1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xác định danh mục đề tài của đề án nghiên cứu khoa học về miền đông nam bộ

423 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xác định danh mục đề tài của đề án nghiên cứu khoa học về miền đông nam bộ
Tác giả Nguyễn Văn Hiệp
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Khoa học và Công nghệ
Thể loại Báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2020
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 423
Dung lượng 7,91 MB

Nội dung

Thực hiện Đề án nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ, Trường Đại học Thủ Dầu Một nhằm mục tiêu trước hết là để xây dựng, phát triển Trường trở thành cơ sở đào tạo nhân lực có chất lượ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM BỘ

KHOA HỌC VỀ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Mã số:

Chủ nhiệm đề tài:

PGS TS Nguyễn Văn Hiệp

Bình Dương, tháng 05 năm 2020

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM BỘ

KHOA HỌC VỀ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Trang 3

III Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xác định danh mục đề tài

Chương trình Lịch sử và văn hóa 110

IV Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xác định danh mục đề tài

Chương trình Giáo dục và đào tạo 147

V Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xác định danh mục đề tài

Chương trình Môi trường 178

VI Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xác định danh mục đề tài

Chương trình Đô thị hóa 202

VII Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xác định danh mục đề tài

Chương trình Biển đảo 245

VIII Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xác định danh mục đề tài

Chương trình Biên giới 293

IX Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xác định danh mục đề tài

Chương trình Khoa học và công nghệ 337

X Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xác định danh mục đề tài

Chương trình Hội nhập quốc tế 396

Trang 4

Thực hiện Đề án nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ, Trường Đại học

Thủ Dầu Một nhằm mục tiêu trước hết là để xây dựng, phát triển Trường trở thành cơ sở

đào tạo nhân lực có chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực Với việc thực hiện đề án này,

nhà trường đặt kỳ vọng vào việc tạo nguồn học liệu (sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài báo khoa học; thông tin, số liệu điều tra, khảo sát, mô hình ) phục vụ giảng dạy và học tập; góp phần hoàn thiện chương trình đào tạo và làm căn cứ khoa học cho việc mở những ngành đào tạo mới; tạo môi trường học thuật thúc đẩy cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng tiên tiến, hiện đại Cũng thông qua thực hiện đề án, nhà trường sẽ tạo môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi cho việc thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ ở Trường Đại học Thủ Dầu Một; phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên sau đại học và sinh viên, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, có uy tín trong hệ thống các trường đại học và các cơ quan khoa học và giáo dục ở trong nước Vừa nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, đề án sẽ góp phần tăng nhanh số lượng kết quả nghiên cứu công bố trên các tạp chí chuyên ngành, đa ngành trong nước và quốc tế, tăng số lượng các công trình xuất bản ở dạng sách chuyên khảo, sách tham khảo; nâng cao năng lực đào tạo cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Thủ Dầu Một Đề án này cũng là cơ sở để Trường thúc đẩy quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan khoa học, giáo dục trong nước và quốc tế (các trường đại học, viện nghiên cứu, các tỉnh, thành của miền Đông Nam Nộ); tạo sự gắn kết giữa đào tạo và thực tiễn, gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực thông qua việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trên địa bàn

Đề án Đông Nam Bộ của Trường Đại học Thủ Dầu Một cũng đặt mục tiêu góp phần phát triển phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh, thành Đông Nam Bộ Kết quả nghiên cứu khoa học của đề án sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng cơ chế, chính sách phát triển, quản lý kinh tế, xã hội, môi trường ở Đông Nam Bộ theo định hướng ưu tiên phát triển bền vững; cung cấp giải pháp khoa học

để phát triển bền vững trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, giải pháp phát

Trang 5

các vấn đề phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường theo yêu cầu phát triển bền vững ở miền Đông Nam Bộ

Để triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu của Đề án Đông Nam Bộ, việc tổng duyệt các tài liệu đã có là một bước quan trọng nhằm phát hiện những khoảng trống trong nghiên cứu, chỉ ra các thiếu sót cần bổ khuyết, đặt ra bối cảnh rộng lớn và toàn diện của các chương trình nghiên cứu, cung cấp nền tảng để xây dựng hướng nghiên cứu mới, giúp hiểu rõ hơn về phạm vi, ranh giới, tính toàn diện và chiều sâu của nghiên cứu sẽ thực hiện Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xác định danh

mục đề tài của "Đề án Nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ" có thể coi

là bước phác thảo "bản đồ tình hình nghiên cứu" về miền Đông Nam Bộ, từ đó xác định hướng nghiên cứu tiếp theo cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên sau đại học, nghiên cứu sinh của Trường

2 Mục tiêu của đề tài

- Tổng duyệt các tài liệu đã có ở trong nước và nước ngoài theo 10 Chương trình nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ của Trường Đại học Thủ Dầu Một

- Xác định những hướng nghiên tiếp theo và đề xuất danh mục đề tài nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác nhau theo từng chương trình

- Hình thành bộ tư liệu tổng quan của 10 chương trình nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ và một danh mục đề tài với các cấp độ khác nhau (đề tài cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp trường, đề tài dành cho nghiên cứu sinh và học viên cao học)

- Góp phần định hướng thu thập tài nguyên, thông tin xây dựng tủ sách Đông nam Bộ và hình thành thư viện Đông Nam Bộ

3 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu tổng quan tài liệu theo phương pháp truyền thống Mỗi chương

trình nghiên cứu trình bày một bản lược duyệt về những ấn phẩm/tài liệu đáng chú ý nhằm phát hiện những khoảng trống trong nghiên cứu, cung cấp nền tảng để xây dựng hướng nghiên cứu mới, giúp hiểu rõ hơn về phạm vi, ranh giới, tính toàn diện và chiều sâu của nghiên cứu đã có, đồng thời cung cấp một danh mục tài liệu tham khảo phục vụ cho chương trình nghiên cứu

- Bản lược duyệt tài liệu được trình bày theo tiêu điểm về loại hình xuất bản: sách chuyên khảo, tham khảo, các đề tài, dự án khoa học công nghệ, bài báo khoa học, các công trình khác có liên quan

4 Bố cục đề tài

Đề tài trình bày 10 tổng quan tài liệu và định hướng nghiên cứu tương ứng với

10 Chương trình nghiên cứu của Đề án nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ Mỗi tổng quan tài liệu của một Chương trình nghiên cứu bao gồm các mục:

1 Sự cần thiết thực hiện chương trình

2 Mục tiêu chương trình

Trang 6

4 Đề xuất định hướng nghiên cứu của chương trình

5 Đề xuất danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của chương trình

6 Danh mục tài liệu

5 Các thành viên chính tham gia đề tài

1 TS Hoàng Mạnh Dũng - Chương trình Kinh tế

2 TS Trần Hạnh Minh Phương - Chương trình Xã hội

3 TS Nguyễn Văn Thủy - Chương trình Lịch sử và Văn hóa

4 TS Trần Văn Trung - Chương trình Giáo dục và đào tạo

5 PGS.TS Nguyễn Thanh Bình - Chương trình Môi trường

6 ThS Nguyễn Quang Giải - Chương trình Đô thị hóa

7 PGS.TS Phạm Ngọc Trâm - Chương trình Biển đảo

8 PGS.TS Hồ Sơn Đài - Chương trình Biên giới

9 PGS.TS Lê Tuấn Anh - Chương trình Khoa học và công nghệ

10 TS Lương Thy Cân - Chương trình Hội nhập quốc tế

Trang 7

Chuyên đề I NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH DANH MỤC ĐỀ TÀI

CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ

TS Hoàng Mạnh Dũng

TS Đinh Văn Hưởng ThS Huỳnh Ngọc Chương ThS Phan Tấn Lực

ThS Trần Minh Thương

Trang 8

MỞ ĐẦU

Miền Đông Nam Bộ chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đóng góp gần 60% thu ngân sách quốc gia, GDP tính theo đầu người cao gần gấp 2,5 lần mức bình quân cả nước; có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế của miền Đông Nam Bộ luôn cao hơn khoảng 1,4 - 1,6 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước Trình độ phát triển kinh tế của miền Đông Nam Bộ cao ở hầu hết các ngành, lĩnh vực (công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, đào tạo nhân lực) Miền Đông Nam Bộ cũng là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước Một mạng lưới dày đặc các khu công nghiệp, tập trung tập trung ở “tứ giác” Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu và đang mở rộng ra Long An, Tiền Giang Là vùng kinh tế có hệ thống cảng và có hậu phương công nghiệp tốt Kinh tế miền Đông Nam

Bộ có “hạt nhân” là Thành phố Hồ Chí Minh Đây là địa phương có hệ thống kết cấu

hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế; nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng Trong miền Đông Nam Bộ đã hình thành mạng lưới đô thị vệ tinh, trong một không gian mở thông thoáng, liên kết với nhau thông qua các tuyến trục và vành đai đang được xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đầu mối dịch vụ và thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế; đặc biệt là dịch vụ du lịch, tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng… Miền Đông Nam Bộ còn là “Trung tâm hội nhập quốc tế” lớn nhất nước với Cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải (đã định hình), Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không trung chuyển quốc tế Long Thành (sẽ được xây dựng) Miền Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, có sức hấp dẫn đầu tư mạnh nhất cả nước, dẫn đầu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đến nay, miền Đông Nam Bộ chiếm khoảng 60% số dự án

và gần 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước Kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (Bảo Trâm, baomoi.com, 2017) Để phát triển bền vững đòi hỏi những hoạt động nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ là yêu cầu cấp bách; đặc biệt, trước sự phát triển theo hướng bao trùm và Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã và đang tác động mạnh mẽ đến cuộc sống hàng ngày

Trang 9

1 SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ

1.1 Sự cần thiết về khoa học

Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu về sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại sản phẩm và dịch vụ Kinh tế học nghiên cứu phương thức quản lý các nguồn tài nguyên khan hiếm trong quá trình vận hành (N.Gregory Mankiw, Mason,

2009, p.4) Nghiên cứu về kinh tế học nhằm mục đích giải thích sự vận động của các nền kinh tế trong mối quan hệ đa chiều với nhau Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, thương mại, tài chính, hành chính công, giáo dục, luật học cũng như các ngành khoa học khác

Nghiên cứu về kinh tế học tại miền Đông Nam Bộ giúp các thành viên hiểu về cách thức vận hành và ứng xử của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế của vùng Đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của bối cảnh và sự khan hiếm nguồn tài nguyên đang đặt ra yêu cầu cấp bách đối với kinh tế miền Đông Nam Bộ trước các sự lựa chọn Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn quan tâm đến hành vi từ chính phủ, doanh nghiệp, hộ tiêu dùng và người lao động Kết quả nghiên cứu làm rõ sự hài hòa giữa lợi ích của các chủ thể kinh tế trong bối cảnh mới; đặc biệt, trước sự xuất hiện của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự phát triển bao trùm

1.2 Sự cần thiết về thực tiễn

Khái niệm “bối cảnh mới” được báo cáo chuyên đề sử dụng hàm ý khi trực diện với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và/hoặc hướng đến sự phát triển bao trùm và/hoặc hội nhập kinh tế quốc tế thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans - Pacific Partnership) cũng như những thay đổi khác nếu xảy ra trong xã hội tương lai

1.2.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Theo Alvin Toffler (2007), khi một nền văn minh mới đang nổi lên trong cuộc sống lập tức xuất hiện những người cố gắng ngăn cản Nền văn minh làm thay đổi kiểu gia đình, cách thức làm việc, yêu thương và sống; đồng thời xuất hiện những xung đột chính trị và nhận thức mới Hàng triệu người đã điều chỉnh cuộc sống theo nhịp điệu mới Làn sóng thứ nhất xuất hiện 10.000 năm trước khi có phát minh về nông nghiệp Làn sóng thứ hai đánh dấu bởi cuộc cách mạng công nghiệp Làn sóng thứ ba đã diễn

tả đầy đủ sức mạnh và tầm vóc của sự thay đổi phi thường Thời đại vũ trụ, thông tin,

kỷ nguyên điện tử, làng toàn cầu, công nghiệp điện tử, xã hội hậu công nghiệp… Nhân loại đứng trước bước nhảy kỳ diệu, với sự biến đổi xã hội sâu sắc và với sự tái cấu trúc hoàn toàn sáng tạo đối với mọi thời đại Nhân loại đã và đang bận rộn xây dựng nền văn minh mới từ dưới lên trên mà không biết rõ chúng ta đang làm việc đó (Nguyễn Lộc, 2007)

