1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài phân tích về sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hoá chi phí khi sản xuất ở một mức sản lượng nhất định của tập đoàn vinamilk

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích về sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất ở một mức sản lượng nhất định của tập đoàn Vinamilk
Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Thanh Thúy, Lương Đức Tiến, Bùi Thu Trang, Nguyễn Huyền Trang, Phạm Thùy Trang, Vũ Hà Trang, Vũ Thu Trà
Người hướng dẫn Trần Kim Anh
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh tế vi mô 1
Thể loại Đề tài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 894,83 KB

Nội dung

Từ đó ta có thể nói: Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì một doanhnghiệp, một công ty nếu muốn tồn tại và phát triển, thì không thể không nghĩ tới việclựa chọn đầu vào tối ưu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ 1

Đề tài PHÂN TÍCH VỀ SỰ LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HOÁ CHI PHÍ KHI SẢN XUẤT Ở MỘT MỨC SẢN LƯỢNG NHẤT

ĐỊNH CỦA TẬP ĐOÀN VINAMILK

NHÓM: 7

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 232_MIEC0111_04 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN KIM ANH

Hà Nội - 2024

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 7

đánh giá

Điểm nhóm đánh giá

1 Nguyễn Thị Thu Thủy Thuyết trình

2 Trần Thanh Thúy

(Thư kí)

Nội dung chương 2, tổnghợp Word

3 Lương Đức Tiến Thiết kế Powerpoint

4 Bùi Thu Trang

(Nhóm trưởng)

Thuyết trình

5 Nguyễn Huyền Trang Nội dung chương 3

6 Phạm Thùy Trang Nội dung chương 2

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1(Thảo luận học phần Kinh tế vi mô 1)

1 Thời gian và địa điểm

- Địa điểm: Cuộc họp online qua Google Meet

- Thời gian bắt đầu: Lúc 21h34p, ngày 24 tháng 2 năm 2024

- Thời gian kết thúc: Lúc 22h16p cùng ngày

2 Thành phần tham dự: Thành viên nhóm 7 (8/8 thành viên)

3 Nội dung cuộc họp

- Nhắc lại đề tài thảo luận: “Phân tích về sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hoá chi phí khi sản xuất ở một mức sản lượng nhất định của tập đoàn Vinamilk”.

- Nhóm trưởng đề ra bố cục bài làm, thành viên trong nhóm nhận việc Thư kí tổng hợp kết quả nhận việc, lập bảng biểu tổng hợp.

4 Yêu cầu công việc

- Các thành viên hoàn thiện và nộp bài đúng hạn do nhóm đã thống nhất

- Cần có trách nhiệm và ý thức khi nhận nhiệm vụ

Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 2024

Trưởng nhóm

Bùi Thu Trang

Người lập biên bản Thư kí

Trần Thanh Thúy

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2(Thảo luận học phần Kinh tế vi mô 1)

1 Thời gian và địa điểm

- Địa điểm: Cuộc họp online qua Google Meet

- Thời gian bắt đầu: Lúc 22h56p, ngày 20 tháng 3 năm 2024

- Thời gian kết thúc: Lúc 23h42p cùng ngày

2 Thành phần tham dự: Thành viên nhóm 7 (8/8 thành viên)

3 Nội dung cuộc họp

- Nhắc lại đề tài thảo luận và nhận xét về nhiệm vụ đã hoàn thành của từng thành viên

- Nhóm trưởng đặt vấn đề bổ sung ý tưởng sáng tạo vào bài thuyết trình, cả nhóm đồng tình và đi tới kết luận tạo video chủ đề “Phân tích cách giải quyết hàng tồn kho của Vinamilk giúp tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất” Thư kí tổng hợp nội dung đã thảo luận và lập bảng tổng hợp thời hạn công việc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2024

