Ban giám đốc thực hiện triển khai cácchiến lược đã đề ra, hướng dẫn chỉ đạo lập kế hoạch kinh doanh và phương án pháttriển khách sạn, chịu trách nhiệm phối hợp quan hệ hợp tác trong doan
KHÁI QUÁT VỀ AN NINH AN TOÀN
An ninh an toàn trong khách sạn là việc đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, nhân viên và tài sản của khách sạn Nó bao gồm các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
2 Tầm quan trọng đối với khách sạn nói chung và với InterContinental Hanoi Landmark72 nói riêng
- Là điều kiện quan trọng để duy trì và tổ chức các hoạt động kinh doanh của khách sạn Hạn chế thiệt hại về danh tiếng , tài sản con người cho khách sạn trong quá trình vận hàng hoạt động kinh doanh.
- Tạo nên lợi thế cạnh tranh quan trọng cho khách sạn , giúp thu hút và giữ chân khách hàng, đặc biệt khách hàng VIP
- Tạo tâm lý tự tin , yên tâm cho nguồn lao động của khách sạn qua đó góp phần thu hút và giữ chân người lao động.
CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ, VI MÔ ẢNH HƯỞNG TỚI AN NINH AN TOÀN
1.1 Các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Mùa hè nắng nóng: Mùa hè tại Hà Nội thường rất nắng nóng, với nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C Điều này có thể khiến khách du lịch cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, và không muốn ra ngoài tham quan Do đó, lượng khách lưu trú tại khách sạn thường giảm xuống trong mùa hè.
Mùa mưa bão: Mùa mưa bão ở Hà Nội thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Mưa bão có thể gây ra ngập lụt, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt Điều này cũng có thể khiến khách du lịch hủy bỏ hoặc thay đổi kế hoạch du lịch của mình. Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là một vấn đề nghiêm trọng tại Hà Nội Mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội thường ở mức cao, đặc biệt là vào mùa đông Ô nhiễm không khí có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, khiến khách du lịch cảm thấy khó chịu và không muốn tham quan các điểm du lịch ngoài trời.
Song,Yếu tố này ảnh hưởng không quá lớn đến lượng khách lưu trú lại khạch sạn Intercontinental HaNoi Landmark 72 vì khách lưu trú chủ yếu tại khách sạn là khách công vụ nên khách sạn vẫn duy trì được lượng khách ổn định kể cả tháng thấp điểm.
Sự xuất hiện của động vật nguy hiểm như rắn, gấu có thể đe dọa an toàn của khách và nhân viên, đặc biệt là khi có sự giao thoa giữa môi trường tự nhiên và khu vực xây dựng Yêu cầu việc triển khai biện pháp đề phòng và giáo dục nhân viên về cách ứng phó với các tình huống này.
1.2 Thuộc kinh tế, văn hóa xã hội:
Thu nhập bình quân đầu người (GDP):
Thu nhập cao có thể tăng cường nhu cầu về dịch vụ cao cấp, đồng thời tăng nguy cơ về an ninh do sự uy tín Điều này đặt ra thách thức trong việc đảm bảo an ninh an toàn mà không làm giảm chất lượng dịch vụ Cần phát triển các chiến lược để cân bằng giữa sự thuận lợi cho khách hàng và sự an toàn của họ.
Mức độ bình đẳng xã hội có thể ảnh hưởng đến sự an ninh bằng cách làm tăng hoặc giảm các vấn đề xã hội, có thể tác động trực tiếp đến an ninh trong khu vực xung quanh khách sạn Điều này đòi hỏi các chính sách xã hội và nhân quảng đồng bộ để giảm thiểu khả năng phân biệt đối xử và tăng cường sự an toàn Cần xây dựng cộng đồng mạnh mẽ và chủ động tham gia vào các chương trình xã hội.
Dân trí khu vực Hà Nội được thể hiện qua một số chỉ số, bao gồm:
- Trình độ học vấn: Dân trí Hà Nội được đánh giá là khá cao, với tỷ lệ người dân có trình độ học vấn cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có trình độ cao đẳng, đại học trở lên ở Hà Nội là 23,7%, cao hơn mức trung bình của cả nước là 15,1%.
- Tình trạng thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội cũng thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội trong quý 3 năm 2023 là 2,4%, thấp hơn mức trung bình của cả nước là 2,8%.
Thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội cao hơn đáng kể so với cả nước Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2022, thu nhập bình quân tại Hà Nội đạt 72,7 triệu đồng, trong khi mức trung bình của toàn quốc chỉ là 52,7 triệu đồng.
- Chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống ở Hà Nội cũng được đánh giá cao, với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, các dịch vụ xã hội được đảm bảo Hà Nội cũng là trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế của cả nước, thu hút nhiều người dân từ các vùng miền khác đến sinh sống và làm việc.
Tóm lại, dân trí khu vực Hà Nội được thể hiện qua một số chỉ số, bao gồm trình độ học vấn, tình trạng thất nghiệp, thu nhập bình quân, và chất lượng cuộc sống Dân trí Hà Nội được đánh giá là khá cao, với nhiều chỉ số vượt trội so với mặt bằng chung của cả nước.
Công nghệ thông tin và hệ thống an ninh:
Công nghệ thông tin không chỉ giúp quản lý khách sạn hiểu rõ hơn về hoạt động trong khách sạn mà còn tạo nên hệ thống an ninh toàn diện Hệ thống camera an ninh kết hợp với phần mềm phân tích hình ảnh có khả năng nhận biết khuôn mặt và phát hiện hành vi đáng ngờ, giúp chủ nhân khách sạn theo dõi và kiểm soát mọi chuyển động trong tòa nhà.
Thiết bị máy móc và an toàn cơ sở vật chất
Sự tiến bộ trong lĩnh vực thiết bị máy móc không chỉ tăng cường hiệu suất của khách sạn mà còn đảm bảo an toàn cơ sở vật chất Máy móc được tích hợp với các cảm biến an toàn giúp ngăn chặn các tình huống nguy hiểm và bảo vệ tài sản của khách sạn.
Công nghệ mạng và an ninh mạng:
An ninh mạng đóng vai trò quan trọng trong chính sách an ninh an toàn, bảo vệ dữ liệu nhạy cảm và ngăn chặn tấn công mạng Công nghệ mạng tiên tiến, bao gồm hệ thống tường lửa, phần mềm diệt vi-rút và các biện pháp an ninh khác, đảm bảo an toàn cho thông tin của khách hàng và doanh nghiệp.
Sử dụng công nghệ RFID và hệ thống khóa thông minh:
Hệ thống khóa thông minh sử dụng công nghệ RFID đưa ra một trải nghiệm lưu trú hiện đại và an toàn Công nghệ này không chỉ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận phòng mà còn ngăn chặn những rủi ro liên quan đến an ninh phòng Với khả năng không thể sao chép và dễ quản lý, hệ thống này tăng cường an ninh của khách sạn.
Quản lý dữ liệu và phân tích thông tin:
CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI CÁC SỰ CỐ AN NINH AN TOÀN TRONG KHÁCH SẠN INTERCONTINENTAL HANOI LANDMARK72
AN NINH AN TOÀN TRONG KHÁCH SẠN INTERCONTINENTAL HANOI LANDMARK72.
Phòng ngừa và ứng phó sự cố hỏa hoạn trong khách sạn
Nguyên nhân khách quan Điều kiện thời tiết : Sét đánh, mưa giông hoặc nóng khô rất dễ làm tác nhân cho các vụ chập cháy.
Những đám cháy ngoài tòa nhà như chập điện, cháy lan từ các tòa nhà xung quanh, cháy xe hoặc các nguồn lửa khác có thể lan sang khách sạn và gây cháy.
Hệ thống chữa cháy phải được bảo trì và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hoạt động hiệu quả khi cần thiết Việc thiếu bảo trì có thể dẫn đến hệ thống không hoạt động đúng cách trong trường hợp khẩn cấp, gây nguy hiểm cho khách cư trú.
Thiết bị điện không an toàn: Sự cố hoả hoạn có thể xảy ra do hỏa hoạn từ các thiết bị điện không an toàn hoặc bị hỏng.
Các lỗi kỹ thuật trong hệ thống điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thông gió, hệ thống cung cấp khí đốt hoặc các thiết bị điện tử có thể gây cháy.
Vật liệu xây dựng không an toàn: Nếu khách sạn được xây dựng bằng vật liệu không an toàn hoặc không tuân thủ các quy định về chống cháy, nguy cơ xảy ra hoả hoạn sẽ tăng lên.
Sự cố từ hệ thống nhà hàng hoặc bếp: Nếu hệ thống nhà hàng hoặc bếp trong khách sạn không được vận hành đúng cách hoặc không tuân thủ các quy định về an toàn cháy nổ, nguy cơ xảy ra hoả hoạn sẽ tăng lên.