Ngày 20/01/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố Davos - Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” Ông Klaus Schwab - Chủ tịch WEF đã đưa ra khái niệm Công nghiệp 4.0 mở rộng hơn của Đức (Minh Khoa, htThành phốs://baomoi.com, 2017) Loài người đang đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp mới thay đổi hoàn toàn cách sống, làm việc và quan hệ với nhau Quy mô, phạm vi và sự phức tạp chuyển đổi lần này không giống như bất kỳ điều gì đã từng trải qua Năm 2013, từ khóa mới là “Công

Trang 10

chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người Đây là “cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (loT) và Internet của các dịch vụ (loS) Bản chất của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả công nghệ thông minh để tối

ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số” Trong các phát kiến này, hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát quá trình và tạo ra bản sao ảo của thế giới vật lý Với loT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực; người dùng sẽ tham gia vào chuỗi giá trị thông qua sử dụng các dịch vụ loS Trên thế giới, nhiều nước đang có những chiến lược 4.0 riêng như sau:

- Chính phủ Đức đang đặc biệt chú trọng đến Công nghiệp 4.0 vì đây là những ngành sản xuất xương sống của nền kinh tế nước này Các công ty Đức đẩy mạnh đầu

tư cho công nghệ để đón đầu Tháng 10/2014, cuộc khảo sát của Strategy & và PwC với 235 công ty công nghiệp có trụ sở tại Đức cho thấy: “Công nghiệp 4.0 chiếm hơn 50% số vốn đầu tư hoạch định cho 5 năm tới; nghĩa là tổng vốn đầu tư cho công nghệ 4.0 của Đức lên đến 40 tỷ EUR/năm từ 2015 - 2020 Nếu các nước châu Âu khác cũng tiếp bước, tổng vốn đầu tư cho Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 lên đến 140 tỷ EURO/năm

- Tại Mỹ, với mục tiêu trở thành “thỏi nam châm cho sản xuất” và để tạo ra các ngành sản xuất chất lượng cao bằng cách tập trung vào toàn bộ các ngành công nghiệp, trường đại học Chính phủ đầu tư vào các công nghệ mới nổi là động lực cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Ngân sách liên bang 2014 cung cấp 2,9 tỷ USD để

mở rộng nghiên cứu và phát triển về quy trình sản xuất, vật liệu công nghiệp tiên tiến

và khoa học người máy

- Tại Đài Loan, Chương trình hành động Productivity 4.0 Development Program nhằm hỗ trợ ngành sản xuất máy công cụ tham gia sản xuất chi tiết và phụ tùng cho ngành không gian Chương trình củng cố chuỗi giá trị của sản xuất thông minh, sản phẩm cơ khí và dịch vụ cho ngành hàng không đạt đến con số 5.200 tỷ Đài

tệ Trung tâm Nghiên cứu phát triển máy gia công chính xác (Precision Machinery Research Development Center - PMC) đã kết nối 4 doanh nghiệp hàng đầu sản xuất máy công cụ để thành lập một phòng thí nghiệm chuyên biệt Cơ quan này với mục đích phát triển phần mềm thông minh phục vụ giám sát hệ thống sản xuất trực tuyến Những phần mềm này được nhúng vào hệ thống giám sát và điều khiển nhằm cải thiện hiệu suất của máy công cụ thêm ít nhất 20% và tăng giá trị thêm ít nhất 10 tỷ Đài tệ

- Chính phủ của Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố thực hiện các chính sách ủng

hộ cuộc cách mạng này; thông qua tăng gấp đôi ngân sách cho nghiên cứu khoa học vào năm 2020 Đồng thời, Chính phủ cũng đã lập kế hoạch cung cấp vốn cho hơn 2000 doanh nghiệp nhỏ Năm 2017 thúc đẩy thành lập “những nhà máy thông minh” với dây chuyền sản xuất được tự động hóa hoàn toàn và hệ thống thông minh được kết nối

- Năm 2015, Trung Quốc đưa ra chiến lược công nghiệp Made in China 2025 với mục tiêu trở thành người khổng lồ về sản xuất như robot, cảm biến và trí tuệ nhân tạo Dự kiến vào năm 2020, Trung Quốc có khả năng sản xuất 100.000 robots/năm

Trang 11

robot lớn và tăng trưởng nhanh nhất thế giới Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 54,9 tỷ USD vào ngành công nghiệp robot và các dịch vụ liên quan Dự án chiếm trên 30% tổng lượng đầu tư toàn cầu vào lĩnh vực này

- Tại Singapore, chiến lược xây dựng quốc gia thông minh là đảm bảo sự phát triển bền vững trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Chính phủ dành 450 triệu USD trong 3 năm tới để phát triển ứng dụng robot phục vụ đời sống

- Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 05

năm 2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ

4 nhằm chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế; đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với đất nước Trong đó, tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông; thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển, kinh doanh công nghệ mới Tập trung xây dựng, thúc đẩy các hoạt động ứng dụng, nghiên cứu phát triển, chuyển giao các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động, ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đến cơ cấu thị trường lao động, an sinh xã hội (Viện Chiến lược và Chính sách và Khoa học Công nghệ, 2018, tr.5-6)

1.2.2 Bài toán bao trùm và bất bình đẳng

Tuần lễ cấp cao APEC đang diễn ra tại Đà Nẵng (11/2017) nêu rõ hai thách thức lớn mà khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phải đối mặt và tìm giải pháp ứng phó Phát triển bao trùm nhằm hướng đến tăng trưởng bền vững trên cơ sở tạo cơ hội cho tất cả đối tượng khác nhau, mọi thành phần kinh tế trong xã hội đều được tham gia và được nhận lại một cách tương xứng từ các đóng góp của mình Trong vài thập

kỷ gần đây, châu Á nổi nên do có tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục và đang dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á luôn

ở mức cao từ 5% đến 5.5%/năm Không nghi ngờ gì khi nói rằng “tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á sẽ tiếp tục ở mức cao và vẫn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế thế giới trong một vài thập kỷ tới” Tuy nhiên, các quốc gia châu Á đang đối mặt với một thách thức rất lớn ở thể kỷ 21 đó là giải quyết bài toán tăng trưởng bao trùm và giảm sự gia tăng bất bình đẳng Bất bình đẳng ở các nước châu Á

đã gia tăng nhanh chóng từ mức ngang bằng với mức bình quân của thế giới năm 1990 (GINI châu Á là 0.35, mức trung bình thế giới là 0.36) thì nay nó đã cao hơn rất nhiều

so với mức trung bình của thế giới (GINI châu Á là 0.47, mức trung bình thế giới là 0.37), trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc là 2 nước có mức độ bất bình đẳng cao nhất trong châu lục (kể cả tốc độ gia tăng bất bình đẳng lẫn giá trị tuyệt đối) Hệ số GINI của các nước châu Á đang tiệm cận đến mức báo động (GINI trên 0.5) mà nó có thể gây ra bất ổn xã hội như các nước châu Phi và Nam Mỹ nếu như các quốc gia châu Á vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao mà không quan tâm đến vấn đề tăng trưởng bao trùm Mô hình tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á hiện nay chủ yếu mang lại lợi ích cho nhóm người giàu dẫn đến phân hóa giàu nghèo đang gia tăng nhanh chóng, gia tăng xung đột lợi ích giữa các nhóm dân cư trong xã hội Hệ số GINI của Việt Nam năm 1993 là 0.33 thì đến năm 2016 đã tăng lên ở mức 0.44 Bên cạnh

đó, chênh lệch giữa nhóm 20% dân số giàu nhất so với 20% dân số nhóm nghèo nhất

Trang 12

thức mà Chính phủ cần quan tâm, vì tăng trưởng như hiện tại sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người giàu mà không phải người nghèo Theo đó, phân hoá sẽ ngày càng bị dãn rộng, dẫn đến rủi ro bất ổn lớn Nguyên nhân chính là chênh lệch về tiếp cận, chất lượng các dịch vụ công bao gồm giáo dục, y tế, các dịch vụ tài chính giữa người giàu

và người nghèo và thị trường lao động không hoàn hảo Các nước dành phần lớn ngân sách và tập trung nguồn lực đầu tư (hạ tầng, các chính sách ưu đãi và nguồn nhân lực) vào những tỉnh/thành phố và những ngành mang lại hiệu quả cao nhất (lợi ích mang lại cao nhất từ một đồng vốn đầu tư) Kết quả là đầu tư của Chính phủ mang lại tăng trưởng kinh tế cao nhưng không đồng đều giữa các vùng, ngành và nhóm dân cư Nếu

so sánh về cho lĩnh vực an sinh xã hội và dịch vụ công, châu Á là châu lục có mức chi tiêu thấp thứ hai (chỉ cao hơn các nước ở Vùng Sa Mạc Sahara, thậm chí còn thấp hơn

cả các nước Trung và Bắc Phi) Để giải quyết những thách thức trên, các nhà lãnh đạo nền kinh tế APEC cần tập trung vào 4 nhóm giải pháp chính

- Một là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì châu Á có mức đầu tư vào giáo dục cao thứ hai (chỉ sau các nước phát triển) giúp cho mọi người dân tham gia được vào tiến trình phát triển kinh tế và được hưởng lợi từ tăng trưởng, giúp giảm được sự gia tăng của bất bình đẳng và bất ổn xã hội

- Hai là, đưa ra được chính sách tài khóa bao trùm bao gồm các chính sách tài khóa phân phối lại thu nhập hiệu quả, các chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ cần cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng và lợi ích đem lại cho các nhóm dân cư, tăng chi chi tiêu công nhiều hơn cho các chính sách an sinh xã hội và các dịch vụ công cơ bản sẽ đảm bảo được việc phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả

- Ba là, phát triển một thị trường lao động đầy đủ và minh bạch thông qua các chính sách tạo việc làm đặc biệt là các chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động, các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động và tạo việc làm bền vững (việc làm ở khu vực chính thức)

- Bốn là, tăng cường mở cửa nền kinh tế sẽ giúp các quốc gia gia tăng tính cạnh tranh, tiếp cận được với các công nghệ mới và chuyển dịch được cơ cấu kinh tế từ các ngành có năng suất lao động thấp sang ngành có năng suất cao hơn và từ đó dịch chuyển được lên trên trong chuỗi giá trị toàn cầu (Phùng Đức Tùng, tuoitre.vn, 2017)

1.2.3 Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans - Pacific Partnership)

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã được ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Santiago (Chi Lê) Không chỉ tác động đến lĩnh vực kinh tế mà còn ảnh hưởng tích cực đến Việt Nam trên nhiều khía cạnh Sau khi Hoa Kỳ tuyên bố chính thức rút hỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, 11 nước còn lại đã tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về nội dung và tên gọi mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương bên lề Hội nghị các quan chức cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng (Việt Nam) Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, bởi nó không chỉ đề cập đến các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường,

Trang 13

đối với hàng hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết chanh chấp có tính chất giàng buộc và chặt chẽ Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình, tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại Theo Bộ Công Thương, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được coi là Hiệp định thương mại

tự do lớn nhất được kết thúc đàm phán trong thời gian gần đây, sẽ tác động đến Việt Nam trên rất nhiều khía cạnh Cụ thể, về chính trị - đối ngoại, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương sẽ là tập hợp có ý nghĩa các nước trong khu vực, có khả năng đem lại các lợi ích và lợi thế thiết thực, từ đó tác động để các nước cân nhắc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Về kinh tế, tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương về tổng thể là cơ hội cho Việt Nam Hiệp định sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển (Bảo Linh, vietnamnet.vn 2018) Trước bối cảnh mới và sự quan tâm của toàn thế giới khẳng định

sự cần thiết để miền Đông Nam Bộ tái cấu trúc toàn bộ hành động trong lĩnh vực kinh

tế như một quy luật tất yếu

2 MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ

2.1 Mục tiêu về hoạt động khoa học

Mục tiêu về hoạt động khoa học của chương trình nhằm giải quyết các nội dung:

