1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích hoạt động dạy học so sánh lớp học trong ngữ cảnh việt và pháp

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KHOA TIẾNG PHÁP

BÁO CÁO CUỐI HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT DỰ GIỜ

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Nhật MinhMSSV : 46.01.703.031

Giảng viên phụ trách : Cô Lê Thị Phương Uyên

Trang 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG CHUẨN BỊ CẦN CÓ CỦA MỘT GIÁO SINH KHI ĐI QUAN

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nghề giáo viên không phải là một nghề nghiệp đơn giản Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lúc sinh

thời đã luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của nghề giáo: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì

nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục thì không nói gì đến kinhtế, văn hóa”.

 Ngoài ra, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao quý

nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sángtạo ra những con người sáng tạo” Không chỉ ở Việt Nam, các nhà giáo dục nổi tiếng cũng

đã có những nhận định về nghề giáo, cụ thể như Nhà giáo dục học Tiệp Khắc vĩ đại

Comenxki từng phát biểu “dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”.

Quách Mạt Nhược – một học giả nổi tiếng người Trung Quốc khi nói về nghề giáo từng ca

ngợi: “Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng khuyết rồi lại tròn nhưng ánh sáng mà người thầy

chiếu rọi vào chúng ta sẽ còn mãi trong suốt cuộc đời” Và để có thể trở thành người giáo

viên, chúng tôi, những sinh viên của Trường Sư phạm TPHCM, đặc biệt là sinh viên thuộckhoa Tiếng Pháp, ngành Sư phạm tiếng Pháp đã phải không ngừng học tập và trao dồi kĩnăng và kiến thức thông qua các học phần chuyên môn Điều kiện tiên quyết để các sinh viênnhư chúng tôi trở thành được giáo viên, đó chính là chúng tôi phải học được cách quan sátcách hoạt động của một giáo viên trong một tiết học

Quan sát không phải đơn giản chỉ là nhìn thấy thông thường Mà việc quan sát dự giờ có tầmquan trọng rất lớn để chúng tôi biết phải làm như thế nào cho hợp lý, bao quát và đầy đủ nhấtcác chi tiết, nội dung của một buổi học Và thông qua quá trình quan sát, chúng tôi có thể họchỏi, rút kinh nghiệm và tự tạo cho mình một phong cách dạy thích hợp với từng đối tượng,từng kĩ năng và từng cấp học Quan sát dự giờ là một học phần có ý nghĩa, mục đích rõ ràngvà có tác dụng rất lớn trong quá trình đào tạo nên một người giáo viên Không phải chúng tacứ có kiến thức là chúng ta có thể đi dạy được ngay, mà chúng ta phải quan sát những ngườiđã làm giáo viên xem họ dạy như thế nào, cách tổ chức lớp học của họ ra sao, chúng ta đềuphải quan sát tất cả Để từ đó, chúng ta mới học theo và dần dần tự đúc kết cho bản thân rằngcó những điểm mạnh nào cần ghi chú lại, những điểm nào mình có thể thay đổi Mọi hoạtđộng diễn ra trong lớp học đều có ý nghĩa để chúng ta học hỏi, thế nên học phần “Phươngpháp quan sát dự giờ” sẽ giúp chúng ta biết cách thế nào để quan sát và các yếu tố chúng tacần quan sát là gì giúp cho quá trình rèn luyện năng lực nghề nghiệp được dễ dàng và bàibản, logic

Trang 5

Mỗi chúng ta sẽ có một cách quan sát khác nhau và chúng ta sẽ tập trung và những chi tiếtkhác nhau, các chi tiết quan sát được đều góp phần trong quá trình chúng ta tích lũy kĩ năngđể trở thành một người giáo viên có năng lực Qua quá trình học và nghiên cứu trong họcphần “Phương pháp quan sát dự giờ”, cá nhân tôi đã biết cách quan sát, biết cách ghi chú vàcách xác định các chi tiết nào là quan trọng giúp ích cho mình trong quá trình học tập trởthành một giáo viên dạy tiếng Pháp Tôi còn biết thêm tên gọi của các chi tiết tôi quan sátđược để phân loại chúng một cách rõ ràng, giúp tôi khi tạo dựng một phiếu quan sát, tôi sẽbiết xếp chúng vào các vị trí riêng và khiến cho quá trình ghi chú, quan sát tiết học của mìnhđược cụ thể hóa và đơn giản hóa, không bỏ sót bất kỳ hoạt động nào trong tiết học

