thợ săn để gây trở ngại dành thời gian cho rùa cứu nai
Nai đánh lừa bác thợ săn , nó cố gắng chạy khập khiễng như bị thương để dụ bác thợ săn đuổi theo Khi chạy vào rừng một quãng xa , nai phóng nhanh và quay trở lại chỗ rùa bị treo trên cây Rồi dùng cặp sừng nhấc bổng cái túi đưa xuống đất để rùa
bò ra ngoài
Nếu như không có sự giúp đỡ, đoàn kết của rùa và chim gõ mõ thì nai đã bị bác thợ săn bắt đi
Chúng ta cần phải đoàn kết, gắn bó với nhau giúp đỡ nhau trong hoạn nạn
HS lắng nghe
HS nhận thưởng
Trang 10- GV cũng dành lời
động viên và có phần
quà nhỏ để khuyến
khích những tổ có câu
trả lời chưa chính xác
- GV chốt và liên hệ
thực tế để học sinh
hiểu và thực hành
“ Bác Hồ đã từng
dạy: “Đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn
kết Thành công, thành
công, đại thành công”
Đoàn kết có vai trò vô
cùng quan trong trong
tập thể Nó sẽ giúp
xây dựng 1 tập thể
vững mạnh cũng như
là vượt qua được mọi
khó khăn Từ bài học
của nai, rùa và chim
gõ kiến, cả lớp chúng
ta nên học tập sự đoàn
kết, biết giúp đỡ bạn
bè trong hoạn nạn
Cũng giống như lớp
mình vậy các thành
viên trong lớp như vừa
rồi mỗi tổ đoàn kết, hỗ
trợ, thảo luận cùng
nhau thì mới đưa ra
được ý kiến cuối cùng
Nếu không có sự đoàn
kết đó thì sẽ không có
những câu trả lời đúng
của mỗi tổ Đúng
không nào? Vì thế mỗi
tổ nói chung và cả lớp
nói riêng, chúng ta cần
đoàn kết, yêu thương
đùm bọc lẫn nhau
Bạn nào học giỏi hơn
HS lắng nghe và nhận thưởng
HS lắng nghe
HS lắng nghe