- Làm rõ về hiện trạng kinh tế, chất lượng tăng trưởng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các ngành, địa phương thuộc miền Đông Nam Bộ Tạo sự quan tâm, thu hút và kết nối giữa các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà hoạch định chiến lược, chính sách quan tâm đến sự chuyển dịch kinh tế miền Đông Nam Bộ Tìm kiếm những nhận định và quan điểm khoa học liên quan đến sự phát triển của miền Đông Nam Bộ trước bối cảnh mới

- Dự báo xu hướng phát triển của các ngành, địa phương và khả năng tác động của chúng trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Qua đó cung cấp luận cứ khoa học và cơ

sở thực tiễn về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nhằm xây dựng cơ chế, chính sách phát triển, quản lý kinh tế miền Đông Nam Bộ theo định hướng phát triển bao trùm và theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Viện Đông Nam Bộ học, viendnb.tdmu.edu.vn, 2017)

- Tìm kiếm những “chiến lược kinh tế đột phá” vận dụng hiệu quả vào sự phát triển của miền Đông Nam Bộ Tư duy đột phá nêu ra hướng tư duy “siêu dẫn đầu”, không cạnh tranh với những cái sẵn có mà cạnh tranh với cái tuyệt đối Đột phá là những ý tưởng hoàn toàn mới nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ sở hữu những giá trị đặc biệt, sự khác biệt dựa trên lợi thế cạnh tranh, các điều kiện của yếu tố sản xuất hiện hữu của miền Đông Nam Bộ trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Thiết lập những chiến lược công bằng xã hội hướng đến sự phát triển bao trùm Công bằng phát triển cần chú trọng đối với ba nhóm đặc thù: nhóm nghèo, nhóm trung lưu và nhóm cực giàu Qua đó, miền Đông Nam Bộ hình thành mục tiêu, chiến lược, chính sách toàn diện để thúc đẩy về kinh tế, tài chính và xã hội Xác định những giải pháp liên ngành thông qua phối hợp chặt chẽ hơn giữa các thành viên trong miền Đông Nam Bộ; đồng thời, nâng cao năng lực thể chế và pháp lý tạo thuận lợi cho sự phát

Trang 14

triển bao trùm cũng như đề xuất các biện pháp để quản lý quá trình này tại miền Đông Nam Bộ?

2.2 Mục tiêu về hoạt động đào tạo

- Phù hợp với định hướng của Trường Đại học Thủ Dầu Một trở thành đại học trọng điểm của miền Đông Nam Bộ Mục tiêu của Trường xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ nhằm khuyến khích hình thành những công trình khoa học có ý nghĩa thiết yếu đáp ứng sứ mạng, mục tiêu đã đề ra Qua đó đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và gắn hoạt động đào tạo của Trường với sự phát triển kinh tế ở miền Đông Nam Bộ

- Nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ đem lại thông tin, dữ liệu, tri thức thuộc lĩnh vực kinh tế định hình cho hoạt động giảng dạy; xây dựng cộng đồng học thuật mạnh cũng như thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng trường đại học theo hướng nghiên cứu

- Tạo nguồn học liệu phục vụ giảng dạy và học tập góp phần hoàn thiện chương trình đào tạo và làm căn cứ khoa học cho việc mở những ngành đào tạo mới Kết quả nghiên cứu khoa học tạo môi trường học thuật thúc đẩy cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng tiên tiến, hiện đại

- Tạo môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi cho sự thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ ở Trường Đại học Thủ Dầu Một; phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên sau đại học và sinh viên, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, có uy tín trong hệ thống các trường đại học và cơ quan khoa học và giáo dục trong nước

- Tăng nhanh số lượng kết quả nghiên cứu công bố trên các tạp chí chuyên ngành, đa ngành trong nước và quốc tế; tăng số lượng các công trình xuất bản ở dạng sách chuyên khảo, sách tham khảo từ chính nội lực của Trường Đại học Thủ Dầu Một

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trường Đại học Thủ Dầu Một với các cơ quan khoa học, giáo dục trên cả nước như các trung tâm nghiên cứu, trường đại học, sở khoa học công nghệ các tỉnh, thành (Viện Đông Nam Bộ học, viendnb.tdmu.edu.vn, 2017)

- Chuyển giao các luận cứ khoa học, phương thức nghiên cứu nhằm đưa miền Đông Nam Bộ trở thành miền kinh tế thịnh vượng; đặc biệt, chú trọng chuyển giao mô hình nghiên cứu kinh tế điển hình của miền Đông Nam Bộ thông qua sự nỗ lực của các

hộ gia đình cũng như doanh nghiệp

- Chuyển giao cách thức áp dụng có hiệu quả từ các phương pháp nghiên cứu của kinh tế học bao gồm sử dụng các phương pháp toán học như các phương trình vi phân và tối ưu hóa liên thời gian, hoặc sử dụng sự kết hợp giữa các phương pháp định lượng và định tính khi nghiên cứu toàn diện về sự phát triển kinh tế miền Đông Nam

Trang 15

duy nhất và tính hệ thống trước sự phát triển nhanh chóng của Cách mạng Công nghiệp 4.0

- Hình thành đội ngũ nhà quản trị đảm bảo về kiến thức, thái độ và năng lực ứng xử về nhận diện bối cảnh, nghiên cứu và ra quyết định đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh, hiệu quả cho miền Đông Nam Bộ

3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Miền Đông Nam Bộ là một khu vực lịch sử, văn hóa, nơi chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về tài nguyên, đất đai và các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Trong công cuộc đổi mới, miền Đông Nam Bộ thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát triển kinh tế cao, có chuyển biến mạnh về cơ sở hạ tầng, xã hội, văn hóa; hầu hết các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ đang chuyển biến mạnh

mẽ từ nền kinh tế xã hội nông nghiệp, nông thôn sang xã hội công nghiệp và đô thị Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (còn gọi là Chương trình nghị sự 21) Qua 10 năm thực hiện, Việt Nam đạt được những bước tiến quan trọng nhưng cũng đối diện với không ít thách thức Miền Đông Nam Bộ đã đặt ra nhiều vấn đề cả về khoa học và thực tiễn rất cần được nghiên cứu, tổng kết nhằm xây dựng chính sách, giải pháp phát triển kinh tế; đồng thời góp phần tổng kết những vấn đề lý luận về phát triển bền vững

ở Việt Nam Xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan trên nên nghiên cứu về miền Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và của đất nước

Nhóm thực hiện sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để tổng hợp các nghiên cứu trong nước về miền Đông Nam Bộ Thông qua các đợt tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức; mạng internet đã tiếp cận với các công trình nghiên cứu khoa học; các đề tài, dự án; các bài báo khoa học trong nước có liên quan đến lĩnh vực kinh tế Nhóm thực hiện với 05 thành viên tiến hành thu thập trong thời gian vừa giảng dạy vừa thực hiện các công việc thuộc Học kỳ 1 - năm học 2017-2018 nên mới thu được kết quả bước đầu

Trang 16

Bảng 1: Kết quả bước đầu về các đề tài nghiên cứu trong nước về miền Đông Nam Bộ

STT Các đề tài nghiên cứu Năm thu thập Địa điểm tra cứu tài liệu

1

Đề án nghiên cứu khoa học tro ̣ng

điểm của Đại học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực

Khoa học Xã hội và Nhân văn 2005

-2010

2005

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Trần Ngọc

Thêm (2013), Như ̃ng vấn đề xã hội

- nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005-2010

2 Hội thảo khoa học 20 năm đô thị hóa

Nam Bộ - lý luận và thực tiễn 25/11/2014

Trường Đại học Khoa học Xã hội

& Nhân văn, Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị và Trường Đại học Thủ Dầu Một

3

Hội nghị chuyên đề: “Kết nối giao

thông các tỉnh trong vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam”

8/2016 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ

5

Hội thảo Cơ chế, chính sách phát

triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam do Ủy ban nhân dân Thành

6 Đề án Đông Nam Bộ 3/2016 Viện Đông Nam Bộ - Trường Đại

học Thủ Dầu Một đang triển khai

7

Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ lần

thứ hai năm 2017: Tái cơ cấu kinh tế

và chuyển đổi mô hình kinh tế tăng

trưởng trên cơ sở liên kết vùng

26/9/2017

Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

8

Hội thảo khoa học: Giải pháp thúc

đẩy phát triển hệ sinh thái khởi

nghiệp đổi mới sáng tạo miền Đông

Nam Bộ

25/10/2017

Sở Khoa học và Công nghệ Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức

9

Hội nghị giao ban Khoa học - Công

nghệ miền Đông Nam Bộ lần thứ 14

đánh giá hoạt động Khoa học - Công

nghệ các tỉnh, thành miền Đông Nam

Bộ trong giai đoạn 2015-2017

10/10/2017 Bộ Khoa học và Công nghệ tổ

chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

10

Hội thảo khoa học vai trò của công tác

quản trị địa phương đối với sự phát

triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm

tổ chức tại Trường Đại học Thủ Dầu Một

Trang 17

11

Hội thảo khoa học quốc gia: “Đô thị hóa và

phát triển đô thị bền vững miền Đông Nam

Bộ: lý luận, thực tiễn và đối thoại chính

sách”

8/12/2017

Viện Khoa học xã hội vùng Nam

Bộ tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

12 Các đề tài nghiên cứu khoa học tại tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bình Dương, htThành phố://sokhcn.binhduong.gov.vn

13 Các đề tài nghiên cứu khoa học tại tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu htThành phố://sokhcn.baria-vungtau.gov.vn/

14 Các đề tài nghiên cứu khoa học tại tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bình Phước, htThành phố://binhphuoc.gov.vn/skhcn/

15 Các đề tài nghiên cứu khoa học tại tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Đồng Nai, htThành phốs://dost- dongnai.gov.vn

16 Các đề tài nghiên cứu khoa học tại tỉnh

htThànhphố://www.dost.hochiminh city.gov.vn.

19 Các đề tài nghiên cứu khoa học tại tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Tiền Giang, htThành phố://skhcn tiengiang.gov.vn

20 Các thông tin và dữ liệu trong nước về

Đông Nam Bộ và Nam Bộ 1977-2017

Xem chi tiết tại Danh mục tài liệu được tr.42-72

(Nguồn: Nhóm thực hiện tổng hợp)

Xem chi tiết tại danh mục tài liệu tham khảo thuộc chương trình kinh tế được tách ra thành 01 tài liệu riêng đi kèm cùng báo cáo này (theo yêu cầu của Hợp đồng nghiên cứu quy định về giao sản phẩm)

3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Nhóm thực hiện sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để tổng hợp các nghiên cứu ở nước ngoài về miền Đông Nam Bộ Thông qua các đợt tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức; mạng internet đã tiếp cận với các công trình nghiên cứu khoa học; các đề tài, dự án; các bài báo khoa học ngoài nước có liên quan đén lĩnh vực kinh

tế Nhóm thực hiện với 05 thành viên tiến hành thu thập trong thời gian vừa giảng dạy vừa thực hiện các công việc thuộc Học kỳ 1 - năm học 2017 - 2018 nên đạt được kết quả bước đầu xem chi tiết tại danh mục tài liệu tham khảo thuộc chương trình kinh tế được tách ra thành 01 tài liệu riêng đi kèm cùng báo cáo này (theo yêu cầu của hợp đồng nghiên cứu quy định về giao sản phẩm)

Trang 18

4 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp tiến hành nhằm đề xuất định hướng nghiên cứu

Thông tin và dữ liệu về miền Đông Nam Bộ thu thập được khá rời rạc nhất là tính hệ thống và độ tin cậy chưa cao Các đề xuất định hướng nghiên cứu cho chương trình kinh tế cần đảm bảo tính khoa học nên nhóm thực hiện đã sử dụng thời gian để tiến hành các nội dung sau:

