1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đề xuất phương án cải tiến quy trình xử lý nước thải mủ cao su tại công ty đại phước tài

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đề xuất phương án cải tiến quy trình xử lý nước thải mủ cao su tại công ty Đại Phước Tài
Tác giả Phạm Xuân Tư
Người hướng dẫn Th.S Đỗ Thị Kim Chi
Trường học Trường Đại Học Mở Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2012
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,37 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 Phần mở đầu (9)
    • 1. Đặt vấn đề (9)
      • 1.1. Mục tiêu (10)
      • 1.2. Phương pháp nghiên cứu chính (12)
      • 1.3. Phương Pháp thực hiện (13)
    • 2. Tổng quan về công ty Rồng Tiến (14)
      • 2.1. Sơ lược về công ty (14)
      • 2.2. Tầm nhìn và chiến lược (14)
      • 2.3. Mục tiêu (14)
      • 2.4. Định hướng hoạt động của công ty (15)
      • 2.5. Nguồn nhân lực (15)
      • 2.6. Một số dịch vụ thực hiện của công ty (17)
  • Chương II Tìm hiểu về quy trình sản xuất và hệ thống xử lý nước thải mủ cao (18)
    • 3. Tìm hiểu về quy trình xử lí mủ cao su tại công ty Đại Phước Tài (18)
      • 3.1. Tìm hiểu về quy trình sản xuất mủ cao su (18)
        • 3.1.1. Thành phần hóa học mủ cao su (18)
        • 3.1.2. Công nghệ chế biến mủ ly tâm (20)
        • 3.1.3. Công nghệ chế biến mủ tờ (21)
        • 3.1.4. Công nghệ chế biến mủ cốm (22)
      • 3.3. Tính chất nước thải (26)
        • 3.3.1. Dây chuyền sản xuất mủ li tâm (26)
        • 3.3.2. Dây chuyền chế biển mủ nước (26)
        • 3.3.3. Dây chuyền chế biến mủ tạp (26)
    • 4. Tìm hiểu hệ thống xử lí nước thải mủ cao su của công ty Đại Phước Tài (26)
      • 4.1. Công nghệ xử lí nước thải cao su Đại Phước Tài (31)
        • 4.1.1. Mức độ yêu cầu xử lí (31)
        • 4.1.2. Các yếu tố lựa chọn công nghệ xử lí phù hợp cho nhà máy xử lý (32)
        • 4.1.3. Lựa chọn công nghệ phù hợp (32)
      • 4.2. Thuyết minh quy trình (33)
        • 4.2.1. Tách mủ cấp 1 (33)
        • 4.2.2. Bể tách mủ cấp 2 (33)
        • 4.2.3. Bể sinh học kị khí (33)
        • 4.2.4. Bể Biofor (33)
        • 4.2.5. Bể lắng đứng (36)
        • 4.2.6. Ngăn chứa bùn (36)
        • 4.2.7. Cụm oxy hóa nâng cao (36)
        • 4.2.8. Ngăn khử trùng (36)
        • 4.2.9. Bãi lọc sinh học (36)
      • 4.3. Chức năng từng bể trong hệ thống xử lí của nhà máy (36)
        • 4.3.1. Song chắn rác (36)
        • 4.3.2. Bể lắng cát sục khí (37)
        • 4.3.3. Bể điều hòa (37)
        • 4.3.4. Bể tuyển nổi (37)
        • 4.3.5. Bể UASB (38)
        • 4.3.6. Bể Aerotank (41)
        • 4.3.9. Bể khử trùng (44)
        • 4.3.10. Đánh giá hiện trạng của hệ thống (45)
  • Chương III Đề xuất hướng cải tiến hệ thống xứ lý nước thải Đại Phước Tài (47)
    • 5. Phân tích các phương án cải tiến hệ thống xử lý (47)
      • 5.1. Phương án cải tiến hệ thống sản xuất mủ cao su (47)
      • 5.2. Phương án cải tiến hệ thống bằng hóa lý (47)
        • 5.2.1. Giảm lưu lượng và tăng thời gian lưu (47)
        • 5.2.2. Cải thiện chất lượng nước bằng hóa chất (47)
      • 5.3. Phương án cải thiện chất lượng nước thải bằng biện pháp sinh học 48 1. Ứng dụng xơ dừa làm giá thể (48)
        • 5.3.2. Ứng dụng nuôi tảo, bèo trong hồ sinh học (50)
        • 5.3.3. Phân loại các hồ sinh học (51)
        • 5.3.4. Hệ động thực vật trong hồ sinh học (52)
      • 5.4. Phân tích khả năng ứng dụng tảo và bèo tây (lục bình) vào hệ thống xử lý nước thải mủ cao su Đại Phước Tài (55)
        • 5.4.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nghiên cứu (55)
        • 5.4.2. Cơ chế xử lý nước thải (55)
        • 5.4.3. Cấu trúc và chức năng của tảo và bèo trong hồ sinh học (58)
        • 5.4.4. Các công trình ứng dụng xử lý hồ sinh học cho nước thải mủ cao su đã thử nghiệm tại Việt Nam (62)
      • 5.5. Quy trình đề nghị mới cho hệ thống xử lý nước thải mủ cao su Đại Phước Tài (65)
        • 5.5.1. Cải tiến hệ thống sản xuất mủ cao su an toàn, hiện đại hơn (65)
        • 5.5.2. Hệ thống xử lý nước thải cải tiến (65)
        • 5.5.3. Sơ đồ quy trình mới (66)
        • 5.5.4. Thuyết minh quy trình mới (68)
  • Chương IV Tổng kết (69)
    • 6. Kết luận và Kiến Nghị (69)
      • 6.1. Kết luận (69)
      • 6.2. Kiến nghị (69)
    • 7. Tài liệu tham khảo (71)
      • 7.1. Nguồn Tiếng Việt (71)
      • 7.2. Nguồn Internet (71)
      • 7.3. Nguồn tài liệu nội bộ công ty cung cấp (71)
  • Chương V Phụ lục (71)

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Thị Kim Chi Một nguyên nhân nữa là, sau quy trình sản xuất chế biến mủ cao su một lượng lớn các hạt cao su còn sót lại chưa được sử dụng và thải ra the

Phần mở đầu

Đặt vấn đề

Do đặc tính của vật liệu và công nghệ chế biến nên nước thải của ngành cao su thường có độ pH thấp, Nitơ Amôni, Nitơ hữu cơ và hàm lượng chất ô nhiễm cao Chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải chủ yếu ở dạng dễ phân hủy sinh học, do đó khi thải ra môi trường cộng thêm sự tác động của vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên, chúng sẽ bị phân hủy sinh học gây ra những cho thủy sinh sống trong nguồn nước bị thiếu Oxy mà chết Một con đường chủ yếu đó là hiện tượng phú dưỡng hóa của nguồn nước do chúng có hàm lượng Nitơ cao gây mất cân bằng hệ sinh thái

