1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn học phần công nghệ nông nghiệp ii vai trò của giống vật nuôi đến phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững thực trạng giống vật nuôi của việt nam hiện nay

16 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Chăn nuôi bền vững vừa đảm bảo phát triển được kinh tế, xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường vì: Chăn nuôi bền vững đem lại năng suất và chất lượng cao, mang lại lợi ích kinh tế cho ngư

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN

BAI TAP LON

HOC PHAN CONG NGHE NONG NGHIEP II

Newoi thuc hién : Luu Phuong Linh

Trang 2

I Vai trò của giống vật nuôi đến phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững? Thực trạng giống vật nuôi của Việt Nam hiện nay? Hãy chọn một đối tượng vật nuôi để làm sáng tỏ các vấn đề trên

1 Khải niệm

- Giống vật nuôi là quần thế vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc đi truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau Giống vật nuôi bao gồm các giống gia súc, gia cầm, ong, tắm, động vật thuỷ sản và các sản phẩm giống của chúng như tính, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu đi truyền giống

- Chăn nuôi bền vững là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng Chăn nuôi bền vững vừa đảm bảo phát triển được kinh tế, xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường vì: Chăn nuôi bền vững đem lại năng suất và chất lượng cao, mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, tạo thêm việc làm, mở rộng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản pham chăn nuôi, góp phần ôn định xã hội và phát triển kinh tế; Chăn nuôi bền vững tạo ra nguồn thực phâm déi dào, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người tiêu dùng và cộng đồng: Chăn nuôi bền vững tận dụng phụ phâm nông và công nghiệp để chế biến làm thức ăn chăn nuôi giúp giảm chất thải, bảo vệ môi trường

2 Vai trò của giống vật nuôi trong phát triển chăn nuôi theo hướng bên vững Giống vật nuôi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi Việc đầu tư và khai thác các giống vật nuôi đa đạng, bản địa và ngoại nhập, cũng như các giống lai, góp phần cung cấp nguồn thực phâm dồi dào và có giá trị cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khâu Công tác giống vật nuôi ở Việt Nam đang được quan tâm và phát triển, với sự đa đạng cao về nguồn giống vật nuôi bản địa, nguồn giống vật nuôi ngoại nhập và các giống lai

Công tác giống vật nuôi đóng vai trò quyết định đến năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phâm chăn nuôi Thứ nhất, giống vật nuôi tốt có thể làm tăng năng xuất sản xuất của vật nuôi từ 10 - 50%, đó là nhận định của Viện trưởng Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Thanh Sơn tại Hội nghị đánh giá thực

1

Trang 3

trạng, định hướng nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn 2030 do Viện Chăn nuôi Việt Nam tô chức ngày 23/10/2013 tại Hà Nội Khi áp dụng các biện pháp chọn lọc và lai tạo giống thì chất lượng sản phẩm sẽ thay đổi đáng kế Giống vật nuôi tốt sẽ đem lại hiệu quả và thương hiệu cho các cơ sở giống, theo đó lợi nhuận và thu nhập cho người nông dân sẽ tăng lên Giống vật nuôi tốt giúp làm tăng khả năng chống chịu, ít bệnh tật từ đó giảm đáng kê chỉ phí cho người nông dân, ngoài ra việc lựa chọn giống vật nuôi tốt sẽ làm tối ưu hoá sản lượng trứng, thịt, sữa, mà vật nuôi mang lại Ví dụ như trong chăn nuôi gia cằm, Viện Chăn nuôi áp đụng các công thức lai đạt ưu thế lai ở đời con và đời cháu là 8 - 9 % Hiệu quả đo áp dụng công thức lai giữa các gidng, gia tri wu thé lai đã sinh lợi cho ngành chăn nuôi gia cầm thêm 5,5 - 6 nghìn tỷ đồng/năm và ước tính khoảng 29 - 30% giá trị gia tăng san lượng thịt, trứng gia cầm là do kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chọn loc va lai tao giống đem lại Thứ hai, đi đôi với sản lượng chăn nuôi cao, chất lượng sản phâm chăn nuôi cũng đồng đều và tăng lên đáng kế nhờ vào yếu tô chọn lọc giống vật nuôi Người tiêu đùng hiện nay đặt ra yêu cầu ngày càng cao về hàng hoá nông sản đặc biệt là thực phẩm sạch liên quan đến thịt, cá, trứng, sữa, bởi chúng là những mặt hàng thiết yêu và có nhu cầu tiêu dùng thường xuyên Việc lựa chọn và lai tạo giống vật nuôi đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng sẽ cho ra những sản phẩm đồng đều, được kiểm soát nguồn gốc chặt chẽ giúp gia tăng độ tin cậy của người tiêu đùng về chất lượng sản phẩm chăn nuôi, từ đó tạo đầu ra ôn định cho sản pham chăn nuôi