- Nghiên cứu về tổng quan về Đông Nam Bộ

- Khung phân tích chuyên đề khoa học về Đông Nam Bộ thuộc lĩnh vực kinh tế

- Thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu miền Đông Nam Bộ

- Mô hình phân tích nền tảng hiện trạng miền Đông Nam Bộ

o Đo lường năng suất tổng hợp (TFP) của miền Đông Nam Bộ

o Phân tích hiệu quả đầu tư của miền Đông Nam Bộ

o Mô hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại miền Đông Nam Bộ

- Định hướng nghiên cứu trước mắt (1-5 năm)

- Định hướng nghiên cứu lâu dài (5-10 năm)

4.2 Tổng quan về miền Đông Nam Bộ

4.2.1 Sơ nét về sự lịch sử hình thành miền Đông Nam Bộ

Theo Trần Ngọc Thêm (2005), miền Đông Nam Bộ là mô ̣t vùng đất mới với lịch sử 300 năm Ở vùng đất cao này đã có con người cư trú, ta ̣o nên nền văn hóa Đồng Nai Cuô ̣c khai quâ ̣t ở Cầu Sắt (Xuân Lộc, Đồng Nai) năm 1976 cho thấy từng

có nền văn hoá đá mới, gốm tồn ta ̣i cách nay khoảng 5.000 năm Nền văn hoá đồng

cách nay khoảng 4.000-3.000 năm được tìm thấy ở di chỉ núi Gốm, ở Hàng Gòn (Xuân Lộc, Đồng Nai) và Dốc Chùa (Tân Uyên, Sông Bé) Ở miền Đông Nam Bộ, số lượng

các di tích tính được trên 150 đi ̣a điểm; trong đó, ở lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài

Gò n và sông Vàm Cỏ Đông có mâ ̣t đô ̣ các di tích cư trú dày đă ̣c Trễ hơn, vùng đất thấ p hơn ở miền Tây Nam Bộ cũng đã được chinh phu ̣c Từ thế kỷ II đến thế kỷ VII sau công nguyên, nền văn hoá Óc Eo đã phát triển rực rỡ, trải dài trên một địa bàn rộng lớn từ miền Tây đến miền Đông và vùng duyên hải Sau khi nền văn hoá Óc Eo

lụi tàn và vương quốc Phù Nam suy vong vào cuối thế kỷ VII, khu vực Nam Bộ bước

vào thời kỳ suy thoái Đất đai Chân Lạp bị thu hẹp một cách đáng kể vào thế kỷ XIV Những cuộc tranh chấp liên miên đã khiến cho khu vực Nam Bộ, với tư cách là vùng đệm trở nên kiệt quệ và vẫn phải hứng chịu gánh nặng của chiến tranh, cướp bóc và cung tiến người vật cho trung tâm (Angkor, Chân Lạp)

Vào thế kỷ XIII, khi sứ thần nhà Nguyên là Châu Đạt Quan trên đường tới kinh

đô Angkor đã thấy: “Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào” Đó cũng là tình trạng

mà lưu dân người Việt đã thấy khi tới đây Đồng Nai xứ sở lạ lùng, dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um Thế kỷ XV-XVI, phương Tây bắt đầu nhòm ngó Đông Nam Á Từ cuối thế kỷ XVI, người Việt đã đến khai phá lập nghiệp, lập nên những thôn ấp từ Bà Rịa tới Đồng Nai, Sài Gòn, Phnom Penh

Thế kỷ XVII, tại vùng Sài Gòn nay có hai thị trấn nhỏ Prei Nokor (Sài Gòn, Chợ Lớn nay) và Kas Krobey (Bến Nghé, Sài Gòn nay) thuộc Chân Lạp Năm 1623,

Trang 19

được vua Chân Lạp gửi quốc thư thông báo chấp thuận Từ đó, lưu dân Việt đến vùng này ngày càng đông hơn, mở đầu cho giai đoa ̣n mới Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Gia Đi ̣nh Đó là tên go ̣i đầu tiên chỉ chung cả khu vực Nam Bộ Từ đó đến nay, vùng đất Nam Bộ trong lịch sử đã từng có rất nhiều tên go ̣i, tên go ̣i chung cho toàn khu vực và tên go ̣i riêng cho từng đi ̣a phương trong đó Năm 1802, vua Gia Long đổi phủ thành trấn Đến năm 1808, chia nước làm ba khu vực hành chính lớn: khu vực phía ngoài là Bắc thành, khu vực giữa (miền Trung) là kinh đô Huế, khu vực phía trong là Gia Định thành Gia Định thành gồm năm trấn là Phiên An, Biên Hòa,

Đi ̣nh Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên Đứng đầu là Tổng trấn Lê Văn Duyệt Năm 1832,

Lê Văn Duyệt tạ thế; vua Minh Mạng bỏ chức tổng trấn, xóa tên “Gia Định thành”, đổi trấn thành tỉnh, 5 trấn được chia la ̣i thành 6 tỉnh là Phiên An, Biên Hòa, Đi ̣nh Tường,

Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên

Năm 1834, Minh Mạng đổi tên gọi ba khu vực của đất nước thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ Nam Kỳ có sáu tỉnh nên tên gọi “Nam Kỳ Lục tỉnh” trở thành

một tên gọi đầy ấn tượng hằ n sâu trong lòng mo ̣i người Năm 1835, tỉnh Phiên An đổi tên thành tỉnh Gia Đi ̣nh Năm 1867, thực dân Pháp chiếm trọn Nam Kỳ, giữ lại tên gọi chung này nhưng xoá bỏ cách phân chia hành chính của triều Nguyễn, tách sáu tỉnh thành nhiều tỉnh nhỏ Trải qua rất nhiều thay đổi, đến năm 1899 Nam Kỳ bao gồm 21

tỉnh với sự phân chia như sau: Gia Đi ̣nh chia thành 5 tỉnh Gia Đi ̣nh, Chợ Lớn, Tân An, Tây Ninh, Gò Công Biên Hòa chia thành 4 tỉnh Biên Hòa, Bà Ri ̣a, Thủ Dầu Mô ̣t,

Vũng Tàu (Cap Saint Jacques) Đi ̣nh Tường đổi thành Mỹ Tho Vĩnh Long chia thành

3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh An Giang chia thành 5 tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng, Cần Thơ Hà Tiên chia thành 3 tỉnh Hà Tiên, Ra ̣ch Giá,

Bạc Liêu Sau khi phát xít Nhật lật đổ thực dân Pháp (9-3-1945), tháng 5-1945 báo chí Việt Nam đã dùng tên gọi Nam Bộ thay cho Nam Kỳ để nhấn ma ̣nh là một phần của đất nước ở phía Nam (bộ = một phần của toàn thể) (Trần Ngọc Thêm, 2013)

Năm 1957 dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, khu vực mang tên miền Đông Nam phần, đại diện bởi Tòa Đại biểu Chính phủ cho 13 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An Khu vực này là một đơn vị hành chính của Việt Nam Cộng hòa Năm 1963, Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ và đơn vị miền Đông Nam phần bị xóa bỏ tuy danh từ này vẫn thông dụng, chỉ định khu vực địa lý Từ năm 1966-1975, thời Đệ nhị Cộng hòa, miền Đông Nam phần bao gồm 12 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An

Bảng 2: Những đặc điểm không gian của Nam Bộ

Đi ̣a hình & tài nguyên

Cao & dầ u khí phù hợp cho xây

dựng cơ bản và phát triển công nghiệp

Thấ p & đồng bằ ng châu thổ phù hợp cho phát triển nông nghiệp

Đất đai & khí hâ ̣u Đất nâu, khí hâ ̣u điều hoà thuâ ̣n lợi cho phát triển cây công

nghiệp

Đất phù sa, mưa nhiều: thuận lợi cho trồng cây ăn trái và sản xuất lương thực

Trang 20

Thiên nhiên & bờ biển

Có nhiều ngư trường lớn và bãi biển đẹp Tiềm năng thuỷ sản

Năm 1979, lập Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo Năm 1991, lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo và 3 huyện thuộc tỉnh Đồng Nai vốn thuộc tỉnh

Bà Rịa trước kia (Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc) Năm 1997, tách Sông Bé thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước Năm 1998, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 1999 -

2010 gồm bốn tỉnh, thành (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh) với mục tiêu xây dựng vùng kinh tế có tốc độ phát triển cao hơn so với các vùng khác trong nước, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế cả nước Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng, bổ sung ba tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Long An Năm 2005, Chính phủ quyết định đưa Tiền Giang vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo thành một vùng kinh tế liên kết bao gồm tám tỉnh, thành (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang) Như vậy, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hoàn toàn nằm trong địa giới hành chính của khu vực miền Đông Nam Bộ xưa (Nguyễn Văn Hiệp, Phạm Văn Thịnh, 2017, tr.3-11)

4.2.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của miền Đông Nam Bộ

- Địa hình: miền Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng,

chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long Độ cao từ 0

- 986m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ thuộc thời

kỳ Kainozoi Khu vực đồng bằng sông nước chiếm diện tích khoảng 6.130.000 ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài 5.700 km Địa hình của miền Đông Nam

Bộ tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải

- Khí hậu: miền Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với

nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.000 mm Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai Về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt

- Đất đai: đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng Trong tổng quỹ đất có

27,1% được sử dụng vào mục đích nông nghiệp Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất

Trang 21

cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực Tỷ

lệ đất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao

so với mức trung bình của đất nước

- Tài nguyên rừng: diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng

532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha; Bà Rịa - Vũng Tàu 14,3 nghìn ha Rừng Đông Nam Bộ cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng Đặc biệt, rừng quốc gia Cát Tiên là cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh

- Tài nguyên khoáng sản: dầu khí có trữ lượng dự báo là 4-5 tỷ tấn dầu và 485 -

500 tỷ m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế miền Đông Nam Bộ và cả nước Quặng bauxite trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình Phước, Bình Dương Các khoáng sản khác như đá ốp lát (chiếm 27% giá trị khoáng sản trên đất liền) phân bố ở Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thủy tinh phân bố ở Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thủy tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu

- Tài nguyên nước: nguồn nước mặt đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng

Nai là 1 trong 3 con sông lớn của Việt Nam Lượng nước mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm tương ứng với 183 tỷ m3 Ngoài ra còn có một số hồ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3 Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công nghiệp Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn

- Tài nguyên biển: Bờ biển dài 350 km với vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu là một

trong bốn ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290 - 704 nghìn tấn chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là khoảng 11,7 nghìn ha Thiên nhiên ưu đãi cho miền Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải phát triển ngành du lịch trong vùng

4.2.3 Về phát triển ngành nghề của miền Đông Nam Bộ

a Ngành nông nghiệp

Miền Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn, đặc biệt về cây công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản, chăn nuôi gia súc Các cây công nghiệp dài ngày bao gồm cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm… có tổng diện tích chiếm tới 32% diện tích cây công nghiệp dài ngày của cả nước Trong đó; đáng kể nhất là cây cao su, được trồng tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước Các cây công nghiệp ngắn ngày khác như lạc, đậu tương, cói, mía cây mía chiếm tới 22,5% diện tích và 21,2% sản lượng mía toàn quốc Về sản xuất lương thực: chủ yếu là sản xuất lúa Cây rau cũng được chú trọng phát triển trong vùng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu

b Ngành công nghiệp

Miền Đông Nam Bộ là nơi tập trung nhiều nhất các xí nghiệp công nghiệp so với các vùng khác trong cả nước với đủ các ngành Trong vùng hình thành các khu công nghiệp lớn tạo điều kiện mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong

và nước ngoài Ngành công nghiệp là thế mạnh của vùng; sản xuất công nghiệp của vùng chiếm cao trong giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước Bên cạnh mở rộng các ngành sản xuất còn tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho

