1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Bàn về kỹ năng tự họccc

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bàn về các kỹ năng tự học, việc vận dụng các kỹ năng này vào việc tự học ở đơn vị; Con đường hình thành năng lực toàn diện của sinh viên và yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học đại học
Tác giả Nguyễn Thị Duyên
Trường học Trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 824,35 KB
File đính kèm Bàn về kỹ năng tự học.rar (713 KB)

Nội dung

Tự học đóng vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người. Người biết tự học sẽ có lối đi riêng, luôn tự mày mò, tìm kiếm, nghiên cứu, khám phá một cách tích cực và không cần ai nhắc nhở ở bất cứ hoàn cảnh nào. Nhờ đó những con người tự học luôn biết nhìn xa trông rộng, không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong các tình huống thực tế do biết áp dụng kiến thức đã học. Kiến thức là vô cùng, sự hiểu biết của mỗi người chỉ là hạt cát trên sa mạc kiến thức rộng lớn. Hơn nữa, trí nhớ của con người là hữu hạn, nếu chỉ biết học tủ, học vẹt thì ta sẽ không thể biến những kiến thức ấy thành của mình để vận dụng vào thực tế mà sẽ mau chóng quên đi. Tự học sẽ giúp ta khắc phục phục được nhược điểm này đồng thời giúp ta rèn luyện thói quen tích cực, chủ động hơn trong hoàn cảnh khó khăn. Chính vì những lợi ích to lớn từ việc tự học, vậy nên, xu hướng giáo dục hiện nay luôn hướng đến cho sinh viên hình thành khả năng tự học, nâng cao khả năng tự khám phá và sang tạo.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 BÀN VỀ CÁC KỸ NĂNG TỰ HỌC, VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG NÀY VÀO VIỆC TỰ HỌC Ở ĐƠN VỊ 4

1 Khái niệm kỹ năng tự học 4

2 Vai trò của kỹ năng tự học 4

3 Bàn về các kỹ năng tự học 5

3.1 Kỹ năng định hướng 6

3.2 Kỹ năng lập kế hoạch học tập 6

3.3 Kỹ năng thực hiện kế hoạch 10

3.4 Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm 10

4 Vận dụng các kỹ năng này vào việc tự học ở đơn vị 12

CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TOÀN DIỆN CỦA SINH VIÊN VÀ YÊU CẦU PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI HỌC 16

1 Con đường hình thành năng lực toàn diện của sinh viên 16

1.1 Vai trò của việc hình thành năng lực toàn diện của sinh viên 16

1.2 Con đường hình thành năng lực toàn diện của sinh viên 17

2 Yêu cầu phải đổi mới phương pháp Dạy học Đại học 19

2.1 Vì sao cần đổi mới phương pháp dạy học đại học 19

2.2 Bất cập của phương pháp dạy học đại học hiện nay 19

KẾT LUẬN 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã tạo các điều kiện thuận lợi để em có thể học tập và nghiên cứu thông tin học phần

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng các kiến thức đó vào bài tiểu luận này

Do em chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía giảng viên để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Lời cuối cùng, em xin kính chúc giảng viên nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc

Học viên Nguyễn Thị Duyên

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tự học đóng vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người Người biết tự học sẽ có lối đi riêng, luôn tự mày mò, tìm kiếm, nghiên cứu, kasm phá một cách tích cực và không cần ai nhắc nhở ở bất cứ hoàn cảnh nào Nhờ đó những con người tự học luôn biết nhìn xa trông rộng, không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong các tình huống thực tế do biết áp dụng kiến thức đã học Kiến thức là vô cùng, sự hiểu biết của mỗi người chỉ là hạt cát trên sa mạc kiến thức rộng lớn Hơn nữa, trí nhớ của con người là hữu hạn, nếu chỉ biết học tủ, học vẹt thì ta sẽ không thể biến những kiến thức ấy thành của mình để vận dụng vào thực tế mà sẽ mau chóng quên đi Tự học sẽ giúp ta khắc phục phục được nhược điểm này đồng thời giúp ta rèn luyện thói quen tích cực, chủ động hơn trong hoàn cảnh khó khăn Chính vì những lợi ích to lớn từ việc tự học, vậy nên, xu hướng giáo dục hiện nay luôn hướng đến cho sinh viên hình thành khả năng tự học, nâng cao khả năng tự khám phá và sang tạo Tuy nhiên, định hướng là chỉ là một phần Để có thể tạo hứng thú và động lực cho sinh viên có thể tự học là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn

Do đó, em chọn đề tài: “Bàn về các kỹ năng tự học, việc vận dụng các kỹ

năng này vào việc tự học ở đơn vị; Con đường hình thành năng lực toàn diện của sinh viên và yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học đại học” làm đề tài

nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối kỳ

2 Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ các kỹ năng tự học, vai trò của tự học, việc vận dụng các kỹ năng này trên thực tế như thế nào?

Trang 4

- Thông qua việc tự học xác định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và quyết định chất lượng học tập của sinh viên Từ đó, thúc đẩy sinh viên rèn luyện khả năng tự học

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nội hàm kỹ năng tự học cho học sinh, sinh viên, việc

áp dung các kỹ năng trên thực tế

- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống kỹ năng tự học rất phong phú, luận án nghiên cứu phát triển những kỹ năng cần thiết đối với học sinh, sinh viên… như:

Kỹ năng khai thác tài liệu học tập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải

quyết vấn đề,…

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài sử dụng 1 số phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp bổ trợ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các

số liệu thu được từ khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm

Và một số phương pháp đặc thù khác

Trang 5

CHƯƠNG 1 BÀN VỀ CÁC KỸ NĂNG TỰ HỌC, VIỆC VẬN DỤNG CÁC

KỸ NĂNG NÀY VÀO VIỆC TỰ HỌC Ở ĐƠN VỊ

1 Khái niệm kỹ năng tự học

Kỹ năng tự học là khả năng thực hiện một hệ thống các thao tác tự tổ chức,

tự điều khiển hoạt động tự học trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm có liên quan đến hoạt động đó

Có bao nhiêu loại hình học tập thì có bấy nhiêu loại hình kỹ năng chuyên biệt Các nhà nghiên cứu đã phân chia các kỹ năng tự học theo nhiều cách khác nhau Theo nhóm nghiên cứu ở Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm

I Hà Nội, kỹ năng tự học có thể được phân thành 4 nhóm, đó là nhóm kỹ năng định hướng, nhóm kỹ năng thiết kế (lập kế hoạch), nhóm kỹ năng thực hiện kế hoạch và nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm Tác giả Vũ Trọng Rỹ thì cho rằng kỹ năng tự học của sinh viên nói chung và sinh viên nói riêng gồm 4 nhóm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng tổ chức, kỹ năng kiểm tra đánh giá

Kỹ năng tự học (Self-study skills) là quá trình tự trau dồi kiến thức không chỉ từ sách vở mà còn từ các trải nghiệm trong cuộc sống Trí tò mò và óc ưa thích khám phá khiến bạn có thể học hỏi bất cứ điều gì từ công việc dù bạn tham gia ngành nghề nào như kế toán, kinh doanh, Marketing, lập trình, để hoàn thiện bản thân Là khả năng tư duy phân tích, phản biện và từ đó hình thành kiến thức mới Đặc biệt, không chỉ có khả năng tự giải quyết vấn đề mà ta cũng cần kỹ năng tự đánh giá để biết rõ hạn chế cần khắc phục và rèn luyện cũng như tìm hiểu thông tin bổ sung

2 Vai trò của kỹ năng tự học

Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi người học phải thay đổi để thích nghi, cần trang bị đầy đủ những kiến thức nền tảng, chuyên môn vững vàng, kỹ năng tự

Trang 6

học, tư duy sáng tạo Do đó, việc học không chỉ gói gọn trong những giờ ngồi trên lớp mà phải học mọi lúc, mọi nơi Người học phải có sự tương tác với người dạy, tích cực sử dụng công nghệ để tìm kiếm tài liệu, thông tin phục vụ việc học