3 Thuc trang giống vật nuôi hiện nay ở Việt Nam 3.1 Công tác quản lý giống vật nuôi

- Hiện nay, theo quy định trong Luật Chăn nuôi 2018, nguồn gen giống vật nuôi do Nhà nước thông nhất quản lý Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản ly nguồn gen giống vật nuôi theo quy định của Luật và quy định khác của pháp luật có liên quan

- Tuy được Nhà nước đứng ra thống nhất quản lý nhưng tới nay vẫn chưa có một hệ thống thông tin hoàn chỉnh và đồng bộ nào về giống vật nuôi từ Trung ương đến địa phương, mạng lưới theo dõi giống trên toàn quốc còn rời rạc và bộc lộ nhiều thiếu sót, tính cập nhật chưa cao

Trang 4

- Số lượng trung tâm kiêm nghiệm, đánh giá chất lượng giống vật nuôi đủ tiêu chuẩn ở các địa phương chưa đủ đề đáp ứng được tôi đa nhu cầu của các cơ sở chăn nuôi, di đôi với đó là thiếu cán bộ, nhân viên chuyên môn phục vụ cho quá trình quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát giỗng vật nuôi

- Vẫn tổn tại hàng triệu hộ sản xuất chăn nuôi tự phát không đăng kí, chưa qua kiểm tra, đánh g1á, giám sát

- Nhiều giống vật nuôi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng và không đảm bảo an toàn dịch bệnh vẫn đang được lưu thông trên thị trường

3.2 Công tác bảo tôn, lưu giữ giống vật nuôi

Hiện nay, Việt Nam ghi nhận sự tuyệt chủng hoàn toàn của 2 giống vật nuôi là lợn Sơn Vi và gà Văn Phú 5 giống có nguy cơ mắt là lon I đen, lợn Ì gộc, lợn Cỏ, gà Tè và ngựa Bạch (5 giống này đang được nuôi bảo ton tại các vùng bản địa và Trung tâm Bảo tồn giống quốc gia nhưng đang trong tình trạng nguy kịch vì số lượng cá thê xuống thấp đến mức báo động và nguy cơ bị đồng huyết cao) 26 giống đang có sự giảm đàn nhanh chóng, chỉ có L7 giống là đang tăng đàn và sản xuất ôn định Đặc biệt, những nguồn gen lợn quý đã bị mai một rất nhiều, nhiều giống vật nuôi đặc sản như lợn Ï, lợn H Mông, lợn rừng, gà Ri đã bị tuyệt chủng hoặc mất giống thuần chủng

Nguyên nhân của tình trạng trên là do đất nước trải qua 2 cuộc chiến tranh kéo dai làm ảnh hưởng đến cơ cấu phát triển đàn vật nuôi Mặt khác, chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi ra đời muộn nên không thể thống kê được chính xác số lượng giống vật nuôi đã bị tuyệt chủng hoặc đe đọa tuyệt chủng để làm công tác bảo tồn giống Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập và phát triển, nhiều giống vật nuôi ngoại được nhập õ ạt vào Việt Nam làm suy thoái va mat dan nguôn giông bản địa

Việc nghiên cứu - phát triển những giống vật nuôi có năng suất cao nhưng không làm mất đi nguồn gen đặc trưng quý báu là yêu cầu cấp thiết Hiện nay, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đề bảo tồn nguồn gen quý, các nhà khoa học trên thế giới đã kêu gọi cách tiếp cận mới là ứng dụng kết hợp công nghệ tin học, công nghệ sinh học Xu hướng tiếp cận nảy tập trung vào 5 bước chính:

- Thiết lập ngân hàng mẫu sinh học (BioBanking) đề lưu trữ tế bào, mô, phôi, tỉnh,

trứng của sinh vật nguy cấp, làm nguyên liệu phục hỗi về sau 3

Trang 5

- Giải trình tự bộ gen sinh vật đề hiêu tường tận bản chất nguồn gen quý của sinh vật cần bảo tồn và phát triển

- Sinh tổng hợp các hợp chất thay thế cho các chất có hoạt tính sinh học lây từ động vật hoang dã quý hiếm