Một nguyên nhân nữa là, sau quy trình sản xuất chế biến mủ cao su một lượng lớn các hạt cao su còn sót lại chưa được sử dụng và thải ra theo con đường nước thải Số hạt mủ này có nguồn gốc từ quá trình đông tụ đây cũng là một nguồn thất thoát khá lớn cho hoạt động kinh tế của doanh nghiệp

Từ những vấn đề như trên ta thấy được tính cấp bách của việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải cao su, một trong những nguồn nước thải cực kì độc hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, môi trường và cả hệ sinh thái rộng lớn Giải quyết những vấn đề về ô nhiễm cấp bách để bảo vệ sức khỏe sự sống của sinh vật xung quanh ngoài ra chức năng của hệ thống xử lí còn là tái thu hồi lượng hạt cao su chưa kịp đông tụ trong giai đoạn đông tụ tái sử dụng vào một số lĩnh vực sản xuất thô khác như làm lốp xe, làm nhựa đem lại một nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là các khu xử lí mủ cao su của thế giới và đặc biệt là ở nước ta thực sự chưa hiệu quả nguyên nhân chính trong vấn đề này chính là hàm lượng cơ chất trong nước thải cao su khá đa dạng dẫn đến rất khó xử lí Ngoài ra công nghệ xử lí cũng là vấn đề khá nhức nhối hiện nay chưa thể đáp ứng được các tiêu chuẩn nước thải đầu ra, do đó việc nâng cấp cải tiến hệ thống thực sự là điều rất quan trọng và cần thiết hiện nay

Từ những vấn đề đã nêu ở trên em quyết định chọn đề tài Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lí mủ cao su tại công ty Đại phước Tài làm báo cáo để có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về lĩnh vực xử lí nước thải ngành cao su và vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế hiệu quả

Dựa vào nguồn kiến thức cơ bản kết hợp với nguồn tài liệu chuyên ngành, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên và cán bộ của quý công ty trong đợt thực tập này em hi vọng áp dụng hiệu quả được các biện pháp cải tiến vừa nghiên cứu với mong muốn đưa nước thải đạt chuẩn đầu ra, giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm trầm trọng hiện nay

Khái quát về công ty Rồng Tiến- đơn vị thực tập

Giới thiệu về công ty Đại Phước Tài – ( hệ thống xử lí nước thải của công ty do công ty Rồng Tiến thiết kế )

Tìm hiểu về quy trình sản xuất mủ cao su tại công ty Đại Phước tài

Tìm hiểu thành phần nước thải mủ cao su tại công ty Đại Phước Tài

Tìm hiểu hệ thống xử lí mủ của công ty Đại Phước Tài Đánh giá chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lí hiện hữu so với chuẩn đầu ra

Nghiên cứu cải tiến hệ thống hiện tại, và đưa ra mô hình xử lí hiệu quả hơn.Nhưng vẫn đảm bảo về chi phí đầu tư không vượt mức quá cao bao gồm 2 hướng:

Nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất mủ cao su

Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lí nước thải mủ cao su

Bảng 1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nội dung thực hiện Thời gian Dự kiến kết quả

Tìm hiểu về quy trình sản xuất mủ cao su

Thành phần cấu tạo của mủ cao su, thành phần hóa học

Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su tại công ty Đại

Mô tả quy trình sản xuất

Tìm hiểu thành phần nước thải mủ cao su

Hàm lượng chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ( protein , carbon hydrat ), nitơ, phốt pho…

Phân tích thành phần mủ cao su từ đó đưa ra những thành phần chính của nước thải nhằm đưa ra phương án xử lí hiệu quả nhất

Tìm hiểu hệ thống xử lí mủ của công ty Đại Phước Tài Đưa ra quy trình công nghệ, nêu công dụng chức năng của từng thiết bị xử lí

+ Xử lí cơ học: song chắn rác, hồ thu gom

+ Xử lí hóa học: bể điều hòa, bể tuyển nổi, bể lắng sơ cấp

Thực hiện kiến tập, ghi chép toàn bộ chi tiết do cán bộ công ty hướng dẫn

Từ 24/2/2012 đến 22/03/2012, sau khi nắm rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty, tôi bắt đầu tự tìm hiểu quy trình sản xuất và xử lý nước thải của công ty Quá trình này được thực hiện kết hợp với sự hướng dẫn từ cán bộ công ty và giảng viên hướng dẫn.

● 23/03/12-03/05/12 bắt đầu tổng hợp nguồn tài liệu viết báo cáo cho quá trình thực tập tại công ty kết hợp tiếp tục kiến tập bổ sung nguồn kiến thức thực tế

Sau báo cáo thực tập, tập trung phân tích những nội dung chính của đề tài để nghiên cứu và đưa ra Đưa nước thải đầu ra có hàm lượng hữu cơ giảm tối đa đạt chuẩn đầu ra

(TCVN 7586:2006 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên )

Hiểu đuợc quy trình sản xuất mủ và xử lí nước thải cao su ở công ty và quy mô tổng quát của ngành cao su

Giảm thiếu tối đa tác động xấu đến môi trường như hiện

+ Xử lí sinh học: UASB, bể

Aerotank, bể lắng thứ cấp, hồ sinh học … Đánh giá chất lượng đầu ra sau xử lý của hệ thống hiện hữu Đánh giá kết quả và nhận xét theo tiêu chuẩn thiết kế đưa ra những vấn đề chưa tốt, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng chưa đạt của nước thải đầu ra Đưa ra 1 số biện pháp khắc phục mang tính kĩ thuật, kinh nghiệm nhằm giải quyết vấn đề và đưa nước thải về gần hơn với chuẩn đầu ra đưa ra 1 hệ thống cải tiến dựa trên quy trình cũ với mục tiêu nước đầu ra đạt quy chuẩn: tăng thể tích chứa của hệ thống đảm bảo thời gian lưu, thiết kế thêm bể bẫy mủ nhằm tăng hiệu quả xử lí… phương pháp thực hiện dựa trên sự hướng dẫn của giảng viên và cán bộ tại công ty

Tập trung tài liệu bắt đầu viết báo cáo dựa trên cơ sở thu được Áp dụng những kiến thức đã học đề ra những phương án cải tiến hệ thống

☞ chỉnh sửa lại toàn bộ lần cuối và báo cáo kết quả trước hội đồng. tượng phú dưỡng hóa, mùi hôi thối… -Đánh giá được chất lượng nước trước và sau xử lí…Lượng mủ cao su thải ra thu hồi đạt tối đa, hiệu quả hơn phương pháp truyền thống