Trang 6

1.1 Về vật chất

Tôi cho rằng khi đi quan sát dự giờ một tiết học nào, tôi cũng sẽ cần những thứ như:

• Tác phong ăn mặc: khi chúng ta tham gia một tiết học, việc giáo viên và học sinh sẽ nhìn thấy và đánh giá chúng ta có sự nghiêm túc nơi trường học hay không là dựa vàotác phong của chúng ta khi đến trường, đến lớp Chúng ta cần tuân thủ và nghiêm túc chấp hành các quy định về ăn mặc Việc đó sẽ thể hiện được phong cách và sự chỉn chu của giáo sinh, những người sắp trở thành giáo viên

• Một phiếu quan sát đã được soạn thảo hoàn chỉnh và đẩy đủ các yếu tố cần quan sát: đây chính là một vật dụng vô cùng quan trọng khi chúng ta đi quan sát một lớp học, chúng ta cần có sự chuẩn bị bài bản và có tính hệ thống để giúp cho việc quan sát, ghi chú không bị rối và cũng không bị thiếu sót.

• Bút, điện thoại, máy tính…: các vật dụng đi kèm mà tôi cho rằng không một người giáo sinh nào đi quan sát mà có thể thiếu được những đồ vật này Chúng là những thứ sẽ giúp đỡ chúng ta một cách nhanh chóng khi chúng ta cần ghi chép những điểm cần chú ý mà trong phiếu quan sát không có, và sử dụng trong các trường hợp khác Hoặc như khi chúng ta muốn ghi âm, ghi hình, chụp ảnh tiết học (dưới sự cho phép của giáoviên, học sinh trong lớp) để làm tài liệu, lưu trữ khi cần thiết cho quá trình thực tập, thực hành của cá nhân, các thiết bị điện tử là vật không thể thiếu.

• Tài liệu: cụ thể khi chúng ta đi quan sát một tiết học nào, chúng ta cần có sự chuẩn bị về tài liệu liên quan đến tiết học đó như sách giáo khoa, kiến thức liên quan đến môn học, tiết học, các tài liệu về nội dung bài học, v.v…

• Sổ tay cá nhân: tôi cho rằng việc có cho mình một sổ tay cá nhân để ghi lại những gì chúng ta muốn học hỏi, muốn rút kinh nghiệm mà không thể ghi vào trong phiếu là

Trang 7

một điều cần thiết Sổ tay này sẽ là nơi chúng ta ghi lại những quan điểm cá nhân, những suy nghĩ cá nhân về tiết học

1.2 Về phi vật chất

Những trang bị cần thiết khi đi quan sát một tiết học không chỉ là những vật dụng, thiết bị bênngoài, hiện hữu mà các giáo sinh cũng cần chuẩn bị cho mình một tâm lý, tinh thần tốt trước và trong quá trình quan sát Những người giáo sinh cần chủ động và có tâm thế sẵn sàng học hỏi để đến khi vào trong một lớp học, chúng ta mới có thể quan sát tối đa các hoạt động diễn ra và thái độ của giáo viên và học sinh ngay tại thời điểm đi dự giờ

Vậy nên, những chuẩn bị về phi vật chất của giáo sinh có thể là gì, tôi đã suy nghĩ và đưa ra một số những thứ mà tôi cho rằng mỗi giáo sinh đều nên trang bị, đó là:

• Thông tin lớp học: sĩ số, học lực học sinh trong lớp, sơ đồ chỗ ngồi, cách chia tổ của lớp học, v.v…

• Một thái độ tốt khi đi quan sát dự giờ: dù rằng chỉ là giáo sinh, chúng ta đi quan sát nhằm mục đích học tập và trau dồi nhưng chúng ta vẫn không thể quên có một thái độtốt trước lớp học, giáo viên và học sinh Người giáo sinh cần thể hiện thái độ nghiêm túc, chỉn chu và chuyên nghiệp khi đến lớp.