Trang 22

28,5% giá trị công nghiệp của miền Đông Nam Bộ; công nghiệp thực phẩm 27,5%; dệt may 10,9%; hoá chất, phân bón, cao su 10,2% Ngành cơ khí, điện tử tuy có tỷ trọng không cao nhưng đã thu hút 10% lao động công nghiệp của cả miền Đông Nam Bộ Các sản phẩm công nghiệp của miền Đông Nam Bộ hướng vào hàng xuất khẩu (thủy, hải sản, may mặc), hàng tiêu dùng và hàng thay thế nhập khẩu (phân bón, hoá chất) Tuy nhiên, sự phát triển mạnh về công nghiệp cũng như nền kinh tế đã gây những tác động xấu tới môi trường trong miền Đông Nam Bộ

c Ngành dịch vụ

Dịch vụ là ngành phát triển mạnh đảm bảo phục vụ cho nhân dân trong miền Đông Nam Bộ và cho nhu cầu phát triển của cả nước Tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của miền Đông Nam Bộ khá cao Nhiều ngành quan trọng như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, du lịch còn chiếm tỷ trọng thấp

4.2.4 Về hệ thống hạ tầng

Hệ thống giao thông vận tải trong miền Đông Nam Bộ khá thuận lợi so với các miền khác, dễ dàng cho giao lưu trong nội Miền, với vùng khác và quốc tế Các tuyến đường bộ bao gồm quốc lộ 1, quốc lộ 22 đi Campuchia, quốc lộ 13 nối với quốc lộ 14 đi Tây Nguyên, Lào; quốc lộ 20 đi Đà Lạt; quốc lộ 51 nối Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu; quốc lộ 50 đi Gò Công, Mỹ Tho và nối với Đồng bằng sông Cửu Long Ngoài ra còn các đường tỉnh lộ, đường liên xã và đường đô thị Hệ thống đường sắt bao gồm tuyến Thống Nhất, tuyến Hồ Chí Minh - Lộc Ninh (vùng trồng cao su) Hệ thống đường sông với cảng sông ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở Biên Hoà Đường biển với các cảng biển (cảng Sài Gòn) và các tuyến đường biển đi quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh đi HongKong, Singapore, Tokyo, Bangkok đi các vùng trong nước Bến Thủy, Cần Thơ, Rạch Giá, Hà Tiên, Hải Phòng… Bến cảng khá phát triển và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của miền Đông Nam Bộ và của cả nước Hệ thống đường hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với nhiều tuyến bay quốc tế và trong nước; sân bay Vũng Tàu làm dịch vụ cho ngành dầu khí

Trang 23

Hình 1: Bản đồ các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ

(Nguồn: Mạnh Hùng, http://sokhdt.binhduong.gov.vn, 2018)

4.2.5 Bổ sung cần thiết cho miền Đông Nam Bộ

Theo Nguyễn Văn Hiệp, Phạm Văn Thịnh (2017), hai tỉnh Long An và Tiền Giang nằm trong diện tích của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hoàn toàn nằm trong địa giới hành chính của khu vực miền Đông Nam Bộ xưa Do vậy, hai tỉnh này cũng đóng góp vào thực trạng của miền Đông Nam Bộ

4.2.6 Tổng quan về hiện trạng kinh tế của miền Đông Nam Bộ

Miền Đông Nam Bộ có diện tích gần 30,6 nghìn km2 chiếm hơn 9,22% diện tích tự nhiên cả nước, với số dân 19,7 triệu người (năm 2016) chiếm 21,2% số dân toàn quốc

Bảng 3: Diện tích và dân số của miền Đông Nam Bộ tính đến năm 2016

STT Tỉnh/Thành phố Dân số (nghìn người) Diện tích (km 2 )

Trang 24

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2016)

Miền Đông Nam Bộ là khu vực có điều kiện thuận lợi trong liên kết về kinh tế với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Đây là nơi tập trung đầy đủ thế mạnh về tự nhiên, kinh tế thuận lợi thu hút các nguồn vốn phát triển đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Miền Đông Nam Bộ phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước Kết quả không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ

mô Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh; đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho vùng nhiều khó khăn Trong những năm qua, kinh tế miền Đông Nam Bộ đã đạt được những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội như sau:

- Về tốc độ tăng trưởng GDP miền Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2010-2015 luôn đạt mức cao hơn so với trung bình cả nước

- Về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của miền Đông Nam Bộ giai đoạn

2001-2005 đạt bình quân 11,7%/năm Giai đoạn 2006-2010 là 11,0%/năm, cao hơn tốc độ tăng trung bình cả nước (tương ứng từng giai đoạn là 7,5% và 7%/năm) Giai đoạn 2011-2014, tăng trưởng của miền Đông Nam Bộ đạt hơn 10%, trong khi của cả nước đạt 5,7%

- Về tỷ trọng đóng góp vào GDP của cả nước tăng dần theo các năm Nếu năm

2010 là 40,69%; đến năm 2015, tỷ lệ này đã lên đến 51,55% Năm 2016, miền Đông Nam Bộ đã đóng góp hơn 42% GDP cả nước Tỷ lệ đóng góp cao nhất vào GDP cả nước tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh (xem Bảng 6)

Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP của miền Đông Nam Bộ

so sánh với bình quân cả nước (theo giá so sánh 2010)

Trang 25

- Cơ cấu kinh tế của miền Đông Nam Bộ đã có sự chuyển dịch nhanh và đúng hướng, theo xu thế giảm dần tỷ trọng GDP vào khu vực nông, lâm, ngư nghiệp (từ 6,69% xuống còn 6,16% năm 2014) Các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng chuyển sang hướng tăng dần về tỷ trọng; đến năm 2014, tỷ trọng của hai ngành lần lượt là 52,13% và 41,72%

Bảng 5: Tỷ trọng đóng góp của miền Đông Nam Bộ vào

GDP cả nước theo giá so sánh 2010

Tiêu chí

Năm

GDP cả nước 2157800 2412778 2543584 2695802 2875856 GDP miền Đông Nam Bộ 878208 1054903 1148245 1376171 1482633

Tỷ trọng đóng góp (%) 40.70 43.72 45.14 51.05 51.55

(Nguồn: Tác giả tính theo dữ liệu của Tổng cục thống kê, 2010-2015)

- Tổng thu ngân sách nhà nước từ miền Đông Nam Bộ giai đoạn 2005-2010 đã tăng gần 2,6 lần từ 88,1 nghìn tỷ đồng lên 227,0 nghìn tỷ năm 2010 Năm 2011 tăng lên đạt 327,8 nghìn tỷ Năm 2016, miền Đông Nam Bộ đóng góp khoảng 60% ngân sách quốc gia

Bảng 6: Đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước của miền Đông Nam Bộ

(Nguồn: Tác giả tính theo dữ liệu của Tổng cục thống kê, 2011 - 2015)

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2005 của miền Đông Nam Bộ là

111 nghìn tỷ đồng; đến năm 2010 tăng lên 304 nghìn tỷ đồng; năm 2011 tăng lên 351,7 nghìn tỷ, tương đương 35,2% GDP Đến năm 2016, tỷ lệ đầu tư trên GDP chiếm 50% số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cao gấp 1,5 lần so với cả nước

- Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 41,4 tỷ USD (chiếm 57,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước), không kể xuất khẩu dầu thô là 36,4 tỷ USD Năm

2011 đạt 60,4 tỷ USD Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006-2011 đạt 12,7%/năm (không kể dầu thô là 18,8%/năm) Năm 2016, miền Đông Nam Bộ chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước

- Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 41.6 tỷ USD và chiếm tới 49% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước Năm 2011 đạt 52.9 tỷ USD Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 2006-2011 là 17.2% Giá trị nhập khẩu bình quân đầu người năm

Trang 26

2010 là 2751 USD/người Tỷ trọng giá trị nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 48.3% năm 2010, tăng so với mức năm 2005 là 44.4%

- Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phản ánh được tình hình lao động của các địa phương, mức độ được đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động tương ứng Chỉ số này đạt mức trung bình 16,2% trong cả giai đoạn 2011-2015 cho cả khu vực Như vậy, với tỷ lệ này phản ánh mức độ lao động được đào tạo chuyên môn tay nghề ở các tỉnh là chưa cao, chính sách lao động cần phải hướng đến nâng cao chất lượng lao động thông qua đào tạo nhằm nâng cao giá trị gia tăng và năng suất lao động

- Khác với GDP bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người là được xác định là tổng thu nhập trung bình mà mỗi cá nhân đạt được trong nền kinh tế, được khảo sát thông qua thực tế ở hộ Theo kết quả thống kê trong giai đoạn 2011-2015, chỉ

số này tính trung bình cho miền Đông Nam Bộ đạt 2,77 triệu đồng/người/tháng, mức cao nhất là 4,84 triệu đồng/người/tháng và thấp nhất là 1,623 triệu đồng/người/tháng, khoảng cách chênh lệch là 3,218 triệu đồng/người/tháng Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng khá chậm Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai có mức tăng thu nhập cao hơn

so với các tỉnh còn lại Riêng Bình Dương có mức độ thay đổi thu nhập bình quân đầu người khá ít so với các tỉnh khác; nhưng nếu quan sát có thể nhận thấy thu nhập bình quân đầu người của Bình Dương năm 2011 đã ở mức khá cao so với các tỉnh trong khu vực

- Tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm; an ninh trật tự xã hội và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt các chương trình phát triển xã hội Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo trung bình của Miền là 3,7% Trong 8 tỉnh, tỉnh

có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất và đạt 0% vào năm 2015 là Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, Tiền Giang là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất (9,8% năm

2011 và 6,3% năm 2015) Bình Phước, Long An cũng còn tỷ lệ hộ nghèo nhất định và cần giảm hơn nữa trong thời gian tiếp theo

- Miền Đông Nam Bộ có hệ thống giáo dục - đào tạo phổ thông, đại học, sau đại học lớn so với cả nước Chất lượng giáo dục ở miền Đông Nam Bộ ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phát triển kinh tế - xã hội Tỷ lệ biết chữ của người trên 15 tuổi (%) phản ánh được tình trạng giải quyết mù chữ và giáo dục của địa phương Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ biết chữ trung bình của khu vực là 95,7%, cao nhất là 98,4% và thấp nhất là 91,8% Chỉ báo này ở các tỉnh của miền Đông Nam Bộ phản ánh được chính sách xóa mù chữ khá tốt

ở các địa phương này

Trang 27

4.3 Khung phân tích báo cáo chuyên đề

Dựa trên lược khảo các nghiên cứu đi trước về nghiên cứu miền Đông Nam Bộ, nhóm thực hiện xây dựng khung thực hiện báo cáo chuyên đề như sau:

Hình 2: Khung phân tích của chuyên đề khoa học về Đông Nam Bộ thuộc lĩnh vực

 Phân tích sự dịch chuyển trong hoạt động phát triển kinh tế trong đó tập trung vào sự phát triển của ngành, cụm ngành trong miền Đông Nam Bộ

 Định hướng nghiên cứu trước mắt (1-5 năm)

 Định hượng nghiên cứu lâu dài (5-10 năm)

4.4 Thu thập và thiết lập cơ sở dữ liệu về miền Đông Nam Bộ

Nhóm thực hiện tập hợp các dữ liệu về kinh tế - xã hội và quản trị công của từng địa phương trong miền Đông Nam Bộ nhằm hình thành, lưu trữ bộ cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu ở cấp độ địa phương và miền Đông Nam Bộ Dự kiến cấu trúc bộ bộ

cơ sở dữ liệu bao gồm 2 phần:

- Cơ sở dữ liệu cấp độ miền Đông Nam Bộ: nhóm tập hợp dữ liệu từ các nguồn như Tổng cục thống kê, Niêm giám thống kê các địa phương thuộc miền Đông Nam

Bộ Bộ cơ sở dữ liệu này thể hiện tổng quan các đặc điểm về kinh tế, tự nhiên và xã hội của miền Đông Nam Bộ

- Cơ sở dữ liệu cấp độ địa phương: Nhóm tập hợp dữ liệu niêm giám thống kê của từng địa phương trong miền Đông Nam Bộ trong khoảng thời gian là 10 năm (khi

đó dữ liệu có thể có là 15 năm tùy theo từng chỉ tiêu thống kê) Việc tập hợp các niêm