Tổng quan về công ty Rồng Tiến

2.1 Sơ lược về công ty

Tên công ty: Công ty TNHH Cổ Phần Rồng Tiến Địa chỉ : 95/C3, Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh Điện Thoại: 082.2167376 – 0919643953

Fax: 0862572838 ,Web: www.Rongtien.com.vn

2.2 Tầm nhìn và chiến lược

Sử dụng nguồn nhân lực có trình tự cao nhằm cung cấp cho cơ quan, doanh nghiệp để cung cấp những gói sản phẩm tối ưu để tăng hiệu quả đầu tư

Hướng đến 2013 RTE trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường tại Việt Nam

Luôn sẵn lòng đồng hành cùng quý cơ quan doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề môi trường

Phát huy nội lực đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ thông qua việc tạo điều kiện cho cán bộ của công ty tham gia các khóa học ngắn hạn và các chương trình đào tạo dài hạn trong và ngoài nước Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học gắn kết nghiên cứu với thực tiễn để phục vụ lợi ích xã hội và cộng đồng Đa dạnh hóa các hình thức hoạt động của công ty, mở rộng quan hệ với các đối tác nhằm tăng cường nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học – triển khai, sản xuất và dịch vụ Đến năm 2012 công ty sẽ mở chi nhánh tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và kiện toàn xong công tác xây dựng chiến lược thương hiệu và sản phẩm dịch vụ

2015, sẽ phát triển thêm chi nhánh tại miền trung

2018, sẽ phát triển thêm một chi nhánh tại vùng Đồng Bằng Bắc Bộ

2.4 Định hướng hoạt động của công ty

Lấy công nghệ mới, công nghệ thân thiện với môi trường làm đối tượng để tư vấn và chuyển giao Lấy tiêu chí có thể áp dụng nhanh vào thực tiễn làm chủ đạo trong việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu - triển khai với sản xuất dịch vụ làm động lực thúc đẩy phát triển

Công ty cổ phần môi trường Rồng Tiến hiện đang sở hữu một đội ngũ nhân viên trình độ cao bao gồm các tiến sỹ, thạc sỹ và các kỹ sư Đội ngũ nhân viên này được đào tạo trong và ngoài nước với các chuyên ngành về Công Nghệ Môi trường, Quản lý Môi trường và Hệ thống Môi trường.

2 Tiến Sỹ ngành Công Nghệ Môi trường, tốt nghiệp Đại học Ansted (Anh Quốc)

1 Tiến Sỹ Quản Lí Môi Trường tốt nghiệp Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh

1 Tiến Sỹ Ngôn ngữ Học tốt nghiệp Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh

1 Tiến Sỹ Ngôn ngữ Học tốt nghiệp Đại học Hoa Trung ( Trung Quốc)

1 Thạc Sỹ tốt nghiệp chuyên nghành Hệ Thống Môi Trường Đại học Tokyo ( Nhật Bản)

1 Thạc sỹ tốt nghiệp chuyên ngành Công Nghệ Nước, tốt nghiệp từ học viện IHE (Hà Lan )

1 Thạc sỹ tốt nghiệp Công Nghệ Môi Trường tốt nghiệp Đại học Seoul (Hàn Quốc)

3 Thạc sỹ tốt nghiệp chuyên ngành Hóa, Công Nghệ Môi Trường, Quản lí Môi trường tốt nghiệp Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh

15 Kỹ Sư Môi Trường tốt Nghiệp Từ các trường thành viên Đại học Quốc Gia

Tp HCM và trường Đại học Công Nghiệp Tp HCM

Trên 30 thợ lành nghề về cơ khí, xây dựng, điện, hóa chất…

Đội ngũ cộng tác viên khoa học của chúng tôi bao gồm các tiến sĩ, thạc sĩ uy tín đang giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, viện nghiên cứu và các trung tâm nghiên cứu tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.

( Dựa vào nguồn tài liệu sử dụng nội bộ,2011 )

Bảng 1.2 Sơ đồ công ty Rồng Tiến ( Nguồn tư liệu nội bộ công ty, 2011)

2.6 Một số dịch vụ thực hiện của công ty

Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị

Phòng HC- TC Phòng Dịch Vụ Nhóm Công

Nghệ Rác Đội Công Trình

Thiết kế, thi công lắp đặt các hệ thống xử lí nước cấp, thoát nước và xử lí nước thải, xử lí khí thải

Cải tạo, bảo trì và đào tạo các hệ thống xử lí nước cấp, nước thải, khí thải

Thu gom, vận chuyển và xử lí các chất rắn, chất thải nguy hại

Dịch vụ giám sát môi trường, lập đề án bảo vệ môi trường và kiểm toán môi trường Đánh giá tác động môi trường, lập cam kết bảo vệ môi trường (đối với các dự án chuẩn bị đầu tư)

Lập hồ sơ đăng kí khí thải

Lập hồ sơ xin phép khai thác nước dưới đất

Lập hồ sơ đăng kí chủ nguồn thải

Lập đề án phục hồi và kí quỹ môi trường

Tư vấn về chuyển giao công nghệ môi trường

Kinh doanh hóa chất xử lí môi trường

Dịch thuật – Đào tạo – Xuất bản.

Tìm hiểu về quy trình sản xuất và hệ thống xử lý nước thải mủ cao

Tìm hiểu về quy trình xử lí mủ cao su tại công ty Đại Phước Tài

3.1 Tìm hiểu về quy trình sản xuất mủ cao su

3.1.1 Thành phần hóa học mủ cao su

Mủ cao su là dung dịch trắng đục như sữa Mủ tươi là hệ phân tán bao gồm các phần tử mang điện tích âm phân tán trong dung dịch serum Có 3 thành phần chính trong mủ cao su đó là cao su chiếm 30% - 45%, các hạt lutoid chiếm 10% - 20% và còn lại là các hạt Frey-Wyssling 1% - 3%

Có kích thước thay đổi từ 50 A 0 tới khoảng 30.000 A 0 Chúng có dạng hình cầu ở cây tơ, nhưng ở cây trưởng thành có dạng hình quả lê Một hạt cao su có kích thước trung bình (1000 A 0 ) chứa hàng trăm phân tử hydrocarbon và được bao bọc một màng protein và lipit

Hạt cao su cũng có chứa triglycerid, sterol, sterolester, tocotrienol và các hợp chất lipid khác

Protein bao bọc hạt cao su thì có thể nhìn thấy được và có độ dầy khoảng 100

A 0 Protein này mang điện tích âm và các hạt cao su có mang điện cùng dấu đẩy nhau tạo thành môi trường cao su phân tán và ổn định

