1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên công ty cổ phần fpt

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên Công ty cổ phần FPT
Tác giả Nguyễn Thị Hà Vi
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Graduation Project
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 487,2 KB

Nội dung

Vì vậy, việc xây dựng cho riêng mình một bản sắc văn hóa giúp doanh nghiệp khẳng định hình ảnh của mình trên thương trường và hơn hết là tạo niềm tin, tăng sự gắn bó của các thành viên

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ GẮN

BÓ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Họ và tên : Nguyễn Thị Hà Vi

MSSV : 2221001167 Lớp : CLC_22DQT04

Mã lớp học phần : 2331702080205

Trang 2

MỤC LỤC

Nội dung

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

1 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 4

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

3 CÂU HỎI VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 5

4 LỰA CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT 12

5 CÁC BIẾN ĐỘC LẬP, BIẾN PHỤ THUỘC, PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC BIẾN 16

6 PHIẾU KHẢO SÁT 17

7 10 NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều hoạt động dựa trên một số nguồn lực như tài chính, trang thiết bị, nhân sự, cơ sở vật chất Có thể nói rằng nhân lực là nguồn lực quan trọng hàng đầu tại các doanh nghiệp, tuy nhiên đây cũng là nguồn lực khó duy trì và quản

lý nhất đối với các nhà quản trị Xu thế xã hội thay đổi không ngừng kéo theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh trong môi trường ấy cũng trở nên gay gắt hơn

Do vậy, văn hóa doanh nghiệp đã trở thành yếu tố quan trọng, có sức ảnh hưởng tới sự gắn bó của đội ngũ nhân lực đối với doanh nghiệp Có thể nói văn hóa doanh nghiệp chính là “linh hồn” của doanh nghiệp, nó đi sâu vào trong niềm tin của người lao động, giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu Vì vậy, việc xây dựng cho riêng mình một bản sắc văn hóa giúp doanh nghiệp khẳng định hình ảnh của mình trên thương trường và hơn hết

là tạo niềm tin, tăng sự gắn bó của các thành viên đối với doanh nghiệp

Khi đại dịch COVID 19 bùng nổ và kéo dài trong 2 năm, ngành công nghệ thông tin – viễn thông Việt Nam đã nổi lên như một nguồn sáng cho nhiều doanh nghiệp Hai năm đại dịch vừa qua đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số phát triển nhanh chóng, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể phát triển bền vững và nhanh chóng trong tương lai Một trong những thách thức lớn nhất đó là thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề, cạnh tranh tuyển dụng giữa các doanh nghiệp,… Trong khi đó, vào khoảng đầu năm 2022, làn sóng “lay off” hay còn gọi là sa thải diễn ra ở nhiều ông lớn như Google, Amazon, Meta,… Thị trường Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng chung, làm giảm hiệu quả cam kết gắn bó với doanh nghiệp, gây tốn kém nhiều chi phí, tuy nhiên vẫn có sự ổn định hơn so với thị trường thế giới

Là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, Công ty cổ phần FPT được thành lập năm 1988 là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp công nghệ lớn nhất tại Việt Nam cho doanh nghiệp, có trụ sở trên toàn cầu Để có thể phát triển vượt bậc tại thị trường Việt Nam như hiện nay, Công ty cổ phần FPT phải có những chính sách hợp lý trong công tác quản lý, chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như những hoạch định cho tương lai Hơn thế nữa Công ty cổ phần FPT đã và đang hoàn thiện cho mình một môi trường văn hóa riêng, khác biệt và phù hợp với môi trường của công ty Với mục tiêu là tăng khả năng quản lý, tạo động lực đối với người lao động, thúc đẩy người

Trang 4

lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu, đứng vững trên thị trường Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung

Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên tại Công ty cổ phần FPT” để tiến hành nghiên cứu

Trang 5

1 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

• Đưa ra một vài hàm ý giúp doanh nghiệp nâng cao văn hóa doanh nghiệp, gia tăng

sự gắn bó của nhân viên

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu:

• Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên Công ty cổ phần FPT

• Đối tượng khảo sát: Nhân sự chính thức của Công ty cổ phần FPT

2.2.Phạm vi nghiên cứu:

• Phạm vi không gian: Công ty cổ phần FPT

• Phạm vi thời gian:

- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ năm 2021-2023

- Số liệu sơ cấp: được thu thập từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2023

• Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên tại Công ty cổ phần FPT

3 CÂU HỎI VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

3.1.Câu hỏi nghiên cứu:

• Có những lý thuyết nào liên quan tới ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên?