• Một tinh thần chủ động học hỏi, nghiên cứu: chúng ta không thể mang một thái độ ép buộc khi đi đến một lớp học, việc đi dự giờ là một phần trong quá trình rèn luyện năng lực nghề nghiệp của mình Chúng ta phải luôn mong muốn học hỏi để rút kinh nghiệm cho bản thân để khi đứng lớp, chúng ta không còn bỡ ngỡ và vụng về.• Các kỹ năng mềm: ngoài ra việc rèn luyện các kỹ năng về công nghệ thông tin; giao

tiếp; tốc ký; ghi nhớ; nhận định, đánh giá cũng rất cần khi giáo sinh tham gia vào các tiết học để quan sát dự giờ, vì không phải đi quan sát là chúng ta ngồi im và chỉ nhìn lớp học diễn ra từ đầu đến cuối

• Kiến thức chuyên môn vững vàng: trước khi đi dự giờ một lớp nào, chúng ta cần nắm vững kiến thức của kiến thức ngày hôm đó và các kiến thức cũ Việc giáo sinh học tậpchăm chỉ và có kiến thức vững chắc sẽ giúp giáo sinh nắm bắt các hoạt động trong lớptốt hơn, đưa ra được các nhận định về sự logic của kiến thức.

Trang 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC-SO SÁNH LỚP HỌC TRONGNGỮ CẢNH VIỆT VÀ PHÁP

2.1 Phân tích hoạt động dạy-học

Dựa trên phiếu quan sát mà tôi và nhóm chúng tôi khi học học phần này đã soạn thảo và chỉnh sửa tôi sẽ sử dụng phiếu ấy để phân tích một tiết học đã được thu hình dành cho bậc tiểu học mà cô Lê Thị Phương Uyên đã gửi cho lớp Tôi sẽ trình bày sơ về phiếu quan sát mà nhóm đã thực hiện, phiếu bao gồm 2 tờ, cụ thể là 3 trang giấy A4, chúng tôi đã chia phiếu thành các phần khác nhau để tiện quan sát và ghi chú:

• Giới thiệu chung: họ tên giáo viên được quan sát, tên bài học, ngày-giờ quan sát, họ

tên người quan sát, kĩ năng mà người giáo viên sẽ dạy.

• 5 phút đầu giờ: chúng tôi muốn quan sát xem 5 phút đầu giờ thì không khí trong lớp

sẽ như thế nào để phản ánh lên được thái độ của các em học sinh

• Tiến trình (démarche): quan sát các hoạt động diễn ra trong lớp trong suốt khoảng

thời gian quan sát được diễn ra như thế nào, gồm mấy giai đoạn (phases), mục đích của các giai đoạn ấy (objectifs), và các hoạt động cụ thể diễn ra trong các giai đoạn (activités).

• Bảng quan sát từng đối tượng và sự tương tác: bảng này sẽ quan sát riêng 2 đối

tượng là giáo viên và học sinh, sau đó có một phần quan sát sự tương tác tương quan giữa hai đối tượng.

• Ghi chú chung (remarque général): ghi lại những điểm cần cải thiện của người giáo

viên trong tiết học theo suy nghĩa cá nhân, bổ sung các chi tiết còn thiếu chưa được ghi trong bảng, những điểm mạnh của người giáo viên mà giáo sinh có thể học hỏi theo…

Và tôi sẽ tiến hành phân tích một video lớp tiểu học đã được thu hình trong ngữ cảnh Pháp dựa trên phiếu quan sát này

Trang 9

FICHE D’OBSERVATION EN CLASSE

Nom et Prénom de l’enseignant :

Sujet de la leçon (Thème) :

Date : Durée :

Nom et Prénom de l’observateur :

Compétence langagière : Durant 5 minutes début du cours, l’ambiance de la classe est :

□ Autre

Phase 1 : Révision Rappel la précédenteleҫon

Gồm 2 hoạt động (activité)

Activité 1: Rappeler: giáo viên đặt các câu hỏi

gợi mở cho các em học sinh trả lời về bài học cũ

Activité 2: Compléter: các em học sinh nghe lại

câu chuyện 1 lần nữa từ giáo viên và bổ sung các chi tiết còn thiếu

Trang 10

Phase 2 : Travail en groupe

Terminer la fiche de groupe des élèves

Các em học sinh tổ chức hoạt động theo nhóm để tổng hợp lại các phiếu cá nhân và hoàn thành 1 bàiexposé hoàn chỉnh.