Là thành phần chủ yếu của mủ cao su, đường kính của chúng 2 -5μm (lớn hơn hạt cao su) được bao bọc bởi lớp màng cao su dầy khoảng 80 A 0 Hạt lutoid có chức năng như là một không bào Dịch serum (B-serum) chứa trong hạt lutoid có tác động nhanh chóng gây ra sự đông mủ Southorn và Yip (1968) chứng minh rằng quá trình đông tụ cao su là quá trình đẳng điện bao gồm sự tương tác giữa các ion dương của B-serum và các ion âm trên bề mặt hạt cao su

Có dạng hình tròn màu vàng, kích thước khoảng 3 - 6 μm Vai trò chức năng sinh học của hạt Frey-Wyssling chưa được rõ

Các hợp chất hữu cơ:

Có gần 100 hợp chất hữu cơ bao gồm protein, hydrocarbon, glycerids, ester, enzyme,

Các chất vô cơ trong mủ chủ yếu ở dạng là thành phần cấu trúc của các bào quan trong mủ cao su Chất vô cơ trong mủ tùy theo hàm lượng trong mủ cao su được phân định theo thứ tự giảm dần là K (7,5 g/l) , Mg (0,7 g/l), P (0,5 g/l), Ca (0,3 g/l), Cu, Fe và Mn P và Mg có mối tương quan hữu cơ rõ rệt Thông thường tỉ lệ Mg/P = 1 thì mủ luôn ổn định Nếu tỉ lệ Mg/P >1 thì mủ không ổn định, dòng chảy khó khăn, mủ đông cục ngay trên miệng cạo

( Trích dẫn từ trang caosuvietnam.com.vn )

Quy trình sản xuất mủ cao su tại Việt Nam gồm 3 công nghệ chính: chế biến mủ ly tâm, chế biến mủ cốm và chế biến mủ tờ.

Hình 3.1 Công ty Đại Phước Tài

3.1.2 Công nghệ chế biến mủ ly tâm

Mủ nước chứa khoảng 30% cao su khô, 65% nước và các chất phi cao su Phương pháp cô đặc mủ thường gặp gồm ly tâm, tạo kem và bốc hơi Trong ly tâm, do tỷ trọng khác nhau giữa cao su và nước, hạt cao su sẽ tách ra thành huyết thanh nhờ lực ly tâm tạo thành mủ ly tâm tiêu chuẩn có nồng độ cao su khô 60%.

Mủ ly tâm sau đó được xử lý với các chất bảo quản phù hợp đưa vào bồn lưu trữ để ổn định tối thiểu từ 20 tới 25 ngày trước khi xuất

Một sản phẩm phụ của công nghệ chế biến mủ cao su là mủ skim ( Hàm lượng mủ cao su khô khoảng 6%) Mủ skim thu được sau khi đánh đông bằng acid và được sơ chế thành các tờ crep dày hay sử dụng để sản xuất cao su cốm dưới nhiều dạng

3.1.3 Công nghệ chế biến mủ tờ

Mủ nước vườn cây được lọc tự nhiên để loại bỏ tạp chất, các mảnh vụn, cát, mủ sau đó được đổ vào các khay đánh đông và được pha loãng để hàm lượng mủ cao su khô còn khoảng 10%, pH của mủ giảm xuống còn 4,5 % bằng cách sử dụng acid focmic hay acid acetic và mủ thường để đông đặc qua đêm Sau khi hoàn toàn đông đặc, tấm mủ đông nổi lên trên serum và được đưa qua dàn cán mủ tờ Cặp trục đối của giàn cán có cắt rãnh để tạo lớp nhăn trên mủ Tờ mủ sau đó được đem phơi khô sau đó được đưa vào lò xông để sản xuất mủ tờ xông khói

Mủ tờ hong khói là một dạng mủ tờ không xông khói có màu vàng lợt Việc chế biến mủ tờ hong khói hoàn toàn giống như chế biến mủ mủ tờ xông khói ngoại trừ không xông khói Người ta thêm 0,04% muối metabisulphit vào mủ nước để giữ màu cao su

Sau khi đánh đông mủ được đưa qua dàn máy cán để cán mỏng, loại bỏ acid serum trong mủ Do yêu cầu và nhiệm vụ của từng loại máy nên mỗi máy có chiều sâu và số rãnh của trục khác nhau, khe hở giữa hai trục giảm dần theo thứ tự, số cán tùy theo loại mủ, để cuối cùng cho ra tờ mủ mịn, đồng đều có độ dày 3-4 mm Mỗi máy có hệ thống phun nước ngay trên trục cán để làm sạch tờ mủ trong khi cán Sau cùng tờ mủ được chuyển qua máy cán băm liên hợp tạo hạt

Xác định lượng acid đánh đông: tính dựa vào hàm lượng cao su khô

Sau khi qua máy cán băm liên hợp, hạt cốm được cán nhỏ với đường kính khoảng 6mm và được rửa sạch trong hồ rửa Tiếp theo, máy bơm hút hạt cốm sang xe chứa các hộc sấy Quá trình sấy diễn ra trong lò xông ở nhiệt độ 110-120 độ C trong thời gian 2 giờ Trước khi cho cốm ra khỏi lò sấy, cần điều chỉnh quạt nguội trong 15 phút.

Ra khỏi lò sấy, cân khối mũ và ép thành từng bánh ở nhiệt độ 40 0 C, thời gian ép

1 phút Sau đó, chuyển qua máy kiểm tra kim loại giai đoạn cuối cùng là lấy mẫu kiểm phẩm Đóng kiện

Bao bánh mũ bằng bao nhựa PE, xếp thành kiện, đóng palet và tồn kho

3.1.4 Công nghệ chế biến mủ cốm

Hình 3.2 Mương đánh đông Đây cũng là công nghệ được sử dụng của công ty TNHH ĐẠI PHƯỚC TÀI trong công nghệ này, mủ nước từ vườn cây cao su sau khi được đánh đông bằng acid và mủ đông vườn cây được đưa vào dây chuyền máy sơ chế để đạt kết quả sau cùng là các hạt cao su có kích thước trung bình 3 mm trước khi đưa vào lò sấy Cao su sau khi sấy xong có khối lượng 33,3 kg hay tùy theo yêu cầu của khách hàng Sau đó mủ được chế biến qua các giai đoạn:

Công đoạn 1: Xử lí nguyên liệu

Tiếp nhận mủ từ hồ quay, để lắng rồi dẫn đến mương đánh đông nhờ máng dẫn mủ, tại đây mủ được pha loãng với acid 1 % Hàm lượng mủ khô tại mương đánh đông là 25 %, pH là 4-5

