1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

anhchị hãy phân tích tại sao sau cách mạng tháng tám năm 1945 đảng lại chủ trương hòa để tiến nêu những giá trị và ý nghĩa của chủ trương này đối với cách mạng việt nam giai đoạn 1945 1946

12 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Anh/chị hãy phân tích tại sao sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng lại chủ trương “Hòa để tiến”? Nêu những giá trị và ý nghĩa của chủ trương này đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1946?
Tác giả Hoàng Ngọc Ánh
Người hướng dẫn PTS. Phạm Minh Thế
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Chuyên ngành LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 417,62 KB

Nội dung

Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề ra sách lược ngoại giao mềm dẻo “Hòa để tiến” giúp cho chính quyền và nhân dâ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-*** -

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề bài: Anh/chị hãy phân tích tại sao sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng lại chủ

trương “Hòa để tiến”? Nêu những giá trị và ý nghĩa của chủ trương này đối với cách mạng Việt

Nam giai đoạn 1945-1946?

Giảng viên: TS Phạm Minh Thế

Mã lớp: HIS 1001 1 Sinh viên: Hoàng Ngọc Ánh

Mã sinh viên: 23031017 Viện đào tạo báo chí và truyền thông

Hà Nội – 6.2024

Trang 2

I MỞ ĐẦU

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã trở thành một trong những chiến thắng có ý nghĩa nhất đối với lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta thế kỷ XX Thắng lợi này đã xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc: kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Nhờ thành tựu ấy, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh

ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập,

và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” 1

Chính quyền Việt Nam Dân chủ công hòa khi mới được thiết lập tuy có những thuận lợi hết sức cơ bản nhưng phải đương đầu với nhiều khó khăn rất nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề “thù trong giặc ngoài” Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề ra sách lược ngoại giao mềm dẻo

“Hòa để tiến” giúp cho chính quyền và nhân dân ta vừa giữ vững được thành quả lớn lao của Cách mạng Tháng Tám, vừa tận dụng thời gian hòa hoãn xây dựng, củng cố lực lượng

về mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

Bài viết dưới đây sẽ phân tích tại sao sau Cách mạng Tháng Tám, Đảng lại chủ trương "Hòa để tiến” đồng thời trình bày ý nghĩa và giá trị của chủ trương này đối với Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1946

II NỘI DUNG

1 Tại sao sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng lại chủ trương “Hòa để tiến”?

1.1 Tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Nhà nước non trẻ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sau khi tuyên bố độc lập đã gặp được một số thuận lợi

Trên thế giới, cuộc diện có sự thay đổi theo hướng có lợi cho Cách mạng Việt Nam

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, các phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ và hòa bình trên thế giới sau chiến tranh có tác động cổ vũ cuộc đấu tranh của nhân dân ta bảo vệ nên độc lập mới giành được và kiềm chế các thế lực đế quốc Liên Xô có uy tín quốc tế cao, có

1 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, t.3, tr.557

Trang 3

vai trò tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế, khôi phục đất nước nhanh chóng, đồng thời giúp đỡ một số nước Đông Âu xây dựng chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc Tuy nhiên, trong những năm đầu cách mạng thành công, chúng ta bị cách biệt với thế giới bên ngoài cho nên chưa nhận được sự viện trợ trực tiếp từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

Ở trong nước, thế mạnh và thuận lợi lớn nhất là nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã

trở thành người làm chủ đất nước Toàn dân tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng

và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết xung quanh Đảng, quyết tâm xây dựng, bảo vệ chính quyền và chế độ mới, cuộc sống mới, quyết tâm chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc Nhân dân ta có tinh thần sáng tạo, dùng nhiều hình thức đấu tranh, nhiều giải pháp để giữ vững độc lập, tự do Chính quyền nhân dân cách mạng đã có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở do Đảng lãnh đạo và được toàn dân ủng hộ Lực lượng vũ trang toàn dân bao gồm quân đội, dân quân, tự vệ và công an, mặc dù còn nhiều thiếu thốn, khó khăn, nhưng họ đều xuất phát từ nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu, được Đảng và Hồ Chủ tịch chăm lo xây dựng và lãnh đạo trực tiếp, có tinh thần yêu nước và tinh thần chiến đấu Đảng

ta từ hoạt động bí mật đã trở thành Đảng cầm quyền, có uy tín cao, có lãnh tụ sáng suốt, được toàn dân tin tưởng, có hệ thống tổ chức trong toàn quốc, có đường lối, phương pháp đúng đắn để lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới Chủ tịch Hồ Chí Minh từ