- Ứng dụng kỹ thuật sinh sản mới đề tạo dòng, thúc đây nhanh quá trình sinh sản tạo con non mới ở sinh vật nguy cấp

- Thay đổi di truyền bằng cách sử dụng các kỹ thuật cải biến đi truyền từ mức độ gen đến mức độ bộ gen đề phá vỡ thế cân băng giới tính (I:1) giúp quần thế sinh vật quý hiểm có cơ hội phát triển tốt hơn

Tại Việt Nam, để bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, từ nay đến năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, băng những công nghệ truyền thống Giai đoạn từ 2025 - 2030, sẽ định hướng nâng cấp, tích hợp công nghệ phục vụ công tác bảo tồn vật nuôi nhằm lưu giữ chắc chắn nguồn gen quý trong mọi điều kiện bất lợi và nhân nhanh được nguồn gen cho nhu cầu sản xuất

3.3 Công tác lai tạo, quản lý giống ngoại lai

Cần quản lý, bảo tồn và khai thác tốt hơn nguồn gen ngoại nhập bởi nhiều giống vật nuôi ngoại nhập luôn có những đặc điểm ưu việt hơn giống vật nuôi bản địa như ngoại hình, năng suất, chất lượng Việc bảo tồn nguồn gen ngoại từng bước sẽ giúp chúng ta làm chủ được công nghệ và chủ động được nguồn giống phục vụ sản xuất tiêu dùng và xuất khấu, cũng như cải thiện nhanh hơn một số tính trạng (hệ số chuyến hóa thức ăn, số con sơ sinh, tốc độ sinh trưởng, tỉ lệ nạc, năng suất sữa ) trên đàn giống bản địa

Trên cơ sở các giống vật nuôi trong nước và các giống nhập ngoại, Việt Nam đã thành công trong việc cải tạo chất lượng đàn bò (Sind hoá, Zebu hoá), nâng cao thế vóc đàn bò thịt, đàn bò sữa (HF) của nước ta Tương tự với bò, lợn lai kinh tế cũng đã tạo nên một cú hích trong chăn nuôi với ngày càng nhiều các căjp lai hai máu, ba máu

giữa lợn ngoại với lợn ngoại, lợn ngoại với lợn nội

3.4 Cơ hội trong phát triển giống vật nuôi Việt Nam

Trang 6

- Nước ta sở hữu hệ thống gen bản địa vô cùng phong phú: Viện Chăn nuôi được giao nhiệm vụ bảo tồn, lưu giữ nguồn gen vật nuôi quốc gia từ năm 1989 Đảng và Nhà nước đã nhìn nhận được rủi ro của nguồn gen vật nuôi bản địa ở nước ta nên cũng đã có kế hoạch đưa vào chương trình nghiên cứu bảo tồn Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn giữ được cơ bản nguồn gen bản địa phong phú với khoảng hơn 80 mã gen

- Ứng dụng và kế thừa công nghệ kỹ thuật hiện đại và những tiến bộ trong nghiên cứu giống vật nuôi: Những năm vừa qua, các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng thành công nhiều chương trình phần mềm và phương pháp chọn giống hiện đại như REML, BLUP, PIGBLUP, VCE, PEST, ASREML, WOMBAT, ZPLAN , tir do da chon tao được nhiều dòng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu của sản xuất Cùng với đó, các kỹ thuật đi truyền phân tử đang dần được áp dụng rộng rãi vào công tác chọn giống lợn, bò Việc áp dụng kỹ thuật di truyền phân tử phân lập và mã hóa các gen liên quan đến các tính trạng thịt, sữa ở Việt Nam là cần

thiết và đã được triển khai nghiên cứu bởi các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bảo động vật (Viện Chăn nuôi), Viện Công nghệ sinh học,

Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam và Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

Bước đầu các nhà khoa học đã xác định được ảnh hưởng của các gen Halothane, RN, MC4, HFABEF đến tính trạng năng suất thịt lợn; các gen liên quan đến năng suất sinh sản như RNF4, RBP4 và IGF2 ở lợn; các gen liên quan đến năng suất và chất lượng sữa bò như PIT-LE2, gen GH liên quan đến sinh trưởng ở bò thịt