Công đoạn 2 : Gia công cơ học

Từ mương đánh đông sau 6 – 8 giờ, mủ trong mương được đông tụ, xả nước vào cho mủ nổi lên mương Mủ được đưa qua máy cán Crepper để cán mỏng, loại bỏ acid, serum trong mủ Mỗi máy có hệ thống phun nước ngay trên trục cán để làm sạch tờ mủ trong khi cán Tiếp theo thờ mủ được chuyển qua máy cán băm liên hợp tạo hạt, khi đó mủ được cán nhỏ thành hạt có đường kính khoảng 6 mm, rồi cho vào hồ nước rửa Sau cùng bơm Vortex hút chuyển các hạt cốm lên sàn rung để tách nước sau đó đưa vào thùng sấy đẩy vào lò sấy

Hình 3.3 Mương và lò sấy

Công đoạn 3: Gia công nhiệt

Mủ cốm được đưa vào lò sấy từ 13-17 phút, nhiệt độ từ 100-110 0 C sau đó cho hệ thống hút làm nguội

Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm

Phân loại sản phẩm, cân 33,3 kg ép kiện, đóng gói PE, đóng Palette đưa vào kho thành phẩm rồi xuất xưởng ( Nguồn sưu tầm từ google.com.vn )

Hình 3.4 Mủ đã đóng kiện

3.2 Tìm hiểu thành phần của nước thải cao su

Tìm hiểu hệ thống xử lí nước thải mủ cao su của công ty Đại Phước Tài

Trên thế giới hiện nay, Việt Nam đứng hàng thứ 6 về sản xuất cao su Trước

1994, vấn để xử lí nước thải cho cấc nhà máy chế biến mủ cao su chưa được chú ý Sau khi Nhà nước ban hành Tiêu chuẩn môi trường đối với các loại nước thải công nghiệp (TCVN 5945- 1995), cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế và xã hội, yêu cầu xử lí nước thải ngày càng trở nên cấp bách Trước tình hình này, Tổng công ty cao su Việt Nam mời công ty tư vấn hàng đầu ở Malaysia là Mott mac Donald Ttd, thực hiện về điều tra, nghiên cứu các nhu cầu kiểm soát ô nhiễm ở các nhà máy chế biến mủ cao su trực thuộc Kết quả Mac Donald đã đưa ra khuyến cáo có thể áp dụng một trong bốn công nghệ của Malaysia vào các nhà máy chế biến mủ cao su ở Việt Nam Tuy nhiên, khuyến cáo này chưa có tính khả quan vì: Ở Malaysia các nhà máy chế biển mủ cao su thường không nằm trong khu vực dân cư Ngược lại tại Việt Nam, có nhà máy sẽ có dân cư sống xung quanh Do đó, không thể áp dụng công nghệ xử lí nước thải chế biến mủ cao su dạng hồ xử lí sinh học liên hoàn (kị khí, tùy nghi…) được Việc áp dụng công nghệ xử lí này sẽ không khỏi gây ô nhiễm mùi hôi ảnh hưởng đến khu dân cư sống ở xung quanh và nước ngầm do thấm Điều kiện tự nhiên, địa lí, kinh tế và xã hội hai nước khác nhau Đặc điểm, tính chất nước thải ra ngoài môi trường hai nước cũng khác nhau

Do tiêu chuẩn và chất lượng nước thải ra ngoài môi trường của hai nước khác nhau nên cần có những giải pháp xử lý nước thải hiệu quả và phù hợp hơn.

( Nguồn sưu tầm từ google.com.vn )

Bảng 4.1: Công nghệ xử lý nước thải cao su tham khảo trong nước

Tên công ty Tên nhà máy Công suất

Lọai hệ thống xử lý nước thải Ghi chú

Bể điều hòa- Aerotank-Bể lắng

2.An Lộc 8.000 Bẫy cao su

6.Hòa Bình 6.000 Hệ thống DAI bùn họat tính

13 30/4 7.500 Ao kỵ khí – Ao tùy chọn

Ao kỵ khí – Ao tùy chọn

15 Suối Rạt 9.000 Ao kỵ khí – Ao tùy chọn

Tuyển nổi – Bể vi sinh dính bám

NCCS 20 Lai Khê 500 Phản ứng

10.Trườn g cơ khí cao su

Tây Ninh 22 Vên Vên 6.500 Xử lý hóa lý

Tâm 6.000 HT DAF – ao sục khí

( Nguồn sưu tầm caosuvietnam.com.vn )

4.1 Công nghệ xử lí nước thải cao su Đại Phước Tài

Nước thải cao su bao gồm các chỉ tiêu chính sau:

Nhận xét: Theo kết quả phân tích ở bảng cho thấy thành phần nước thải từ chế biến mủ cao su có mức độ ô nhiễm rất nghiệm trọng, nhất là BOD, COD Do đó cần phải xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn trước khi đưa vào ngồn tiếp nhận

Bảng 4.2: Thành phần nước thải

STT Thông số Đơn vị Giá trị

( Nguồn được cung cấp bởi công ty Rồng Tiến,2010 )

4.1.1 Mức độ yêu cầu xử lí

Nước thải sau khi đưa qua hệ thống xử lí phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên – QCVN 01:2008/BTNMT, cột B ( quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải của cơ sở chế biến mủ cao su thiên nhiên khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích khác), trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận được trình bày sau đây:

Bảng 4.3 liệt kê các quy chuẩn quốc gia áp dụng cho trạm xử lý nước thải từ chế biến mủ cao su trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su Đại Phước Tài Các quy chuẩn này nhằm đảm bảo quá trình xử lý nước thải đạt hiệu quả cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và bảo vệ nguồn nước.

4.1.2 Các yếu tố lựa chọn công nghệ xử lí phù hợp cho nhà máy xử lý

Dựa vào lưu lượng, tính chất của nước thải cao su

Tiêu chuẩn xả nước thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng, kinh tế của công trình (xây dựng và vận hành)

Diện tích mặt bằng công trình

Dựa vào điều kiện tự nhiên xã hội tại khu vực mà công trình xây dựng

Những điều kiện thiết bị hiện có tại thị trường

4.1.3 Lựa chọn công nghệ phù hợp

Theo kết quả phân tích mẫu nước thải mủ cao su tại công ty ĐẠI PHƯỚC TÀI gửi mẫu đi kiểm tra, tỷ lệ BOD/COD khoảng 0,7 nên công nghệ xử lí ưu tiên lựa chọn là xử lí sinh học, một chỉ tiêu đánh giá nữa là nước thải chứa hàm lượng COD quá cao nên cần phải có sự kết hợp giữa kị khí và hiếu khí để tăng hiệu quả xử lí cho hệ thống