Xuất phát từ khách sạn :
Việc thiếu quy trình an toàn cháy nổ là một sơ suất nghiêm trọng, thể hiện qua việc khách sạn không có quy trình cụ thể xử lý sự cố cháy nổ, bao gồm các yêu cầu kiểm tra, bảo trì thiết bị phòng cháy chữa cháy Ngoài ra, khách sạn cũng không có hướng dẫn sử dụng hệ thống báo cháy và phương án sơ tán khẩn cấp, gây nguy hiểm cho khách lưu trú trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
+ Thiếu quản lý an toàn: Khách sạn không có hệ thống quản lý an toàn cháy nổ hiệu quả, bao gồm việc kiểm tra định kỳ các thiết bị phòng cháy chữa cháy, đào tạo nhân viên về an toàn cháy nổ và xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy.
+ Thiếu sự quan tâm đến cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất, thiết bị điện, thiết bị báo an toàn, không được quan tâm, thay thế sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ.
+ Không đào tạo hoặc không nghiêm ngặt với các quy tắc an toàn vận hành, các kỹ năng sử dụng thiết bị chữa cháy và quy trình phòng cháy chữa cháy.
Xuất phát từ nhân viên trong khách sạn :
+ Làm việc không đúng quy trình: Không tắt đèn điện trước khi về, dùng thiết bị điện sai cách,
+ Không tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động và sử dụng thiết bị.
+ Không tìm tòi, học hỏi, trang bị thêm về an toàn cháy nổ và xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy.
+ Vận hành các thiết bị sai cách hoặc thiếu kiến thức có thể gây đến mất an toàn, chập cháy.
Thiếu kiến thức và kỹ năng phòng cháy chữa cháy của nhân viên khách sạn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra Nhân viên không biết cách xử lý tình huống khẩn cấp, dẫn đến lúng túng, chậm trễ trong việc báo cháy và sơ tán khách, gây nguy hiểm cho cả khách trú và nhân viên khách sạn.
+ Không tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy: Hút thuốc ở nơi không hợp lệ, không đảm bảo các biện pháp an toàn khi thao tác thiết bị điện.
Xuất phát từ khách hàng:
+ Mang theo những vật không an toàn, cũ, không phù hợp với hệ thống điện.
+ Không tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng dịch vụ, thiết bị.
+ Không trang bị cho các em nhỏ về các nguy hiểm cháy, nổ.
+ Hành vi không an toàn của khách hàng, chẳng hạn như hút thuốc lá trong phòng không hợp lệ hoặc sử dụng các thiết bị điện không an toàn, có thể gây cháy nổ và dẫn đến hoả hoạn.
Thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ của con người
Hỏa hoạn trong khách sạn có thể gây tử vong cho khách hàng và nhân viên nếu họ không thoát ra ngoài kịp thời hoặc bị mắc kẹt Các mối nguy hiểm nghiêm trọng trong đám cháy bao gồm bỏng nặng và ngộ độc do hít phải khí độc từ vụ cháy.
Thiệt hại về sức khoẻ
Bỏng và thương tích: Hỏa hoạn gây ra bỏng và thương tích cho những người bị tiếp xúc với lửa hoặc khói Bỏng có thể rất nặng, cần phải điều trị lâu dài và để lại di chứng về sức khỏe vĩnh viễn.
Khói và độc tố: Sự cố hỏa hoạn thường gây ra khói độc và các chất khí độc hại từ vật liệu cháy Người tiếp xúc với khói và độc tố có thể bị nhiễm độc, gây ra hại cho hệ hô hấp và cơ quan nội tạng khác.
Phòng ngừa và ứng phó với sự cố y tế trong khách sạn
Ngộ độc thực phẩm ( Food poisoning ) là tình trạng bị nhiễm độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc biến chất, ôi thiu Tuy nhiên, ngay cả thực phẩm đã nấu chín cũng có thể chứa những vi khuẩn này và có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nếu bạn không thực hiện tốt vệ sinh và bảo quản thực phẩm đúng cách.Ngộ độc thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là tử vong.
1.2 Cách phòng chống ngộ độc thực phẩm :
Quản lý an toàn thực phẩm:
+ Khách sạn cần có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP) được thiết lập và thực hiện nghiêm túc HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là một hệ thống được thiết kế để ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm.
+ HACCP là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Đào tạo nhân viên:
+ Đào tạo nhân viên về quy trình vệ sinh thực phẩm, cách xử lý thực phẩm an toàn và nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
Đào tạo nhân sự kỹ năng xử lý tình huống ngộ độc thực phẩm là điều thiết yếu để đảm bảo sự an toàn cho khách hàng Ngoài ra, doanh nghiệp cần có kế hoạch sẵn sàng để kịp thời hỗ trợ và chăm sóc y tế cho khách hàng mắc phải tình trạng này, tránh rủi ro về sức khỏe và uy tín của thương hiệu.