Trưởng nhóm

Bùi Thu Trang

Người lập biên bản Thư kí

Trần Thanh Thúy

Trang 5

Mục lụ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 Yếu tố đầu vào 4

1.2 Hàm sản xuất 4

1.3 Quy luật năng suất cận biên giảm dần 5

1.4 Sản phẩm cận biên 5

1.5 Đường đồng lượng 6

1.6 Đường đồng phí 8

1.7 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản lượng nhất định 9

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG VỀ SỰ LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HOÁ CHI PHÍ KHI SẢN XUẤT Ở MỘT MỨC SẢN LƯỢNG NHẤT ĐỊNH TẠI CÔNG TY VINAMILK 11

2.1 Giới thiệu chung về tập đoàn 11

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của tập đoàn 11

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn 12

2.1.3 Thành tựu tập đoàn đạt được 13

2.1.4 Tình hình sản xuất tại doanh nghiệp 14

2.2 Thực trạng sử dụng vốn và lao động của tập đoàn 16

2.2.1 Thực trạng sử dụng vốn 16

2.2.2 Thực trạng sử dụng lao động 22

2.3 Thực trạng lựa chọn yếu tố đầu vào tối ưu để tối thiểu hoá chi phí sản xuất một mức sản lượng nhất định tại Vinamilk 26

2.3.1 Những thành công trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào để tối thiểu hóa chi phí sản xuất một mức sản lượng nhất định tại Vinamilk 27

2.3.2 Những hạn chế trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào trong mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sản xuất một mức sản lượng nhất định tại Vinamilk 31

CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ SỰ LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HOÁ CHI PHÍ KHI SẢN XUẤT Ở MỘT MỨC SẢN LƯỢNG NHẤT ĐỊNH TẠI TẬP ĐOÀN VINAMILK 33

3.1 Chiến lược phát triển của Vinamilk để tối thiểu hóa chi phí 33

3.2 Giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc lựa chọn yếu tố đầu vào để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản lượng nhất định 34

3.3 Kiến nghị bộ ban ngành 36

LỜI KẾT 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề

Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu cách thức mà các tácnhân trong nền kinh tế đưa ra các quyết định lựa chọn tối ưu trong điều kiện nguồn lựckhan hiếm trong nền kinh tế thị trường Mục tiêu của môn này là giải thích giá vàlượng của một hàng hóa cụ thể Mỗi chủ thể kinh tế của một nền kinh tế đều có mụctiêu để hướng tới, đó là tối đa hóa lợi ích kinh tế của họ: Mục tiêu của các doanhnghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của các hộ tiêu dùng là tối đa hóa mức độ tiêudùng, của người lao động là tối đa hóa tiền công còn của chính phủ là tối đa hóa lợi íchxã hội Từ đó ta có thể nói: Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì một doanhnghiệp, một công ty nếu muốn tồn tại và phát triển, thì không thể không nghĩ tới việclựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất một mức sản lượng nhất địnhhoặc tối đa hóa sản lượng với một mức chi tiêu nhất định, với mục tiêu cuối cùng là tối

đa hóa lợi nhuận để đưa công ty của mình ngày càng phát triển lớn mạnh

2 Mục tiêu đề tài hướng đến

Mục tiêu mà đề tài hướng đến là nghiên cứu và hiểu rõ về cách tối ưu hóa việc chọnđầu vào trong quá trình sản xuất để giảm thiểu chi phí Điều này thường liên quan đếnviệc sử dụng các phương pháp phân tích và mô hình hóa để đưa ra quyết định thôngminh về việc sử dụng nguồn lực Cụ thể như sau:

Tối ưu hóa chi phí: Nghiên cứu cách chọn các đầu vào (nguyên liệu, lao động, máy

móc, v.v.) sao cho tổng chi phí sản xuất đạt được là thấp nhất khi sản xuất một lượnghàng hóa hoặc dịch vụ nhất định

Mức sản lượng nhất định: Xác định một mức sản lượng cụ thể mà đề tài tập trung

vào, có thể là do yêu cầu thị trường, nhu cầu của khách hàng hoặc các yếu tố khác.Phương pháp phân tích và mô hình hóa: Sử dụng các phương pháp như lý thuyết tối