Dựa vào các thông số kỹ thuật và kinh nghiệm lâu năm trong ngành thiết kế đặc biệt là nước thải mủ cao su, đơn vị thi công là công ty Rồng Tiến đã quyết định lựa chọn quy trình xử lí kị khí sử dụng bể UASB

STT Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 01 - 2008, cột B

Sau khi nước thải đi qua bể UASB nồng độ COD theo tính toán nằm trong khoảng từ 400 – 800 mg/l , tiếp tục sử dụng thêm quá trình xử lí hiếu khí như qua bể Aerotank, bể lắng

Tại bể tách mủ cấp 1, nước thải được thổi khí liên tục, làm cho hỗn hợp mủ, nước xáo trộn và tách ra làm hai pha rắn lỏng riêng biệt Mủ sau đó sẽ đông tụ lại, nổi trên mặt nước và được trục vớt bằng phương pháp cơ học hoặc bằng tay

Nước thải sau khi tách mủ thô để thu hồi, sẽ được châm thêm hóa chất đông tụ và tách mủ lần thứ hai

4.2.3 Bể sinh học kị khí

Hệ thống vi sinh vật kỵ khí hoạt động bằng cách phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, bao gồm chất hữu cơ hòa tan, nitơ và phốt pho Hoạt động này làm giảm nồng độ BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) và COD (nhu cầu oxy hóa học), giúp cải thiện chất lượng nước thải Các vi sinh vật kỵ khí bám dính vào bề mặt vật liệu đệm và sử dụng các chất hữu cơ như nguồn dinh dưỡng, chuyển hóa chúng thành sinh khối (xác vi sinh vật), các chất hữu cơ dễ phân hủy hơn và khí gây mùi Sự kết dính của các xác vi sinh vật tạo thành bông bùn hoạt tính, hỗ trợ quá trình xử lý sinh học trong các bể tiếp theo Nhờ đó, hệ thống đảm bảo giảm thiểu nồng độ ô nhiễm và ngăn ngừa tình trạng quá tải trong bể lọc sinh học cuối cùng.

Nước thải từ bể kị khí sẽ được bơm vào hệ thống lọc sinh học hiếu khí với dòng chảy ngược Tại đây, sinh vật hoạt động theo cơ chế tăng trưởng với lớp vật liệu lọc sinh học dính bám và xáo trộn hoàn chỉnh, rất thích hợp và linh hoạt để xử lý nước thải giàu chất hữu cơ Nước thải được xử lý bởi quá trình phân hủy của các loại vi sinh vật hiếu khí, lượng vi sinh vật này tồn tại và phát triển trong bể Biofor, và có mặt chủ yếu trên các lớp vật liệu dính bám Dưỡng khí (O2) được cung cấp liên tục từ máy thổi khí để duy trì và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình trao đổi chất của vi sinh vật Các vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ trong nước thải và chuyển hóa những hợp chất này thành sinh khối của vi sinh vật, CO2 và nước Nước thải sau đó dưới sự chênh lệnh về cao trình và áp suất, sẽ tự chảy qua bể lắng đứng với ống phân phối trung tâm

Hình 4.1 : Quy trình xử lý Đại Phước Tài

( Nguồn tài liệu Thiết kế Rồng Tiến )

Nước từ khu chế biến

Nguồn tiếp nhận Cụm tách mủ 1

Cụm Oxy hóa nâng cao cao Bãi lọc

Mục đích của bể lắng đứng là nhằm loại bỏ các loại cặn và sinh khối của vi sinh vật dựa vào sự khác biệt về tỷ trọng của cặn và nước, kết hợp với sự đảo dòng của dòng chảy Phần nước sạch sẽ được tách ra từ phía trên của bể lắng, phần cặn tích tụ phía dưới hố thu sẽ được bơm qua bể chứa bùn

Chứa và ổn định ( lên men, metan hóa ) lượng bùn sinh ra trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí Lượng bùn này được hút định kỳ đưa đi xử lý bằng xe chuyên dụng

4.2.7 Cụm oxy hóa nâng cao

Các hợp chất hữu cơ cao phân tử tồn tại trong nước thải sẽ bị phân hủy dưới tác dụng của các chất oxy hóa mạnh để bẻ gãy liên kết của các chất cao phân tử thành những chất có cấu tạo đơn giản, dễ phân hủy sinh học

Là nơi nước thải tiếp xúc với hóa chất khử trùng, để tiêu diệt vi sinh vật có trong nước thải, trước khi thải ra môi trường

Hệ thống nuôi cấy sinh học được sử dụng để xử lý nước thải từ quá trình chế biến cao su thiên nhiên, có chức năng hấp thụ các chất hữu cơ còn sót lại Sau khi trải qua quá trình xử lý này, nước thải sẽ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su, đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường trước khi được đưa vào nguồn tiếp nhận.

4.3 Chức năng từng bể trong hệ thống xử lí của nhà máy

Đề xuất hướng cải tiến hệ thống xứ lý nước thải Đại Phước Tài

Phân tích các phương án cải tiến hệ thống xử lý

5.1 Phương án cải tiến hệ thống sản xuất mủ cao su Ở các nước công nghiệp hiện đại, công nghệ sản xuất hiện đại cũng góp phần vào việc giảm tải hàm lượng hạt cao su có trong nước thải từ đó áp lực từ việc xử lý cũng được giảm đáng kể

Do đó với đặc thù công nghệ ở Việt Nam hiện nay thì cải tiến công nghệ chế biến mủ cao su cũng là một trong những phương pháp hiệu quả trong nỗ lực nghiên cứu các phương pháp xử lý nước thải mủ cao su hiệu quả hơn Từ những đánh giá đó chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng sản xuất cải tiến quy trình giúp giảm áp lực trong xử lý nước thải và giảm đáng kể lượng hạt cao su lẫn trong nước thải đồng thời đem lại nguồn lợi kinh tế từ việc tận dụng lượng hạt mủ cao su thu được

5.2 Phương án cải tiến hệ thống bằng hóa lý

5.2.1 Giảm lưu lượng và tăng thời gian lưu

Theo thiết kế thì hệ thống xử lý của công ty Đại Phước Tài là 700 m 3 tuy nhiên tại những khoảng cao điểm của mùa vẫn bị quá tải, do đó để đảm bảo chất lượng nước thải xử lý cần thiết phải tăng thể tích chứa cho hệ thống

Tuy nhiên xây dựng thêm và yếu tố kinh tế vẫn bị chi phối lẫn nhau không thể nào xây dựng thêm một hệ thống bổ sung do đó chỉ có tăng thể tích nhất định Với mục đích tăng thể tích nhăm tăng thời gian lưu do đó biện pháp đề xuất đó là tăng chiều cao của các bể lên do bể hiện tại xây dạng hố âm dưới đất và một hướng nữa là xây dụng thêm một bể bẫy mủ nhằm tăng thời gian lưu đồng thời tăng diện tích mặt thoáng giúp lượng hạt cao su có thể nổi lên tốt hơn

