1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn phương pháp dạy học tự nhiên và xã hội phân tích tác dụng các bước tiến hành những điểm cần lưu ý và ví dụ minh họa khi sử dụng các phương pháp

40 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tác dụng các bước tiến hành những điểm cần lưu ý và ví dụ minh họa khi sử dụng các phương pháp
Tác giả Trâân Hôâng Nhung
Trường học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Chuyên ngành Phương pháp dạy học tự nhiên và xã hội
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 6,07 MB

Nội dung

Đề bài: Phân tích tác dụng, các bước tiến hành, những điểm can lưu ý và ví dụ minh họa khi sử dụng các phương pháp: quan sát, thực hành, thí nghiệm, thảo luận, kể chuyện, đóng vai, giải

Trang 1

UY BAN NHAN DAN THANH PHO HA NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẢN:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Trang 2

UY BAN NHAN DAN THANH PHO HA NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẢN:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Họ và tên sinh viên : Trâân Hôâng Nhung

Ha Noi, thang 5 nam 2023

Trang 3

Đề bài: Phân tích tác dụng, các bước tiến hành, những điểm can lưu ý và ví dụ minh họa khi sử dụng các phương pháp: quan sát, thực hành, thí nghiệm, thảo luận, kể chuyện, đóng vai, giải quyết vấn đề, trò chơi học tập trong dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội hoặc Khoa học hoặc Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học Sau đó, lựa chọn 1 bài học cụ thể trong các môn học trên để thiết kế các hoạt động học tập thể hiện sự phối hợp các hình thức dạy học (Dạy cả lớp, dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, ) và phân tích tác dụng của các hình thức dạy học đó

khoa học

1.1.2 Tác dụng

Đối với HS tiểu học, nhất là HS ở các lớp 1, 2, 3 thì tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế Các em khi suy nghĩ cần dựa vào những hình ảnh cụ thể Vì vậy quan sát là PPDH mang lại hiệu quả cao Thông qua việc tổ chức cho HS quan sát mới hình thành ở các em những biểu tượng và những khái niệm đây đủ, chính xác, sinh động về thế giới TN-

XH xung quanh Qua đó, phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy

Trang 4

1.1.3 Các bước tiến hành

Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát

Đối tượng là các sự vật, hiện tượng của môi trường TN-XH xung quanh nên có thể là vật thật, tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, mô hình Căn

cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học mà GV lựa chọn đối tượng quan sát cho phù hợp

Bước 2: Xác định mục đích quan sát

Tuỳ từng đối tượng mà mục đích quan sát có thể khác nhau Vì vậy, sau khi xác định được đối tượng cần lưu ý việc quan sát phải đạt những mục đích nào?

Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn quan sát

Có thể tổ chức cho HS quan sát cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp tuỳ thuộc vào số phương tiện dạy học có được Các nhóm có thể cùng quan sát đối tượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể có một đối tượng quan sát riêng, giải quyết nhiệm vụ riêng

Nếu đối tượng quan sát là vật thật (động, thực vật tươi sống, các dạng vật liệu thường dùng ), GV cần khuyến khích HS sử dụng các giác quan khác nhau vào quá trình quan sát nhằm thu được biểu tượng đầy đủ, chính xác, sinh động về đối tượng

Trong trường hợp đối tượng quan sát là tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ,

mô hình GV hướng dẫn HS sử dụng thị giác để quan sát các đối tượng một cách có mục đích, có kế hoạch

- Cần hướng dẫn HS quan sát đối tượng theo một trình tự nhất định: từ tổng thể đến các bộ phận, từ bên ngoài vào bên trong

- Cần hướng dẫn HS so sánh, liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đã biết để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát

Trang 5

Kết thúc quan sát, từng cá nhân hoặc đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến

Bước 5: Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung

GV chính xác hoá kết quả quan sát, rút ra kết luận khoa học 1.3.4 Một số điểm cần lưu ý

- GV cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định rõ thời điểm

Hệ thống câu hỏi này cần được sắp xếp từ những câu hỏi khái quát (hướng dẫn các em quan sát tổng thể trước) đến những cầu hỏi chỉ tiết,

cụ thể (nhằm hướng dẫn các em quan sát các bộ phận); những câu hỏi hướng dẫn HS quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong Tiếp theo là những câu hỏi yêu cầu HS phải so sánh liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đã biết để tìm ra những đặc điểm giống hoặc khác nhau Cuối cùng là những câu hỏi yêu cầu HS nhận xét hay kết luận chung về sự vật, hiện tượng được quan sát