+ Nghiên cứu, ứng dụng các giống lợn: trong công tác giỗng lợn, các cơ sở sản xuất giống lớn chủ yếu ap dung chon loc theo g14 tri kiểu hình, dựa trên chỉ số chọn lọc (SPI, MLI hay SLI) Việc ứng dụng đi truyền phân tử trong chọn giống đang được thử nghiệm Một số dòng, giống lợn đã được chọn lọc, lai tạo theo phương pháp truyền thống như Y-VCN, L-VCN, D-VCN, Pi-VCN; VCN-0I1, VCN-02 do Viện Chăn nuôi chọn tạo có năng suất tương đương với các giống lợn nhập ngoại của các công ty trong và ngoài nước (số con sơ sinh sống >1 con, số con cai sữa/ô là 10,5 con, số lứa dé/nai/nam là 2,2-2,3 lứa) Đặc biệt, lợn nái VCN-08 được chọn lọc, nhân thuần từ giống lợn nhập ngoại có năng suất sinh sản rât cao: sô con sơ sinh sông/ô >15, số con

Trang 7

cai stra/6 >12, khéi luong cai sita/con (28 ngay tudi) >5,4 kg/con, sé lita dé/nai/nam >2,3

+ Nghiên cứu, ứng dụng các giống gia cẩm: nhiều giỗng gà lông màu đã được Viện Chăn nuôi và một số doanh nghiệp chọn lọc, lai tạo thành công và đáp ứng được nhu cầu của sản xuất trong cả nước Trong đó có thê kế đến một số dòng, giống như RI, R2, MDI, MD2, MD3, CKI, CK2, CK3, TP1, TP2, TP3, TP4; LV1, LV2, LV3 Cac giống này đều có chất lượng thịt thơm ngon, năng suất trứng và thịt cao hơn giống xuất phat 30-35% Cac dong vit T5, T6, V2, V7, TC, TTC là những dòng vịt siêu thịt, siêu trứng cho năng suất và chất lượng cao cũng đã được chọn lọc lai tạo thành công ở trong nước Các giống vịt này cho năng suất trứng tăng 10% và năng suất thịt tăng 7-12 so với các dòng vịt trước đây Đặc biệt, lần đầu tiên nước ta đã chọn lọc lai tạo được giống vịt biến thích ứng với điều kiện chăn nuôi vùng nước lợ và mặn Đây là đối tượng vật nuôi phục vụ chăn nuôi có hiệu quả tại các tỉnh ven biến, hải đảo trong bối cảnh biến đôi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, các dòng ngan siêu thịt như VŠ, V7, VS, RT9, RTI1, R51 cũng được lai tạo trong nước có năng suất tương đương ngan Pháp nhập nội

+ Nghiên cứu, ứng dụng các giống bò sữa, bò thịt: công tác chọn giỗng bò lâu nay vẫn dựa vào giá trị kiểu hình là chính như tăng trọng, tỷ lệ thịt xẻ, chất lượng sữa và tính trạng sinh sản Các tô hợp lai hướng sữa giữa bò Vàng lai Brahman với HF và Jersey được tạo ra cho năng suất sữa cao, thích nghĩ tốt với điều kiện khí hậu nóng âm của Việt Nam đã được nghiên cứu và áp dụng đại trà trong sản xuất Việc kết hợp đánh giá tiềm năng năng suất sữa của bò đực giống qua đời sau đã giúp chọn lọc và xây dựng được đàn bò sữa hạt nhân cao sản với năng suất sữa cao (năng suất sữa tăng 2.200- 2.500 kg/chu kỳ lên 5.200-5.500 kg/chu kỳ, tương đương năng suất bò sữa của Thái Lan và một số nước trong khu vực) Đặc biệt, gan đây tại Hà Nội và một số địa phương đã bước đầu ứng dụng thành công con lai BBB và bò lai Zebu đề sản xuất bò thịt năng suất cao Ngoài các phương pháp nhân giống truyền thống, thời gian qua các nhà khoa học nước ta đã ứng dụng thành công kỹ thuật cấy truyền phôi phân ly giới

tinh, thy tinh trong ông nghiệm, cắt phôi đề từ l phôi tạo ra 2 phôi

+ Nghiên cứu, ứng dựng các giống đê, cừu: từ các nguồn gen nhập khâu và các nguôn gen nội địa, các đơn vị nghiên cứu trong nước đã chọn tạo được một sô giông dê, cừu

6

Trang 8

có năng suất cao Trong đó đáng chú ý là giống dê Boer-VCN có khối lượng trưởng

thành 75-80 kg/con đực, 65-70 kg/con cai, tỷ lệ thịt xẻ đạt 50-55%; đê lai 3 máu BBC