5.2.2 Cải thiện chất lượng nước bằng hóa chất Để giảm hàm lượng hạt cao su còn lẫn trong nước thải nhiều thì cần phải tăng hiệu quả của bể bẫy mủ, nguyên lý cơ bản của bể này là dựa vào nguyên tắc của bể tuyển nổi sử dụng đường đi dài và đường đi gấp khúc sẽ tạo sự tách màng giữa lớp nước và lớp cao su, sau đó lớp cao su sẽ nổi lên trên Ngoài ra còn kết hợp của biện pháp tuyển nổi bằng hóa học và sục khí, hóa chất được công ty sử dụng hiện nay là PAC

Tuy nhiên, việc sử dụng PAC hiện nay vẫn còn hạn chế Lượng PAC được tính toán chưa hiệu quả do hệ thống thường xuyên bị quá tải Hơn nữa, lượng PAC không được bổ sung tự động theo nhu cầu thực tế Ngoài ra, sử dụng PAC đơn lẻ cho bể chưa mang lại hiệu quả cao nhất.

Do đó việc tìm cách bổ sung hàm lượng PAC cho đúng hàm lượng yêu cầu và cần phải bổ sung thêm hóa chất trợ keo tự như Polyme để tăng hiệu quả xử lý tại vị trí bể bẫy mủ

5.3 Phương án cải thiện chất lượng nước thải bằng biện pháp sinh học

5.3.1 Ứng dụng xơ dừa làm giá thể

Các vật liệu dùng làm giá thể cho sinh vật bám trong quy trình xử lý nước thải sinh học thường có ít nhất một trong 4 điểm yếu sau: đắt tiền, trọng lượng lớn, chiếm chỗ và dễ gây tắc nghẽn dòng chảy Xơ dừa là một vật liệu có thể tránh được những bất lợi đó Theo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Bích (Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam), một trong những biện pháp nâng cao hiệu suất xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học là nâng cao mật độ vi sinh vật trong hệ thống Khi xử lý nước thải bằng quá trình sinh trưởng lơ lửng ( không có giá thể cho sinh vật bám ), thì nước thải qua xử lý đi ra ngoài, đã mang theo một lượng đáng kể vi sinh vật Phương pháp xử lý theo kiểu sinh trưởng kết bám ( có giá thể ) khắc phục được điều này Trước đây, những vật liệu được sử dụng làm giá thể thường là các vật liệu trơ như cát sỏi, gốm, xỉ quặng, hoặc chất dẻo Tuy nhiên, các vật liệu trên thường là đắt tiền (với chất dẻo, đầu tư 75-200 USD cho mỗi mét khối thể tích bể xử lý), trọng lượng lớn, chiếm chỗ và dễ gây tắc nghẽn dòng chảy của nước thải qua bể xử lý Nhằm tìm kiếm một loại vật liệu làm giá thể có thể khắc phục được các điểm yếu nêu trên, xơ dừa đã bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1996 Các miếng đệm xơ dừa phủ cao su dưới dạng các khối chữ nhật kích thước nhỏ được lắp đặt đều bên trong một bể xử lý kỵ khí Với nước thải chế biến cao su, mô hình trên có hiệu suất xử lý chất hữu cơ khoảng 90% Từ những ứng dụng ban đầu của công nghệ trên, thạc sĩ Bích đã nghiên cứu thành công ứng dụng xơ dừa thô trong xử lý nước thải dưới dạng đơn giản hơn Các sợi xơ dừa được kết thành chuỗi tiết diện tròn, và không phủ cao su, đường kính 20cm và dài 200cm Sau đó, các chuỗi này được buộc song song với nhau trên một khung hình khối chữ nhật Nước thải từ một xưởng chế biến cao su được cho qua bể phân hủy kỵ khí có xơ dừa thô làm giá thể, thời gian lưu nước là hai ngày Kết quả, 90% COD và BOD bị loại ra khỏi nước thải Mô hình này đã được vận hành thử nghiệm thường xuyên từ tháng 9/1999 đến năm 2001 Qua kiểm nghiệm chất lượng nước thải trên 22 mẫu nước thải, hiệu suất xử lý đối với chất ô nhiễm hữu cơ vẫn ổn định, đạt khoảng 90% đối với cả COD và BOD, hiện tượng cuốn trôi vi sinh vật ra khỏi bể xử lý không đáng kể, thuận lợi cho những quá trình xử lý kế tiếp

Sau hơn một năm vận hành, bể kỵ khí dùng xơ dừa không có hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy nước thải Vì thành phần chủ yếu của xơ dừa là cellulose (khoảng

80%) và lignin (khoảng 18%), nên rất khó bị vi sinh vật phân hủy Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, tuổi thọ của xơ dừa trong bể kỵ khí là khoảng 5 năm Từ kết quả trên, thạc sĩ Bích đã khẳng định khả năng và hiệu quả sử dụng xơ dừa thô trong bể xử lý kỵ khí để xử lý nước thải ngành chế biến cao su Ngoài ra, có thể áp dụng công nghệ trên trong việc xử lý các loại nước thải có chứa chất ô nhiễm hữu cơ cao Xơ dừa là một vật liệu rẻ tiền và sẵn có ở nhiều vùng trong nước ta, nên đây có thể được coi như một hướng phát triển các công nghệ xử lý nước thải đơn giản và rẻ tiền ( Nguồn viện cao su Việt Nam )

5.3.2 Ứng dụng nuôi tảo, bèo trong hồ sinh học

Các nước phát triển đã đầu tư rất nhiều kinh phí vào việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải Tuy nhiên, các hệ thống này thường không có khả năng xử lý hợp chất nitơ và photpho, dẫn đến tình trạng phú dưỡng hóa ở nước mặt và ô nhiễm nước ngầm.