ưu, phân tích chi phí-nhận lợi, hoặc mô hình toán học để đưa ra quyết định có cơ sởkhoa học và có thể thực hiện được trong thực tế

Trang 7

Đồng thời, mục tiêu của đề tài có thể bao gồm việc đưa ra khuyến nghị về cáchdoanh nghiệp hoặc tổ chức có thể cải thiện hiệu suất và giảm chi phí trong quá trìnhsản xuất

3 Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu

Như vậy có thể thấy hai vấn đề tối thiểu chi phí và tối đa hóa sản lượng là hai khíacạnh cốt yếu không thể thiếu trong quá trình tối đa hóa lợi nhuận của một doanhnghiệp, có vai trò vô cùng quan trọng cho một nền kinh tế đang phát triển và pháttriển Đặc biệt, sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất mộtmức sản lượng nhất định, vì đây là một trong những nhân tố không thể thiếu quyếtđịnh tới sự phát triển hay trì trệ của một công ti hay nói rộng hơn là một quốc gia Cácdoanh nghiệp nên áp dụng chiến lược này trong quá trình phát triển công ty để đạtđược những hiệu quả kinh tế cao

Với tầm quan trọng của việc lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu chi phí đối với cácnhà sản xuất, Nhóm 7 được giao nhiệm vụ sẽ làm rõ đề tài: “Phân tích và lấy ví dụminh họa về sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất một mức sảnlượng nhất định”

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các lựa chọn đầu vào của một doanh nghiệp sảnxuất

- Phạm vi nghiên cứu: Vinamilk - Công ty CP Sữa Việt Nam và tình hình sản xuất,

sử dụng vốn, lao động trong một khoảng thời gian nhất định

5 Đề tài giúp ích gì cho nhu cầu kinh tế của doanh nghiệp

Đề tài này cung cấp một khung phân tích để xác định cách thức lựa chọn các nguồnlực sản xuất một cách hiệu quả Cụ thể, đề tài sẽ giúp các doanh nghiệp:

Hiểu rõ hơn về cấu trúc chi phí: Phân tích giúp doanh nghiệp nhận diện được các

thành phần chi phí và mối quan hệ giữa chúng, từ đó tìm ra cách để giảm thiểu chi phíkhông cần thiết

Tối ưu hóa nguồn lực: Bằng cách lựa chọn đầu vào tối ưu, doanh nghiệp có thể sử

dụng nguồn lực có sẵn một cách thông minh, tránh lãng phí và tăng hiệu quả sản xuất

Trang 8

Tăng cường quyết định chiến lược: Đề tài cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc làm

thế nào để đạt được mục tiêu sản xuất với chi phí thấp nhất, giúp doanh nghiệp đưa raquyết định chiến lược tốt hơn

Cạnh tranh hiệu quả: Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, việc giảm chi phí

sản xuất có thể giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với giá cả cạnh tranh hơn, thuhút khách hàng và tăng thị phần

Nhìn chung, việc phân tích và áp dụng các phương pháp tối ưu hóa đầu vào giúpdoanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vữngtrên thị trường

Trang 9

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Yếu tố đầu vào

Yếu tố đầu vào là những yếu tố cần thiết để sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ Cácyếu tố đầu vào của doanh nghiệp thường là:

Hàm sản xuất là một mô hình toán học cho biết lượng đầu ra tối đa có thể thu được

từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào tương ứng với một trình độ công nghệnhất định tại một thời kỳ nhất định

• Hàm sản xuất đều thể hiện các phương án hiệu quả về mặt kinh tế (lượng đầu ratối đa)

• Thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào tài nguyên và sản lượng đầu ra tối

đa là hàng hoá dịch vụ

• Ứng với một trình độ công nghệ nhất định

b, Phương trình:

Hàm sản xuất dạng tổng quát:

• Q: lượng đầu ra tối đa có thể thu được

• x1, x2,… xn : số lượng yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất

Nếu chỉ 2 yếu tố đầu vào lần lượt là vốn (K) và lao động (L) thì phương trình hàmsản xuất có dạng:

Q= f(x 1, x 2,…, x n )

Q= f(K, L)

Trang 10

c, Các dạng hàm sản xuất:

- Dạng hàm sản xuất tuyến tính (hàm sản xuất thể hiện hai đầu vào thay thế hoànhảo):

- Nó phù hợp với hầu hết các lý thuyết kinh tế sử dụng phân tích cận biên

- Tăng biên thường được tìm thấy trong kinh tế, cho thấy tỉ lệ hài lòng hoặc thuđược giảm từ các đơn vị tiêu dùng hoặc sản xuất bổ sung

- Quy luật này cho thấy các nhà quản lý nhận thấy tỷ lệ lợi nhuận sản xuất giảm nhẹtrên mỗi đơn vị sau khi tăng đầu vào thúc đẩy sản xuất

- Khi sử dụng biểu đồ toán học, tình huống này tạo ra một biểu đồ lõm, cho thấytổng lợi nhuận sản xuất thu được từ sản xuất tăng dần cho đến khi chững lại và có khảnăng bắt đầu giảm

1.4 Sản phẩm cận biên

a, Khái niệm:

Trang 11

Là mức sản lượng đầu ra gia tăng khi lượng đầu vào biến đổi tăng thêm một đơn vị,với điều kiện giữ nguyên mức sử dụng các yếu tố đầu vào cố định khác.

Đồ thị biểu diễn đường đồng lượng:

Hình 1 Đồ thị biểu diễn đường đồng lượng

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MTRS) đo lường mức độ thay thế được cho nhaugiữa các yếu tố đầu vào Cụ thể, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa vốn và lao động

Trang 12

phản ánh một đơn vị lao động có thể thay thế được cho bao nhiêu đơn vị vốn mà sảnlượng đầu ra không đổi.

- Khi tăng ∆L đơn vị lao động → Sản lượng thay đổi một lượng ∆QL

- Khi giảm ∆K đơn vị vốn → Sản lượng thay đổi một lượng ∆QK

Một số trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng:

Hình 3 Các trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng

Trang 13

b, Đặc điểm:

Đường đồng lượng là đường dốc xuống về phía phải có độ dốc âm Đường đồnglượng có tất cả các tính chất giống như đường bàng quan:

• Đường đồng lượng có độ dốc âm và dốc xuống về phía bên phải

• Các đường đồng lượng không cắt nhau

• Đường đồng lượng càng xa gốc tọa độ thì mức sản lượng càng cao

• Đường đồng lượng là đường cong lồi về phía gốc tọa độ

1.6 Đường đồng phí

a, Khái niệm:

Đường đồng phí là tập hợp các mức chi phí không đổi mà doanh nghiệp bị ràngbuộc khi tìm cách kết hợp các yếu tố sản xuất (đầu vào) để sản xuất ra mức sản lượnglớn nhất

Hình 4 Đường đồng phí

Nếu một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động với giáthuê vốn và giá thuê lao động lần lượt được ký hiệu là r và w, doanh nghiệp có mộtmức chi phí nhất định là C ( hoặc TC), khi đó có phương trình đường đồng phí củadoanh nghiệp như sau:

C = w.K + r.K

Trong đó:

C: Mức chi phí sản xuất

L, K: Số lượng lao động và vốn dùng trong sản xuất

w, r: Giá thuê một đơn vị lao động và một đơn vị vốn

Trang 14

Đường đồng phí có thể được viết dưới dạng K= C

Đường đồng phí biểu thị tất cả các kết hợp của các nhân tố sản xuất (như lao động

và tư bản) mà tổng chi phí cho chúng là nhất định.Có độ dốc âm, điều này phản ánhmối quan hệ thay thế giữa hai nhân tố sản xuất Nếu giá của một nhân tố tăng lên,doanh nghiệp sẽ sử dụng ít nhân tố đó hơn và sử dụng nhiều nhân tố khác hơn để giữchi phí không đổi