Các nghiên cứu trước về chủ

đề kinh tế của miền Đông

Đưa ra các chủ đề, định hướng nghiên cứu tiếp theo

Phân tích các mô hình phát triển của Vùng, hiệu quả đầu tư của miền Đông Nam Bộ

Trang 28

phục vụ tốt cho quan sát, nghiên cứu sự phát triển về kinh tế xã hội theo từng địa phương trong miền Đông Nam Bộ

4.5 Mô hình phân tích nền tảng hiện trạng miền Đông Nam Bộ

Trong quá trình thu thập thông tin thứ cấp, nhóm thực hiện không tiếp nhận

được các thông tin về định lượng liên quan đến lĩnh vực kinh tế Từ đó khả dĩ định hướng theo mục tiêu của chuyên đề đặt ra Vì thế, nhóm tiến hành tổng hợp về mô

hình phân tích nền tảng hiện trạng miền Đông Nam Bộ như sau:

4.5.1 Đo lường năng suất tổng hợp (TFP) của miền Đông Nam Bộ

Để tính toán và ước lượng năng suất tổng hợp của miền Đông Nam Bộ, nhóm thực hiện sử dụng mô hình kinh tế cổ điển Cobb-Douglass Nhóm thực hiện tính toán nhân tố theo mô hình Solow (1956); trong đó, tăng trưởng kinh tế được phân tách thành 3 thành phần đóng góp: vốn (K), lao động (L) và các nhân tố tổng hợp (TFP) Theo hàm Solow, các nhân tố tổng hợp phản ánh năng suất thông qua tiến bộ khoa học, công nghệ và quản lý Do đó, các nhân tố tổng hợp còn gọi là nhân tố năng suất tổng hợp Theo Nguyễn Quang Thái và cộng sự (2010) (Nguyễn Quang Thái, Vũ Hùng Cường, Bùi Trinh, 2010) Việt Nam đã có mức độ tăng trưởng kinh tế nhanh và đóng góp của các nhân tố tổng hợp lớn và giai đoạn sau mở cửa 1986 nhờ chính sách

“cởi trói” nên giúp mở rộng năng lực sản xuất của nền kinh tế Tỷ trọng trong giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới đóng góp khoảng một nửa tăng trưởng của nền kinh tế; trong những giai đoạn sau, khi nền kinh tế bắt đầu hết các động lực ban đầu, nền kinh tế phần lớn dựa trên đóng góp về vốn để tăng trưởng Theo tính toán của nhóm, trong giai đoạn 1997-1999, phần tỷ trọng vốn đóng góp vào tăng trưởng tăng dần trong khi các yếu tố năng suất tổng hợp giảm mạnh, đến những năm 2000, đóng góp của yếu tố

đo lường năng suất tổng hợp chỉ đạt khoảng 15%

Tiếp nối theo nghiên cứu trên, nhóm thực hiện tính toán đóng góp các thành tố trong tăng trưởng trong hai giai đoạn 2006-2010 và 2011-2016; nhóm không chỉ tính toán cho miền Đông Nam Bộ nghiên cứu mà còn thực hiện tính toán chỉ báo này cho nền kinh tế Việt Nam nhằm phân tích các nhân tố đóng góp tăng trưởng kinh tế của miền Đông Nam Bộ cũng như so sánh trong cùng giai đoạn của nền kinh tế Việt Nam Các kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 8 và 9

Bảng 7: Phân tích các thành phần tăng trưởng của miền Đông Nam Bộ

Tăng trưởng GDP

Đóng góp của vốn Đóng góp của lao động

Đóng góp từ yếu tố năng suất tổng hợp Giai đoạn 2006-2010

Trang 29

Trong giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng GDP trung bình của miền Đông Nam

Bộ đạt khoảng 9.2%/năm Trong khi đó, tăng trưởng cả nước trong giai đoạn này đạt trung bình khoảng 6.3%/năm Như vậy, miền Đông Nam Bộ và miền xung quanh có tốc độ tăng trưởng cao, có vai trò động lực trong quá trình dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của cả nước Xem xét nguồn gốc của các thành phần đóng góp vào tăng trưởng của miền Đông Nam Bộ trong giai đoạn này biểu hiện với mức tăng trưởng trong quy mô kinh tế khoảng 9.2% thì đóng góp từ vốn là 2.3% (chiếm tỷ trọng khoảng 25.1%), đóng góp của lao động đạt 2.8% (chiếm tỷ trọng khoảng 30.5%) Như vậy, phần còn lại 4.1% là xuất phát từ đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp, với tỷ trọng đóng góp khoảng 44.4%; yếu tố vốn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất Bên cạnh đó, yếu tố lao động dồi dào, giá rẻ chiếm tỷ trọng tương đối trong tăng trưởng của miền Đông Nam

Bộ Nói cách khác, nhân tố năng suất tổng hợp đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả miền Đông Nam Bộ

Đây được xem là yếu tố tích cực đối với tăng trưởng của miền Đông Nam Bộ khi yếu tố năng suất tổng hợp chiếm gần một nửa tỷ trọng tăng trưởng Như vậy, đóng góp của các yếu tố về năng suất, cải tiến công nghệ… là nền tảng cốt lõi cho tăng trưởng của miền Đông Nam Bộ So sánh với nền tảng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong cùng giai đoạn phản ánh tỷ trọng năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng của Việt Nam chỉ chiếm 21.3% trong tổng mức tăng trưởng bình quân khoảng 6.3%/năm Như vậy, trong giai đoạn này, hoạt động phát triển kinh tế của miền Đông Nam Bộ không chỉ đóng vai trò là động lực dẫn dắt kinh tế Việt Nam mà còn chứng tỏ hiệu quả tăng trưởng kinh tế của miền Đông Nam Bộ cao hơn nhiều so với hiệu quả trung bình của nền kinh tế nói chung

Bảng 8: Phân tích các thành phần tăng trưởng của Việt Nam

GDP

Đóng góp của Vốn Đóng góp của Lao động

Đóng góp

từ yếu tố năng suất tổng hợp Giai đoạn 2006-2010

(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả)

Trong giai đoạn 2011-2016, Việt Nam nói chung và miền Đông Nam Bộ nói riêng đối diện với thách thức tăng trưởng lớn Mô hình tăng trưởng cũ không còn phù hợp, sau khủng hoảng và suy thoái liên tục kể từ năm 2009, các chính sách thực hiện tái cấu trúc các ngành kinh tế, thúc đẩy cỗ máy tăng trưởng được thực hiện nhằm đưa Việt Nam bước ra khỏi thời kỳ suy thoái kéo dài Trong giai đoạn này, tăng trưởng GDP trung bình của miền Đông Nam Bộ đạt khoảng 6.2%/năm, sụt giảm rất nhiều so với giai đoạn trước Trong khi đó, tăng trưởng cả nước trong giai đoạn này đạt trung bình khoảng 6%/năm, mặc dù có suy giảm so với giai đoạn trước nhưng mức suy giảm hầu như không đáng kể Như vậy, Đông Nam Bộ và vùng xung quanh mặc dù vẫn có tốc độ tăng trưởng cao hơn trung bình chung của cả nước nhưng đã sụt giảm trong

Trang 30

Đông Nam Bộ đang ngày càng giảm đi vai trò là động lực của nền kinh tế cũng như sự năng động của miền Đông Nam Bộ trong thu hút các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển

Xem xét nguồn gốc của các thành phần đóng góp vào tăng trưởng của miền Đông Nam Bộ trong giai đoạn này chứng tỏ với mức tăng trưởng trong quy mô kinh tế khoảng 6% thì đóng góp từ vốn là 3.51% (chiếm tỷ trọng khoảng 57%), đóng góp của lao động đạt 1.2% (chiếm tỷ trọng khoảng 19.5%), phần còn lại, yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp 1.45% tương đương với với tỷ trọng đóng góp là 23.5% Nói cách khác, nhân tố năng suất tổng hợp không đóng vai trò quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả miền Đông Nam Bộ Thay vào đó, yếu tố vốn trở thành nền tảng dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của miền Đông Nam Bộ với hơn một nửa tỷ trọng tăng trưởng kinh

tế đến từ yếu tố vốn So với giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng kinh tế của Miền không chỉ giảm nhanh về tốc độ tăng trưởng từ mức 9% xuống còn chỉ 6.2% mà còn giảm nhanh về chất lượng tăng trưởng Trong giai đoạn 2006-2010, gần một nửa tăng trưởng kinh tế của miền Đông Nam Bộ xuất phát từ các yếu tố năng suất tổng hợp, nhưng sang giai đoạn 2011-2016, 57% tăng trưởng của miền Đông Nam Bộ xuất phát

từ yếu tố vốn Như vậy, số lượng và chất lượng tăng trưởng trong giai đoạn này của miền Đông Nam Bộ đều bị suy giảm lớn Hơn thế nữa, nếu so với tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam biểu thị chất lượng tăng trưởng của miền Đông Nam Bộ đã

bị suy giảm mạnh so với trung bình chung của cả nước Đây là điều đáng lo ngại khi miền Đông Nam Bộ là một động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước Hơn thế nữa, điều này phản ánh miền Đông Nam Bộ ngày càng sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả hơn so với trung bình trên cả nước

4.5.2 Phân tích hiệu quả đầu tư của miền Đông Nam Bộ

Sử dụng nguồn lực hiệu quả là yếu tố quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở miền Đông Nam Bộ, địa phương Trong phần trên, nhóm thực hiện phân tích tổng quan hiệu quả tăng trưởng dựa trên khía cạnh năng suất tổng hợp; đó là một trong những điều kiện cốt lõi để xem xét mức độ hiệu quả trong tăng trưởng kinh

tế địa phương Trong phần này, nhóm thực hiện tiếp tục phân tích hiệu quả tăng trưởng, phát triển của miền Đông Nam Bộ dựa trên khía cạnh đầu tư Vốn đầu tư là một trong những nguồn lực chính và khan hiếm đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Do đó, sử dụng vốn đầu tư hiệu quả là một yêu cầu trọng tâm cho tiến trình tăng trưởng kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, miền Đông Nam Bộ và nền kinh tế cả nước nói chung

Dưới góc độ sử dụng vốn đầu tư, một khu vực kinh tế được coi là tăng trưởng

có chất lượng đòi hỏi phải gắn liền với hiệu quả của quá trình đầu tư Do đó, nhóm thực hiện sử dụng chỉ số hệ số sử dụng vốn (ICOR) Chỉ số này phản ánh số vốn cần thiết phải đầu tư để tạo ra một đơn vị đầu ra Hệ số này xác định quan hệ thay đổi trong tổng vốn và tổng sản lượng đầu ra của nền kinh tế Tùy theo từng giai đoạn và trình độ phát triển khác nhau mà chỉ số hệ số sử dụng vốn khác nhau Sự thay đổi của chỉ số hệ số sử dụng vốn thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu đầu tư, hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế

Chỉ số hệ số sử dụng vốn càng cao chứng tỏ nền kinh tế càng sử dụng vốn không hiệu quả, một đồng hệ số sử dụng vốn được tạo ra cần càng nhiều vốn đầu tư hơn Khi xét trên quy luật phát triển, ở các giai đoạn phát triển kinh tế càng cao dẫn

Trang 31

đến chỉ số hệ số sử dụng vốn sẽ ngày càng tăng hơn do lợi tức biên ngày càng giảm dần

Thống kê từ niêm giám thống kê Việt Nam và các địa phương trong miền Đông Nam Bộ cho thấy, trong giai đoạn 2006 - 2010, quy mô vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam gia tăng nhanh chóng, từ mức 37.5% vào những năm 2005, đến năm 2007 đạt mức 42.7% GDP sau đó giảm nhẹ xuống còn 38.5% vào năm 2010 Trong bối cảnh đó, miền Đông Nam Bộ cũng có quy mô vốn mở rộng và tăng nhanh hơn nhiều

so với cả nước Năm 2005, quy mô vốn đầu tư toàn xã hội của miền Đông Nam Bộ đạt mức 29.88% GDP Đến năm 2009, quy mô vốn đã đạt đến mức 38.69% GDP và sụt giảm về mức 31.38% GDP vào năm 2010 Như vậy, xét trên khía cạnh quy mô vốn đầu tư, miền Đông Nam Bộ có quy mô vốn đầu tư so với GDP thấp hơn trung bình của

cả nước nhưng trong giai đoạn này có mức độ tăng nhanh hơn nhiều so với trung bình chung cả nước