+ Đảm bảo nhân viên tuân thủ các quy định về vệ sinh thực phẩm và sử dụng nguyên liệu an toàn
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Nhân viên phục vụ thực phẩm phải tuân thủ quy định về vệ sinh cá nhân, bao gồm việc rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với thực phẩm. Nhân viên khách sạn cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với rác thải và trước khi bắt đầu chuẩn bị thực phẩm.
- Xử lý thực phẩm thừa: Đảm bảo việc xử lý thực phẩm thừa được thực hiện đúng quy trình để tránh tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật gây ngộ độc.
- Ghi nhận và báo cáo mọi trường hợp ngộ độc thực phẩm để có biện pháp khắc phục và ngăn chặn xảy ra trong tương lai.
Kiểm tra chất lượng thực phẩm
+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm bằng cách sử dụng các phương pháp như kiểm tra mẫu thực phẩm, kiểm tra vi sinh và kiểm tra hóa học để đảm bảo rằng thực phẩm được cung cấp cho khách hàng là an toàn.
+ Kiểm tra hạn sử dụng các loại gia vị, các thức ăn đóng hộp thường xuyên và trước khi sử dụng
Sử dụng chất bảo quản một cách hợp lý và tuân thủ các quy định về sử dụng chất bảo quản an toàn Tránh sử dụng quá nhiều chất bảo quản và đảm bảo rằng các chất bảo quản được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất Đảm bảo thực phẩm được lưu trữ ở trong tủ lạnh có nhiệt độ thích hợp (~4 độ C hoặc thấp hơn) và không tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm Rã đông thực phẩm an toàn trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc lò vi sóng Không nên rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng, bởi vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng trong thực phẩm nếu đạt đến nhiệt độ phòng
Phân loại thực phẩm và công cụ
+ Phân loại thực phẩm sống vs chín, thịt vs rau củ
+ Giữ thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng tách biệt với tất cả các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh.
+ Sử dụng dao thớt và đĩa riêng cho thịt sống, thịt gia cầm và hải sản Đảm bảo vệ sinh môi trường
Duy trì môi trường làm việc sạch sẽ và hợp vệ sinh để tránh sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật gây ngộ độc.Rửa sạch tất cả các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm: Bề mặt tiếp xúc với thực phẩm cần được rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm sau mỗi lần sử dụng.
Lựa chọn nhà cung cấp uy tín :
Khách sạn cần kiểm soát nguồn cung ứng thực phẩm, đảm bảo rằng thực phẩm được mua từ các nhà cung cấp đáng tin cậy và thực phẩm được vận chuyển và bảo quản đúng cách.
Thực hiện giám sát định kỳ
Thực hiện giám sát định kỳ về vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm bằng cách kiểm tra và ghi nhận các chỉ số như nhiệt độ lưu trữ thực phẩm, sự sạch sẽ của các khu vực làm việc và thiết bị Đảm bảo các thiết bị như tủ lạnh, lò nướng, máy lọc nước đều hoạt động tốt.
Liên kết với cơ quan chức năng
Thiết lập mối liên kết với các cơ quan chức năng như cục An toàn vệ sinh thực phẩm để nhận được hỗ trợ và tư vấn chuyên môn trong việc phòng chống ngộ độc thực phẩm.
1.3 Nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Đau bụng sau khi ăn là dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm cần thận trọng Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn gây hại, chúng sản sinh ra các chất độc tấn công vào niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến tình trạng viêm, kích ứng và gây ra cơn đau.
+ Biểu hiện đau do co thắt cơ dạ dày xảy ra quanh ruột non hay vùng trên rốn là cách ống tiêu hóa tăng tốc độ chuyển động tự nhiên để loại bỏ sinh vật gây hại Cần lưu ý rằng nếu chỉ xuất hiện đơn độc hiện tượng đau bụng thì chưa đủ căn cứ để kết luận ngộ độc thực phẩm vì biểu hiện này thường gặp ở nhiều tình trạng sức khỏe khác.
+ Người bị ngộ độc thực phẩm rất hay gặp tình trạng này vì đó là phản ứng co bóp mạnh của cơ hoành và cơ bụng để tống chất có trong dạ dày qua đường miệng Đây cũng là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể khi loại bỏ những yếu tố mà nó cho là có hại.
Cách phòng ngừa và ứng phó với sự cố thất lạc tài sản trong khách sạn
Sự cố thất lạc tài sản trong khách sạn là sự cố mà khi một tài sản được cho là có mặt trong khách sạn nhưng không thể tìm thấy hoặc bị mất đi Điển hình trong trường hợp này là khi một khách hàng không thể tìm thấy đồ cá nhân của mình như: hành lý, điện thoại di động, tiền mặt và các giấy tờ quan trọng,…
Nguyên nhân và hậu quả
+ Lỗi trong quy trình quản lý tài sản: Nếu khách sạn JW Marriott Hà Nội không có quy trình quản lý tài sản rõ ràng và hiệu quả, có thể xảy ra lỗi trong việc ghi nhận và theo dõi tài sản Việc không cập nhật thông tin, ghi sai hoặc mất tài liệu liên quan đến tài sản có thể dẫn đến sự cố thất lạc.