Độ dốc của đường đồng phí phản ánh giá tương đối của hai nhân tố sản xuất Nếugiá của một nhân tố tăng lên so với nhân tố khác, đường đồng phí sẽ quay về phía nhân

tố có giá tăng

Điểm tiếp xúc giữa đường đồng phí và đường đồng sản lượng cho biết kết hợp nhân

tố sản xuất có chi phí thấp nhất để sản xuất một lượng sản phẩm nhất định Điểm nàycòn được gọi là ‘điểm tối ưu’

Đường đồng phí không cắt nhau Mỗi đường đồng phí tương ứng với một mức chiphí nhất định và hai mức chi phí khác nhau không thể có cùng một đường đồng phí

1.7 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản lượng nhất định

Giả sử doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động Giá của vốn

và lao động là r và w đã biết trước Doanh nghiệp muốn sản xuất một mức sản lượng

Q Có vô số tập hợp đầu vào có thể sản xuất ra mức sản lượng Q khi chọn bất kỳ mộttập hợp đầu vào nằm trên đường đồng lượng Q Vậy nên sử dụng đường đồng phí vàđường đồng lượng để doanh nghiệp có thể lựa chọn tập hợp đầu vào

a, Nguyên tắc:

Lựa chọn tập hợp đầu vào tối ưu sao cho tập hợp đó phải nằm trên đường đồnglượng Q( để sản xuất ra mức sản lượng Q) và nằm trên đường đồng phí càng gần gốctọa độ càng tốt (để tối thiểu hóa chi phí)

=> Điểm lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất 1 mức sản lượngnhất định là điểm mà tại đó đường đồng phí tiếp xúc với đường đồng lượng

Trang 15

b, Đồ thị minh hoạ

Hình 5.

- Tại điểm tiếp xúc E, độ dốc đường đồng phí bằng độ dốc đường đồng đồng lượng

- Tập hợp đầu vào phải sản xuất ra được mức sản lượng Q

c, Điều kiện cần và đủ để tối thiểu hoá chi phí:

Điều kiện tiếp tuyến để tối thiểu hóa đưa đến kết quả là kết hợp đầu vào tối thiểuhóa tổng chi phí để sản xuất ra mức sản lượng nhất định buộc phải thỏa mãn điềukiện: Tỉ lệ sản phẩm hiện vật cận biên của hai đầu vào bất kì và tỷ lệ giá cả của chúngbằng nhau

Ví dụ, nếu hai đầu vào là tư bản (K) và lao động (L), thì điều kiện tối thiểu hóa chiphí sẽ là tỷ lệ giữa sản phẩm hiện vật cận biên của K và L phải bằng tỷ lệ giữa giá của

K và L

Hệ phương trình điều kiện cần và đủ để tối thiểu hóa chi phí:

Trang 16

{MP L

w =

MP K

r

Q=f (K , L)CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG VỀ SỰ LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI

ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HOÁ CHI PHÍ KHI SẢN XUẤT Ở MỘT MỨC SẢN

LƯỢNG NHẤT ĐỊNH TẠI CÔNG TY VINAMILK 2.1 Giới thiệu chung về tập đoàn

Bảng 1 Giới thiệu chung về Vinamilk

TẦM NHÌN: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh

dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”

SỨ MỆNH: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và

chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao củamình với cuộc sống con người và xã hội”

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của tập đoàn

- Chế biến và sản xuất: Vinamilk chuyên chế biến và sản xuất đa dạng các sản phẩm

từ sữa, bao gồm: sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đặc, phô mai, kem, đáp ứng nhucầu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi; cung cấp cho thị trường những sản phẩm sữa và dinh

Trang 17

dưỡng chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, đóng góp vào sự pháttriển của ngành công nghiệp sữa Việt Nam, nâng cao tầm vóc của ngành sữa Việt Namtrên thị trường quốc tế.