đó trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung tâm của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

Thế nhưng, bên cạnh những điều kiện thuận lợi là vậy, nước ta lúc bấy giờ lại phải đối mặt với muôn vàn khó khăn

Về kinh tế, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản một nền kinh tế xơ

xác, tiêu điều, công nghiệp đình đốn 50% ruộng đất bỏ hoang Nền tài chính kiệt quệ, kho bạc trống rỗng Nạn đói cuối năm 1944, đầu năm 1945 làm 2 triệu người dân chết đói

Về văn hóa, 95% dân số thất học, mù chữ Nạn dốt kéo theo nhiều tệ nạn xã hội như

cờ bạc, nghiện ngập… tràn lan Trong thời kỳ 1930- 1945, chỉ có vài trăm công chức ở Việt Nam chỉ gồm vài trăm người Thực tế đó làm cho việc tổ chức, hoạt động của chính quyền mới trong giai đoạn 1945-1946 gặp không ít khó khăn, lúng túng

Trang 4

Về chính trị, hệ thống chính quyền Cách mạng mới được thiết lập, còn rất non trẻ,

yếu kém về nhiều mặt

Về an ninh quốc gia, chính quyền mới còn phải đương đầu với thách thức lớn nhất,

nghiêm trọng nhất đó là “thù trong giặc ngoài” Bởi lẽ lúc này, trên thế giới, phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức tấn công, đàn

áp phong trào cách mạng, trong đó có cách mạng Việt Nam Đồng thời, do lợi ích cục bộ, các nước lớn cũng không ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lý của nhà nước Việt Nam Do vậy, Việt Nam vẫn nằm trong âm mưu quay trở lại thống trị một lần nữa của thực dân Pháp Từ tháng 9/1945, theo thỏa thuận của phe Đồng minh, 2 vạn quân Anh - Ấn đổ bộ vào Sài Gòn để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Quân đội Anh đã trực tiếp bảo trợ, sử dụng đội quân Nhật giúp sức quân Pháp ngang nhiên nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài Gòn – Chợ Lớn (Nam Bộ) vào rạng sáng ngày 23/9/1945, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam Trong khi đó, ở bắc vĩ tuyến

16, theo thỏa thuận Hiệp ước Pốtxđam, từ cuối tháng 8/1945, hơn 20 vạn quân đội của Tưởng Giới Thạch tràn qua biên giới kéo vào Việt Nam dưới sự bảo trợ và ủng hộ của Mỹ với danh nghĩa quân đội Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, kéo theo lực lượng tay sai Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ”, phá Việt Minh Thêm vào đó, trên đất nước Việt Nam vẫn còn 6 vạn quân đội Nhật chưa được giải giáp

Trước tình hình trên, nền độc lập và chính quyền Cách mạng non trẻ của Việt Nam

đã bị đặt vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

1.2 Phân tích chủ trương “Hòa để tiến” được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng

để đối phó với “thù trong giặc ngoài” sau Cách mạng Tháng Tám

Lê-nin đã từng dạy những con người cách mạng rằng: “Thấy cuộc chiến đấu rõ ràng

có lợi cho kẻ thù chứ không có lợi cho ta mà cứ nghênh chiến, đó là một tội ác; và những nhà chính trị nào của giai cấp cách mạng, không biết “lựa chiêu, liên minh và thỏa hiệp”

