1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận Múa Chăm trong đời sống văn hoá của cư dân Ninh Thuận

Trang 1

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Lê Hồng Lý 2 TS Nguyễn Anh Cường

Phản biện 1: PGS.TS Trần Đức Ngôn

Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam

Phản biện 2: PGS.TS Ngô Văn Doanh

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

Phản biện 3: PGS.TS Lâm Bá Nam

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Số 418, đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Vào hồi: … giờ …, ngày … tháng … năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài

Đời sống văn hóa (ĐSVH) là một bộ phận quan trọng cấu thành nên đời sống của một xã hội ĐSVH phản ánh mọi hoạt động của con người trong mối quan hệ với môi trường sống để sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội Xây dựng và phát triển ĐSVH có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào phát triển đất nước trong thời kỳ mới

Người Chăm tại Ninh Thuận hiện nay là cư dân bản địa sinh sống lâu đời và là hậu duệ của cư dân Champa xưa Trong lịch sử phát triển của mình, người Chăm đã sáng tạo ra cho mình một đời sống văn hóa phong phú về nội dung và đa dạng về diện mạo Sự độc đáo của văn hóa Chăm đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Các công trình của các nhà nghiên cứu giúp người đọc có thể hình dung được bức tranh tổng thể về văn hóa Chăm với các lát cắt chi tiết về lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng, kiến trúc, điêu khắc, văn học, nghệ thuật… Trong bức tranh ấy, nghệ thuật múa Chăm chính là một mảng màu đặc biệt, lôi cuốn và hấp dẫn Múa là một thể loại trong trình diễn dân gian của người Chăm, có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa Dân tộc Chăm yêu múa, có hệ thống múa phong phú, đa dạng và là dân tộc duy nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, có lễ hội dành riêng cho múa Tuy nhiên, để tìm hiểu về múa Chăm thì hiện nay, người đọc hầu như chỉ có những công trình nghiên cứu gián tiếp về múa Nhiều công trình nghiên cứu khi phân tích về văn hóa, lễ hội, các nghi thức, nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng…đã mô tả, giới thiệu về múa Chăm một cách gián tiếp Múa Chăm không phải là đối tượng nghiên cứu trực tiếp nên việc phân tích và tổng kết về mặt lý luận cho múa Chăm là hầu như không có Nghiên cứu trực tiếp về múa Chăm chỉ có một số ít công trình như: Nghệ thuật múa Chăm của tác giả Lê Ngọc Canh, xuất bản năm 1982; Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm của hai tác giả Lê Ngọc Canh, Tô Đông Hải, xuất bản năm 1995; Giáo trình múa dân tộc Chăm của nhóm tác giả Phạm Minh Phương, Vũ Thị Phương Anh, xuất bản năm 2016; Nghệ thuật ca múa nhạc người Chăm của 2 tác giả Trương Văn Món và

Trang 4

Thông Thanh Khánh (đồng chủ biên), xuất bản năm 2014; Mặc dù có vai trò quan trọng, nhưng múa Chăm vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống, toàn diện, chưa tương xứng với sự phong phú của nó trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận

Bên cạnh đó, trước xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa, trong khi rất nhiều loại hình nghệ thuật mất đi vị thế vốn có của mình, thì múa Chăm đã có những bước chuyển mình để có thể phù hợp với sự thay đổi của xã hội mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc Các điệu múa Chăm vẫn bền bỉ tồn tại trong các lễ hội; Các nghệ nhân múa Chăm đã phát triển các động tác từ trong múa thiêng/múa nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo để trở thành các điệu múa phục vụ đời sống sinh hoạt; Các đoàn nghệ thuật dân gian Chăm được hình thành để phục vụ du lịch, phát triển kinh tế địa phương; Các biên đạo múa sáng tạo ra các điệu múa Chăm mới trên cơ sở chất liệu múa Chăm để quảng bá văn hóa, nghệ thuật tới đông đảo khán giả trong và ngoài nước…