(Boer x Bách thảo x Cỏ) có khối lượng lúc trưởng thành đạt 100-120 kp, tỷ lệ thịt xé đạt 54-55% Dê chuyên sữa Saanen được nuôi thích nghỉ và nhân thuần cho năng suất sữa trung bình 2,8-3,2 lít/ngày Cùng với việc chọn tạo giống theo phương pháp truyền thống, các nhà khoa học đã hoàn thiện công nghệ thụ tính nhân tạo cho đê, nâng cao hiệu quả chăn nuôi Sau nhiều năm chọn lọc và nhân thuần, các nhà khoa học trong nước đã đưa ra thị trường 2 giống cừu Suffort và Dopper có năng suất cao hơn giống cừu Phan Rang, đồng thời cũng tạo ra tô hợp lai giữa cừu Phan Rang và cừu nhập nội phục vụ chăn nuôi tại các tỉnh Nam Trung Bộ

- Có sự ủng hộ của Nhà nước thông qua chính sách phát triển các vùng sản suất giỗng quy mô lớn: Những năm gần đây, tính riêng tại địa bàn Hà Nội, việc tập trung phát triển giỗng vật nuôi, đưa những giống mới chất lượng cao vào sản xuất thông qua việc ứng dụng công nghệ cao được chú trọng và khuyến khích phát triển Ví dụ như Công ty cô phần Giống gia súc Hà Nội, là một trong những đơn vị sản xuất giỗng bò chất lượng cao của Hà Nội, Tổng Giám đốc Công ty - Ông Bùi Đại Phong cho biết, năm 2012, công ty được UBND thành phố Hà Nội giao thực hiện dự án phát triển giống bò thịt BBB Thời điểm hiện tại, công ty đã lai tạo được hơn 240.000 bê lai FI BBB, qua đó tăng năng suất đàn bò thịt lai tạo so với các giống lai trước đây 25-30%; đồng thời nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cho nông hộ và cung ứng hơn 120.000 tan bo hoi Fl BBB chat lượng cao cho thị trường Hà Nội Hà Nội đã tập trung phát triển con giống bằng việc đưa những giỗng mới chất lượng cao vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao Các giống bò thịt chất lượng cao như: BBB, Wagyu, Angus hién chiém hơn 30% Cùng với đó, hằng năm, các trang trại trên địa bàn sản xuất hơn 4 triệu con lợn giống (trong đó có gần 40.000 con lợn bố mẹ) cung cấp cho thị trường Hà Nội cũng đã hình thành 9 vùng phát triển chăn nuôi gà tập trung quy mô lớn tại các huyện: Ba Vi, Son Tây, Chương Mỹ, Quốc Oai, Đông Anh và 3 vùng chăn nuôi vịt tại các huyện: Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai Mặt khác, các hợp tác xã, doanh nghiệp đã nâng cao năng suất sinh sản đàn vật nuôi bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như thụ tính nhân tạo, tiến tới phương thức cấy truyền phôi, nhân giống có năng suất chất lượng cao đề cải thiện chất lượng đàn giống vật nuôi trên địa bản

Trang 9

3.5 Khó khăn trong phát triển giống vật nuôi Việt Nam

Bên cạnh những cơ hội tiềm năng trong phát triển giống vật nuôi, ngành nông

nghiệp còn gặp phải hạn chế, khó khăn rất lớn đối với hệ thống phân phối và kiếm

định con giống, nhiều địa phương còn chưa thống nhất trong việc phân phối con giỗng tỪ các cơ sở giống tới trang trại Trên nhiều địa bàn, hoạt động chăn nuôi quy mô gia đình (quy mô nhỏ) chiếm đa số với khoảng trên 80% tỷ lệ sản phâm chăn nuôi cung ứng cho thịt trường Trong khi đó, các doanh nghiệp chăn nuôi, trang trại, øia trại sản xuất giống vật nuôi lớn lại chủ yếu cung ứng cho các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã thực hiện ký kết Một gia trai, co so san xuat giống vật nuôi có thê thực hiện cung ứng trong tỉnh cũng rất ít, số lượng con giống cung ứng của nội tỉnh chỉ được khoảng 40% so với nhu cầu thực tế Phần còn lại đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đều nhập nguồn giống từ địa phương khác do đó thiếu sự quản lý chặt chẽ về chất lượng giống, gây tình trang lai tạo giống không khoa học và thiếu bền vững