Kỹ năng tự học chính là “chìa khóa” để giúp mỗi người hoàn thiện bản thân

và đạt được những thành công trong cuộc sống, cụ thể:

Nâng cao chuyên môn: Phát huy tinh thần tự học giúp bạn đào sâu hơn vào

lĩnh vực mà bản thân đang quan tâm Một khi có nhiều kiến thức và thông tin thì chắc chắn kỹ năng chuyên môn của bạn sẽ được nâng lên tầm cao mới Kiến thức chuyên sâu cũng chính là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp sau này của bạn

Khám phá được năng lực bản thân: Khi nâng cao kỹ năng tự học, bạn sẽ

chạm đến những giới hạn tưởng chừng như không thể Nếu trước kia bạn bạn chỉ biết về công việc mà ai cũng biết thì giờ đây nhờ ý thức chủ động, bạn sẽ có những sáng kiến tuyệt vời hơn

Gia tăng hiệu suất công việc: Kiến thức và kỹ năng chuyên môn càng được

cải thiện thì hiệu suất công việc càng được nâng cao Bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc

và toàn diện hơn với mọi vấn đề phát sinh Nhờ đó, bạn có thể đề ra được nhiều phương án giải quyết và lựa chọn được cách tốt nhất cho vấn đề

Điểm cộng cho profile cá nhân: Chủ động trau dồi thêm kỹ năng hoặc tự

học thêm chuyên ngành khác để lấy chứng chỉ sẽ rất có lợi cho công việc của bạn Bởi khi thể hiện thành tích trong CV thì bạn sẽ dễ dàng gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng Bên cạnh đó, những kiến thức bạn học được có thể mang lại sự hữu ích khi áp dụng trong công việc lẫn cuộc sống

3 Bàn về các kỹ năng tự học

Dựa trên các quan điểm phân chia các dạng tự học, có thể phân chia tự học gồm:

- Kỹ năng định hướng

Trang 7

- Kỹ năng lập kế hoạch học tập

- Kỹ năng thực hiện kế hoạch

- Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm

3.1 Kỹ năng định hướng

Trước tiên, để quá trình tự học diễn ra thành công người học cần thiết lập

cơ sở định hướng của hành động

Kỹ năng định hướng là việc xây dựng kế hoạch cho những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện được các nhiệm vụ mà mục tiêu đề ra Mỗi cá nhân khi xây dựng

kế hoạch học tập cụ thể cần phải hiểu rõ mục tiêu và tính toán những bước đi thích

hợp Đó là hệ thống định hướng và chỉ dẫn mà chủ thể có thể sử dụng nó để thực

hiện một hành động xác định nào đó Nó có chức năng nhận thức đối tượng, vạch

kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh hành động theo kế hoạch

Để có được cơ sở định hướng, người học phải trả lời được các câu hỏi:

- Học nhằm mục đích gì? Học vì yêu thích môn học, vì trách nhiệm với gia đình và xã hội, hay vì để được khen, được đánh giá cao…

- Thái độ học tập ra sao? Học với tinh thần, thái độ nghiêm túc hay hời hợt qua loa

- Học như thế nào? Người học nên chọn phương pháp nào là phù hợp với bản thân

Khi trả lời được những câu hỏi đó, người học sẽ dần hình thành con đường, thái độ, cách thức bước đi trên con đường tự học 1 cách sơ khai nhất, làm tiền đề cho cả quá trình tự học sau đó

3.2 Kỹ năng lập kế hoạch học tập

Mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu người học xác định được mục tiêu, nội dung và phương pháp học của mình Muốn vậy, người học phải xây dựng được kế hoạch học tập Trên cơ sở bộ khung đã được thiết lập đó, người học có thể tiếp

Trang 8

cận và chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng Trong quá trình lập kế hoạch người học phải chú ý một số điểm sau:

- Thứ nhất, người học phải xác định tính hướng đích của kế hoạch Đó có

thể là kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, thậm chí kế hoạch cho từng môn, từng phần