Trang 6

• Những yếu tố nào của văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên?

• Những hàm ý nào giúp nâng cao văn hóa doanh nghiệp của công ty, gia tăng sự gắn bó của nhân viên?

3.2.Các giả thuyết nghiên cứu

• Cơ sở lý luận

- Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là toàn bộ những trị vất chất và tinh thần được con người tạo dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là mội khái niệm rộng, nhiều khía cạnh, liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người

Theo nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832-1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội

Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”

Trong tiếng việt từ văn hóa có rất nhiều nghĩa, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả,

từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục

và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử"

Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: “Văn hóa là

vô sở bất tại, văn hóa không nơi nào không có Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi

Trang 7

đó có văn hóa” Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”

Như vậy, có thể gói gọn lại thì “Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên”

- Khái niệm văn hóa doanh nghiệp:

Hiện nay đề cập đến văn hóa doanh nghiệp thì có rất đa dạng và phong phú các định nghĩa và khái niệm trình bày:

Theo PGS.TS Phạm Xuân Nam (1996), “Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các ý nghĩa, giá trị niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hoạt động của từng thành viên.”

Theo Dương Thị Liễu (2008), “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng biệt của doanh nghiệp có tác động tới tình cảm, lý trí

và hành của tất cả thành viên doanh nghiệp”

Theo Gold.K.A thì văn hóa doanh nghiệp là “Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thứcphân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”

Theo (Kotter, J.P & Heskett, J.L) thì VHDN là “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”

Theo nhóm tác giả (Williams, A., Dobson, P & Walters, M.) thì “VHDN

là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”

Tóm lại, có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được doanh nghiệp gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, trở thành các giá trị đi sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để cùng theo đuổi và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp

- Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và thể hiện các giá trị, suy nghĩ và hành vi của một tổ chức Đặc điểm của văn hóa doanh

Trang 8

nghiệp là những yếu tố cốt lõi trong việc chăm sóc và sáng tạo tổ chức, nhằm tạo ra một môi trường làm việc tích cực, động lực và hỗ trợ sự phát triển của công ty Văn hóa doanh nghiệp có ba nét đặc trưng đó là:

▪ Văn hóa doanh nghiệp mang "tính nhân sinh":

Nói cách khác, nó liên quan đến con người Việc tập hợp các nhóm người lại với nhau để làm việc cùng nhau trong một tổ chức sẽ hình thành thói quen và đặc điểm của tổ chức đó Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp có thể được hình thành một cách “tự phát” hoặc “tự giác” Theo thời gian, những thói quen này ngày càng rõ nét và hình thành nên “cá tính” của đơn vị Vì vậy, dù muốn hay không, các công ty cũng dần dần phát triển văn hóa tổ chức của mình Khi văn hóa doanh nghiệp phát triển một cách tự phát, nó

có thể phù hợp hoặc không phù hợp với nguyện vọng và mục tiêu phát triển của tổ chức Nếu doanh nghiệp muốn văn hóa của mình thực sự phục vụ cho định hướng phát triển chung và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh thì việc tích cực tạo ra những giá trị văn hóa mong muốn là điều cần thiết

▪ Văn hóa doanh nghiệp có “tính giá trị”:

Không có văn hóa doanh nghiệp “tốt” và “xấu” (cũng như tính cách, không có tính cách tốt và xấu), chỉ có văn hóa thích nghi hoặc không phù hợp (so với định hướng phát triển của doanh nghiệp) Giá trị là kết quả đánh giá của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc nhiều thang đo cho trước; và những nhận định này được thể hiện là “đúng – sai”, “tốt – xấu”,