- Việc tổ chức, hướng dẫn quan sát cần phải phức tạp dần phù hợp với trình độ nhận thức của HS ở các lứa tuổi khác nhau Ví dụ, ở các lớp

1, 2, 3 chủ yếu cho HS quan sắt các sự vật hiện tượng dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV, chỉ yêu cầu các em phát biểu kết quả quan sát bằng lời, chưa yêu cầu ghi chép Ở các lớp 4, 5 nhiệm vụ quan sát cần được nâng cao hơn Có thể hướng dẫn HS độc lập quan sát không chỉ trên lớp, mà còn quan sát các sự vật, hiện tượng diễn ra trong một thời gian dài nhất định, có yêu cầu ghỉ chép kết quả, rút ra nhận xét, viết tường trình

Trang 6

1.1.5 Vi du minh hoa cho phuong phap quan sat

Hoạt động: Tìm hiểu tên một số hoạt động sản xuất nông nghiệp

và các sản phẩm của chúng (Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp Tiết 1, Lớp 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát (1 phút)

Giáo viên chia sẻ các bức tranh trong sách giáo khoa trang 36, 37

Bước 2: Xác định mục đích quan sát (1 phút)

Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời:

+ Chỉ và nói tên các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong hình? + Kể tên các sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp đó? Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn quan sát (3 phút)

GV tổ chức cho học sinh quan sát, làm việc theo nhóm đôi

Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát (7 phút)

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả

Bước 5: Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung (3 phút)

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét chung, tuyên dương

Trang 7

1.2 Phuong phap thuc hanh

1.2.1 Khai niém phuong phap thuc hanh

Thực hành là PPDH Trong đó, GV tổ chức cho HS trực tiếp thao tác trên đối tượng giúp HS hiểu rõ và vận dụng lí thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng

1.2.2 Tác dụng phương pháp thực hành

- Tạo điều kiện để HS được rèn luyện kĩ năng thao tác “tay chân” Qua thực hành, HS nắm chắc kiến thức, rèn luyện kĩ năng học tập các môn học

- Giúp GV phát hiện những khó khăn, lỗ hổng kiến thức của HS để chỉ dẫn thêm hoặc giúp đỡ

- Mọi đối tượng HS đều có cơ hội thực hành rèn luyện, tạo không khí học tập thân thiện giữa GV và HS; giữa HS và HS

Bước 3: Tổ chức cho HS thực hành

- HS có thể thực hành cá nhân hoặc theo nhóm tuỳ thuộc vào nội dung thực hành và số đồ dùng chuẩn bị được Tuy nhiên GV cần tạo điều kiện để càng nhiều HS được thực hành kĩ năng càng tốt

- GV chú ý quan sát hoạt động thực hành của HS để nhanh chóng phát hiện những khó khăn, sai sót hoặc chỉ dẫn thêm hoặc giúp đỡ

Trang 8

Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo va đánh giá kết quả thực hành trước lớp

1.2.4 Một số điểm cần lưu ý

Thứ nhất, thực hành để rèn luyện kĩ năng thao tác “tay chân” Thứ hai, HS cần có phiếu, sách để hỗ trợ việc ghi nhớ nếu quy trình thao tác gồm nhiều bước

Cuối cùng, việc thực hành của HS do các em tự thực hiện và cần được GV giám sát và hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời

1.2.5 Ví dụ minh họa cho phương pháp thực hành

Hoạt động giới thiệu một số sản phẩm nông nghiệp ở địa phương Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp Tiết 3, Lớp 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bước 1: Giúp HS hiểu vì sao cần thực hiện kỹ năng đó và các thông tin cơ bản (1 phút)

GV dẫn dắt: “Mỗi địa phương của các bạn trong lớp chúng ta đều

có những hoạt động sản xuất nông nghiệp Và trong tiết học ngày hôm nay, các con sẽ được hóa thân thành những người nông dân quảng bá

về những sản phẩm nông nghiệp ở địa phương mình cho cô và các bạn thông qua dự án mang tên “Hội chợ các làng nghề và nông sản Việt” Bước 2: GV hướng dẫn HS trình tự các bước và cách thực hiện thao