Tình trạng ô nhiễm ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp nơi chiếm đến

90 % dân số sinh sống còn trầm trọng hơn do thiếu đầu tư, cơ sở hạ tầng kém hoàn thiện, nhận thức có hạn mà tốc độ đo thị hóa lại cao Một trong những giải pháp có thể lựa chọn cho những nước nghèo là tận dụng hệ tự nhiên để xử lý nước thải do chi phí không quá cao và phần lớn đều có khí hậu nhiệt đới như nước ta rất phù hợp với các quá trình tự nhiên ( Xử lý nước thải giàu Nito và photpho- Lê Văn Cát ) Trong hệ xử lý tự nhiên này kết hợp với tính chất đặc thù của nước thải mủ cao su, việc lựa chọn hố sinh học làm mô hình chủ yếu trong xử lý là thực sự hợp lý Hồ sinh học là các thủy vực tự nhiên hoặc nhân tạo mà tại đó diễn ra các quá trình chuyển hóa chất bẩn Quá trình này diễn ra tương tự như quá trình tự làm sạch trong các hồ tự nhiên với vai trò chủ yếu là các loại vi khuẩn và tảo

Do đó với nguồn nước thải mủ cao su có nồng độ ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước bởi thành phần các chất hữu cơ, Nitơ, photpho có nồng độ khá cao thường không được giải quyết được triệt để kết quả là sau xử lý không đạt tiêu chuẩn cho phép Nguyên nhân có thể là do tính chất đặc trưng của nguồn nước thải, sự biến động về chất lượng nước và do quá trình bẫy mủ đạt hiệu suất không cao nên dù đã áp dụng các biện pháp xử lý hóa lý, sinh học hiếu khí và kỵ khí nước thải mủ cao su vẫn cần phải áp dụng biện pháp xử lý hồ sinh học nhằm loại bỏ triệt để hàm lượng Nito, photpho còn lại nhờ các hoạt động của hệ vi sinh vật và hệ thực vật trong nước

5.3.3 Phân loại các hồ sinh học

Theo bản chất của quá trình xử lý nước thải và điều kiện cung cấp oxy, hồ sinh học sẽ được chia thành hai loại: hồ làm thoáng nhân tạo và sinh vật ổn định nước thải

Hồ làm thoáng nhân tạo gồm 2 dạng: hồ sinh vật làm thoáng khí và hồ sinh vật làm thoáng khí tùy nghi Trong hồ làm thoáng nhân tạo, oxy được cấp theo con đường cưỡng bức nhờ các thiết bị khuấy trộn bề mặt hoặc khí nén Độ sâu thiết kế tối ưu của hồ thường nằm trong khoảng 2-6 m

Thời gian lưu nước tối ưu từ 3-10 ngày

Về ưu nhược điểm: so với hồ ổn định thì diện tích xây dựng bé hơn dẫn đến chi phí xây dựng thấp

Tổng kết

Kết luận và Kiến Nghị

Sau khoảng thời gian thực tập đã giúp em có cách nhìn tổng quát hơn về ngành cao su đặc biệt là tính chất đặc trưng của nước thải mủ cao su Tuy thời gian không quá dài nhưng những điều em học được là rất nhiều và rất bổ ích cho công việc trong tương lai của bản thân

Qua khoảng thời gian này được làm việc tại công ty Rồng Tiến thi công, lắp đặt tại nhà máy xử lý nước thải mủ cao su đã giúp em nắm rõ được quy trình xử lý, đồng thời trong quá trình thực hiện này vô số khó khăn nảy sinh đã giúp chính em nâng cao khả năng xử lý công việc, giải quyết nhanh gọn, chính xác và hiệu quả Trong thời gian nghiên cứu các phương án cải tiến nước thải mủ cao su tại công ty Đại Phước Tài, cũng đã giúp em nắm sâu sắc các phương pháp sử dụng công nghệ sinh học vào hệ thống xử lý nước thải, vừa thân thiện với môi trường vừa đạt hiệu quả vô cùng cao mà các biện pháp xử lý hóa học công nghệ cao chưa chưa chắc thực hiện được

Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm tạ đến các thầy cô trường Đại học Mở bốn năm qua đã tận tụy giảng dạy và hướng dẫn em Nhờ sự chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô, em đã được trang bị nguồn kiến thức vững chắc về lĩnh vực môi trường, đặc biệt là vi sinh vật học Đây chính là nền tảng quan trọng giúp em tự tin bước vào nghề nghiệp, ứng dụng những kiến thức và kỹ năng đã học để cống hiến cho xã hội.

Xử lý nước thải mủ cao su là một trong những loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, thành phần phức tạp và khó xử lý, hiện tại ở Việt Nam chưa thể nói là có hệ thống nào đã xử lý đạt chuẩn Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta có quyền cho phép, đồng ý với chất lượng nước thải hiện tại

Cần có cách nhìn mới, cần có sự quan tâm sâu sắc, cần một thái độ tích cực hơn nữa trong nỗ lực giải quyết sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với nước thải xử lý mủ cao su này

Trong thời gian 6 tháng qua, tuy không nhiều nhưng cũng đủ cho em có một số kiến nghị với mong muốn nâng cao hơn chất lượng nước thải xử lý đầu ra Đánh giá theo kết quả nghiên cứu em nhận thấy cần phải xây dựng nâng cấp các bể chứa nhằm tăng thời gian lưu nước, một yếu tố rất quan trọng cho xử lý sinh học vì nước thải mủ cao su thường xuyên quá tải và không đều

Với đề xuất nghiên cứu biện pháp sinh học khi sử dụng xơ dừa làm giá thể trong các bước xử lý sinh học vì đây là một loại vật liệu rẻ và rất phổ biến ở Việt Nam, và thử nghiệm nuôi tảo ở hồ sinh học với mục đích tăng hiệu quả xử lý Hi vọng sẽ đạt được thành công mong đợi góp phần tạo một hướng đi mới cho ngành công nghiệp cao su con trẻ nước ta

Tuy nhiên các biện pháp đề xuất vẫn con mang nặng tính lý thuyết cần phải có các biện pháp thử nghiệm quy mô lớn và đồng thời theo sát quy trình để có thể khắc phục bất cứ trục trặc bất ngờ xảy ra đồng thời hoàn thiện quy trình hoàn hảo hơn.

Tài liệu tham khảo

7.1 Nguồn Tiếng Việt Đỗ Thị Kim Chi ( 2008)- Tài liệu công nghệ sinh học môi trường, khoa CNSH trường ĐH Mở Tp Hồ Chí Minh, Tp HCM

Công ty môi trường Hành Trình Xanh (2010) - Tài liệu chuyên đề về xử lí nước thải cao su .

Lâm Minh Triết (2008) - Xử lí nước thải đô thị và công nghiệp , nhà xuất bản Tp

Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh

Lâm Vĩnh Sơn - Bài giảng kỹ thuật xử lí môi trường, Tp HCM

Lê Văn Cát ( 2010 ) - Xử lí nước thải giàu Nito và photpho

Lương Đức Phẩm (2003), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học

Nguồn từ www.Yeumoitruong.com , www.kisumoitruong.com ,

Nguồn từ www.Wikipedia.com.vn , www.google.com.vn

Nguồn từ www.caosuvietnam.com.vn

7.3 Nguồn tài liệu nội bộ công ty cung cấp

Bản phụ lục vật tư

Bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải mủ cao su Đại Phước Tài

Tài liệu thông tin về công ty

Ngày đăng: 15/08/2024, 06:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w