1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài trình bày tình hình thị trường thương mại ở nước ta trước trong và sau tết nguyên đán và những vẫn đề đặt ra hiện nay liên hệ với địa phương

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Tình Hình Thị Trường Thương Mại Ở Nước Ta Trước, Trong Và Sau Tết Nguyên Đán. Và Những Vấn Đề Đặt Ra Hiện Nay (Liên Hệ Với Địa Phương)
Tác giả Trần Đức Thịnh
Người hướng dẫn GS.TS. Đặng Đình Đào
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh doanh thương mại
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Thời điểm cận Tết, nhu cầu mua sắm phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm bán dịp Tết Nguyên đán cũng như dịch vụ ăn uống nhà hàng cuối năm tăng lên nhưng giá các mặt hàng thiết yêu về cơ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN.VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ ĐẶT RA

HIỆN NAY (LIÊN HỆ VỚI ĐỊA PHƯƠNG)

Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Đặng Đình Đào

Họ và tên sinh viên : Trần Đức Thịnh

Mã sinh viên : 11215521

Lớp chuyên ngành : Kinh doanh thương mại 63A

Hà Nội, tháng 2/2024

MỤC LỤC

Trang 2

A TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP

THÌN 2024 1

I THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NƯỚC TA TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024 1

1 Tình hình thị trường nước ta trước tết nguyên đán 2024 1

Các địa phương sẵn sàng phương án cung ứng hàng Tết: 2

2 Tình hình thị trường nước ta trong tết nguyên đán 2024 3

3 Tình hình thị trường nước ta sau tết nguyên đán 2024 4

II NHỮNG VẪN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY Ở NƯỚC TA DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN 4

1 Bảo đảm an toàn thực phẩm 4

2 Ô nhiễm môi trường 5

3 Tình hình trật tự an toàn giao thông 7

4 Các vấn đề về văn hóa 8

III Giải pháp cho các vấn đề nổi cộm trong dịp tết nguyên đán tại Việt Nam hiện nay 9

1 Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT 9

2 Tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm 10

3 Tăng cường ban hành các định luật bảo vệ môi trường hiến tới phát triển bền vững 12

4 Ngăn chặn tệ nạn cờ bạc dịp tết nguyên đán 12

5 Ngăn chặn tình trạng gian lận, xuất nhập lậu các sản phẩm hàng hóa nói chung và pháo nổ nói riêng 13

B TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI Ở TỈNH HÒA BÌNH DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024 13

C KẾT LUẬN 14

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

A TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024

NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024

Nhìn chung tình hình cung cầu thị trường hàng hoá dịp nghỉ Tết cơ bản bình

ổn (ĐCSVN) -Theo Cục Quản ký giá (Bộ Tài chính), tình hình cung cầu thị trường hàng hoá trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán cơ bản bình ổn, nằm trong kiểm soát, nhất

là trong bối cảnh người dân có xu hướng giảm tiêu dùng trong năm nay Vì vậy, nhìn chung giá cả thị trường Tết tại các địa phương có tăng giảm đan xen, nhưng không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá

1 Tình hình thị trường nước ta trước tết nguyên đán 2024

Theo Cục Quản lý giá, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 diễn ra vào thời điểm đầu tháng 2 dương lịch nên từ tháng 1 đến tuần đầu tháng 2 là cao điểm cho chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết, tình hình cung cầu thị trường diễn ra sôi động theo quy luật hằng năm Thời điểm cận Tết, nhu cầu mua sắm phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm bán dịp Tết Nguyên đán cũng như dịch vụ ăn uống nhà hàng cuối năm tăng lên nhưng giá các mặt hàng thiết yêu về cơ bản không có biến động lớn

do nguồn cung dồi dào Thị trường không có hiện tượng khan hàng, sốt giá, người dân đang thay đổi thói quen sang mua sắm tiết kiệm, chi tiêu hợp lý trong dịp Tết Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 01 năm

2024 tăng 0,31% so với tháng trước và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm 2023 Lạm phát cơ bản tháng 01/2024 tăng 2,72% so cùng kỳ năm trước

Sang tuần đầu tháng 2 bước vào giai đoạn cận Tết và phục vụ nhu cầu cúng

lễ ông Công ông Táo, nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thực phẩm và hoa thắp hương, trái cây, sức mua tăng lên nhưng nguồn cung dồi dào, vì vậy nhìn chung giá cả khá ổn định, chỉ một số mặt hàng như hoa tươi thắp hương tăng hơn 40%, trái cây và gà ta thắp hương tăng 10%-15% Trong khi đó, một số mặt hàng như cá chép đỏ hay đồ hàng mã thì sức mua kém, giá ổn định và thậm chí có thời điểm giảm