Đặc biệt, hiện nay nghệ thuật múa Chăm đã và đang được khai thác trong hoạt động du lịch, trở thành một trong những sản phẩm du lịch Điều này, dẫn tới việc dù Nha Trang và Quảng Nam không phải là địa điểm sinh sống của đông đảo cộng đồng người Chăm, nhưng các nghệ nhân múa Chăm từ Ninh Thuận đã di chuyển tới đây để biểu diễn phục vụ cho hoạt động du lịch tại khu di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn và tháp Bà Ponagar Các điệu múa Chăm do các nghệ nhân trình diễn đã trở thành một trong những sản phẩm tạo nên dấu ấn và thu hút khách du lịch khi đến tham quan những di tích này

Có thể nói, múa dân tộc Chăm là một điển hình về sự vận động, chuyển biến để phù hợp với đời sống xã hội hiện đại những vẫn giữ được cốt cách, bản sắc riêng có của mình

Sự vận động của múa Chăm trong đời sống văn hóa đương đại đã đang đặt ra các câu hỏi như: múa Chăm trong đời sống văn hóa của người dân Ninh Thuận như thế nào? Các chức năng của nó trong đời sống đương đại ra sao? Nó phản ánh những vấn đề gì của người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay?

Từ những lý do về phương diện lý luận và thực tiễn nêu trên tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài Múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa học

Trang 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận, qua đó tìm ra chức năng của nó trong đời sống văn hóa truyền thống, cũng như sự thay đổi chức năng hoặc xuất hiện những chức năng mới của nó trong đời sống văn hóa đương đại của cư dân Ninh Thuận hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu để làm cơ sở cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu

- Khái quát về người Chăm ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng

- Nghiên cứu, phân tích về các chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống và đương đại của cư dân Ninh Thuận

- Bàn luận những vấn đề nổi cộm rút ra từ đối tượng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu

4 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, có ba câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải quyết vấn đề:

Câu hỏi nghiên cứu 1: Múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền

thống của cư dân Ninh Thuận được thể hiện như thế nào và chức năng của nó ra sao?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư

dân Ninh Thuận hiện nay được thể hiện thông qua sự thay đổi/ bổ sung mới chức năng như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Có những vấn đề gì cần bàn luận liên quan

đến sự thay đổi/ bổ sung mới chức năng của múa Chăm trong đời sống

văn hóa của cư dân Ninh Thuận hiện nay?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận

3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian

+ Luận án lựa chọn nghiên cứu múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân ở tỉnh Ninh Thuận vì Ninh Thuận là địa phương tập trung đông người Chăm nhất cả nước

Trang 6

+ Người Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn) tại Ninh Thuận được chia theo 3 khu vực cộng đồng tín đồ và đền tháp: Khu vực tháp Po Rome, khu vực đền thờ Pô Nagar, khu vực tháp Po Klong Garai Do đó luận án sẽ tập trung đi sâu khảo sát nghiên cứu trường hợp ở một số điểm sau:

(1) Làng Hữu Đức (tiếng Chăm: Palei Hamu Tanran), xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, thuộc khu vực đền Po Nagar, là làng Chăm Bà la môn lớn nhất tại Ninh Thuận hiện nay và là làng duy nhất có Muk Rija là nam Làng Hữu Đức được biết đến với nhiều lễ hội diễn ra quanh năm, đặc biệt là lễ hội Kate Đây cũng là làng có nhiều nét văn hoá Chăm vẫn còn được lưu giữ, chưa bị mai một theo thời gian

(2) Làng Thành Ý (tiếng Chăm: Palei Tabeng), xã Thành Hải, Tp Phan Rang-Tháp Chàm, thuộc khu vực tháp Po Klong Garai Đây là palei duy nhất trong tất cả các làng Chăm đóng trên địa bàn thành phố của tỉnh Ninh Thuận, tập trung chủ yếu người Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng đạo Bàlamôn), có nhiều hoạt động về văn hoá lớn mang tính chất cộng đồng có múa Chăm như: lễ đầu năm, lễ cầu mưa, lễ hội Katê, lễ Chabun,…