+ Hành vi gian lận hoặc lạm dụng: Một số nhân viên khách sạn hoặc khách hàng có thể tiến hành hành vi gian lận hoặc lạm dụng tài sản Ví dụ, nhân viên có thể lấy cắp tiền, đồ trang sức hoặc các vật phẩm có giá trị khác Một số khách hàng cũng có thể lấy cắp hoặc làm hỏng tài sản trong khách sạn.
+ Thiếu an ninh và giám sát: Nếu khách sạn không có hệ thống an ninh và giám sát đáng tin cậy, việc phát hiện và ngăn chặn sự cố thất lạc tài sản trở nên khó khăn. Điều này có thể dẫn đến việc nhân viên hoặc khách hàng có cơ hội lợi dụng và làm mất tài sản.
+ Lỗi trong quy trình xử lý tài sản: Nếu quy trình xử lý tài sản không được thực hiện đúng cách, có thể xảy ra sự cố thất lạc Ví dụ, việc không kiểm tra tài sản khi khách trả phòng, không lưu trữ tài sản đúng cách hoặc không có hệ thống kiểm kê định kỳ.
+ Nhầm lẫn và phân loại không chính xác: Trong một số trường hợp, sự thất lạc tài sản có thể do nhầm lẫn hoặc phân loại không chính xác Ví dụ, tài sản có thể bị đặt sai chỗ hoặc được gán nhãn sai, dẫn đến việc không thể tìm thấy hoặc nhận ra tài sản đó.
Việc khách hàng mất lòng tin có thể xảy ra khi phát hiện tài sản của họ bị thất lạc, từ đó làm tổn hại đến hình ảnh và danh tiếng của khách sạn Khách hàng có thể không còn cảm thấy an tâm và tin tưởng khi để lại tài sản của mình tại khách sạn trong tương lai.
+ Mất tài sản: Nếu tài sản không được tìm thấy hoặc khách sạn không thể đền bù cho khách hàng, sự cố thất lạc có thể dẫn đến mất tài sản vĩnh viễn Điều này không chỉ gây thiệt hại tài chính cho khách hàng, mà còn làm tổn hại đến mối quan hệ giữa khách hàng và khách sạn.
+ Chi phí phục hồi và đền bù: Khách sạn có thể phải chịu chi phí phục hồi và đền bù cho khách hàng bị mất tài sản Điều này bao gồm việc thay thế tài sản, xử lý các thủ tục bồi thường, và có thể cần tốn thời gian và tiền bạc để khôi phục lại lòng tin của khách hàng.
Sự cố mất tài sản có thể đe dọa đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Khi những sự cố này trở nên phổ biến hoặc nghiêm trọng, khách hàng có thể lựa chọn không đặt phòng hoặc tìm kiếm các khách sạn khác vì lo lắng về an ninh và cách quản lý tài sản của khách sạn.
+ Vấn đề pháp lý: Trong một số trường hợp, sự cố thất lạc tài sản có thể dẫn đến tranh chấp pháp lý giữa khách hàng và khách sạn Việc giải quyết các tranh chấp này có thể tốn thời gian, tiền bạc và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và uy tín của khách sạn.
Cách phòng ngừa và ứng phó với sự cố thất lạc tài sản trong khách sạn
+ Quản lý tài sản hiệu quả: Thiết lập một hệ thống quản lý tài sản chặt chẽ trong khách sạn Điều này bao gồm việc ghi nhận, đánh số, gắn nhãn và theo dõi các tài sản quan trọng như TV, điều hòa nhiệt độ, minibar, thiết bị điện tử và tiện ích khác. Quản lý tài sản nên được thực hiện đúng quy trình và có sự kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu nguy cơ thất lạc.
+ Đào tạo nhân viên: Đảm bảo rằng nhân viên khách sạn được đào tạo về quy trình quản lý tài sản, bao gồm cách ghi nhận, kiểm tra và báo cáo tài sản Họ cần nắm rõ quy định và quy trình của khách sạn liên quan đến tài sản, cũng như biết cách xử lý tình huống khi có sự cố Đào tạo nhân viên về ý thức an ninh và trách nhiệm cá nhân cũng rất quan trọng để đảm bảo tài sản được bảo vệ.
+ Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ các tài sản trong khách sạn để xác định tính trọn vẹn và sẵn có của chúng Kiểm tra này bao gồm việc kiểm tra số lượng, trạng thái, và vị trí của các tài sản quan trọng Nếu phát hiện sự thiếu hoặc hư hỏng, cần điều chỉnh ngay và báo cáo cho các cấp quản lý.
+ Hệ thống giám sát an ninh: Cài đặt hệ thống giám sát an ninh và camera trong khách sạn để giám sát các khu vực quan trọng như hành lang, lễ tân, khu vực lưu trữ tài sản Hệ thống giám sát này cung cấp dữ liệu và hình ảnh hữu ích để giúp nhận biết và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, cũng như giúp phát hiện các hành vi bất thường.
Các tai nạn lao động trong khách sạn
7.1 Khái niệm : Điện giật là hiện tượng xảy ra khi có dòng điện đi từ nguồn điện đang hoạt động xuyên qua một bộ phận trên cơ thể người làm tổn thương chúng hoặc có thể dẫn đến tử vong.Điện giật có thể xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với:
- Các thiết bị máy móc điện bị lỗi
Khách hàng sơ ý chạm vào ổ điện, dây điện hở Khách hàng có thể sử dụng các thiết bị điện không an toàn trong môi trường có độ ẩm cao, chẳng hạn như sử dụng quạt, máy sấy tóc hoặc bàn ủi trong phòng tắm Điều này tạo điều kiện cho tình huống nguy hiểm và nguy cơ điện giật.
Không tuân thủ hướng dẫn sử dụng Một số khách hàng có thể không đọc hoặc không tuân thủ hướng dẫn sử dụng được cung cấp bởi nhà cung cấp thiết bị điện hoặc khách sạn Việc sử dụng thiết bị điện một cách không đúng cách hoặc không tuân thủ các quy tắc an toàn điện có thể dẫn đến nguy cơ điện giật.
Tiếp xúc với nước: Nếu khách hàng sử dụng các thiết bị điện trong khi có nước trên tay hoặc tiếp xúc với nước có thể tạo điều kiện cho dòng điện chạy qua cơ thể và gây điện giật
Thiết bị điện bị hỏng: Các thiết bị điện như ổ cắm, công tắc, bóng đèn, máy lạnh, máy sưởi, máy phát điện, có thể bị hư hỏng, gây ra nguy cơ điện giật nếu không được bảo dưỡng và sửa chữa đúng cách.
Lắp đặt không đúng quy định: Nếu hệ thống điện trong khách sạn không được lắp đặt theo quy định an toàn, chẳng hạn như không có sự cách điện đúng cách, không sử dụng vật liệu cách điện chất lượng, cài đặt thiết bị điện không đúng vị trí, đi dây không an toàn, có thể dẫn đến nguy cơ điện giật.
Sự cố kỹ thuật: Các sự cố kỹ thuật như ngắn mạch, quá tải điện, chập điện, hỏng hóc trong hệ thống điện có thể gây ra các tình huống nguy hiểm và gây điện giật.
Sử dụng thiết bị không an toàn: Nếu khách sạn sử dụng các thiết bị điện không đảm bảo an toàn, chẳng hạn như các thiết bị giả mạo, không có chứng nhận chất lượng, không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, có thể tăng nguy cơ điện giật Ngoài ra còn một số nguyên nhân như là : bị sét đánh , do vô tình chạm vào người đang bị điện giật.
- Tại hiện trường phát hiện có nguồn điện gây ra tai nạn:
- Có vật truyền điện từ nguồn điện đến nạn nhân
- Nạn nhân có thể có các biểu hiện:
- Một người bị điện giật hầu như không bị vết tích tổn thương bên ngoài hoặc có thể biểu hiện bằng những vết bỏng nặng Thậm chí có người bị rối loạn nhịp tim hoặc nặng hơn có thể rơi vào tình trạng tim ngừng đập (tạm thời hoặc ngừng hẳn).
- Vết bỏng thường nặng nhất ở những điểm tiếp xúc với nguồn điện hay tiếp đất Tay, gót chân và đầu là những điểm tiếp xúc thường gặp nhất.
- Ngoài vết bỏng, người bị điện giật cũng có thể bị những tổn thương bên trong đặc biệt nếu người đó cảm thấy một trong các triệu chứng như: khó thở, đau ngực hay đau bụng Vết đau ở tay, chân hay sự biến dạng của một bộ phận nào đó trên cơ thể có thể là do xương bị gãy do bị điện giật
- Một số trường hợp nạn nhân có thể bị động kinh co giật.
- Ở trẻ em, vết bỏng ở miệng do cắn dây điện thường xuất hiện trên môi Khi đó, vùng này thường xuất hiện màu đỏ, ngăm đen hay chấm hồng.