để tránh một cuộc chiến đấu bất lợi rõ rệt thì đó là những người vô dụng” 2

Đất nước ta chưa khi nào phải đối diện với nhiều kẻ thù như vậy cùng một lúc Quan trọng hơn là sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế của chúng ta còn hạn chế nên để giữ vững nền độc lập vừa giành được và bước đầu xây dựng một xã hội mới, Đảng ta và Chủ tịch

2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr.77

Trang 5

Hồ Chí Minh đã phải thực hiện sách lược hòa hoãn với kẻ thù, ngăn chặn và làm thất bại

âm mưu “diện Cộng, cầm Hồ”, thôn tính nước ta của hai đế quốc Tàu Tưởng và Pháp Mục tiêu của chính sách đối ngoại này là độc lập, hòa bình và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế

1.2.1 Chủ trương “Hòa Tưởng đuổi Pháp”

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích tình hình và xác định: quân Tưởng ra sức thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng song kẻ thù chính của nhân dân ta vẫn là thực dân Pháp, đặt ra nhiệm vụ cơ bản nhưng cấp bách: Củng cố chính quyền Cách mạng, Chống thực dân Pháp xâm lược, Bài trừ nội phản

và Cải thiện đời sống nhân dân3 Nói chung, muốn tập trung lực lượng chống Pháp, cần phải nhân nhượng, hòa hoãn với quân Tưởng để có thời gian xây dựng lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc có thể xảy ra

Ngày 11/11/1945, Đảng đã tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là rút vào hoạt động

bí mật để làm mất mục tiêu của kẻ thù Đảng vẫn duy trì lãnh đạo chính quyền và mặt trận Việt Minh

Đối với thực dân Pháp, ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược Nam Bộ, nhân dân Nam

Bộ đã cương quyết đứng lên đánh Pháp Nhân dân miền Bắc, Trung hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dồn sức người, sức của ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam

Đối với quân Tưởng, tuy chúng không thể hợp tác với chính quyền ta nhưng vẫn

tìm mọi cách gây rối, khiêu khích, đòi đưa tay chân là các đảng phái phản động can dự vào

bộ máy nhà nước Nhờ nhãn quan cách mạng sâu rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhanh chóng phát hiện ra những chỗ yếu, những mâu thuẫn giữa các phe phái trong hàng ngũ quân đội Trung Hoa dân quốc, tiến hành phân hóa kẻ thù Đảng và Chính phủ nêu khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện”, nhưng song song với đó vẫn nêu cao những khẩu hiệu “Kiên quyết ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh”, “Việt Nam độc lập muôn năm”,… để đón tiếp quân đội Trung Hoa dân quốc 4 Chính quyền ta cũng đã có nhiều hành động đáp ứng quân Tưởng như chủ động mở rộng thành phần Chính phủ lâm thời thành Chính phủ liên hiệp

3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.8, tr.26-27

4 Trịnh Nhu (chủ biên), (2021), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-1954), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, t.1, tr 49-50

Trang 6

lâm thời gồm 18 thành viên, trong đó có cả đại biểu của hai đảng Việt Quốc và Việt Cách; hay tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, chính thức thông qua Chính phủ liên hiệp và chấp nhận 70 ghế của Việt Quốc, Việt Cách trong Quốc hội mà không thông qua bầu cử; song vẫn đảm bảo nguyên tắc giữ vững chính quyền dân chủ nhân dân Bên cạnh đó, chính quyền ta còn hợp tác tích cực với quân Tưởng trong việc giải giáp quân đội Nhật và tự kiềm chế trước những hành động khiêu khích của quân Tưởng, tránh để xảy ra xung đột về quân sự Chính quyền và nhân dân ta tuy còn muôn vàn khó khăn nhưng đã cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng

Lúc bấy giờ, nhiều người không tán thành với sách lược “Hòa Tưởng đánh Pháp”

này Nhưng khi bị chất vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ nói “Phân có bẩn không? Nhưng

dùng bón lúa tốt thì có dùng không Trước khi bú no sữa mẹ, xin anh hãy nghĩ đến cái khát cháy họng đã Tôi yêu cầu đồng chí hãy bình tĩnh, đừng mắc mưu khiêu khích do quân Tưởng bày đặt ra Kiên nhẫn không phải ngoan ngoãn, dễ bảo, đó là một hình thức đấu tranh” 5 Và quả đúng như những gì mong đợi, chủ trương trên đã làm thất bại âm mưu của

quân Tưởng muốn tiêu diệt chính quyền nhân dân, bảo đảm cho ta tập trung kháng chiến chống sự xâm lược của Pháp ở miền Nam Chính quyền nhân dân không những được giữ vững mà còn được củng cố về mọi mặt

1.2.2 Chủ trương “Hòa Pháp đuổi Tưởng”

Đầu năm 1946, Chính phủ mới ở Pháp đứng trước tình hình kiệt quệ về kinh tế, không ổn định về chính trị Ở Việt Nam, quân Pháp vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta

ở miền Nam Vì vậy, Chính phủ Pháp mưu tính kế hoạch mua bán quyền lợi với Anh, Mỹ

và Tưởng để được thay chân quân Anh ở miền Nam và đưa quân ra miền Bắc Việt Nam để thay quân Tưởng

Ngày 28/2/1946, Tưởng và Pháp ký kết Hòa ước Hoa - Pháp, thỏa thuận việc quân đội Tưởng rút khỏi lãnh thổ Việt Nam và quân đội Pháp thay thế quân đội Tưởng trước ngày 31/8/1946 Thỏa ước này đã đặt nước ta vào một hoàn cảnh hết sức phức tạp, tạo cớ cho thực dân Pháp xâm lược và phục hồi lại nền thống trị của mình trên toàn cõi Việt Nam Trước tình hình có sự thay đổi đó, ngày 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Tình hình và chủ trương: nhân nhượng, hòa hoãn với Pháp để cho Pháp đưa quân

5 Ép-ghê-nhi Cô-rô-lép (1985), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, t.2, tr.148

Trang 7

vào miền Bắc nhằm đẩy nhanh quân Tưởng về nước, bớt đi một kẻ thù nguy hiểm, tận dụng khả năng hòa bình để xây dựng lực lượng cách mạng về mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc chiến

đấu mới Chỉ thị nêu rõ: “Vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh Vấn

đề là biết mình biết người, nhận một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước

và ngoài nước mà chủ trương cho đúng” 6; đồng thời nhấn mạnh lập trường của Đảng ta:

Nếu Pháp chỉ thừa nhận quyền tự trị của Việt Nam thì nhất định đánh, nếu Pháp công nhận quyền tự chủ thì có thể hòa

Để đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước, bài trừ nội phản và bọn tay sai chống phá cách mạng, duy trì chính quyền và tranh thủ thời gian xây dựng, củng cố lực lượng về mọi mặt, ngày 6/3/1946, Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa một bên là Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và một bên là đại diện Chính phủ Pháp Theo đó, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp Nước Việt Nam có Chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng Việc thống nhất đất nước sẽ được quyết định bằng trưng cầu ý dân Chính phủ Việt Nam đồng ý để 15.000 quân Pháp vào thay quân Tưởng Quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam sau 5 năm, mỗi năm rút một phần năm Quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí Hai bên sẽ mở cuộc đàm phán tại một trong ba nơi: Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris 7 Ngày 9/3/1946, Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Hòa để tiến Chỉ thị phân tích chủ trương hòa hoãn với Pháp để tránh tình thế bất lợi, phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động, chúng sẽ đúc thành một khối và được bọn đế quốc Anh, Mỹ giúp sức để đánh ta; thêm vào đó là để bảo toàn thực lực giành lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố vị trí mới đã chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ cách mạng,

bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào Tóm lại để chuẩn bị đầy đủ, nhằm cơ hội tốt tiến lên giai đoạn cách mạng mới Sau đó, đến ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Pháp

một bản Tạm ước về quan hệ Việt Nam - Pháp Bản tạm ước có 11 điều khoản, thể hiện sự

thỏa thuận tạm thời giữa ta và Pháp về một số vấn đề bức thiết có tính chất bộ phận, có lợi