Kế hoạch phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng giai

đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình

- Thứ hai, khi lập kế hoạch, người học phải chọn đúng trọng tâm, cần xác

định được cái gì là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công

sức cho nó

Một số phương pháp lập kế hoạch học tập hiệu quả

Thứ nhất, vạch ra những mục tiêu (ngắn hạn hoặc dài hạn) trong cuộc đời

Mục tiêu là điều mà bạn muốn đạt được Trong cuộc đời của mỗi người, vạch ra mục tiêu là rất quan trọng

Bạn có thể nghĩ đến mục tiêu của cuộc đời mình bằng cách trả lời câu hỏi sau đây:

- Bạn mong muốn đạt được điều gì (sự nghiệp, tiền tài, kiến thức,…)

- Bạn có ước mơ gì?

Bạn hãy chia mục tiêu lớn này thành các phần nhỏ để dễ hoàn thành vì có những mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn Ví dụ: trong học kỳ (3 - 4 tháng) này, mục tiêu của bạn sẽ là đạt được loại giỏi như vậy trong một tuần, ít nhất bạn phải hoàn thành 25 bài tập toán

Hãy chia mục tiêu theo đúng logic (để cho điểm đến cuối cùng là mục tiêu lớn) sẽ giúp bạn quản lí thời gian cũng như khối lượng công việc tốt hơn

Mục tiêu của bạn rõ ràng và có khả thi Khi đã xác định rõ mục tiêu thì bạn cần biết mục tiêu đó có thể đạt được hay không? Để có thể làm rõ, bạn nên xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình

Trang 9

Thứ hai, cách xác định những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Bạn hãy thử trả lời các câu hỏi sau để xác định ưu khuyết điểm của bản thân:

- Tính cách của bạn như thế nào? Có điểm gì đặc biệt? Bạn trầm tính hay hoạt bát?

- Ngoại hình của bạn ra sao?

- Bạn giỏi hay yếu ở lĩnh vực nào?

- Bạn có năng khiếu gì đặc biệt?

- Bạn sợ điều gì nhất?

- Bạn đứng ở vị trí nào trong việc học tập?

- Những điểm mạnh của bạn là gì? Bạn thể hiện điểm mạnh đó như thế nào?

- Những khuyết điểm của bạn là gì? Bạn nên làm gì đối với khuyết điểm đó?

- Bạn có thể làm được việc gì tốt hay tệ nhất?

Để đánh giá khách quan, bạn cũng nên tham khảo ý kiến hoặc đánh giá khác của mọi người để biết rõ bản thân hơn

Thứ ba, lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu

Bạn sẽ nghĩ đến:

Sự quan trọng ưu tiên của công việc

1 Vì sao phải thực hiện công việc này mà không thực hiện việc kia?

2 Bạn sẽ mất bao nhiêu chi phí (thời gian, sức lực,…) cho việc này?

3 Khi bạn đã thực hiện xong thì đến với cột mốc mục tiêu nào?

4 Nếu không thực hiện công việc đó thì sẽ ảnh hưởng gì đến kết quả của bạn?

5 Bạn có thể nhìn thấy được những điều tốt đẹp hay hậu quả gì?

Nơi thực hiện công việc

1 Bạn nên làm bài tập nhóm ở đâu (thư viện, công viên, nhà bạn bè…)?

2 Bạn sẽ đi đá banh ở đâu?

Những chi phí cho nội dung công việc

1 Mất bao nhiêu thời gian để làm bài, đi chơi hay nghỉ ngơi

Trang 10

2 Về tiền bạc, bạn cần xem lại trong kế hoạch có phải photo tài liệu hay dự sinh nhật bạn bè

Với người nào?

- Bạn sẽ làm bài với ai?

- Ngày mai, ai cùng chạy tiếp sức với bạn? Đã lên kế hoạch gì chưa?

- Gặp khó khăn khi làm bài thì cần sự giúp đỡ của ai?