(3) Làng Hậu Sanh (tiếng Chăm: Palei Thuen), xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, ở khu vực tháp Porome, là nơi đồng bào Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng đạo Bàlamôn) thường xuyên tổ chức các lễ hội có múa Chăm như: Lễ cầu đảo, lễ Kate, lễ cúng tưởng nhớ người Mẹ xứ sở, lễ mở cửa tháp…

(4) Làng Bàu Trúc (tiếng Chăm: Palei Hamu Craok), thị xã Phước Dân, huyện Ninh Phước Vì đây là địa bàn tập trung đông người Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng đạo Bàlamôn) và thuộc huyện Ninh Phước là huyện có đông người Chăm ảnh hưởng Bà la môn nhất tỉnh Ninh Thuận (theo thống kê của Tổng cục Thống kê ngày 1/4/2019); là nơi ở ngay gần thành phố Phan Rang - Tháp Chàm diễn ra quá trình hiện đại hóa mạnh ở tỉnh Ninh Thuận đã tác động đến sự thay đổi chức năng của múa Chăm; là palei đươc biết đến với nhiều lễ hội diễn ra quanh năm, như lễ Kate, lễ Rija, lễ giỗ tổ nghề gốm Po Klong Chanh… được tổ chức rất long trọng với sự phát triển mạnh múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Và đặc biệt đây là làng Chăm duy nhất có phát triển múa phục vụ hoạt động du lịch

Ngoài ra, NCS còn khảo sát qua làng Bỉnh Nghĩa (tiếng Chăm: Palei Bal Riya), xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc vì đây là địa phương còn lưu giữ và thực hành múa Phồn thực

- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu múa Chăm trong đời

sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận thông qua nghiên cứu tài liệu để

Trang 7

nghiên cứu múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống Bên cạnh đó, luận án còn thông qua các khảo sát, điều tra thực địa được tiến hành từ năm 2018 đến nay để nghiên cứu múa Chăm trong đời sống văn hóa đương đại Vì đây là giai đoạn Ninh Thuận đã nâng tầm vị thế, phát triển toàn diện theo hướng nhanh, bền vững cùng chiến lược, quy hoạch, tư duy mới Điều này tác động không nhỏ đến sự biến đổi chức năng của nghệ thuật múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Bên cạnh đó, từ năm 2018 đến nay là giai đoạn gần đây nhất giúp NCS có điều kiện về mặt tư liệu thực tiễn để khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu

+ Người Chăm ở Ninh Thuận có các nhóm: Chăm Ahier (người Chăm ảnh hưởng đạo Bàlamôn giáo); Chăm Awal/Chăm Bani (người Chăm ảnh hưởng Hồi giáo) Chăm Auslam/Islam (là nhóm có hướng gần chuẩn Hồi giáo Islam thế giới) và nhóm Chăm Jat (nhóm Chăm không bị ảnh hưởng bởi tôn giáo nào) Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu múa của người Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn), vì người Chăm Ahier chiếm số đông và là bộ phận người Chăm có văn hóa bản địa lâu đời

+ Ở Ninh Thuận có 33 dân tộc Tuy nhiên, qua khảo sát, điều tra thực địa, chủ thể chính thực hành múa Chăm vẫn là người Chăm và múa Chăm có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của họ là chính Bên cạnh đó, cộng đồng người Kinh cũng sinh sống trên địa bàn cùng người Chăm và đóng vai trò quan trọng, họ tham gia vào quá trình bảo vệ, phát huy giá trị của múa Chăm Bởi vậy, luận án tập trung vào nghiên cứu chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân là người Chăm và người Kinh với vai trò là “tham gia” ở Ninh Thuận