6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.8, tr 43-44

7 Trang tin điện tử Đảng Bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) - Nước cờ ngoại giao Xuất sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/hiep-dinh-so-

bo-6-3-1946-va-tam-uoc-149-1946-nuoc-co-ngoai-giao-xuat-sac-cua-dang-va-chu-tich-1491884243#:~:text=3%2F3%2F1946%2C%20Ban,gi%C3%A0nh%20%C4%91%E1%BB%99c%20l%E1%BA% ADp%20h%C3%B2an%20to%C3%A0n , truy cập ngày 27/6/2024

Trang 8

cho cả hai bên Hai bên cam kết đình chỉ mọi xung đột để làm giảm tình hình căng thẳng, tạo thuận lợi để mở lại cuộc đàm phán vào đầu năm 1947 Việt Nam tiếp tục nhân nhượng, đảm bảo cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt Nam Phía Pháp nhận thi hành một số nội dung như: thả chính trị phạm và tù binh; nhân dân Nam Bộ được quyền tự

do hội họp, tự do báo chí, tự do đi lại Mặc dù hai hiệp định quốc tế này đều mang tính chất tạm thời trong quan hệ hai nước nhưng nó phản ánh một chủ trương nhất quán của Việt Nam trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không muốn chiến tranh, tìm mọi cách bảo vệ nền hòa bình mới giành được nhưng phải là nền hòa bình trong độc lập, tự do thực sự

Hồ Chủ tịch đã khẳng định:“Ký Hiệp định ngừng bắn không có nghĩa là chấm dứt

chiến tranh Chúng ta phải tỏ thái độ thiện chí và cộng tác với quân đội Pháp, nhưng điều

đó không có nghĩa là phải tỏ ra yếu ớt và cái gì cũng nhượng bộ chúng Trái lại, hơn bao giờ hết, phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu để ứng phó với mọi tình huống đột ngột có thể xảy ra” 8 Quả thực vậy, dưới sự lãnh đạo cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, lợi dụng mâu thuẫn của kẻ thù, không cho chúng có cơ hội tập trung lực lượng chống phá, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước đưa nhân dân ta vượt qua khó khăn to lớn lúc đó, giữ vững thành quả vĩ đại của Cách mạng tháng Tám

1.3 Tận dụng thời gian hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc

Sau khi ký với Pháp Hiệp ước Tạm ước (1946), tận dụng khoảng thời gian hai bên ngừng bắn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt, chủ động đối phó với khả năng chiến tranh xảy ra trên phạm vi cả nước

Về kinh tế, Đảng chủ trương tiến hành đẩy mạnh sản xuất, tích trữ lương thực để

chuẩn bị hậu phương cho cuộc kháng chiến lâu dài

Về quân sự, Đảng huy động vũ trang toàn dân, xây dựng dân quân tự vệ Ngày

22/5/1946, Vệ quốc đoàn chuyển thành Quân đội Quốc gia Việt Nam Cuối năm 1946, có 80.000 bộ đội thường trực, gần 1 triệu quân tự vệ

Về chính trị, Đảng xúc tiến tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Tháng 5/1946,

Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) ra đời, nòng cốt là Mặt trận Việt Minh Các đoàn thể quần chúng và đảng phái dân chủ cũng lần lượt ra đời: Tổng Liên

8 Ép-ghê-nhi Cô-rô-lép (1985), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, t.2, tr.169

Trang 9

đoàn Lao động Việt Nam (5/1946), Đảng Xã hội Việt Nam (7/1946), Hội Liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam (10/1946) Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I (cuối tháng 10, đầu tháng 11/1946) đã ủy nhiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ mới và thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đây là bản Hiến pháp thật sự dân chủ, xác nhận quyền và nghĩa vụ làm chủ của nhân dân