- Lĩnh vực kinh doanh: Vinamilk thực hiện kinh doanh các sản phẩm do công ty sảnxuất, cũng như nhập khẩu và phân phối các sản phẩm sữa và dinh dưỡng từ các thươnghiệu quốc tế; bên cạnh đó kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư,hóa chất và nguyên liệu; kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản, kinh doanhkho bãi, kinh doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa, sản xuất mua bán đồ uống,thực phẩm chế biến, sản xuất và mua bán bao bì; sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa(trừ tái chế phế thải nhựa)

- Nghiên cứu và phát triển: Vinamilk đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triểnđể cho ra đời các sản phẩm mới, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu dinh dưỡng ngày càngcao của người tiêu dùng

- Xuất khẩu: Tính đến hiện tại, sản phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu đến hơn

50 quốc gia trên thế giới, bao gồm khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi vàcác nước khác

- Trách nhiệm xã hội: Vinamilk thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội như:chương trình "Vì tầm vóc Việt", "Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam", nhằm hỗ trợ trẻ em

em nghèo, học sinh vượt khó, người già neo đơn,

- Bảo vệ môi trường: Vinamilk cam kết sản xuất và kinh doanh theo hướng bềnvững

Với những chức năng và nhiệm vụ trên, Vinamilk đã và đang khẳng định vị thế làcông ty sữa hàng đầu Việt Nam và là một trong những nhà xuất khẩu sữa lớn nhất khuvực Đông Nam Á

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn

Giai đoạn đầu (1976 - 1990):

Năm 1976: Ngày 20/08/1976 Vinamilk được thành lập trên cơ sở quốc hữu hóa 3nhà máy sữa: Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost), Trường Thọ (tiền thân lànhà máy Cosuvina) và Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle' - Thụy Sỹ)

Năm 1985: Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạngBa

Trang 18

=> Giai đoạn này: Vinamilk tập trung vào việc khôi phục sản xuất, đáp ứng nhu cầusữa cho thị trường trong nước.

Giai đoạn phát triển (1990 - 2006):

Năm 1990: Vinamilk bắt đầu cổ phần hóa, mở rộng thị trường và đầu tư vào các nhàmáy mới

Năm 1995: Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.Năm 1996: Vinamilk niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM(HOSE)

=> Giai đoạn này: Vinamilk đã khẳng định vị trí là công ty sữa hàng đầu Việt Nam vớithị phần hơn 50%

Giai đoạn hội nhập và phát triển bền vững (2006 - nay):

Năm 2006: Vinamilk gia nhập Tổ chức Sữa thế giới (IDF)

Năm 2007: Vinamilk xuất khẩu sản phẩm sữa đầu tiên sang Mỹ

Năm 2010: Vinamilk chính thức có mặt tại New Zealand với việc mua 23,8% cổphần của Công ty Miraka Limited (sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đầu

tư ra nước ngoài)

Năm 2016: Khánh thành nhà máy sữa Angkormilk được đầu tư bởi Vinamilk - nhàmáy sữa đầu tiên và duy nhất tại Campuchia tính đến thời điểm này; đồng thời chínhthức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khuvực ASEAN

Năm 2019: Lọt vào Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á TháiBình Dương (Best over a billion)

=> Giai đoạn này: Vinamilk tập trung vào việc phát triển bền vững, nâng cao chấtlượng sản phẩm, mở rộng thị trường quốc tế và khẳng định thương hiệu Vinamilk trêntoàn cầu: hơn 45 năm kinh nghiệm trong ngành sữa; hệ thống trang trại bò sữa hiện đạivới hơn 140.000 con bò sữa; 15 trang trại cùng 17 nhà máy trong và ngoài nước; đadạng, phong phú với hơn 200 sản phẩm được xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới

2.1.3 Thành tựu tập đoàn đạt được

Sau hơn 47 năm hình thành và phát triển, với tư duy sáng tạo, mạnh dạn đổi mới và

nỗ lực không ngừng, Vinamilk đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu

Trang 19

của Việt Nam, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước nói chung và ngànhsữa nói riêng, đưa thương hiệu sữa Việt vươn lên các vị trí cao trên bản đồ ngành sữatoàn cầu Với những thành tích nổi bật đó, Công ty đã vinh dự nhận được các Danhhiệu và Giải thưởng cao quý Có thể kể đến là các giải thưởng tiêu biểu sau:

Bảng 2 Bảng tổng hợp thành tích giai đoạn 1985-2023 của Vinamilk

Trong

nước

Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao - Hiệp hội hàng

Thương hiệu Quốc gia - Bộ Công Thương 2012-2023Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam -

CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam 2013-2023Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam - Tạp

Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016-2023

Quốc tế

Top 300 Công ty năng động nhất châu Á - Tạp chí

Top 50 Công ty niêm yết lớn nhất châu Á - Thái Bình

2.1.4 Tình hình sản xuất tại doanh nghiệp

Hình 7 Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Vinamilk từ năm

2020-2023

Trang 20

2020 2021 2022 2023

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000

59,636 60,919 59,956 60,368

13,539 12,727 10,419 10,903

Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinamilk giai đoạn 2020-2023

(Theo thống kê của Cafe F, biểu đồ tạo bởi nhóm thảo luận)

Qua bảng số liệu, có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướngtăng từ 59 722 tỷ đồng (năm 2020) lên 66 978 tỷ đồng (năm 2023) Tức, Vinamilk ghinhận tình hình doanh thu tăng trưởng dương với 12,2% sau 3 năm kể từ khi đại dịchtạm lắng Điều này một lần nữa cho thấy chiến lược kinh doanh khá hiệu quả của tậpđoàn

Tuy nhiên, khi đánh giá về xu hướng tăng trưởng của doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ, qua từng năm, Tập đoàn lại chứng kiến tốc độ tăng trưởng giảmdần, cụ thể: tăng 15,4% ở giai đoạn 2020-2021 - 8,0% ở giai đoạn 2021-2022 và chỉtăng nhẹ 1,4% giai đoạn 2022-2023 Tuy doanh thu thuần bám sát doanh thu bán hàng,

Trang 21

cho thấy có ít khoản giảm trừ trong thực tế là điểm tích cực nhưng tốc độ tăng doanhthu thuần hàng năm giảm dần là hồi chuông nhắc nhở tới VInamilk về một chiến lượckinh doanh mới, hiệu quả hơn, tối ưu hơn.

Năm 2023, Vinamilk ghi nhận kết quả quản lí tài chính hiệu quả hơn khi chi phí tàichính giảm đáng kể với 22,2% (từ 2,989 tỷ đồng trong năm 2020 xuống 2 334 tỷ đồng

ở năm 2023) Nhìn vào bảng số liệu thống kê, ta nhận thấy doanh nghiệp đang hoạtđộng hiệu quả với doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh trong 3 năm trong khi vẫn kiểmsoát tốt chi phí tài chính cần bỏ ra để gia tăng lợi nhuận

Bảng số liệu trên cũng cho thấy, trong giai đoạn 2020-2023, lợi nhuận thuần từ hoạtđộng kinh doanh của Vinamilk có xu hướng tăng, tuy nhiên mức tăng trưởng còn thấp

Cụ thể, năm 2021, tập đoàn ghi nhận mức tăng 11,2% so với lợi nhuận thu được năm

2020 Con số này giảm xuống 19,2%, chỉ hơn 10 400 tỉ đồng vào cuối năm 2022 vàsau đó tăng nhẹ lên gần 10 900 tỉ đồng vào cuối năm 2023 (tức tăng 4,0%) Trungbình, trong 3 năm (kể từ năm 2020), mức tăng trưởng trung bình của Vinamilk là 2,3%