- Sau khi bị điện giật, 1 số nạn nhân cũng có thể bất tỉnh và mất ý thức.
7.4 Ứng phó với sự cố điện giật trong khách sạn
Bước 1: Ngắt nguồn điện, gọi cấp cứu
Ngay khi thấy khách hàng bị điện giật, bạn nên bình tĩnh, nhanh chóng gọi cấp cứu
115 đến càng nhanh càng tốt Để đảm bảo an toàn, bạn ngắt nguồn điện bằng cầu dao tự động, tủ cầu chì, hộp điện, hoặc dùng một số dụng cụ cách điện như thanh gỗ, cao su tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Bước 2: Hỗ trợ khách hàng trong thời gian chờ cấp cứu
- Trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh táo:
- Bạn để khách hàng tự tỉnh và đưa đến bệnh viện gần nhất.
- Đắp chăn cho nạn nhân để giữ ấm cơ thể.
- Nếu khách hàng có vết thương lớn, bỏng, bạn không nên che chắn bất cứ vật gì lên để hạn chế nhiễm trùng.
- Trường hợp nạn nhân bất tỉnh nhân sự:
- Khi phát hiện làn da nạn nhân trở nên tím tái, không có mạch, bạn cần nhanh chóng làm sạch đờm nhớt trong miệng khách hàng.
Khi tiến hành hô hấp nhân tạo, người sơ cứu cần đặt bàn tay vuông góc với xương ức tại vị trí ⅓ phần dưới xương ức Tiến hành ấn mạnh vào xương ức với độ sâu từ 4 đến 6 cm, với tần suất từ 60 đến 100 lần mỗi phút Sau mỗi 10 lần ấn xương ức, người sơ cứu thực hiện thổi vào miệng nạn nhân một lần Thời gian gián đoạn giữa các động tác ấn và thổi không được quá 10 giây.
- Bạn làm liên tục các động tác này và nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện.
Bước 3: Xử lý vết bỏng cho khách hàng (nếu có)
Nếu khách hàng bị bỏng ở vị trí nào đó, bạn cần xem xét khu vực này và sơ cứu nhanh chóng như sau:
- Dùng nước sạch để làm mát vết bỏng Không được dùng đá, nước nóng hoặc lạnh vì chúng có thể gây khó khăn cho việc phục hồi.
- Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức để hạn chế tổn thương.
- Sử dụng băng gạc, vải sạch khỏi nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
- Tránh dùng khăn tắm, chăn đắp vào vết thương bởi chúng có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng.
Bước 4: Chờ cấp cứu đến
Khi khách hàng đã ổn định, bạn nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện, cấp cứu kịp thời Lưu ý bạn nên cập nhật thông tin về quá trình xử lý cấp cứu cho bác sĩ biết. Ngoài ra, bạn nên ở bên cạnh, theo dõi tình trạng của khách hàng thường xuyên và không quên liên lạc với người thân của họ đến ứng cứu.
- Tổ chức training cho nhân viên về các kỹ năng xử lý các sự cố tai nạn do điện giật: Điều này giúp họ nhận biết và xử lý kịp thời các tình huống nguy hiểm, bao gồm cách ứng phó với trường hợp bị điện giật Lắp đặt thiết lập những biển thông tin cảnh báo và hướng dẫn an toàn về sự cố điện giật.
Nhân viên phải trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để nhận biết và xử lý kịp thời các trường hợp khách hàng hoặc đồng nghiệp bị điện giật Quan sát khách hàng thường xuyên là điều cần thiết để hỗ trợ ngay lập tức khi cần thiết, đặc biệt chú ý đến các em nhỏ.
Phòng ngừa và ứng phó với sự số gây rối trật tự và phạm tội trong khách sạn
Gây rối trật tự và phạm tội trong khách sạn là những hành vi vi phạm pháp luật và quy định của khách sạn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơ sở, đồng thời xâm phạm quyền lợi và an toàn của khách hàng và nhân viên.
2 Các loại gây rối trật tự và phạm tội trong khách sạn Intercontinental HaNoi Landmark 72
– Trộm cắp và cướp: Hành vi trái phép lấy cắp tài sản của khách hàng hoặc khách sạn, có thể là tiền bạc, đồ trang sức, thiết bị điện tử hoặc bất kỳ tài sản có giá trị nào Cướp là hành vi mạnh tay, bạo lực và đe dọa đối tượng để cướp tài sản.
– Gian lận và lừa đảo: Hành vi gian lận hoặc lừa đảo trong khách sạn, bao gồm việc sử dụng thông tin cá nhân giả mạo, sử dụng thẻ tín dụng giả, hay chiếm đoạt tài khoản của khách hàng.