Phase 3: Présentation Présenter les fiches des élèves

Gồm 2 hoạt động (activité)

Activité 1: Exposer: các em học sinh đứng trước

lớp và trình bày bài làm của nhóm mình cho cô và các bạn cùng nghe

Activité 2: Commenter: cô giáo và các bạn trong

lớp nhận xét bài làm của các bạn thuyết trình

Phase 4: Relecture Les élèves relisent l’histoire pour les autres, ne pas avoir besoin d’aider de l’enseignant

Có 2 em học sinh đại diện đọc lại câu chuyện cho các em khác trong lớp nghe, có sự hiện diện của giáo viên bên cạnh và các bạn trong lớp nghe một cách nghiêm túc và chăm chú.

(phân tích cụ thể tiến trình nằm trong phụ lục mục 1.2)

Éléments observablesRemarque

Trang 11

La gestion dela classe

L’espace : Déplacer ou non déplacer ? Comment ? Au

quelle activité ? Phase 1: giáo viên ngồi trước mặt các em học sinh.Phase 2: giáo viên di chuyển khắp lớp để xem xét và giúp đỡ các em.Phase 3: giáo viên ngồi giữa các em, cùng các em nghe phần trình bày của các bạn.

Le travail en groupe : faҫon d’organiser une classe en groupe pour chaque activité (décrire la tâche, préciser le temps de travail en groupe, indiquer le nombre de membres d'un groupe, etc)

Giáo viên có đặt câu hỏi vềbài làm của nhóm để các em giải thích, tạo sự tư duyđộng não cho các em Giáo viên có sự dặn dò và hỏi ý kiến các em, thể hiện sự tôn trọng lớp các em, không áp đặt.

Les rôles d’un enseignant

L’enseignant expert

(incoporer lutilisation de la langue dans l’organisation desactivités)

L’enseignant technicien (maitriser lutilisation

d’Internet

L’enseignant facilitateur d’apprentissage (donner des

Phase 1: giáo viên nắm vai trò l’enseignant falicitateur (dẫn dắt các em trả lời câu hỏi để tìm hiểu bài học).Phase 2 + 3: giáo viên nắm vai trò l’enseignant

Trang 12

conseils qui facilitent le travail de l’apprenant)

L’enseignant détenteur du savoir (disposer d’une base

de connaissance solide + transmettre les connaissances de manière claire et

compréhensible aux élèves)

La formulationdes consignes

Quelles-sont les consignes ?Est-ce que les élèves comprennent ?

Est-il expliquer les consignes aux élèves ?

L’enseignant utilise vouvoyerou tutoyer aux élèves ?

Đa số các consignes người giáo viên đưa ra các em đều hiểu (vì các em trả lời và thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên).

Giáo viên có sự thay đổi ngôi xưng cho phù hợp khi nói chuyện tập thể hay cá nhân các em.

Le traitementde la situation

La prise en compte du

processus d’apprentissage desélèves, l'attention apportée aux élèves en difficulté…

Bilenne là một em đọc yếu và giáo viên đã chú ý điều đó, cô đã tạo điều kiện cho em nói nhiều hơn.

Khi làm việc nhóm cô cũngdạo quanh và giúp đỡ các

Trang 13

Souci de faire participer tous les élèves et techniques ou comportements utilisés pour les motiver

Cô yêu cầu các em nhận xét phần trình bày của Bilenne để tất cả cùng tham gia vào các hoạt độngtrong lớp/ tạo hoạt động nhóm để tất cả đều phải thảo luận/ cô có cho sử dụng các tờ giấy nhỏ và giấy lớn để thể hiện phần trình bày cá nhân/nhóm.

Des activités pratiques sont organisées (travail en petite groupe/en tandems/

Có các hoạt động cá nhân (ghi chú câu chuyện, thuyết

Trang 14

trình), hoạt động nhóm (tổng hợp bài cá nhân).

Traitement de l’erreur des apprenants

Le matériel Le TBI, le tableau noir, les images, les cartes, etc

Les affiches, les feuilles

Les tâches Tâche unique/ ni tâche/ tâche préparée/ tâche non préparée

Tâche unique xuyên suốt buổi học, đó là yêu cầu các em kể lại câu chuyện.