“đẹp – xấu”…, nhưng hàm ý “sai” hay “xấu” về bản chất chỉ đơn giản là

“không phù hợp” Giá trị cũng là một khái niệm tương đối, tùy theo đối tượng, không gian và thời gian Trên thực tế, mọi người thường áp đặt các giá trị của mình, của tổ chức mình lên người khác và các đơn vị khác, nên

dễ có những nhận định “đúng - sai” về văn hoá của một doanh nghiệp nào

đó

▪ Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định”:

Cũng như tính cách của mỗi người, văn hóa doanh nghiệp một khi

đã hình thành thì “khó thay đổi” Theo thời gian, những hoạt động khác nhau của các thành viên trong công ty sẽ giúp tích lũy niềm tin, giá trị và

Trang 9

hình thành nên văn hóa Sự tích lũy các giá trị tạo nên sự ổn định về văn hóa

- Vai trò của văn hóa doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp luôn là một trong những giá trị cốt lõi làm nên sự thành công của doanh nghiệp Khi xã hội ngày càng phát triển, vai trò mà văn hóa doanh nghiệp mang lại ngày càng được đề cao Dưới đây là một số vai trò chính của văn hóa doanh nghiệp:

▪ Định hình hướng đi và mục tiêu:

Văn hóa doanh nghiệp giúp giúp các tổ chức kinh doanh định hướng

tổ chức của mình Nó tạo ra mô hình và mục tiêu chung cho toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp, đồng thời tạo động lực thúc đẩy sự cống hiến của nhân viên

▪ Xây dựng đội ngũ nhân lực:

Văn hóa doanh nghiệp là công cụ thu hút nguồn nhân lực, là yếu tố cần để giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp Một nền văn hóa lành mạnh và tích cực, nơi mà mọi người được tôn trọng sẽ tạo ra một môi trường làm việc năng động, hấp dẫn, thúc đẩy nhân viên phát triển bản thân

▪ Định hình hành vi chuyên nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp đưa ra những tiêu chuẩn cũng như quy tắc riêng về hành vi chuyên nghiệp Qua đó, xây dựng nên đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cá nhân tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đáng tin cậy

▪ Tạo ra sự đồng nhất và kết nối:

Văn hóa doanh nghiệp giúp các thành viên liên kết với nhau thành một tổ chức chặt chẽ và đồng nhất Giữa các thành viên luôn có sự kết nối và hỗ trợ lần nhau, thúc đẩy mối quan hệ cộng tác và giao tiếp hiệu quả giữa các bộ phận nói chung, cá nhân nói riêng

▪ Xây dựng danh tiếng và thương hiệu:

Văn hóa doanh nghiệp quyết định đến danh tiếng, độ nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp Một văn hóa tích cực, lành mạnh, chuyên nghiệp sẽ mang đến niềm tin và sự tín nhiệm của

Trang 10

khách hàng, đối tác, nhân viên,… góp phần vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

- Khái niệm về sự gắn bó với tổ chức:

Gắn bó với tổ chức mô tả mức độ lòng trung thành, động lực mà người lao động đối với doanh nghiệp của mình Những chủ đề xoay quanh sự gắn bó với tổ chức luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận hành vi đạo đức của người lao động Đây luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới quan tâm và có rất nhiều khái niệm về gắn bó với tổ chức đã được nêu ra:

Theo Kanter (1968), “Gắn bó với tổ chức như sự tự nguyện của người lao

động để cống hiến năng lượng và sự trung thành với một tổ chức”

Theo Porter và cộng sự (1974) thì “Sự gắn bó với tổ chức của nhân viên

được mô tả bằng ý định duy trì trong tổ chức, sự đồng thuận với các giá trị

và mục tiêu của tổ chức”

Theo Bateman (1984), “Gắn bó với tổ chức là mối quan hệ đa chiều trong

tự nhiên, liên quan đến lòng trung thành của nhân viên cho tổ chức, sẵn sàng nỗ lực cho tổ chức, mức độ mục tiêu và giá trị hợp thức với tổ chức,

và mong muốn duy trì với tổ chức”

Theo Meyer & Allen (1991), “Gắn bó đối với tổ chức là trạng thái tâm lý

buộc chặt cá nhân vào tổ chức”