Tới nay ngoài Trung tâm Khảo, kiêm nghiệm vả kiểm định Chăn nuôi trực thuộc Cục Chăn nuôi thực hiện chức năng khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi có đầy đủ chức năng, khả năng và quyền năng pháp lý trong việc đánh giá các giống vật nuôi trong hệ thông con giống quốc gia, các địa phương còn thiếu nhiều cơ quan, trung tâm chuyên trách thực hiện chuyên môn trong việc đánh giá, kiểm định các giống vật nuôi đang được lưu hành và đưa vào sản xuất tại các hộ dân chăn nuôi tự phát, gây khó khăn trong việc thu thập thông tin chính xác về hệ thống giống hiện có trên địa bàn, cản trợ việc thúc đây giống vật nuôi mũi nhọn cho phát triển nông nghiệp chăn nuôi ở nhiêu địa phương

4 Phân tích vai trò của giống lợn trong việc phát triển chăn nuôi theo hướng bên vững ở tỉnh Đồng Nai

Là một trong những địa phương có đàn lợn lớn nhất cả nước, Đồng Nai coi việc phát triển sản xuất thịt lợn là mũi nhọn trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, hiện tông đàn lợn của tỉnh có khoảng gần 2, triệu con, giảm hơn 8,3% so với cùng kỷ năm ngoái Tuy nhiên, so với thời điểm xảy ra dịch tả lợn châu Phi, tổng đàn đã tăng hàng trăm nghìn con Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, lợi thế lớn nhất của chăn

Trang 10

nuôi lợn tại Đông Nai là vẫn còn tong dan nai, trong do dan lon gi6ng 3 doi cao hon so với các địa phương khác trên cả nước

Khôi phục và bảo tồn giống lợn bản địa

Trước đây khi kinh tế hàng hoá chưa phát triển mạnh, Đồng Nai chủ yếu phát triển thế mạnh của giống lợn đen bản địa Giống lợn đen bản địa của tỉnh Đồng Nai có những đặc điểm quý là khả năng thích nghi cao, chống chịu bệnh tốt, sử dụng tốt các loại thức ăn thô, nghèo đính đưỡng, phù hợp với điều kiện chăm sóc của người dân địa phương vùng sâu, vùng xa, chỉ phí đầu tư cho chăn nuôi thấp, chất lượng thịt thơm

ngon Tuy nhiên theo tìm hiểu, hiện giống lợn này còn rất ít, phân bồ rải rác ở những

vùng xa xôi, héo lánh và được nuôi bởi 3 cộng đồng người dân tộc là Choro, Mạ và người Stiêng tại 4 huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai Do trình độ dân trí thấp, giỗng lợn này bị lai tạp với một số giỗng lợn khác làm cho số lượng lợn thuần ngày càng it đi Nếu không có các biện pháp cấp bách, lợn bản địa của tỉnh Đồng Nai sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng và mắt hắn nguồn gen quý hiếm

Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng, thích ăn những sản phẩm đặc sản, ít hóa chất và thịt lợn đen là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng lựa chọn nhiều, do vậy đầu ra của sản phẩm này ôn định, người chăn nuôi có lãi, nhất là trong thời điểm cung không đủ cầu như hiện nay Đề bảo tồn, phát triển giống lợn đen, năm 2021, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Đồng Nai (trước đây là Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai) đã thực hiện Dự án khai thác nguồn gen giống lợn đen thuộc chương trình khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông nghiệp vả nông thôn của tỉnh Theo đó, Trung tâm đã triển khai xây dựng 4 mô hình chọn lọc, nhân giống và nuôi dưỡng lợn sinh sản, 8 mô hình chăn nuôi kết hợp, mỗi mô hình gồm 5 lợn nải và L lợn đực, chọn lọc đàn giống hậu bị từ quân thê lợn đen tại các địa phương được điều tra để phân phối cho các hộ tham gia mô hình Ngoài ra, nông dân tham còn được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ các dịch vụ thú y; khuyén nông Là một trong những hộ được chọn tham gia dự án, anh Đỗ Thanh Dũng ở ấp Binh Thạch, xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cữu cho biết: “Gia đình anh có truyền thống chăn nuôi lợn từ rất lâu đời, chủ yếu với lợn trắng Thời hoàng kim, mỗi tháng trang trại anh có không dưới 1.000 con lợn thương phẩm Tuy nhiên, những năm gần đây, dịch bệnh diễn biến phức tạp từ lở mồm long móng, tai xanh tới dịch tả châu Phi, chưa kế thức ăn chăn nuôi ngày một tăng khiến việc chăn nuôi ngày càng gặp khó khăn.” Mặc dù biết lợn

9

Ngày đăng: 14/08/2024, 10:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w