Qua theo dõi, nắm bắt diễn biến giá cả thị trường tại các địa phương cho thấy, về cơ bản diễn biến giá cả thị trường tháng 1, tuần đầu tháng 2 và trong những ngày Tết không có biến động bất thường, một số mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tăng theo quy luật hoặc theo diễn biến giá thế giới Hoạt động mua sắm trong ngày 29, 30 Tết tập trung chủ yếu là ở một số mặt hàng phục vụ liên hoan tất niên

Trang 4

tại các gia đình và cúng Giao thừa như rau củ quả, các loại thực phẩm tươi sống, hoa quả, rượu bia, thuốc là và bánh kẹo

Các địa phương sẵn sàng phương án cung ứng hàng Tết:

Hiện nay, Thị trường trong nước – Bộ Công Thương đang tích cực làm việc với các địa phương về chuẩn bị nguồn hàng phục vụ cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2024 Trên thực tế, nguồn hàng phục vụ dịp Tết rất dồi dào không chỉ về số lượng mà còn phong phú chủng loại Đặc biệt, các mặt hàng thiết yếu rất dồi dào, thoải mái để người dân mua sắm Thậm chí, nguồn cung rất nhiều nên các thành phố lớn đang đẩy mạnh kích cầu để tăng sức mua

- Sẵn sàng nguồn hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán 2024:

+ Đơn cử, TP Hồ Chí Minh đã chuẩn bị trên 22.000 tỉ đồng để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Giáp Thìn 2024, trong đó trên 8.500 tỉ đồng chuẩn bị hàng hóa bình ổn thị trường Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, hiện nay, có 45 doanh nghiệp tham gia cung ứng, phân phối các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán và là đầu mối của nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa từ sản xuất đến lưu thông, phân phối

+ Tại Đà Nẵng, báo cáo của các đơn vị và từ tình hình thực tế, năm nay kinh tế trong nước mặc dù có những dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn nhiều thách thức do phục hồi sau dịch COVID-19, khu vực sản xuất còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, do đó sức mua, mức chi tiêu dùng của người dân giảm Vì vậy, các doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn hàng dự trữ, nhưng không tăng nhiều so với năm ngoái và đưa ra một số chương trình khuyến mại, giảm giá Từ tháng 12 đến tháng 2/2024, Sở Công Thương Đà Nẵng sẽ tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; khuyến mại, kích cầu mua sắm Cụ thể tổ chức "Phiên chợ thanh toán không tiền mặt kết hợp phát động ngày mua sắm trực tuyến online Friday"; phát động "Tháng khuyến mại kích cầu mua sắm"; chương trình quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng - Đà Nẵng 2023; tổ chức Hội chợ Xuân 2024 với quy mô khoảng 250 gian hàng

+ Tại Hà Nội, để đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của người dân trên địa bàn thành phố, đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Thành

ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội… Sở Công Thương Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 4884/KH-SCT về phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2024 Trong đó, chú trọng đến những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa…Dự báo về khả

Trang 5

năng cung ứng và nhu cầu một số nhóm hàng thiết yếu, dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương Hà Nội ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 40.900 tỉ đồng (tăng 10% so với Tết năm 2023)

+ Theo Bộ Công Thương, không chỉ tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương đến thời điểm này cả nước đã chủ động nguồn hàng phục vụ người dân mua sắm Tết an toàn, hiệu quả

2 Tình hình thị trường nước ta trong tết nguyên đán 2024

Ngày mùng 1 Tết, hầu hết các chợ và siêu thị, trung tâm thương mại trên cả nước đều đóng cửa, riêng tại các thành phố lớn, chỉ có Trung tâm thương mại Aeon Mall, Gigamall vẫn mở cửa phục vụ người dân thành phố, thời gian phục vụ

từ 10h00 đến 22h00 Sang đến mùng 2, hoạt động đi chúc Tết, gặp mặt và đi du xuân của người dân bắt đầu diễn ra nên các siêu thị lớn như Coop mart, Satra… đã

mở cửa, tại các thành phố lớn một số chợ đầu mối lớn và một số điểm chợ nhỏ bắt đầu bán hàng nhưng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống Ngày mùng 3 – mùng 4 – mùng 5 Tết, hầu hết các truyền thống và siêu thị tiện ích, trung tâm thương mại tại các thành phố trên cả nước đã mở cửa bán hàng; trong đó, hầu hết các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích đã mở cửa hoạt động trở lại như BigC, Aeon Mall, Gigamall, Coopmart, CircleK, Winmart… hoạt động mua bán hầu như trở về bình thường, tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng đầu năm không cao, chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu như nhóm thực phẩm tươi sống thủy hải sản, rau củ quả tươi, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ vận tải hành khách