Trang 9

+ Phiếu học tập với các nội dung sau: Tên sản phẩm, Hương vị, Mùa thưởng thức, Quy trình chế biến sản phẩm (quy trình chăm sóc)

- GV hướng dẫn HS xây dựng dự án hội chợ: “Hội chợ các làng nghề và nông sản Việt” (làm việc nhóm)

+ GV hướng dẫn, gợi ý cho HS lựa chọn sản phẩm nông nghiệp + GV hướng dẫn cho HS lựa chọn hình thức (tranh vẽ, mô tả hương

vị, video quy trình, thưởng thức sản phẩm thực tế, )

+ GV quan sát và giúp đỡ HS trong quá trình thực hiện dự án Bước 3: Tổ chức cho HS thực hành (20 phút)

- GV chia lớp thành 2 nhóm tương ứng với 2 sản phẩm nông nghiệp

se Nhóm 1: Cốm làng Vòng

se Nhóm 2: Trà sen Tây Hồ

- GV tổ chức cho HS thực hành làm phiếu học tập về sản phẩm nông nghiệp nhóm mình đã chọn dựa vào các tiêu chí: Tên sản phẩm, Hương vị, Mùa thưởng thức, Quy trình chế biến sản phẩm

Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo và đánh giá kết quả thực hành trước lớp (10 phút)

- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm của nhóm mình đã sưu tầm được lên bảng và mời các nhóm chia sẻ về thông tin nhóm mình thu thập được

Trang 10

1.3.1 Khái niệm

Thí nghiệm là hành vi có mục đích kiểm chứng giả thuyết hay lí luận đã đề ra hoặc để phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên Bằng cách tái hiện và quan sát các hiện tượng trong điều kiện nhân tạo và sử dụng các dụng cụ thích hợp để quan sát, đo đạc, thí nghiệm giúp ta có được những kết quả (tài liệu) khách quan, dựa vào đó có thể tìm ra tính đúng, sai của giả thuyết đã

đề ra và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng

1.3.2 Tác dụng

Một, phương pháp thí nghiệm là phương tiện để HS nắm bắt vấn

đề, phát hiện ra kiến thức bài học

Hai, phương pháp thí nghiệm là phương tiện để các em thu thập thông tin

Ba, phương pháp thí nghiệm là phương tiện để HS kiểm tra các ý tưởng của mình và tạo hứng thú học tập và hứng thú với môn học Bốn, phương pháp thí nghiệm kích thích và hình thành thái độ ham hiểu biết của HS

Năm, phương pháp thí nghiệm làm quen và hình thành ở HS kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm

1.3.3 Các bước tiến hành

Dựa vào các bước tiến hành thí nghiệm, đối tượng thực hiện (GV hay HS), mức độ can thiệp của GV cũng như tham gia của HS, có thể phân chia ra các cách tiến hành thí nghiệm có thể dung trong trường tiểu học như sau:

a Cách 1: GV nêu kiến thức khoa học - GV làm thí nghiệm để minh họa - HS quan sát và đối chiếu kết quả thí nghiệm với kiến thức khoa học

Bước 1: GV nêu kiến thức khoa học, nêu mâu thuẫn nhận thức nhằm lôi cuối sự chú ý của HS vào chủ đề của bài học

Trang 11

Bước 2: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm Dùng hình vẽ hoặc sơ đồ để minh họa cách bố trí thí nghiệm

Bước 3: GV biểu diễn thí nghiệm Trong khi tiến hành thí nghiệm

GV vừa nêu câu hỏi để HS có thể trình bày những điều quan sát và những kết luận được rút ra Trường hợp thí nghiệm diễn ra qua nhanh,

HS theo dõi không kịp, GV cần làm lại thí nghiệm Với các hiện tượng hoặc số đo mà các em HS ngồi xa bảng có thể không nhìn rõ, GV cần cho HS đến gần quan sát và công bố kết quả quan sát cho cả lớp nghe Bước 4: Giải thích và kết luận Giải thích một số hiện tượng trong thí nghiệm HS đưa ra những tiểu kết, GV đưa ra kết luận

b Cách 2: GV nêu kiến thức khoa học - yêu cầu HS dự kiến kết quả thí nghiệm - GV làm thí nghiệm - HS giải thích diễn biến thí nghiệm Bước 1: GV nêu kiến thức khoa học