Về hiệu quả đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2010, miền Đông Nam Bộ có chỉ số

hệ số sử dụng vốn đạt mức 2.08 với quy mô vốn đầu tư toàn xã hội tính trung bình là 33.6% GDP Miền, so với cả nước, chỉ số hệ số sử dụng vốn của miền Đông Nam Bộ chỉ bằng một nửa và tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP cũng thấp hơn nhiều so với cả nước Như vậy, hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn trong giai đoạn này của miền Đông Nam Bộ là rất cao, mỗi 2 đồng đầu tư trong miền có thể tạo ra 1 đồng GDP Điều này cũng thể hiện thông qua tỷ lệ tăng trưởng hơn 9% trong giai đoạn này của miền Đông Nam Bộ cao hơn rất nhiều so với trung bình chung cả nước

Trong giai đoạn 2011 - 2016, quy mô vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam sụt giảm và ổn định ở mức 33% GDP Trong bối cảnh đó, miền Đông Nam Bộ có quy mô vốn giảm nhẹ, từ mức 27.68% GDP xuống còn 26.37% GDP Miền năm 2016 Như vậy, xét trên khía cạnh quy mô vốn đầu tư, miền Đông Nam Bộ có xu hướng tương tự

cả nước khi quy mô vốn suy giảm thông qua giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế cũng như trong thời kỳ suy thoái và lạm phát cao nền kinh tế cần sử dụng hiệu quả hơn với nguồn vốn ít hơn để duy trì sự ổn định kinh tế Tính chung cho cả giai đoạn này, miền Đông Nam Bộ có quy mô vốn đạt 25.92% GDP, cao hơn mức quy mô vốn của cả nước đạt 25.26% hệ số sử dụng vốn Về hiệu quả đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2016, miền Đông Nam Bộ có chỉ số hệ số sử dụng vốn đạt mức 4.75 với quy mô vốn đầu tư toàn

xã hội tính trung bình là 25.92% GDP Miền, so với cả nước, chỉ số hệ số sử dụng vốn của miền Đông Nam Bộ cao hơn nhiều và tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP cũng cao hơn so với cả nước Như vậy, hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn trong giai đoạn này của miền Đông Nam Bộ là rất thấp, gần 5 đồng đầu tư trong miền mới có thể tạo ra 1 đồng GDP cho miền So với với giai đoạn 2006 - 2010, hiệu quả đầu tư hay sử dụng vốn tại miền Đông Nam Bộ đã giảm mạnh đồng thời việc sử dụng đồng vốn cũng thấp hơn nhiều so với trung bình chung của cả nước (xem Bảng 9)

4.5.3 Mô hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại miền Đông Nam

Bộ

4.5.3.1 Mô hình lý thuyết đề xuất

Miền Đông Nam Bộ với các tỉnh thành xung quanh không chỉ là động lực phát triển của cả nước mà còn là một cực hút hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước Đến nay đã có khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào miền Đông Nam

Bộ Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2016, toàn miền Đông Nam Bộ đã thu

Trang 32

139,1 tỷ USD (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2016) Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở trong Miền có tác động tích cực giúp các tỉnh, thành phố chủ động được nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội Trong đề tài này, nhóm thực hiện thiết lập mô hình xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào miền Đông Nam Bộ

Từ lý thuyết và nghiên cứu đi trước, nhóm thực hiện xác định các yếu tố tác động đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương trong miền Đông Nam Bộ bao gồm: quy mô thị trường (đo lường thông qua GDP từng tỉnh),

cơ sở hạ tầng (đo lường thông qua chỉ báo năng lực vận tải qua mỗi tỉnh), lực lượng lao động (đo lường thông qua số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên), chất lượng nguồn nhân lực (đo lường thông qua tỷ lệ biết chữ mỗi tỉnh), chất lượng thể chế (đo lường qua chỉ báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từng tỉnh)

Về quy mô của thị trường: thực tế phản ánh quy mô thị trường là một động lực

chính của các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm các thị trường mới (Shapiro, (2002)1, Bevan và Estrinb (2004)2, Li, Xinzhong (2005)3, Wanda Tseng và Harm Zebregs (2002)4, Chen Chunlai (2000)5 đã xác định được quy mô thị trường có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhóm thực hiện sử dụng GDP như là dẫn xuất cho biến quy mô thị trường trong đánh giá các yếu tố thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Quy mô thị trường của một khu vực cụ thể càng lớn, thì càng nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu hút vào trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi

Bảng 9: Quy mô vốn và chỉ số hệ số sử dụng vốn của Việt Nam và miền Đông Nam Bộ

Vốn đầu tư thực hiện

so với tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế (%)

Hệ số sử dụng vốn theo giá

Trang 33

(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả)

Về cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào một nước/một địa phương Theo Chen & Chunlai (2000), Fan & Dickie (2000)1, Mody và Srinivasan (1998)2, Campos và Kinoshita (2003)3 cơ

sở hạ tầng tốt là điều kiện cần thiết cho các nhà đầu tư hoạt động thành công Các nghiên cứu đã xác định yếu tố về cơ sở hạ tầng có tác động đến mức độ thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao và phát triển sẽ làm tăng hiệu quả tiềm năng của khoản đầu tư, từ đó kích thích dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước chủ nhà

Về lực lượng lao động: dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu từ nước

công nghiệp phát triển sang nước công nghiệp mới, nên nhu cầu nhân lực ở nước tiếp nhận đầu tư là rất quan trọng Để tối đa hóa lợi nhuận vốn, các nhà đầu tư nước ngoài thường nhằm vào lợi thế của nước đầu tư với đầu vào của yếu tố lợi thế hơn (so với nước đi đầu tư hoặc nước chủ nhà khác) Với nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ, có tay nghề sẽ tác động làm tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất nên sẽ là yếu tố kéo các nhà đầu tư nước ngoài (Mody và Srinivasan, 1998)

Về chất lượng nguồn nhân lực: nguồn nhân lực là mối quan tâm, sự lựa chọn

của nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định tiến hành hoạt động đầu tư Do đó, nguồn nhân lực được coi là nhân tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của địa phương đối với các nhà đầu tư và năng lực cạnh tranh của địa phương Nó còn ảnh hưởng đến chất lượng

và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Thêm vào đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao là điều kiện hàng đầu hấp dẫn các nhà đầu tư, giúp họ triển khai nhanh các dự án Luận văn sử dụng dữ liệu chủ yếu từ tổng hợp tỷ lệ lao động từ

15 tuổi trở lên biết chữ là đại diện của giáo dục đối với nâng cao chất lượng nguồn lao động Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Mody và Srinivasan (1998), LuMinghong (2000)4 và Akinlo (2004)5, Chen, Chunlai (2000), Fan &Dickie (2000) đã đưa ra kết

1 Fan and Dickie (2000), The Contribution of Foreign Direct Investment to Growth and Stability: A Post-Crisis

ASEAN-5 Review, ASEAN Economic Bulletin, Vol 17, No 3 (DECEMBER 2000), pp.312-323

2 Mody & Srinivasan (1998), Japanese and U.S Firms as Foreign Investors: Do They March to the Same Tune?,

The Canadian Journal of Economics, Revue canadienne d'Economique, Vol 31, No 4 (Oct., 1998), pp.778-799

3 Campos & Kinoshita (2003), Why Does FDI Go Where it Goes? New Evidence from the Transition Economies,

William Davidson Institute Working Paper No 573

4 LuMinghong (2000), The locational determinants of foreign direct investment, Nanjing University Press 連結,

2000

Trang 34

luận rằng chất lượng nguồn lao động có tác động tích cực đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Về chất lượng thể chế: với vai trò tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài đến tăng trưởng kinh tế dẫn đến sự thay đổi rất lớn trong cách nhìn nhận ở nhiều quốc gia đối với dòng vốn quan trọng này Hầu hết chính phủ của nhiều quốc gia đã thay đổi chính sách về thu hút hay ưu đãi đầu tư bên cạnh hoàn thiện hệ thống khung pháp lý, phòng chống tham nhũng Doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh luôn luôn muốn cắt giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Do

đó, những thay đổi này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi phí phát sinh, nhất là những khoản chi phí không chính thức Yếu tố chất lượng thể chế tác động đến hiệu quả đầu tư ảnh hưởng trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, biến chỉ số đánh giá về kiểm soát tham nhũng (Corruption) đã được đưa vào mô hình theo Globerman & Shapiro (2002 và Anyanwu (2012)1, Matthew A Cole, Robert J.R Elliott, Jing Zhang (2009)2, Wanda Tseng & Harm Zebregs (2002)

4.5.3.2 Phương pháp phân tích

Biến phụ thuộc được sử dụng để phân tích trong mô hình là Tổng số dự án đầu

tư trực tiếp nước ngoài đăng kí vào các địa phương đã thu hút được từ năm 2005 đến năm 2016

Các phân tích ước lượng dữ liệu bảng bằng phần mềm STATA (một bộ chương trình sử dụng trong Kinh tế Lượng và thống kê), tác giả sử dụng 3 hướng tiếp cận khác nhau để phân tích bảng dữ liệu (cân bằng) đã thu thập được nhằm phân tích chi tiết các

mô hình ước lượng đã được đưa ra ở phần lý thuyết để đánh giá các tác động của các biến độc lập trong mô hình ảnh hưởng đến

Mô hình ước lượng tổng quát: yit = α + x’it β + uit (i=1 N; t=1…T)

Trong đó : yit là biến phụ thuộc

x’it là các biến độc lập

β là các hệ số ước lượng của các biến độc lập

uit sai số (phần dư)

i là đại diện cho các tỉnh thành ( i = 1…8)

t là thời gian (tính theo năm thu thập t = 2005…2015)

Tác giả thực hiện phân tích dữ liệu bảng động theo 3 cách tiếp cận:

(i) Pooled Regression (POOLED): là mô hình ước lượng bằng cách hồi quy toàn

bộ cơ sở dữ liệu như một mô hình hồi quy (OLS) bình thường yit = α + x’ β + u Trong

đó, dữ liệu của các tỉnh thành được xếp chồng lên nhau để thực hiện phân tích hồi quy (ii) Fixed Effect (FEM): là mô hình ước lượng dữ liệu bảng bằng cách cố định một hay nhiều yếu tố trong mô hình Ở đây tác giả ước lượng theo 3 trường hợp: cố

1 Anyanwu (2012), Why Does Foreign Direct Investment Go Where It Goes?: New Evidence From African

Countries, Annals Of Economics And Finance 13-2, 425-462 (2012)

Trang 35

định theo nhân tố tỉnh (i), cố định theo nhân tố thời gian (t) và cố đinh ở cả hai nhân tố (i và t)

(iii) Random Effect (REM): là mô hình ước lượng theo tác động ngẫu nhiên Ở đây, tác giả thực hiện ước lượng tác động ngẫu nhiên theo 2 trường hợp: tác động ngẫu nhiên theo nhân tố tỉnh thành (i); tác động ngẫu nhiên theo thời gian

Để lựa chọn mô hình phù hợp nhất tác giả sử dụng các tiêu chuẩn trong kinh tế lượng Trong đó, để thực hiện lựa chọn mô hình Fixed Effect hay Random Effect tác giả có thể sử dụng kiểm định Hausman Trong kiểm định Hausman, Ho (giả thiết không) đưa ra khẳng định không có sự khác nhau giữa 2 mô hình Fixed Effect và Random Effect, bác bỏ giả thuyết Ho đưa ta đến kết luận không có sự khác nhau giữa

2 mô hình này và việc lựa chọn mô hình Random Effect là phù hợp hơn

4.5.3.3 Kết quả ước lượng

Bảng 10: Kết quả hồi quy Pooled Regression

Biến số Hệ số hồi quy ước lượng Sai số chuẩn T pvalue

(Nguồn: Kết quả ước lượng của nhóm tác giả)