2 Giá trị và ý nghĩa của chủ trương “Hòa để tiến” đối với Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1946

Thứ nhất, chủ trương “Hòa để tiến” là giải pháp thiết thực giúp ta thoát khỏi tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, tạm thời tránh khỏi xung đột vũ trang với kẻ thù, ưu tiên

giải quyết các vấn đề cấp bách trong nước, giữ vững chính quyền và phát huy quyền làm chủ đất nước của nhân dân

Thứ hai, chủ trương “Hòa để tiến” giúp phân hóa kẻ thù, từng bước phá tan âm mưu của chúng Việc áp dụng sách lược một cách mềm dẻo kết hợp triệt để lợi dụng điểm

yếu của địch, Đảng và Chính phủ đã chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, hòa hoãn với kẻ thù

có thể hòa hoãn, từ đó làm thất bại âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ” của Tưởng và làm chậm bước tiến của Pháp, tạo điều kiện để quân ta chuẩn bị, củng cố lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài

Thứ ba, chủ trương “Hòa để tiến” là bài học về sự nhân nhượng trong ngoại giao: biết nhân nhượng đúng lúc, nhân nhượng có giới hạn, nhân nhượng có nguyên tắc Sự

nhân nhượng có thể ít, có thể nhiều Có khi đã nhân nhượng lần này, lại phải tiếp tục nhân nhượng lần khác Nhưng nhất thiết phải có điểm dừng Vượt quá điểm dừng ấy là phạm vào nguyên tắc cách mạng Bao giờ cũng vậy, trạng thái hòa bình là điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước, nhưng không phải hòa bình với bất cứ giá nào Hòa với Tưởng, chúng ta đã nhân nhượng về kinh tế, chính trị…, nhưng những yêu sách ngỗ ngược quá đáng của chúng như đòi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chức, đòi loại các

bộ trưởng cộng sản ra khỏi Chính phủ, đòi để bọn tay sai lãnh đạo chính quyền…thì chúng

ta kiên quyết cự tuyệt Bởi chấp nhận những điều đó là mất chính quyền, mất độc lập tự

Trang 10

do, là phạm vào nguyên tắc cách mạng Ngay cả nhân nhượng về kinh tế, nhân nhượng này không phạm vào chủ quyền quốc gia dân tộc, nhưng cũng có giới hạn Có lần Lư Hán đòi

ta phải cung cấp thêm nhiều gạo nữa cho quân Tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết

cự tuyệt

Thứ tư, chủ trương “Hòa để tiến” làm trì hoãn âm mưu xâm lược lần nữa của Pháp,

tận dụng thời gian hòa hoãn ấy để xây dựng củng cố lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

Thứ năm, chủ trương “Hòa để tiến” giúp vững thêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Trong thời gian hòa hoãn được nhờ sách lược trên, Đảng

ta không ngừng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tăng gia sản xuất, tổ chức giáo dục, xây dựng quân đội, củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương,… Những nỗ lực

ấy đã giải quyết những vấn đề cấp bách của nhân dân, tạo niềm tin và gây được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhân dân đối với Cách mạng, từ đó củng cố hơn khối đại đoàn kết dân tộc

Đồng thời, chủ trương “Hòa để tiến” còn giúp ta tranh thủ giành được sự ủng hộ của quốc tế, tạo sức ép với kẻ thù bởi lẽ nó thể hiện rõ sự thiện chí, khát khao hòa bình,

tinh thần “thêm bạn bớt thù” của dân tộc Việt Nam

Đánh giá sách lược “Hòa để tiến” thời kỳ 1945 – 1946, đồng chí Tổng Bí thư Lê

Duẩn khẳng định: “Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách

mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lê-nin-nít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ địch và về nhân nhượng có nguyên tắc” 9 Chính nhờ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sách lược linh hoạt, giữ vững nguyên tắc chiến lược mà cách mạng đã vượt qua những thử thách hiểm nghèo, giành thắng lợi từng bước, đưa cách mạng cả nước tiến lên, vững chắc đi tới thắng lợi hoàn toàn

III TỔNG KẾT

9 Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới, In lần thứ ba, Nxb Sự thật, H.1975, tr.33

Ngày đăng: 14/08/2024, 14:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w