Bước 2: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, các chất tham gia thí nghiệm Cách tiến hành thí nghiệm (có thể dung hình vẽ hoặc sơ đồ để minh họa cho thí nghiệm)

Bước 3: HS dự kiến kết quả thí nghiệm (có thể theo nhóm)

Bước 4: GV làm thí nghiệm Các nhóm theo dõi và thảo luận nhóm

để giải thích diễn biến, kết quả thí nghiệm

Bước 5: Trình bày kết quả

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả và giải thích diễn biến thí nghiệm

- HS nêu kết luận GV hoàn thiện ý kiến phát biểu của HS

c Cách 3: GV nêu kiến thức khoa học - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm - HS làm thí nghiệm và đối chiếu kết qủa thí nghiệm với kiến thức khoa học

Bước 1: GV nêu kiến thức khoa học

Trang 12

Bước 2: GV giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm, các chất tham gia thí nghiệm, dung hình vẽ hoặc sơ đồ để minh họa cho thí nghiệm Bước 3: Chia HS thành các nhóm tùy theo số dụng cụ thí nghiệm chuẩn bị được

Bước 4: HS làm thí nghiệm theo nhóm HS vừa làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và đối chiếu với kiến thức mà GV đã đưa ra Bước 5: Trình bày kết quả

Lần lượt các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình và nêu lên kết luận khoa học

d Cách 4: GV đặt câu hỏi về kiến thức khoa học - GV hướng dẫn

HS làm thí nghiệm - HS làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi GV đã nêu và rút ra kiến thức khoa học

Bước 1: GV nêu mục đích thí nghiệm

Bước 2: GV kiểm tra dụng cụ thí nghiệm mà HS đã chuẩn bị theo nhóm

- GV nêu kiến thức khoa học dưới dạng câu hỏi HS dựa vào những hiểu biết của mình dự đoán câu trả lời GV hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm để tìm ra câu trả lời chính xác nhất

Bước 3: Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát và ghi chép lại các hiện tượng xảy ra

Trang 13

* Trong các cách tiến hành thí nghiệm nêu trên, cách thứ nhất thực chất là dạng thí nghiệm chứng minh do GV biểu diễn Khi tiến hành phương pháp thí nghiệm theo cách này, GV chưa phát huy được tính tích cực học tập của HS vì những lí do sau đây: (1) Kiến thức khoa học

đã được GV nêu ra nên không còn kích thích được trí tò mò của HS; (2) thí nghiệm do GV tiến hành, HS chỉ cần quan sát theo dõi nên khó tập trung chú ý; (3) thí nghiệm do GV biểu diễn, tiến hành thường xác suất thành công rất cao, nên ít có tình huống sư phạm xảy ra, vì vật không kích thích khả năng tư duy và óc phán đoán của HS

Ở cách tiến hành thứ hai, mặc dù vẫn là GV làm thí nghiệm nhưng mức độ tham gia của HS đã tang lên so với cách đầu tiên Bởi vì ở đây

HS được dự kiến kết quả thí nghiệm nên phần nào kích thích trí tò mò, khả năng phán đoán của các em Các em sẽ hào hứng theo dõi thí nghiệm để so sánh với kết quả mà mình dự đoán Ngoài ra HS còn được giả thích diễn biến của thí nghiệm, tạo không khí học tập sôi nổi Mỗi em sẽ đưa ra cách giải thích riêng của mình sao cho phù hợp với kết quả tìm được

Từ cách tiến hành thứ ba HS bắt đầu được làm thí nghiệm, nhưng

sự tích cực của HS lại thể hiện ở các mức độ khác nhau Khi được trực tiếp thực hành trên dụng cụ thí nghiệm, các em sẽ hào hứng hơn Đặc biệt, HS được tiến hành thí nghiệm theo nhóm sẽ tăng cường tinh thân tập thể, các em sẽ tranh luận, thảo luận, cùng giúp đỡ nhau thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm Tuy vậy GV vẫn là người đưa ra cách tiến hành thí nghiệm HS chưa thực sự chủ động khám phá kiến thức mới

e, Cách 5; GV nêu vấn đều (kiến thức khoa học dưới dạng câu hỏi)