Nhóm tiến hành phân tích hồi quy với các biến trên 3 mô hình hồi quy Pooled Regression, Mô hình tác động cố định Fixed Effect, Mô hình tác động cố định Random Effect Đầu tiên, hồi quy Pooled Regression được thực hiện để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Kết quả hồi quy phản ánh các yếu tố được chọn có tác động quan trọng đối với việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Điểm cần lưu ý, đó là hệ số hiệu chỉnh của mô hình ở mức cao 83,01% Điều này có nghĩa, nhìn chung, các biến phụ thuộc của mô hình này giải thích được hơn 82% về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của miền Đông Nam Bộ Bên cạnh đó, kiểm định với giá trị p-value dưới 0,05 cũng chứng minh mô hình sử dụng là phù hợp Tất cả các biến số trong mô hình đều tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào miền Đông Nam Bộ có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Tuy nhiên, độ vững và tính hiệu quả của các hệ số trong phân tích dữ liệu bảng dựa trên phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng thể có thể bị nghi ngờ vì mô hình hồi quy tổng thể không cần quan tâm đến các yếu tố không thể thu thập được hoặc ảnh hưởng riêng lẻ, đặc thù từng địa phương, tỉnh thành, trong khi vấn đề ảnh hưởng riêng lẻ là một trong những hiện tượng xảy ra thường xuyên ở những nghiên cứu thực nghiệm

Do đó, để xử lý vấn đề về các yếu tố không quan sát được (unobserved heterogeneity), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và ảnh hưởng cố định được sử dụng

Trang 36

Bảng 11: Mô hình mô hình ảnh hưởng cố định Fixed Effect

(Nguồn: Kết quả ước lượng của nhóm tác giả)

Kết quả ước lượng mô hình Fixed Effect tương tự với mô hình Pooled Regression, tuy nhiên biến số chất lượng nguồn nhân lực không tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào miền Đông Nam Bộ với mức ý nghĩa 5%

Kiểm định ý nghĩa thống kê kiểm định chứng minh mô hình ảnh hưởng cố định tốt hơn mô hình Pooled Regression Giá trị kiểm định F (7,83) đạt 2.35 với p-value là 0.0315 Như vậy có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ Ho ở mức ý nghĩa 5% Nói cách khác, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương chịu ảnh hưởng bởi các đặc tính riêng Nhìn chung, mô hình Fixed Effect sẽ phù hợp hơn Pooled Regression trong ước lượng tác động của các yếu tố đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào miền Đông Nam Bộ

Bảng 12: Mô hình mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên Random Effect

Biến số hồi quy ước lượng Hệ số Sai số chuẩn T p-value

Kiểm định Wald (5) = 196.28 (p-value =0.00)

Kiểm định LM: chibar2(01) = 0.12 (p-value = 0.3643)

Kiểm định Hausman: (3) =9.84 (p-value =0.02)

(Nguồn: Kết quả ước lượng của nhóm tác giả)

Kiểm định LM cho thấy, thiếu bằng chứng thống kê để khẳng định có ảnh hưởng ngẫu nhiên trong mô hình Trong khi đó, kiểm định Hausman cho thấy, mô hình Fixed Effect là phù hợp hơn mô hình Random Effect Do đó, mô hình Fixed Effect là mô hình tốt nhất trong ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào miền Đông Nam Bộ Vì mô hình Fixed Effect xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nhóm thực hiện ước lượng vững (robust) nhằm khắc

Trang 37

Kết quả hồi quy trên cho thấy bốn yếu tố gồm quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động và chất lượng thể chế (PCI) đều có ảnh hưởng đến thu hút dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương trong miền Đông Nam Bộ Riêng biến

số chất lượng nguồn nhân lực không có ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Miền Kết quả này là trùng khớp với các nghiên cứu trong mô hình phân tích các động lực tăng trưởng khi yếu tố năng suất, công nghệ trong giai đoạn 2011-2016 không đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của miền Đông Nam

Bộ hay mô hình phân tích chỉ số hệ số sử dụng vốn cho thấy nguồn nhân lực chất lượng cao chưa trở thành yếu tố động lực cho quá trình phát triển và thu hút dòng vốn đầu tư vào các địa phương trong miền Nguồn nhân lực thúc đẩy tăng trưởng của các địa phương và miền chủ yếu là nguồn nhân lực giá rẻ, lao động phổ thông Trong khi

đó, các yếu tố về thể chế địa phương có tác động mạnh đến việc thu hút dòng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương, một địa phương có chỉ số cạnh tranh cao (hay thể chế tốt) là điểm hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài

Bảng 13: Mô hình ảnh hưởng cố định Fixed Effect ước lượng vững

(Nguồn: Kết quả ước lượng của nhóm tác giả)

4.6 Định hướng nghiên cứu trước mắt (1-5 năm)

Khái niệm “bối cảnh mới” được báo cáo chuyên đề sử dụng hàm ý khi trực diện với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và/hoặc hướng đến sự phát triển bao trùm và/hoặc hội nhập kinh tế quốc tế thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ cũng như những thay đổi khác nếu xảy ra trong xã hội tương lai

4.6.1 Phân tích thực trạng nền kinh tế miền Đông Nam Bộ; nhận diện bối cảnh trong nước, quốc tế và dự báo phát triển kinh tế miền Đông Nam Bộ đến năm

và đề xuất các giải pháp trọng tâm

- Đánh giá lại cục diện kinh tế thế giới, Việt Nam, miền Đông Nam Bộ và các mục tiêu, chiến lược, chính sách điều chỉnh kinh tế Qua đó, đề xuất giải pháp trọng tâm cho điều hành quản lý có hiệu quả tại miền Đông Nam Bộ

Trang 38

4.6.2 Nghiên cứu các vấn đề kinh tế phù hợp giai đoạn 2018-2022

- Xây dựng bộ dữ liệu theo dõi các chỉ báo phát triển cốt lõi ở miền Đông Nam

Bộ

- Xây dựng bộ chỉ số đo lường phát triển bền vững tại miền Đông Nam Bộ

- Cơ cấu kinh tế của miền Đông Nam Bộ và các địa phương trong bối cảnh mới

- Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, miền Đông Nam Bộ và mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong trong bối cảnh mới

- Nghiên cứu về vai trò của khoa học công nghệ với phát triển kinh tế, nông nghiệp, nông thôn tại miền Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới

- Nghiên cứu thị trường quốc tế, thương mại quốc tế, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu; nghiên cứu tác động của hiệp định song phương và đa phương đến dòng vốn đầu tư quốc tế ở miền Đông Nam Bộ

- Nghiên cứu mô hình quản trị doanh nghiệp; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện hệ thống thông tin trong quản lý; nghiên cứu thương mại điện

tử đối với doanh nghiệp trong miền Đông Nam Bộ

- Nghiên cứu chính sách và giải pháp trọng tâm nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong miền Đông Nam Bộ

- Nghiên cứu thống kê kinh tế, toán tài chính ứng dụng; nghiên cứu giải tích ma trận và ứng dụng… nhằm phục vụ hoạt động định lượng phục vụ cho nghiên cứu khoa học miền Đông Nam Bộ và các địa phương

- Nghiên cứu chính sách và giải pháp trọng tâm về đầu tư nước ngoài, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và các vấn đề quản trị tài chính, quản trị ngân hàng thuộc miền Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới

4.6.3 Nghiên cứu trong hoạt động đào tạo giai đoạn 2018-2022

Về tổng quan kinh tế miền Đông Nam Bộ và địa phương giai đoạn 2018-2022:

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng của từng địa phương và miền Đông Nam Bộ

- Nghiên cứu cơ cấu kinh tế của từng địa phương và miền Đông Nam Bộ

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cấu trúc kinh tế của từng địa phương và miền Đông Nam Bộ cùng các giải pháp trọng tâm

- Phân tích các nguồn lực tăng trưởng của từng địa phương và miền Đông Nam

Bộ cùng các giải pháp trọng tâm

- Nghiên cứu về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, phân bổ hợp lý nguồn lực, lộ trình giá thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh tạo nền tảng vi mô vững chắc cho ổn định vĩ mô; nâng cao chất lượng toàn diện công tác điều phối chính sách cùng đề xuất các giải pháp trọng tâm

Về hiệu quả và chất lượng tăng trưởng giai đoạn 2018-2022:

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp tăng trưởng hiệu quả quản trị từng địa phương và miền Đông Nam Bộ

Trang 39

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp trọng tâm nhằm phát triển nông nghiệp của từng địa phương và miền Đông Nam Bộ

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp trọng tâm nhằm phát triển các ngành công nghiệp của từng địa phương và miền Đông Nam Bộ

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp trọng tâm nhằm phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn miền Đông Nam Bộ

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp trọng tâm nhằm phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, các địa phương

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển các cụm ngành và các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ cùng các giải pháp trọng

tâm

Về thu hút dòng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư giai đoạn 2018-2022:

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp đầu tư tại từng địa phương và miền Đông Nam Bộ

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp đầu tư công tại từng địa phương và miền Đông Nam Bộ

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, từng địa phương

Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp liên kết trong hoạt động đầu tư ở miền Đông Nam Bộ và từng địa phương

Về tính liên kết miền Đông Nam Bộ giai đoạn 2018-2022:

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp liên kết phát triển kinh tế - xã hội của miền Đông Nam Bộ

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp liên kết trong lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương trong miền Đông Nam Bộ

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp liên kết trong phát triển nông nghiệp tại miền Đông Nam Bộ và các địa phương

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp liên kết trong phát triển công nghiệp tại miền Đông Nam Bộ và các địa phương

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp liên kết trong hoạt động logistic, dịch

vụ tại miền Đông Nam Bộ và các địa phương

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp liên kết trong các chuỗi giá trị nông sản ở từng địa phương trong miền Đông Nam Bộ và các địa phương

Về chất lượng thể chế và phát triển bền vững, phát triển bao trùm giai đoạn 2018-2022:

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp liên quan đến các yếu tố tác động đến chất lượng thể chế của từng địa phương trong miền Đông Nam Bộ

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp liên quan đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của từng địa phương trong miền Đông Nam Bộ và các giải pháp trọng tâm

Trang 40

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp liên quan đến phát triển bền vững, phát triển bao trùm ở từng địa phương và miền Đông Nam Bộ

- Phân tích, đánh giá và thiết lập giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực phục

vụ quá trình phát triển bền vững, phát triển bao trùm ở từng địa phương và miền Đông Nam Bộ

4.7 Định hướng nghiên cứu lâu dài (10-15 năm)

4.7.1 Nghiên cứu những vấn đề về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, miền Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới

- Mô hình, chính sách phát triển bao trùm và các loại thị trường trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0; các vấn đề phát triển kinh tế của miền Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới

- Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng phù hợp với xu hướng phát triển của miền Đông Nam Bộ trước bối cảnh mới

- Mô hình và chính sách phát triển các loại thị trường thuộc miền Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới

- Phát triển đô thị, nông nghiệp trong miền Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới

4.7.2 Nghiên cứu những vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

- Tác động của các nền kinh tế lớn đến phát triển kinh tế Việt Nam, miền Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới

- Tác động của tiến trình hội nhập (đa phương, khu vực) đối với doanh nghiệp, các ngành kinh tế và nền kinh tế miền Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới

- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại miền Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới

- Cải cách cơ chế, chính sách đáp ứng với tiến trình hội nhập của các doanh nghiệp tại miền Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới

4.7.3 Nghiên cứu trong hoạt động đào tạo giai đoạn 2018-2030

- Các chủ đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới như: tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng ở miền Đông Nam Bộ và từng địa phương

- Các chủ đề liên quan đến xác lập mô hình tăng trưởng kinh tế; chiến lược và chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các chủ thể kinh tế trong bối cảnh mới thuộc miền Đông Nam Bộ và từng địa phương

- Các chủ đề liên quan đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng và thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

cơ cấu và thay đổi cơ cấu tiêu dùng dân cư; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh mới đối với miền Đông Nam Bộ và từng địa phương

- Nhóm chủ đề liên quan đến phát triển bao trùm trên từng địa phương, miền Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới

Ngày đăng: 15/08/2024, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w