- Ai sẽ là người giúp bạn? Nếu người này không giúp được thì người khác sẽ là…?

kế hoạch thực hiện mục tiêu với ai khi nào

kế hoạch thực hiện mục tiêu với ai khi nào

Những phương tiện hay công cụ

- Có những sách bài tập hay sách giáo khoa nào?

- Bạn nên dùng máy tính hay tính nhẩm?

- Bạn tự đi học hay ba mẹ đưa đón?

- Công thức hay cẩm nang nào mà bạn cần?

Các phương pháp thực hiện công việc

Bạn hình dung được các phương pháp thực hiện là gì? Bạn sẽ:

1 Tra những sách tham khảo nào? Lên mạng hay thư viện để tìm tài liệu?

2 Bạn nên thêm hình minh họa nhanh nhất vào bài làm bằng cách nào?

3 Phương pháp đọc và ghi nhớ nào hiệu quả cho hai bài lịch sử?

4 Phải tóm tắt bài văn này như thế nào?

5 Cách giải bài tập đó thuộc những dạng nào?

6 Cần đo lường bằng dụng cụ, máy móc ra sao khi thí nghiệm?

Kiểm tra, điều chỉnh công việc:

Bạn cần nhìn lại kế hoạch công việc xem đã hợp lý chưa hay có vấn đề gì xảy ra

để kịp thời sửa đổi những sai sót

Một số câu hỏi mà bạn cần trả lời như:

Trang 11

- Cần phải kiểm tra các bước công việc nào? Thường thì các bước kiểm tra phụ thuộc vào số lượng của công việc bạn muốn thực hiện

- Bạn cần kiểm tra những điểm nào (yêu cầu, mục tiêu, phương pháp, nội dung, công cụ,…)?

Rõ ràng, con đường dẫn đến thành công của mỗi người rất khó để nói trước nhưng bạn không nên lãng phí những gì mình có! Hãy cố gắng hết sức để có thể trưởng thành và biến tri thức nhân loại thành tri thức của mình

3.3 Kỹ năng thực hiện kế hoạch

Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, người học cần có một

số kỹ năng sau:

- Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn

khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm thí nghiệm… Trong hoạt động này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh

và linh hoạt

- Xử lí thông tin: việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao giờ

diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được Quá trình này có thể được tiến hành thông qua các kỹ năng ghi chép, phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh…

- Vận dụng tri thức, thông tin: thể hiện qua việc vận dụng thông tin tri thức

khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tình huống, viết bài thu hoạch…

- Trao đổi, phổ biến thông tin: việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin

tri thức thông qua các hình thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận… là công việc cuối cùng của quá trình tiếp nhận tri thức

3.4 Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm

Trang 12

Có thể hiểu rằng tự kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập, đặc biệt trong quá trình tự học là biện pháp giúp sinh viên hình thành kỹ năng, kỹ xảo từ đó nhận biết rõ ưu khuyết điểm của bản thân nhất là phương pháp học tập để tìm cách khắc phục Về mặt nhận thức, tự kiểm tra đánh giá tạo nên mối liên hệ ngược trong, giúp sinh viên có cơ sở thực tế với độ tin cậy cao để tự đánh giá kết quả học tập của mình cũng như khắc phục các sai lầm, thiếu sót Nó góp phần củng cố vững chắc các kiến thức đã lĩnh hội của sinh viên Đặc biệt, khi tự kiểm tra, đánh giá sinh viên sẽ tự khẳng định được mình, tự mình đề xuất được biện pháp thỏa đáng

để điều khiển và thúc đẩy hoạt động học tập của bản thân vận động đi lên

Tự kiểm tra đánh giá góp phần hình thành các kỹ năng và thói quen trong học tập như nhận thức về vấn đề đặt ra, nhạy bén, biết vận dụng kiến thức,kỹ năng vào các hoạt động thực tiễn, thực tập… Việc tự kiểm tra, đánh giá nhìn nhận kết quả học tập qua quá trình tự học có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của người dạy, bản thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu…Tất cả các hình thức này đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thực hiện thường xuyên Thông qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc phục hay phát huy, góp phần rèn luyện các thao tác dư duy nhanh, sâu, độc lập, sáng tạo