- HS đưa ra cách tiến hành, dự kiến kết quả - HS làm thí nghiệm, giải thích hiện tượng và rút ra kiến thức khoa học

Bước 1: GV nêu vấn đề (kiến thức khoa học) dưới dạng câu hỏi Bước 2: HS đề ra cách giả thuyết, cách tiến hành thí nghiệm Bước 3: Những HS có cùng cách làm sẽ tập hợp thành những nhóm khác nhau, cùng bàn bạc, thảo luận về thí nghiệm của mình, sự kiến những dụng cụ cần thiết và kết quả của thí nghiệm

11

Trang 14

- Các nhóm lấy những dụng cụ cần thiết, tiến hành thí nghiệm Bước 4: Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình và trao đổi về các kết quả

Bước 5:

- HS đối chiếu kết quả nhận được với các giả thuyết ban đầu

- Giải thích một số hiện tượng

- HS tự rút ra kết luận

Bước 6: HS đối chiếu kết quả vừa tìm được với kiến thức trong SGK

Ở cách tiến hành này HS chẳng những được trực tiếp làm thí nghiệm, các em còn đưa ra những phương án tiến hành riêng của mình, dự kiến các kết quả sẽ đạt được Cách tiến hành như vậy sẽ kích thích trí tò mò và phát huy được tính tích cực nhận thức của HS 1.3.4 Một số điểm cần lưu ý

Trong các cách tiến hành thí nghiệm nêu trên, cách tiến hành sau

có ưu điểm phát huy tính tích cực nhận thức hơn cách tiến hành trước Hay nói cách khác các cách sau sẽ mang lại hiệu quả dạy học cao hơn Tuy nhiên khi chọn cách nào cần phải tùy thuộc vào các bài học, các thí nghiệm cụ thể Chẳng hạn với các thí nghiệm cần đề cao khâu an toàn thì GV có thể làm thí nghiệm Song trước khi làm thí nghiệm không nên cho HS biết trước kiến thức khoa học (cho dù tên của bài học có thể đã là kiến thức khoa học) Vừa tiến hành thí nghiệm vừa đặt câu hỏi giúp HS dự đoán và trả lời theo diễn biến thí nghiệm để các em HS được tham gia phát hiện kiến thức của bài học

Với cách thí nghiệm thứ năm, GV cần dự kiến trước và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ theo những phương án HS có thể nghĩ ra Muốn tiến hành một cách hiệu quả cần tạo cho HS có đủ thời gian để tiến hành thí nghiệm Trong nhiều trường hợp có thể cho HS bàn bạc, thảo luận về các cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và dự kiến những dụng cụ cần thiết tuừ những buổi học trước

12

Trang 15

1.3.5 Vi du minh hoa cho phuong phap thi nghiém

Hoạt động Tìm hiểu tính chất của đá vôi (Bài 26: Đá vôi- SGK Khoa học Lớp 5)

Bước 1: Đặt vấn đề:

- GV dẫn dắt: Qua hoạt động vừa rồi, chúng ta đã biết nước ta có rất nhiều vùng núi đá vôi với hang động nổi tiếng như: Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình), Vậy đá vôi có tính chất gì?

- Gv yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết tính chất của đá vôi

Bước 2: Thảo luận, chuẩn bị thí nghiệm

- GV nêu nội dụng thí nghiệm:

+ Thí nghiệm 1: Lấy đá vôi cọ xát vào đá cuội, rồi lấy đá cuội cọ xát vào đá vôi

+ Thí nghiệm 2: Nhỏ vài giọt axit loãng lên hòn đá cuội và hòn đá

- GV phân chia: Nhóm 1, 3 làm thí nghiệm 1; Nhóm 2, 4 làm thí nghiệm 2

- GV phát phiếu thu hoạch cho 4 nhóm, yêu cầu học sinh hoàn thành

Trang 16

Bước 3: Tiến hành thí nghiệm

- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm tổ, cùng nhau bàn bạc thảo luận về thí nghiệm của nhóm mình, dự kiến những dụng cụ cần thiết