+ Luận án tập trung nghiên cứu múa Chăm qua các khía cạnh: múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống; múa Chăm trong đời sống văn hóa đương đại; những yếu tố tác động đến sự thay đổi chức năng của múa Chăm ở Ninh Thuận; sự ảnh hưởng tích/tiêu cực từ sự thay đổi/ bổ sung mới chức năng của múa Chăm đến đời sống văn hóa của cư dân ở Ninh Thuận

4 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu 1: Múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền

thống của cư dân ở Ninh Thuận được thể hiện qua các khía cạnh: nguồn

gốc, lịch sử; các hình thái múa; các thành tố; đặc điểm; các chức năng

Trang 8

của múa Chăm được thể hiện trong đời sống tâm linh và trong đời sống sinh hoạt

Giả thuyết nghiên cứu 2: Múa Chăm trong đời sống văn hóa đương

đại của cư dân ở Ninh Thuận được thể hiện qua sự thay đổi chức năng ở các khía cạnh: múa Chăm trong đời sống tâm linh; múa Chăm trong đời sống sinh hoạt Còn sự bổ sung mới chức năng của múa Chăm được thể hiện ở các khía cạnh: múa Chăm gắn với tổ chức sự kiện; múa Chăm gắn với kiến trúc, điêu khắc; múa Chăm gắn với hoạt động du lịch; múa Chăm gắn với phong trào văn nghệ quần chúng; múa Chăm gắn với hoạt động biên đạo, biểu diễn, đào tạo chuyên nghiệp

Giả thuyết nghiên cứu 3: Những vấn đề cần bàn luận liên quan đến sự

thay đổi/ bổ sung mới chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của

người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay là: những yếu tố tác động đến sự thay đổi/ bổ sung mới chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận; sự thay đổi chức năng đó có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực gì đến đời sống văn hóa của cư dân ở Ninh Thuận; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của múa Chăm liên quan đến sự hiện tồn, biến đổi và bổ sung mới chức năng của múa Chăm; vai trò của múa Chăm đối với đời sống văn hóa của người Kinh và vai trò của người Kinh đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của múa Chăm ở Ninh Thuận

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án

- Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành: văn hóa học, sử học, dân tộc học, văn hóa dân gian,… để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu

- Luận án chọn cách tiếp cận nhân học văn hóa, đó là việc đề cao vai trò và tôn trọng tiếng nói của chủ thể văn hóa là người Chăm Họ chính là những người thực hành, thụ hưởng múa Chăm

- Luận án còn tiếp cận tổng thể để hiểu về múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống cũng như sự thay đổi chức năng của nghệ thuật múa Chăm trong đời sống của người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Luận án góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về múa Chăm ở Ninh Thuận; giúp người đọc có được cái nhìn khái quát về tộc người Chăm – chủ thể sáng tạo, thực hành và thụ hưởng chính của nghệ thuật múa Chăm ở Ninh Thuận

- Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống và đương đại của cư dân Ninh Thuận Đặc biệt là gợi mở những vấn đề nghiên cứu liên quan đến sự

Trang 9

thay đổi chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân ở Ninh Thuận hiện nay

- Thông qua kết quả nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp về nghệ thuật múa Chăm có thể tham khảo trong việc xây dựng và thực thi các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân ở Ninh Thuận

- Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên đại học, học viên cao học, NCS và các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động múa dân gian dân tộc về nghệ thuật múa Chăm nói riêng, văn hóa Chăm nói chung

7 Cấu trúc của luận án

Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, gồm 4 chương sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Chương 2: Múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống của cư dân Ninh Thuận

Chương 3: Múa Chăm trong đời sống văn hóa đương đại của cư dân Ninh Thuận

Chương 4: Bàn luận về sự thay đổi chức năng của múa Chăm ở Ninh Thuận trong bối cảnh đương đại