Khi người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, người học sẽ tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái

gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục Để có kỹ năng

tự kiểm tra, đánh giá, sinh viên cần:

Trang 13

- Tự trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa bằng cách xác định yêu cầu của câu hỏi, dự kiến câu trả lời, tái hiện các kiến thức liên quan, tập trình bày câu trả lời trước nhóm hoặc trước lớp để tìm ra chỗ sai từ đó khắc phục

- Tự đặt câu hỏi để tự mình giải quyết hoặc thảo luận cùng bạn bè

- Làm các bài tập của thầy cô giao cho, hoặc các bài tập bản thân tự tìm kiếm sau đó tự mình kiểm tra đáp án để rút kinh nghiệm…

4 Vận dụng các kỹ năng này vào việc tự học ở đơn vị

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, vấn đề tự học trong các trường đại học, cao đẳng càng được quan tâm hơn bao giờ hết Tự học cần phải trở thành một trong những năng lực quan trọng của mỗi cá nhân Phát triển năng lực tự học cho sinh viên nhằm nâng cao năng lực của SV là nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục chuyên nghiệp nói chung và dạy học ở đại học, cao đẳng nói riêng; đồng thời, cũng là mục tiêu hướng tới của công cuộc đổi mới phương pháp dạy và học đangđược đặt ra trong toàn ngành GD-ĐT Trong nghiên cứu về việc áp dụng hệ thống quản lí chương trình tự học tiếng Anh tại Đại học King MongkutThonbury (Thái Lan), Sanprasert khẳng định giảng viên nhất thiết phải xây dựng được thái

độ học tập ngoại ngữ tích cực cho sinh viên, qua đó góp phần cải biến hành vi học ngoại ngữ - đặc biệt là quá trình tự học

Đối với khối ngành ngôn ngữ, việc tự học lại đóng vị trí càng quan trọng

Do đặc thù học ngôn ngữ yêu cầu người học cần sử dụng hằng ngày đến mức nhuần nhuyễn Việc tự học, tự rèn luyện giữ vị trí then chốt

Để có thể học tốt ngôn ngữ, cụ thể là ngôn ngữ Đức, sinh viên cần:

Thứ nhất, Xác định rõ mục tiêu

Điều quan trọng và cơ bản nhất, đặt nền móng cho con đường tự học ngoại ngữ của sinh viên là sinh viên sẽ học nó để làm gì, bắt đầu học lúc nào, trong

Trang 14

khoảng thời gian bao lâu? Khi đã biết được mình cần gì, sinh viên sẽ có lộ trình thích hợp để theo đuổi việc học một cách hiệu quả nhất

Những sinh viên học tiếng Đức vì đam mê, muốn biết thêm một ngôn ngữ

để cải thiện bản thân sẽ có cách học khác với những sinh viên học để làm việc hay

đi du học Nên nhớ đây là bước đầu vô cùng quan trọng để xác định kế hoạch học tập, nếu sinh viên chưa biết được bản thân học tiếng Đức để làm gì thì đừng nên vội vàng áp dụng phương pháp học tập của người khác nhé

Khi đã hiểu rõ mục đích học, điều tiếp theo sinh viên cần lưu ý là để đạt được, mục đích đó, sinh viên cần đạt được cấp độ nào? Dĩ nhiên, các mục đích khác nhau thì tấm bằng cần đạt cũng có cấp độ khác nhau Các kỳ thi tiếng Đức đánh giá theo 6 cấp độ từ A1, A2, B1, B2, C1, C2 Một lần nữa sinh viên cần biết được bản thân phải đạt được cấp độ nào để có kế hoạch ôn luyện phù hợp nhé

Sau khi làm xong hai bước trên và có một thời khóa biểu học tập hợp lý, đây là lúc các sinh viên nên xin lời khuyên, tích lũy kinh nghiệm từ những người