– Buôn bán, sử dụng ma túy và các hoạt động bất hợp pháp khác: Hành vi liên quan đến buôn bán, sử dụng, vận chuyển ma túy hoặc các chất cấm khác trong khách sạn. Cũng có thể bao gồm các hoạt động bất hợp pháp khác như đánh bạc, đánh nhau hoặc vận chuyển hàng hóa trái phép
– Tấn công và bạo lực: Hành vi tấn công, bạo lực, đe dọa hoặc gây thương tích đối với khách hàng hoặc nhân viên khách sạn Đây là những hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật.
– Xâm phạm quyền riêng tư: Hành vi xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng hoặc nhân viên khách sạn, chẳng hạn như giám sát trái phép, chụp ảnh không cho phép, hoặc phát tán thông tin cá nhân một cách trái phép.
3 Cách nhận biết khi có sự cố gây rối trật tự và phạm tội
– Thay đổi trong hành vi của khách hàng: Nếu khách hàng đang có hành vi bất thường, đe dọa, xô xát hay gây rối cho khách hàng khác hoặc nhân viên, có thể đó là một dấu hiệu của sự cố gây rối trật tự.
– Tiếng ồn và cuộc xô xát: Nếu bạn nghe thấy tiếng ồn lớn, cuộc xô xát, hoặc tiếng la hét từ một khu vực trong khách sạn, có thể có sự cố gây rối trật tự đang xảy ra.
– Báo cáo từ khách hàng hoặc nhân viên: Nếu bạn nhận được báo cáo từ khách hàng hoặc nhân viên về những hành vi không thích hợp, gây rối trật tự hoặc phạm tội, hãy chú ý và xem xét tình huống đó.
Hành vi đáng ngờ như theo dõi, hoạt động lén lút hoặc hành vi bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo có khả năng gây rối trật tự công cộng hoặc tội phạm Nếu quan sát thấy những hành vi này, hãy báo cáo với cơ quan chức năng ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
– Sự mất mát tài sản: Nếu có báo cáo về việc mất mát tài sản của khách hàng hoặc khách sạn, có thể đây là dấu hiệu của hành vi phạm tội.
4 Nguyên nhân và hậu quả khi xảy ra sự cố gây rối trật tự và phạm tội trong khách sạn
+ Hành vi không đạo đức của khách hàng: Một số khách hàng có thể có hành vi không tôn trọng quy tắc và đạo đức của khách sạn Điều này có thể bao gồm việc tiêu cực, gây rối hoặc thậm chí vi phạm pháp luật.
Các sự cố nội bộ như hành vi không đúng mực của nhân viên khách sạn, lạm dụng quyền hạn hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp cũng có thể góp phần gây ra tình trạng hỗn loạn và tội phạm xảy ra trong khách sạn.
+ Khách hàng hoặc nhân viên không hài lòng: Sự không hài lòng của khách hàng hoặc nhân viên có thể làm tăng khả năng xảy ra các sự cố gây rối trật tự Khi không được đáp ứng mong đợi hoặc xử lý một cách hợp lý, có thể có phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng hoặc nhân viên.
Trong quá trình hoạt động, khách sạn có thể gặp phải tình huống giao tiếp với các đối tác không uy tín hoặc có ý định gian lận, lừa đảo Điều này dẫn tới nguy cơ xảy ra các hành vi gây rối trật tự, phạm pháp và buôn bán hàng hóa bất hợp pháp tại cơ sở lưu trú.
Phòng ngừa và ứng phó với sự cố an toàn vệ sinh trong khách sạn
Qua bài nghiên cứu về công tác đảm bảo an ninh an toàn trong khách sạn Intercontinental Ha Noi Landmark 72 , có thể hiểu rõ hơn về kiến thức cũng như quy trình thực hiện tại khách sạn Giám sát an ninh an toàn là một hoạt động quan trọng trong việc đảm bảo an ninh an toàn cho khách sạn Bằng việc thực hiện đúng quy trình và áp dụng các biện pháp giám sát hiệu quả, khách sạn có thể hạn chế tối đa các nguy cơ mất an ninh an toàn, mang đến sự an tâm và hài lòng cho khách Để đảm bảo an ninh an toàn cho khách sạn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban lãnh đạo, nhân viên khách sạn và các cơ quan chức năng Ban lãnh đạo cần xây dựng kế hoạch an ninh an toàn cụ thể, đồng thời đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để hỗ trợ công tác an ninh an toàn Nhân viên khách sạn cần được đào tạo bài bản về kiến thức, kỹ năng an ninh an toàn Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với khách sạn để đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực xung quanh khách sạn.