Các địa phương sẵn sàng phương án ổn định cung ứng hàng trong Tết:

- Tại Hà Nội, trong các ngày đầu năm, hoạt động mua sắm diễn ra

không nhiều trong các ngày mùng 1 và mùng 2 Tết và dần trở lại bình thường vào các ngày mùng 3, mùng 4 khi hầu hết các hệ thống siêu thị trở lại hoạt động bình thường; ngoài ra còn có chuỗi cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng tiện lợi Circle K tại các quận nội thành Hà Nội hoạt động xuyên tết, do đó luôn đảm bảo nguồn hàng phục vụ nhu cầu của người dân Thủ đô trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán

- Tại Đà Nẵng, Trong các ngày 10, 11 tháng 2 (Mùng 1, 2 Tết) hầu hết

các chợ vẫn chưa mở cửa, chỉ có một số người buôn bán ở phía bên ngoài, người mua và người bán ít nên giá cả tương đương và một số nơi có cao hơn chút ít so với thời điểm ngày 29, 30 Tết Thị trường

Trang 6

mùng 3 Tết, mùng 4 Tết bắt đầu hoạt động lại, người dân đã đi mua sắm hàng hóa để cúng lễ và một số hộ kinh doanh cũng mở cửa bán hàng đầu năm

3 Tình hình thị trường nước ta sau tết nguyên đán 2024

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá sau Tết là quý I trùng với thời điểm diễn ra nhiều hoạt động lễ hội cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn, giá cả thường có biến động tăng theo quy luật vào trước và sau Tết (trong tháng Giêng là tháng lễ hội nên thường giá các hàng hóa, dịch vụ phục vụ ăn uống, vui chơi, đi lại sẽ tăng)

Đồng thời, cũng có một số yếu tố chính giảm áp lực lên mặt bằng giá là giá cả một số mặt hàng thiết yếu thường nhích tăng trong các ngày Tết và sau đó dần giảm trở lại bình thường sau Tết Tại một số tỉnh, thành phố lớn, nhiều siêu thị cửa hàng mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm các hàng hóa thiết yếu, nguồn cung hàng hóa không còn bị gián đoạn sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trong nước vẫn dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân nên giá cả dự kiến không có nhiều biến động

NGUYÊN ĐÁN

1 Bảo đảm an toàn thực phẩm

Khó kiểm soát nguồn hàng bán online

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội, trong một tháng ra quân tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm Tết (từ ngày 15-12-2023 đến 15-1-2024), các cơ quan chức năng đã thanh tra, kiểm tra 5.411 cơ sở, qua đó phát hiện 727 cơ sở vi phạm, xử phạt 675 cơ sở với tổng số tiền hơn 3,27 tỷ đồng và nhắc nhở, cảnh cáo 50 cơ sở

Trực tiếp làm việc và kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết tại các quận, huyện, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong - thành viên Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm thành phố đánh giá, công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm từ thành phố đến xã, phường được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, hạn chế việc chồng chéo Có thể nhận định, việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở đã chuyển biến tích cực

Trang 7

Nhiều cơ sở đã đầu tư trang thiết bị mới, đồng bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; ý thức về bảo đảm an toàn thực phẩm cũng đã tốt hơn

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm, đặc biệt là ở các xã, phường hiện rất thiếu Ngoài phụ trách công tác an toàn thực phẩm, lực lượng này còn có nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Trong khi đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đa số có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, hoạt động ngoài giờ, phân phối qua nhiều khâu trung gian Chủ cơ sở chưa quan tâm nhiều đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm

Hàng hóa xóa ngày sản xuất, hạn sử dụng

Những ngày cận Tết, nguồn thực phẩm từ các tỉnh đổ về Hà Nội càng nhiều, kéo theo nguy cơ mất an toàn thực phẩm Cùng với công tác kiểm tra, cơ quan chức năng của quận Hoàn Kiếm đã tăng cường tuyên truyền tại các khu dân cư, tổ dân phố, đặc biệt là qua Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… để người dân nhận biết và mua sản phẩm ở những địa điểm kinh doanh cố định, được cấp phép và lựa chọn sản phẩm có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng Đặc biệt, người dân cần lưu ý, hàng nhập khẩu phải có tem nhập khẩu, tránh tình trạng mua hàng "xách tay" nhưng thực ra lại đang tiêu thụ hàng giả, hàng “tẩy date” (thay đổi hạn sử dụng) Nhiều chuyên gia nhận định, do lợi nhuận cao, nhiều chủ cơ sở kinh doanh kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm bằng cách thay đổi bao bì và dập hạn sử dụng mới Thậm chí, vào dịp Tết, những sản phẩm này thường được lồng vào các hộp quà tặng gói sẵn nên khó kiểm tra được hạn sử dụng Do đó, người tiêu dùng khi mua các sản phẩm bánh kẹo có nguồn gốc nước ngoài cần tìm hiểu kỹ, hoặc lựa chọn những sản phẩm có hạn sử dụng được dập nổi để tránh mua phải những hộp bánh kẹo đã hết hạn sử dụng từ lâu