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa và đời sống văn hóa Chăm

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã chú trọng đến công tác văn hoá và coi công tác văn hóa là một bộ phận của cách mạng Việt Nam Dưới sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng, Nhà nước, công tác văn hoá và xây dựng đời sống văn hoá không chỉ được triển khai, hiện thực hoá bằng các hoạt động thực tiễn, mà còn được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Từ những năm 1984 đến trước năm 2000, đã có rất nhiều tác giả nghiên

Trang 10

cứu về đời sống văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở như các tác giả Hà Huy Bích, Nông Quốc Chấn, Đỗ Đức Dục, Quang Đạm, Lê Như Hoa, Nguyễn Văn Kiên, Nguyễn Văn Hy, Hoàng Vinh, Trần Văn Bính Từ sau năm 2000 đến nay có thêm nhiều tác giả với nghiên cứu sâu hơn xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa trong thời kỳ mới phù hợp với tình hình phát triển, đổi mới của đất nước Tiêu biểu như: Trần Văn Bính, Nguyễn Hữu Thức, Phú Văn Hẳn, Nguyễn Hùng Khu, Đinh Thị Vân Chi, Nguyễn Thị Hương, Vũ Thị Phương Hậu…

Với mỗi công trình nghiên cứu có thể thấy đời sống văn hóa được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như: nghiên cứu ĐSVH dưới góc nhìn lý luận văn hóa; nghiên cứu ĐSVH dưới góc nhìn triết học văn hóa; nghiên cứu ĐSVH ở cơ sở nói chung; nghiên cứu ĐSVH cộng đồng; nghiên cứu ĐSVH ở khu vực sống hoặc một địa phương

Công trình “ Đời sống văn hóa và xã hội người Chăm thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Phú Văn Hẳn (2005) là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra cái nhìn toàn cảnh hiện trạng đời sống văn hóa của người Chăm và những tác động của đời sống đô thị đối với người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng

Cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng dưới góc độ văn hóa, xã hội tiêu biểu như nghiên cứu của tác giả Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, Ngô Văn Doanh, Võ Văn Hòe, Trần Hồng, Hồ Tấn Tuấn, Inra Jaka và Đổng Thành Danh… nhóm này tập trung đi vào các hướng chủ yếu: nghiên cứu về văn hóa cổ Chămpa; nghiên cứu về văn hóa Chăm; nghiên cứu về những vấn đề văn hóa - xã hội Chăm; nghiên cứu về văn hóa phi vật thể Chăm; nghiên cứu về văn hóa dân gian Chăm; nghiên cứu về mối quan hệ văn hóa dân gian Việt - Chăm;

1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về nghệ thuật múa Chăm

Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay đã có các nghiên cứu về nghệ thuật múa Chăm Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trực tiếp về múa Chăm chỉ đếm trên đầu ngón tay với các tác giả như Lê Ngọc Canh, Đặng Hùng, Nguyễn Thị Hội An, Đinh Thu Hà, Nguyễn Thúy Nga Việc nghiên cứu về múa Chăm thường là nghiên cứu gián tiếp về múa Khi

Trang 11

nghiên cứu về văn hóa, lễ hội, các nghi thức, nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng…thì các nhà nghiên cứu mô tả, giới thiệu về múa Chăm một cách gián tiếp như một thành phần của văn hóa, lễ hội Do vậy, việc phân tích và tổng kết về mặt lý luận cho múa Chăm còn rất hạn chế so với sự phong phú, đa dạng của múa Chăm trong đời sống thực tiễn Việc nghiên cứu nghệ thuật múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống và đương đại với những biến đổi của nó chính là khoảng trống còn bỏ ngỏ cho tác giả tập trung nghiên cứu, làm rõ được mục tiêu nghiên cứu

1.1.4 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu những tư liệu về văn hóa Chăm nói chung và một số công trình nghiên cứu về múa Chăm nói riêng cho thấy văn hóa Chăm đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Múa Chăm ngoài một số công trình nghiên cứu trực tiếp thì đa phần là nghiên cứu gián tiếp, việc phân tích và tổng kết về mặt lý luận cho múa Chăm là rất ít Dưới đây là một số nhận định chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến múa Chăm