- Các nhóm lấy dụng cụ thí nghiệm của nhóm mình và tiến hành thí nghiệm Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện thí nghiệm, thư kí ghi chép thí nghiệm

- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm

Bước 4: Thu thập kết quả

Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm dựa trên phiếu thu hoạch

đã phát So sánh với ý kiến ban đầu để khắc sâu kiến thức

Bước 5: Giải thích kết quả

¡ý Phiếu Thu Hoạch & ~- '/ Phiếu Thu Hoạch Ê J

Thi nghiém €o xát hòn đá vôi vào hòn đá cuội Thí nghiệm | Mhoaxt loãng tên bề mạt của đá voi và đá cuội

rest « Chỗbi tcủa hòn đá või bị mời :A 4 với sùi i bay le

Hiện tượng, | + ocho ico xatcua ron aé.cuo.cé mau Hiện tượng « Đá cuôi không sủi bọt không có khí bay lên, Se eran

i

xay ra trang do vụn đề vôi dính vào xay ra axit loãng chảy đi

a Giải thích ñ 1 ở Giải thích Đá vỡ tác dụng với axit tạo thành một chất

PQ) | hie CS eri Spam aA Se Ct | hiênt khác và có khi Cacbonic sủi lên

X \ ién tuong | Gy Ys} niện tượng

1.4 Phương pháp thảo luận

1.4.1 Khái niệm

Thảo luận là PPDH GV tổ chức cuộc đối thoại, trao đổi ý kiến giữa GV

và HS, giữa HS với nhau về một vấn đề học tập hoặc một vấn đề của cuộc sống để rút ra kết luận khoa học

14

Trang 17

Trong dạy học các môn học về TN-XH, phương pháp thảo luận được

sử dụng phổ biến

1.4.2 Tác dụng

- Phát huy cao độ vai trò chủ thể tích cực của HS trong học tập Qua làm việc với các đối tượng học tập, qua bàn bạc, trao đổi ý kiến, quan điểm của mình với các bạn ở trong nhóm, lớp mà HS có thể chiếm lĩnh kiến thức của bài học bằng chính hoạt động của mình

- Đề cao sự hợp tác tích cực của HS, rèn cho các em kĩ năng giao tiếp trong học tập, kĩ năng hợp tác và một số kĩ năng khác

Muốn thảo luận thành công GV cần phải đặt kế hoạch một cách cẩn thận, trước hết ở khâu lựa chọn chủ đề thảo luận Chủ đề thảo luận được lựa chọn có thể là chủ đề mở, có thể xem xét chúng ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh theo những quan điểm khác nhau

Bước 2: Tổ chức thảo luận

Sau khi nêu chủ đề cần thảo luận cho cả lớp, GV có thể lấy tỉnh thần xung phong hoặc cử một HS phát biểu đầu tiên GV theo dõi tiến triển của cuộc thảo luận, hướng ý kiến của HS theo đúng kế hoạch dự kiến

15

Trang 18

Bước 1: Xác định chủ đề thảo luận Tùy từng nội dung học tập có thể cho các nhóm cùng thảo luận một chủ đề Tuy nhiên nên cho ít nhất là hai nhóm một chủ đề để khi tổng kết thảo luận các nhóm có thể bổ sung cho nhau

Bước 2: Chia nhóm Tùy theo số lượng HS trong lớp mà GV có thể chia nhóm cho phù hợp, có thể chia theo vị trí bàn học 2, 4 hoặc 6 HS Bước 3: Tổ chức thảo luận GV ổn định tổ chức, giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm thông qua phiếu học tập hoặc chỉ dẫn trực tiếp Các nhóm tiến hành bàn bạc thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao,

GV theo dõi hoạt động của các nhóm, kịp thời giúp đỡ những nhóm gặp

khó khăn

Bước 4: Báo cáo kết quả thảo luận Kết thúc thời gian thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến

Bước 5: Tổng kết Trên cơ sở ý kiến của HS, GV nhận xét, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm

- Trong quá trình HS thảo luận nhóm, GV phải theo dõi hoạt động của từng nhóm để có nhận xét, điều chỉnh kịp thời