2 Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm làng nghề trong dịp tết nguyên đán

Theo số liệu thống kê, Hà Nội có 60/65 làng nghề bị ô nhiễm môi trường, khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống, đa số các làng có nghề đều thuộc danh mục phải đánh giá tác động môi trường Nguyên nhân dẫn đến việc phải đánh giá tác động môi trường là do không ít làng nghề phát triển tự phát nằm xen kẽ trong các khu dân cư, cơ sở hạ tầng kém, hệ thống xử lý rác thải làng nghề không đầy đủ… gây ô nhiễm nghiêm trọng

Trang 8

Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm như Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai thuộc huyện Hoài Đức, dịp cuối năm hối hả tất bật hơn Bình quân, mỗi ngày sản xuất 80-100 tấn củ sắn và dong riềng, xả ra môi trường 50-70 tấn bã thải

và hàng nghìn mét khối nước thải chưa qua xử lý Dù đã có Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà công suất 20.000m3/ngày đêm đi vào hoạt động nhưng mới chỉ xử lý được một phần nước thải của 3 làng nghề này

Còn tại xã Vân Từ (Phú Xuyên, Hà Nội), hiện có gần 1.000 hộ sản xuất quần

áo, hằng ngày thải ra môi trường 700-800kg rác thải công nghiệp (vải vụn) Không chỉ gây ô nhiễm về nguồn nước, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn và ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội và dân sinh Đặc biệt, vào thời điểm cuối năm, khi các làng nghề truyền thống bước vào cao điểm sản xuất phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng dịp Tết thì tình trạng ô nhiễm môi trường càng thêm nghiêm trọng

Hiện có đến 46% số làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng do nước thải sản xuất xả thẳng ra môi trường với mức độ ô nhiễm rất cao mà không qua hệ thống xử

lý Hầu hết các làng nghề đều có hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, nồng độ khí SO2 tại các làng nghề mây - tre - giang - xiên và chế biến nông sản, thực phẩm cao hơn nhiều lần

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do hầu hết các làng nghề đang hoạt động hiện nay đều có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường không khí Trong số đó, 3 nhóm làng nghề: tái chế (kim loại, giấy, nhựa…), vật liệu xây dựng và chế biến nông sản, thực phẩm là những nhóm làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí cao

Bên cạnh đó, nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sử dụng hóa chất, phụ gia trong quá trình sản xuất Trong đó, nhóm làng nghề có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế (kim loại, nhựa), quá trình tái chế và gia công, xử lý bề mặt, phun sơn, đánh bóng

bề mặt sản phẩm, nung, sấy, tẩy trắng, khí thải lò rèn… làm phát sinh bụi và các khí thải như SO2, NO2, hơi axit và kiềm Điển hình là làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc (thành phố Hà Nội), làng nghề đúc đồng Đại Bái (tỉnh Bắc Ninh), làng nghề tái chế nhôm Bình Yên (tỉnh Nam Định)…

Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và CTR gây ô nhiễm mùi, phát tán các khí ô nhiễm như SO2, NO2, H2S, NH3… Các làng nghề

Trang 9

ươm tơ, dệt, nhuộm vải và thuộc da thường bị ô nhiễm bởi các khí SO2, NO2 Các làng nghề thủ công mỹ nghệ thường bị ô nhiễm nặng bởi khí SO2 phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do đặc thù sản xuất, khu vực làng nghề chỉ quan tâm, chú trọng đầu tư vào phát triển sản xuất, nhiều nơi chưa quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường Trong khi hầu hết các hộ làm nghề trên cùng diện tích sinh sống của gia đình, xen kẽ trong khu dân cư cho nên mặt bằng hạn chế, dẫn đến việc phân khu sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ, việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải ra môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn

3 Tình hình trật tự an toàn giao thông

Công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT

Trong 07 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Cảnh sát giao thông (CSGT) và công an các địa phương đã phát hiện và xử lý: 71.409 trường hợp vi phạm, phạt tiền 182 tỷ 425 triệu đồng, tạm giữ 1.864 ô tô, 34.082 xe mô tô và 140 phương tiện khác Tước 18.899 Giấy phép lái xe các loại Trong đó: phát hiện, xử lý 29.099 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (tăng 21.373 trường hợp so với cùng kỳ Tết Nguyên đán năm 2023), 114 trường hợp dương tính ma tuý, 16.756 trường hợp vi phạm tốc độ

Lực lượng Cảnh sát giao thông và Công an các địa phương đã chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, tăng cường xử lý vi phạm về TTATGT, kết quả cụ thể: Đường bộ: Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 71.382 trường hợp vi phạm, phạt tiền 182 tỷ 300 triệu đồng, tạm giữ 1.463 ô tô, 34.082 xe

mô tô và 140 phương tiện khác Tước 18.899 Giấy phép lái xe các loại Trong đó: phát hiện, xử lý 29.099 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (tăng 21.373 trường hợp

so với cùng kỳ Tết Nguyên đán năm 2023), 114 trường hợp dương tính ma tuý, 16.756 trường hợp vi phạm tốc độ

Đường sắt: Công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 02 trường hợp

vi phạm; phạt tiền 7,5 triệu đồng

Đường thủy: Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 25 trường hợp vi phạm, phạt tiền 118 triệu đồng

Tai nạn giao thông:

Tai nạn giao thông trong ngày mồng 05 Tết (ngày 14/02/2024), theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an, toàn quốc xảy ra 75 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người và 69 người bị thương, so với báo cáo ngày 13/02/2024, giảm 20 vụ, giảm 7 người chết, 18 người bị thương Đường sắt và đường thuỷ: không xảy ra tai nạn

Trang 10

Tai nạn giao thông 07 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn (từ ngày 08 – 14/02/2024), theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an, toàn quốc xảy ra 541 vụ tai nạn giao thông, làm chết 214 người và 504 người bị thương (tăng 83 vụ, giảm 69 người chết, tăng 177 người bị thương so với cùng kỳ Tết Nguyên đán năm 2023)

- Đường bộ: Xảy ra 538 vụ TNGT, làm 212 người chết, 502 người bị thương (tăng 83 vụ, giảm 69 người chết và tăng 176 người bị thương so với cùng

kỳ Tết Nguyên đán năm 2023 )

- Đường sắt: Xảy ra 02 vụ TNGT, làm 02 người chết, 01 người bị thương (giảm

01 vụ, giảm 01 người chết và tăng 01 người bị thương so với cùng kỳ Tết Nguyên đán năm 2023 )

- Đường thủy: Xảy ra 01 vụ, làm 01 người chết (tăng 01 vụ, tăng 01 người chết

so với cùng kỳ Tết Nguyên đán năm 2023 )

Ùn, tắc giao thông:

Tình hình ùn, tắc giao thông trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn chủ yếu tập chung tại các tuyến đường cửa ngõ thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào các ngày cao điểm (tức ngày 29 - 30 Tết và ngày mồng 4 - 5 Tết) là thời điểm người dân về quê ăn Tết và những ngày sau Tết khi người dân quay trở lại thành phố sinh sống làm việc Nguyên nhân: do lưu lượng giao thông tăng cao vượt xa năng lực đáp ứng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, như: trên tuyến Pháp Vân - cầu Giẽ, đường vành đai 3; trên tuyến Quốc lộ 1 qua Đồng Nai, qua Ninh Bình, Thanh Hóa , cao tốc theo hướng thành phố Hồ Chí Minh đi Long Thành -Dầu Giây, cửa ngõ đi về miền Đông, miền Tây (Tiền Giang, Bến Tre v.v…), phà Cát lái và Rạch Miễu; Quốc lộ 51 hướng đi Đà Lạt, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như tại các bến xe nhà ga tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tại một số trạm thu phí, mặc dù đã triển khai hệ thống thu phí không dừng, tuy nhiên do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao so với ngày thường và do va chạm giao thông cũng dẫn đến tình trạng ùn, tắc cục bộ tại một số trạm thu phí như: tuyến trạm thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Pháp Vân – Cầu Giẽ v.v…

4 Các vấn đề về văn hóa

Tệ nạn cờ bạc

Mới đây, trong khuôn khổ Hội nghị giao ban trực tuyến đầu Xuân do Bộ Công

an tổ chức để đánh giá tình hình, kết quả công tác bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm sau Tết, con số 1.252 đối tượng đánh bạc trong dịp Tết đã được nêu ra, cùng với thông tin

đã khởi tố 507 vụ, 820 bị can, bắt 358 vụ liên quan đến đánh bạc trong dịp Tết

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w