- mức tăng trưởng thấp so với vị thế của chính công ty trên thị trường

Nhìn chung, tình hình sản xuất của Vinamilk giai đoạn 5 năm kể từ 2019-2023 cóthể được đánh giá là tăng trưởng khá tốt tuy chịu ảnh hưởng của COVID-19 Tậpđoàn đã kịp thời điều chỉnh và tăng cường sản xuất và phát triển các sản phẩm mới đápứng nhu cầu của người tiêu dùng trong thời đại mới Cụ thể:

201

9

Vinamilk tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành côngnghiệp sữa của nước ta Tập đoàn tiếp tục mở rộng sản xuất mạng lưới phânphối, đồng thời tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm

202

0

Gặp khó khăn trong một số phương diện do các biện pháp phòng chống dịch

và giãn cách xã hội

202

1

Tăng cường sản xuất các sản phẩm thương hiệu và cũng là thế mạnh, đồngthời mở rộng phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng củathị trường

Trang 22

sữa và thực phẩm tại Việt Nam.

Bảng 3 Kế hoạch tăng trưởng sau điều chỉnh của Vinamilk (2019-2023)

2.2 Thực trạng sử dụng vốn và lao động của tập đoàn

2.2.1 Thực trạng sử dụng vốn

Vinamilk sử dụng vốn hiệu quả thông qua việc đầu tư vào các hoạt động sau:

a, Mở rộng hoạt động kinh doanh:

• Vinamilk liên tục mở rộng nhà máy sản xuất trong và ngoài nước để tăng năng lựcsản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường

• Mở rộng mạng lưới phân phối để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng

• Đầu tư vào các công ty con, liên kết để đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ

Tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2023, Tập đoàn có 9 công ty con, 8 công ty liên kết,

1 công ty liên doanh và các đơn vị trực thuộc sau:

+ 3 chi nhánh bán hàng: tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng và Thành phốCần Thơ

+ 13 nhà máy sản xuất trên khắp cả nước:

1/ Nhà máy Sữa Thống Nhất – Số 12 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, Thành phố

Hồ Chí Minh.

2/ Nhà máy Sữa Trường Thọ – Số 32 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, Thành phố

Hồ Chí Minh.

3/ Nhà máy Sữa Dielac – Khu Công nghiệp Biên Hòa I, Tỉnh Đồng Nai.

4/ Nhà máy Sữa Cần Thơ – Khu Công nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ 5/ Nhà máy Sữa Sài Gòn – Khu CN Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

6/ Nhà máy Sữa Nghệ An – Đường Sào Nam, xã Nghi Thu, Thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.

7/ Nhà máy Sữa Bình Định – 87 Hoàng Văn Thụ, Phường Quang Trung, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.

8/ Nhà máy Nước Giải khát Việt Nam - Khu Công nghiệp Mỹ Phước II, Tỉnh Bình Dương.

9/ Nhà máy Sữa Tiên Sơn – Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.

10/ Nhà máy Sữa Đà Nẵng – Khu Công nghiệp Hòa Khánh, Thành phố Đà Nẵng.

Ngày đăng: 16/08/2024, 14:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Vươn Cao Việt Nam. Vinamilk. (n.d.-b). https://www.vinamilk.com.vn/ Link
1. Phan Thế Công, 2017. Chương 1-Tổng quan về Kinh tế học vi mô, Chương 4-Lý thuyết về hành vi của các doanh nghiệp. Giáo trình Kinh tế học vi mô 1 Khác
2. a280004. (2024, March 15). Quy Trình Tuyển dụng nhân sự của vinamilk thu hút nhiều Nhân Tài. MISA AMIS - Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất Khác
4. Baotuoitre. (2023, November 29). Vinamilk được Vinh Danh Doanh Nghiệp đạt Chuẩn Văn hóa kinh Doanh Việt Nam. TUOI TRE ONLINE Khác
5. Chi Phí Nguyên Liệu và vận Chuyển Kéo lùi Lợi Nhuận Vinamilk. Trang TTĐT An ninh tiền tệ. (n.d.) Khác
8. Linh, P. (n.d.). Công Nghệ Quy Trình Sản xuất Sữa Vinamilk độc nhất 2024. Anpha Tech Khác
w