Theo Luthans (1995), “Sự gắn bó với tổ chức thường được định nghĩa:

Một mong muốn mạnh mẽ vẫn là một thành viên của tổ chức đó Sẵn sàng

để phát huy tất cả năng lực của bản thân để đại diện cho tổ chức và có một niềm tin nhất định và chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức”

Theo Kelleberg và cộng sự (1996) thì “ Gắn bó với tổ chức được định

nghĩa như là sự sẵn lòng dành hết nỗ lực cho tổ chức, sự gắn bó chặt chẽ với tổ chức và tìm kiếm để duy trì mối quan hệ tổ chức”

Theo Ilies&Judge (2003), “Sự gắn bó được định nghĩa như là sự sẵn sàng

nỗ lực hết mình vì sự phát triển của tổ chức, đồng nhất mục tiêu của tổ chức với mục tiêu của chính mình”

• Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Trang 11

Mô hình của nghiên cứu này dựa trên cơ sở văn hóa doanh nghiệp của Lau and Idris (2001), có tham khảo kết quả nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao & Bùi Thúy An (2017), Hà Nam Khánh Giao & bùi Nhất Vương (2016) với bốn yếu tố tác động như sau: Giao tiếp trong tổ chức; Đào tạo và phát triển; Phần thưởng và

sự công nhận; Cách thức quản lý

Nghiên cứu với mục đích kiểm định mối quan hệ giữa các khía cạnh văn hóa ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp Với mô hình trên ta có những giả thuyết sau đây:

H1: Giao tiếp trong tổ chức có quan hệ cùng chiều với sự gắn bó của nhân viên với

doanh nghiệp

H2: Đào tạo và phát triển có quan hệ cùng chiều với sự gắn bó của nhân viên với doanh

nghiệp

Giao tiếp trong tổ chức

Đào tạo và phát triển

Ngày đăng: 14/08/2024, 14:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Hà N. K. G. , & Huỳnh T. X. T. (2021). Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè. Tạp chí Công Thương, Số 6, 174-181 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công Thương, Số 6
Tác giả: Hà N. K. G. , & Huỳnh T. X. T
Năm: 2021
[4] Hà N. K. G. , & Bùi N. V. (2016). Ảnh hưởng của các yếu tố VHDN đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên Công ty Cổ phần CMCTELECOM tại TPHCM. Journal of Economics – Technology, Số 13, 87-101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Economics – Technology, Số 13
Tác giả: Hà N. K. G. , & Bùi N. V
Năm: 2016
[6] PGS.TS Nguyễn N. P. , THS. Nguyễn T. T. M. (2012). Văn hóa doanh nghiệp góp phần làm hài hòa quan hệ lao động. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 183, 61-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 183
Tác giả: PGS.TS Nguyễn N. P. , THS. Nguyễn T. T. M
Năm: 2012
[7] Bùi N.V. , & Nguyễn T.N.C. (2021). Nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức: Nghiên cứu thực nghiệm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến, 7(2), 57-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến, 7
Tác giả: Bùi N.V. , & Nguyễn T.N.C
Năm: 2021
[8] Trần Đ. K. (2015). Ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên trong các công ty phần mềm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 212(11), 105-115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 212
Tác giả: Trần Đ. K
Năm: 2015
[9] Sương, H. T. T. , & Danh, N. V. (2022). Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến duy trì nguồn nhân lực tại công ty cổ phần quốc tế Phong Phú. Tạp Chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, 66(6), 104-114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, 66
Tác giả: Sương, H. T. T. , & Danh, N. V
Năm: 2022
[2] THS. Nguyễn M. T. (2021). Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn kết tổ chức của nhân viên tại Công ty TNHH Dịch vụ Tin học FPT. Tạp chí Công thương Khác
[5] Hà N. K. G. , & Bùi T. T. A. (2017). Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên Công ty Cổ phẩn Thủy sản Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Đồng Tháp, Số 24 Khác
[10] Nguyễn, Đ. T. (2015). Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên Mobifone (Doctoral dissertation, Viện Kinh tế và Quản lý- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w