Correction des

exercices Comment l’enseignant corrigeles exercices ? (soigneusement/sommairement)

Activité dans

le classe Préparer pour le cours

Sử dụng tờ giấy ghi chú trong bài học lần trước và bổ sung những chỗ thiếu vào buổi học mới.

Trang 15

Répondre aux questions/aux activités de l’enseignant

Có sự tham gia, trả lời câu hỏi, thuyết trình, thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên.

L’INTERACTIONENTREENSEIGNANT ET

Attitude desapprenants

Respectation l’enseignant Có sự tôn trọng giáo viên thông qua cách các em trả lời câu hỏi, tham gia hoạt động.

Participation (en grande quantité/ en petite quantité)

En grand quantité, đa phần là cả lớp đều tham gia.

Réaction aux activités de l’enseignant (joyeux/

enthousiasme/ ennuyeux/ non

Attitude de

l’enseignant Réponse aux questions des élèves avec un sentiment positive

Có sự tận tâm và nhiệt tình trong cách giáo viên đối thoại với các em học sinh.

Avec les réponses des apprenants (féliciter/ apprécier/ réprimander/ encourager…)

Féliciter (vỗ tay khen ngợi các bạn khi thuyết trình xong), Encourager (khuyếnkhích Bilenne nên nói

Trang 16

nhiều hơn),

Apprécier (khen ngợi các bạn trả lời câu hỏi đúng).

Remarque géneral(s) : (l’amélioration de l’enseignant, les éléments n’ont pas noté, les

points forts que l’observateur doit apprendre…

Trang 17

• Bài học được xây dựng logic, có bài bản Buổi học được đi từ việc nhắc lại những nội dung cũ, cho đến bổ sung những chi tiết mới, tiếp theo là tổng hợp các chi tiết và hoànthành câu chuyện theo nhóm, để đi đến thuyết trình trước lớp, cuối cùng là học sinh chủ động kể lại toàn bộ câu chuyện đến các em học sinh khác

• Người giáo viên có sự dẫn dắt, tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cao, bằng chứng là cuối tiết các em đều tự mình kể lại câu chuyện mà không cần sự giúp đỡ nào từ phía cô giáo Bên cạnh đó, giáo viên luôn đặt câu hỏi cho các em học sinh, diễn đạt lại các câu ý kiến của các em một cách dễ hiểu, chính xác hơn Cô ấy còn đặt ra nhiều hoạt động, nhiệm vụ cho các em thực hiện, huy động sự tham gia của toàn bộ các học sinh trong lớp.

• Các em học sinh dù còn nhỏ nhưng thái độ học rất tốt, nghiêm chỉnh và chăm chỉ Đốivới các câu hỏi của giáo viên, các học sinh đều trả lời rành mạch, rõ ràng và chính xác Điều đó cho thấy các em có sự tôn trọng với giáo viên và có sự nghiêm túc trong việc học.

• Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh có sự hài hòa, nhịp nhàng Khi giáo viên đặt câu hỏi đều nhận được câu trả lời từ học sinh, mà không chỉ là một em trả lời, các em khác cũng rất tích cực đóng góp ý kiến xây dựng lớp học Ngoài ra, sự tương tác còn thể hiện ở việc cô giáo đi vòng quanh lớp để hỗ trợ các em khi cần và luôn khuyến khích các em nói nhiều hơn trong lớp Đó là sự hiệu quả, điểm mạnh của lớp học này mà tôi quan sát được

Đó là toàn bộ những yếu tố có thể quan sát được và tôi đã nêu lên các nhận xét, ý kiến của mình sau khi xem xét hết một tiết học ngữ cảnh Pháp của một lớp tiểu học Tóm lại, lớp học có một không khí tích cực, không dồn dập nội dung bài học mà đi từ từ từng bước vì các em là học sinh cấp 1, trình độ và hiểu biết của các em vẫn chưa hoàn toàn phát triển Cuối tiết học đã thể hiện kết quả cả quá trình học của các em, cho thấy có sự hiệu quả và tiếp thu từ phía các em học sinh

Ngày đăng: 16/08/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w