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới văn hóa Chăm trên nhiều khía cạnh khác nhau Trong đó nhiều khía cạnh là những sự gợi ý cho ý tưởng nghiên cứu trong luận án Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tài liệu tham khảo phong phú và đồ sộ về các thành tố văn hóa Chăm

Từ những công trình đi trước cho thấy nghệ thuật múa Chăm chưa nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu chuyên sâu của các nhà nghiên cứu Kho tư liệu về nghệ thuật múa Chăm với những công trình nghiên cứu lý luận được biên soạn công phu, khảo tả chi tiết về các điệu múa trong hoạt động nghi lễ, lễ hội của người Chăm còn khá khiêm tốn so với sự phong phú, đa dạng của múa Chăm Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đặt múa Chăm trong sự vận động của đời sống văn hóa của người Chăm Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện nay đã có những tác động không nhỏ đến sự thay đổi chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của người Chăm - chủ thể sáng tạo của múa Chăm, cũng như một số dân tộc khác cùng sinh sống trên mảnh đất Ninh Thuận, mà cụ thể là người Kinh Vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước, NCS tiếp tục việc nghiên cứu nghệ thuật múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận hiện nay

Trang 12

Trong đời sống văn hóa Chăm truyền thống, múa mang tính thiêng và phục vụ cho đời sống tâm linh nên hình thái múa tín ngưỡng tôn giáo Chăm vô cùng phong phú và đa dạng Ngoài ra, hiện nay trong kho tàng nghệ thuật múa Chăm hình thái múa sinh hoạt dân gian cũng có nhiều sự phát triển Và bên cạnh đó, còn có thêm những tác phẩm múa Chăm mới để đáp ứng nhu cầu của người dân

1.2.1.2 Đời sống văn hóa

Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể các hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu

khác nhau của con người trong đời sống

Với các nội dung nghiên cứu đặt ra: múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống của cư dân Ninh Thuận; múa Chăm trong đời sống văn hóa đương đại của cư dân Ninh Thuận; những vấn đề liên quan đến sự thay đổi/ bổ sung mới chức năng của múa Chăm ở Ninh Thuận trong bối cảnh đương đại, nên NCS không đi vào toàn bộ các khía cạnh của đời sống văn hóa, mà chỉ giới hạn ở các khía cạnh đời sống tâm linh, đời sống sinh hoạt, đời sống kinh tế

1.2.2 Lý thuyết và quan điểm vận dụng nghiên cứu

1.2.2.1 Lý thuyết chức năng

Khi áp dụng lý thuyết chức năng vào đề tài cho thấy múa Chăm có những chức năng quan trọng trong nhiều khía cạnh của đời sống xã hội bao gồm: chức năng giáo dục, chức năng tâm linh, chức năng giải trí, chức năng cố kết cộng đồng Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng quan điểm của Malinowski xem múa Chăm như một phương thức thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận Nhu cầu này bao gồm cả nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội, thể hiện trong đời sống tâm linh, đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế là chủ yếu

Trang 13

1.2.2.2 Khung phân tích của luận án

1.3 Khái quát về người Chăm và vùng đất Ninh Thuận

1.3.1 Khái quát về người Chăm ở Việt Nam

1.3.2 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội và văn hóa của người Chăm và vùng đất Ninh Thuận

1.3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 1.3.2.2 Đặc điểm xã hội 1.3.2.3 Đặc điểm văn hóa

Tiểu kết

Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm, của các học giả trong và ngoài nước, nhưng chưa có chuyên luận nào đi sâu tìm hiểu về múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận

Việc vận dụng lý thuyết chức năng sẽ giúp cho tác giả luận án làm rõ chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh

Ngày đăng: 16/08/2024, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w