- Không nên chia nhóm quá đông HS: mỗi nhóm có thể từ 2, 4 hoặc tối đa là 6 HS

+ Cần tạo cơ hội và thời gian cho HS được phát biểu những suy nghĩ của mình, nhất là khi có những suy nghĩ trái ngược nhau, chứ không nên vội vã đi đến kết luận

+ Cần tôn trọng và bình tĩnh thảo luận với ý kiến của người khác

và ý kiến khác

1.4.5 Ví dụ minh họa phương pháp thảo luận

16

Trang 19

Hoạt động: Tìm hiểu thêm về một số hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm của chúng mà em biết (Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp tiết 1, Lớp 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Bước 1: Xác định chủ đề thảo luận (2 phút)

Chủ đề thảo luận: Tìm hiểu thêm về một số hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm của chúng mà em biết

Bước 2: Chia nhóm (1 phút)

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Hoạt động trồng trọt; hoạt động chăn nuôi

+ Nhóm 3, 4: Hoạt động bảo vệ, khai thác rừng; hoạt động đánh bắt thủy, hải sản

Bước 3: Tổ chức thảo luận (7 - 8 phút)

- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm thông qua phiếu học tập với các câu hỏi:

+ Kể tên một số hoạt động sản xuất nông nghiệp mà em biết + Nói tên sản phẩm của hoạt động đó

„ PHIEUHQCTAP qụ

“Tên hoạt động Sản phẩm | Tên hoạt động Sản phẩm

- Các nhóm tiến hành thảo luận trong 6 phút để hoàn thành nhiệm

vụ được giao, GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn

Bước 4: Báo cáo kết quả thảo luận (4 phút)

- Kết thúc thời gian thảo luận, đại diện 2 nhóm lên bảng gắn phiếu học tập và trình bày các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm tương ứng

- Các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe kết quả, nhận xét và bổ sung bài làm của nhóm bạn và nhóm mình

17

Trang 20

+ Khai thắc ‘ tương thực cắn v ~ Chân nuồi gia súc | + Bò, lon, dé tru,

+ cây đăn hương, cây + Đánh bắt thửy hai | | .á, lốm + Trồng cây ăn |+ 6i, héng xiêm, + Chăn nuôi gia |+ Gã,vịt ngỏng

+ Trồng cây gãy | gỗ lim sen ask oe ae

rong + Nuôi thả cá tâm,

Bước 5: Tổng kết (2 phút): GV nhận xét, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm

1.5 Phương pháp kể chuyện

1.5.1 Khái niệm:

Phương pháp là cách dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình ảnh và truyền cảm đến người nghe về một nhân vật lịch sử, một

sự kiện lịch sử, một phát minh khoa học hay một vùng đất, để qua

đó hình thành một biểu tượng hoặc một khái niệm với niềm tin sâu sắc

Kể chuyện là một trong những phương pháp được sử dụng thường xuyrn trong các môn học về TN-XH, đặc biệt với phần Lịch sử, vì kiến thức bài học được chuyển tải qua các câu chuyện đã góp phần hình thành những biểu tượng, khái niệm về các nhân vật, sự kiện lịch sử qua các thời kì

1.5.2 Tác dụng của phương pháp kể chuyện

- Ở những lớp đầu cấp tiểu học, khi chưa đọc thông viết thạo thì lời

nói được coi là phương tiện quan trọng để truyền đạt kiến thức Vì vậy

ở những lớp này, kể chuyện là phương pháp được dùng tương đối phổ biến để truyền tải và cung cấp thông tin cho HS

- Nhờ phương pháp kể chuyện những khái niệm xa lạ nhất cũng có thể trở lên dễ hiểu và gần gũi với HS, Nhất là HS tiểu học Góp phần hình thành những biểu tượng và khái niệm sâu sắc

- Kể chuyện tạo ra bức tranh sinh động về quá khứ các vùng đất,

về TN- XH,

- Sức mạnh về kể chuyện là tạo ra niềm tin vào chân- thiện- mỹ, vào sức mạnh sáng tạo vô hạn của con người trong cuộc sống, trong cải tạo thế giới tự nhiên

1.5.3 Cách tiến hành

Bước 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu truyện

- Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi làm chỗ dựa và cho học sinh tìm hiểu truyện

` Tên hoạt động ‘

Sin phim Chăn nuôi sneer

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w