đã có kinh nghiệm học và thi tiếng Đức Ta cần biết được tiếng Đức có những nội dung gì và cách học tập làm sao cho hữu ích Khi bắt đầu tự học tiếng Đức, sinh viên cần lưu ý đến ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng giao tiếp Đây là những phần khá “khoai” đối với hầu hết các loại ngôn ngữ

Một số phương pháp sao cho việc học tập được hiệu quả nhất

- Cách học ngữ pháp hiệu quả

Đây được đánh giá là phần khó nhất đối với người học, khiến không ít người phải căng não, đau đầu Tuy nhiên, các bạn cũng đừng vội nản, hãy suy nghĩ đơn giản hơn để vấn đề không còn khó khăn nữa Trong khi tiếng Anh có hẳn 12 thì thì tiếng Đức chỉ có 6 thì thôi, tức là chỉ bằng một nửa

Ngày đăng: 14/08/2024, 17:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Decamy, 2022, Kinh nghiệm tự học tiếng Đức tại nhà hiệu quả 100% cho người Việt, < https://decamy.com/blog-detail/kinh-nghiem-tu-hoc-tieng-duc-tai-nha-hieu-qua-100-cho-nguoi-viet-80.htm >, truy cập 22/10/2022 5. ZSSTRITEZUCT, Đổi mới phát triển toàn diện năng lực sinh viên,<https://zsstritezuct.net/doi-moi-phat-trien-toan-dien-nang-luc-sinh-vien/>, truy cập 22/10/2022 Link
7. E- learning, Đổi mới phương pháp dạy học là gì? Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, < https://koolsoftelearning.com/doi-moi-phuong-phap-day-hoc/#Doi_moi_phuong_phap_day_hoc_la_gi >,truy cập 22/10/2022 Link
8. Phạm Học, 2021, Đào tạo người học phải toàn diện cả về năng lực và phẩm chất, < https://baoquangninh.com.vn/dao-tao-nguoi-hoc-phai-toan-dien-ca-ve-nang-luc-va-pham-chat-2516752.html >, truy cập 22/10/2022 Link
10. Chu Hà Linh, 2022, Phương pháp dạy đại học cần thay đổi, < https://tuoitre.vn/phuong-phap-day-dai-hoc-can-thay-doi-20220619090555118.htm >, truy cập 22/10/2022 Link
11. TS. Trương Nguyễn Tường Vy, 2021, Tạp chí Công Thương, Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính chủ động học tập của sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại công nghệ 4.0, < https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/doi-moi-phuong-phap-day-hoc-nham-nang-cao-tinh-chu-dong-hoc-tap-cua-sinh-vien-nganh-tai-chinh-ngan-hang-truong-dai-hoc-cong-nghe-thanh-pho-ho-chi-minh-trong-thoi-dai-cong-nghe-40-81943.htm>, truy cập 22/10/2022 Link
1. Thạc sĩ Nguyễn Văn Mỹ, Đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc đại học, <https://www.siu.edu.vn/vi-VN/tham-luan/doi-moi-phuong-phap-giang-day-o-dai-hoc/820/5581 >, truy cập 22/10/2022 Khác
3. Nguyễn Thị Thu Huyền – Nguyễn Văn Hiến – Phương Diễm Hương, 2016, Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học,<http://hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=20948%3Akiemtradanhgia&catid=5410%3Aknth&Itemid=9265&lang=zh&site=34 >, truy cập 22/10/2022 Khác
6. ThS. Lê Văn Đào, 2019, Phát huy vai trò tích cực, chủ động của sinh viên trong việc rèn luyện, phát triển năng lực tư duy,<https://caodangcongdong.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=cdcd.chitiet&urile=wcm%3Apath%3A/cdcdlibrary/cdcdsite/tintucsukien/bantin/levandao >, truy cập 22/10/2022 Khác
9. GS, TS. Nguyễn Quý Thanh, PGS, TS. Trần Thành Nam, 2020, Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, <https://danguy.vinhuni.edu.vn/hoat-dong-chuyen-de/seo/giao-duc-con-nguoi-viet-nam-phat-trien-toan-dien-trong-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-99537 >, truy cập 22/10/2022 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w