1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khái quát thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại ở việt nam thời gian qua giải pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại trong thời gian tới

15 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái Quát Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Lĩnh Vực Thương Mại Ở Việt Nam Thời Gian Qua
Tác giả Tạ Bảo Hà, Nông Thị Vân, Phan Duy Khanh Lam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế thương mại
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 856,04 KB

Nội dung

Muc luc Nội dung 1.Khái quát thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại ở Việt Nam thời gian qua Phát triển thương mại trong nước Chính sách quản lý xuất nhập khẩu aChính sách qu

Trang 1

TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN VIEN THUONG MAI VA KINH TE QUOC TE

ROEARN

BAI TAP NHOM

Kinh tế thương mại

Đề bài

Khái quát thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại ở Việt Nam thời gian qua ? Giải pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực

quản lý nhà nước về thương mại trong thời gian tới ?

Nhóm thực hiện: Nhóm Š

Tạ Bảo Hà 11221977 Nông Thị Vân 11226864 Phan Duy Khanh Lam 11223241

Trang 2

Muc luc Nội dung

1.Khái quát thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại ở Việt Nam thời gian qua Phát triển thương mại trong nước

Chính sách quản lý xuất nhập khẩu

a)Chính sách quản lý xuất khẩu hàng hóa

b)Chính sách quản lý nhập khẩu hàng hóa

Ví dụ về việc sửa đổi pháp luật khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế

*Thành tựu đạt được

*Hạn chế quản lý thương mại tại việt nam

2 Giải pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại trong thời gian tới ? Đối với thị trường nội địa

Đối với hội nhập quốc tế

11

11

11 14

Trang 3

1.Khái quát thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại ở Việt Nam thời gian qua

Phát triển thương mại trong nước

Ngày 13/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược

“Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến nam 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Mục tiêu tổng quát: Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới

Giai đoạn 2031 - 2045: Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò chủ đạo trong giao dịch thương mại

Căn cứ vào đó, Chiến lược đề ra các mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn Giai đoạn 2021 -2030: Giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 9,0 - 9,5%/năm; đến năm 2030 đóng góp khoảng 15,0 - 15,5% vào GDP cả nước Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng bình quân 13,0 - 13,5%/năm Đến năm 2030, tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của các khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 85%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch

vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại (như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng hội viên dạng nhà kho) trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chiếm khoảng 38 - 42% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nền kinh tế Giai đoạn 2031 - 2045: Giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt tốc độ tăng bình quân 8,5 - 9,0%/năm; đến năm 2045 đóng góp khoảng 15,5 - 15,7% vào GDP cả nước Tổng mức bán lẻ hàng hóa

và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng bình quân 12,0 - 12,5%/năm; đến năm 2045, tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của các khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 75%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò chủ đạo trong giao dịch thương mại; đến năm 2045, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 15-16% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nền kinh tế, đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 12 - 13%/nam

Thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh

Định hướng thực hiện Chiến lược chung theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg bao gồm các nội dung: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước; củng cố, thiết lập trật tự thị trường thích ứng với bối cảnh, tình hình mới Phát triển đa dạng phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại trong nước; tổ chức và vận hành hiệu quả các hệ thống cung ứng, phân phối các nhóm hàng hóa chủ yếu trên thị trường Thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh; tăng cường kết nối, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, các hệ sinh thái toàn cầu và khu vực

3

Trang 4

Phát triển thương mại điện tử trở thành hình thức thương mại chủ đạo, hoàn thiện hạ tầng pháp lý dé khai thác có hiệu quả hơn xu hướng số hóa với sự phát triển của phương thức thanh toán điện tử và các công cụ thanh toán mới, không dùng tiền mặt Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại trong nước đồng bộ, hiện đại và bền vững, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cả nước), trong từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa trong nước và hỗ trợ xuất khẩu

Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước; khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp Hình thành các chuỗi phân phối sản phẩm sản xuất tại Việt Nam bền vững; đẩy mạnh liên kết trong chuỗi cung ứng gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường, được dán nhãn sinh thái

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế thương mại trong nước và hội nhập với thương mại quốc tế Đổi mới toàn diện công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại trong nước Đổi mới quản lý nhà nước đối với thương mại trong nước theo hướng tôn trọng quy tắc vận hành của thị trường

Chính sách quản lý xuất nhập khẩu

a)Chính sách quản lý xuất khẩu hàng hóa

Trong quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2022 phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 đã đưa ra định hướng: (1) Phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội; (2) Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế Xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường Chính phủ và các BỘ, ngành đã chú trọng xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách nhum khuyến khích và tạo động lực thúc đẩy phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững:

- Chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút FDI cho xuất khẩu

Môi trường đầu tư, kinh doanh luôn được cải thiện, hoàn thiện hệ thống pháp lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng, danh nhiều ưu đãi về thuế, giá thuê đất, hỗ trợ giải phóng m1t bung, tạo nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và cam kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư trong và ngoài nước Điều chvnh hoạt động đầu tư trước tiên và quan trọng nhất là Luật đầu

tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020, trong đó quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài thay thế Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Luật đầu tư sửa đổi số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đã đưa ra mục

4

Trang 5

tiêu cụ thể là hoàn thiện thể chế, chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế Khắc phục căn bản những hạn chế, bất cập đang tồn tại trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về hợp tác đầu tư nước ngoài Tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm 2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030

- Chính sách thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 thay thế Luật thương mại 2005 Những quy định trong Luật tạo cơ chế chlt chẽ khuyến khích xuất khẩu như: Khuyến khích, ưu đãi thuế; Tài trợ xuất khẩu thông qua cơ chế hỗ trợ tài chính mạnh mẽ cho xuất khẩu;

Hỗ trợ và trợ cấp xuất khẩu; Tỷ giá hối đoái, thực hiện tự do hóa cơ chế quản lý ngoại hối và chính sách

tỷ giá thả nổi linh hoạt hơn nhum tạo thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu

Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2022 phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 với những mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Xuất khẩu, nhập khẩu tang trưởng ổn định, cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý:

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân ó - 7%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8 - 9%/năm; giai đoạn 202ó - 2030 tăng trưởng bình quân 5 - 6%/nam

- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa binh quan 5 - 6%/nam trong thời kỳ 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng nhập khẩu bình quân 7 - 8%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 4 - 5%/nam

- Cân bung cán cân thương mại trong giai đoạn 2021 - 2025, tiến tới duy trì thặng dư thương mại bền vững giai đoạn 202ó - 2030; hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác thương mại chủ chốt

(2) Xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường cân đối, hài hoà

- Tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu lên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm

2025 và 90% vào năm 2030; trong đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ trung bình và cao đạt khoảng 65% vao nam 2025 và 70% vào năm 2030

- Tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Âu lên 16-17% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm

2025 và 18 - 19% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 32 - 33% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025

và 33 - 34% vào năm 2030; tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Á vào khoảng 49 - 50% vào năm

2025 và 4ó - 47% vào năm 2030

- Tăng tỷ trọng thị trường nhập khẩu từ khu vực châu Âu lên 8 - 9% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm

2025 và 10 - 11% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 8 - 9% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2025 và

10 - 11% vào năm 2030; giảm tỷ trọng thị trường nhập khẩu từ khu vực châu Á xuống khoảng 78% tổng kim ngạch nhập khẩu vào nắm 2025 và 75% vào nắm 2030

- Chính sách về xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu

5

Trang 6

Chính phủ, các BỘ, ngành đã ban hành một số quy định đối với hoạt động xúc tiến thương mại trong đó

có phát triển và quảng bá thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam Quyết định số 1320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/10/2019 phê duyệt Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030, trong đó mục tiêu tổng quát nhum xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín

về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, góp phần thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao nắng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

- Chính sách tăng cường ứng dụng Khoa học và công nghệ trong hoạt động xuất khẩu

Chính sách và các quy định pháp luậ t về tăng cường ứng dụng KHàCN trong sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14, có hiệu lực từ 01/07/2018; Nghị quyết số 52-NQ-TW ngày 27/9/2019

về một số chủ chương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với mục tiêu tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc CMCN lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới

mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn bới thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 4ó/NQ-CP của Chính phủ nhum huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển KHàCN

Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 25/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030, trong đó mục tiêu tổng quát nhum tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao,thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đ1c biệt khó khăn; đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ

Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát đến năm 2030, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần quyết định đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; góp phần phát triển toàn diện văn hóa, xã hội, con người, đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam; tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có mức thu nhập trung bình cao; trình đỘ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt trình độ quốc tế

- Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp thúc đẩy sản xuất các m1t hàng xuất khẩu, đ1c biệt là các m 1t hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và các văn bản chính sách liên quan, hệ thống pháp luật, chính sách về công nghiệp hỗ trợ ngày càng được

Trang 7

hoàn thiện thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng và ngành công nghiệp nói chung ngày càng phát triển

Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ ngày 6/8/2020 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp

hỗ trợ, với quan điểm chv đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới, nhum đáp ứng nhu cầu nội địa của các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển theo Nghị quyết số 23-NQ/TW của BỘ Chính trị ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bao gồm điện tử, cơ khí trọng điểm, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da giầy, công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp quốc phòng

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong xuất khẩu và phòng

vệ thương mại

Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rỘng với việc tham gia rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do thế

hệ mới như CPTPP, EVFTA Để tăng cường quản lý Nhà nước và nâng cao năng lực dự báo về khả năng

áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, ngăn chn, xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa và chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính Chính phủ và các BỘ, ngành liên quan hoàn thiện khung khổ pháp luật, ban hành các văn bản pháp lý về các biện pháp tự vệ thương mại, chống bán phá giá, chống trợ cấp

BỘ Công Thương từ năm 2021 đã xây dựng và đưa ra Hệ thống cảnh báo sớm về chống bán phá giá nhum cung cấp cho các doanh nghiệp một bộ công cụ tra cứu thông tin hữu ích để có thể dự báo trước nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá, chủ động ứng phó với các vụ kiện, giảm thiểu thiệt hại do các vụ kiện chống bán phá giá gây ra cũng như cập nhật thông tin về các thị trường xuất khẩu mục tiêu Ngoài ra, Chính phủ và các BỘ, ngành thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu chủ động đáp ứng và vượt qua hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) trên các thị trường xuất khẩu

b)Chính sách quản lý nhập khẩu hàng hóa

- Chính sách, các biện pháp hành chính, hải quan quản lý nhập khẩu

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu đã được ban hành mới holc sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tỉ n cũng như yêu cầu quản lý của nhà nước, trong đó rất quan trọng là Luật quản lý ngoại thương số 05 /2017/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12/6/2017 Lu & Quản lý ngoại thương điều chvnh các công cụ quản lý ngoại thương, hướng tới mục tiêu

ổn định, mỉnh bạch, thống nhất, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương thuận lợi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Luật Quản lý ngoại thương được xây dựng trên nguyên tác đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động ngoại thương và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh

tế Hoàn thiện, nâng cao hiệu lực pháp lý về các biện pháp phòng vệ thương mại, hỗ trợ ngoại thương

để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Các bi Ên pháp cấm nh ậo khẩu, tạm ngừng, hạn chế nh gp khau, hạn ngạch thuế quan nh & khau, chv định cửa khẩu, thương nhân nhập khẩu, quản lý theo giấy phép, điều kiện nhập khẩu, chứng nhận xuất

xứ hàng hóa, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, ủy thác và nhận

Trang 8

ủy thác nhập khẩu, quản lý biên mậu, quản lý hàng hóa đối với khu vực hải quan riêng, các quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

- Các quy định về biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật đối với hàng hóa nhập khẩu

Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng hàng hóa, bảo vệ an toàn sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường sinh thái, đa dang sinh hoc va bao đảm an ninh, lợi ích quốc gia

Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 có những quy định liên quan đến các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch được quy định trong Điều ó1 về áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường Điều ó2 về áp dụng biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y Điều ó3 về áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật; Điều ó4 về áp dụng biện pháp kiểm dịch y tế biên giới; Điều 65 quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra

- Chính sách về bảo hỘ quyền sở hữu trí tuệ, thanh tra, kiểm tra và xử lý những vấn đề phát sinh đối với hoạt động nhập khẩu

HỆ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hoàn thiện phù hợp với các cam kết quốc tế, đồng thời tham gia và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ trong các hiệp định FTA thế hệ mới Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội được sửa đổi, bổ sung bới Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội và Luật số

42/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó bao gồm các hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Ví dụ về việc sửa đổi pháp luật khi tham gia hội nhập kinh

tế quốc tế

Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách pháp luật và chính sách nhum tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại Việt Nam đã tham gia và ký kết nhiều hiệp định thương mại quốc

tế như CPTPP và tiCEP, đồng thời cải thiện và đơn giản hóa các quy trình hành chính liên quan đến thương mại

Việt Nam đã là thành viên của hai FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) Việc tham gia các FTA này một mặt đem lại cho ta những lợi thế lớn trong việc

mở cửa thị trường với các nước đối tác quan trọng, đem lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam khi xâm nhập thị trường thế giới

Trang 9

“Việc tham gia các FTA này cũng là cơ sở quan trọng giúp ta hoàn thiện khung khổ pháp lý thể chế trong nước cho phù hợp với các cam kết của Hiệp định, từ đó tạo nền tảng pháp lý giúp doanh nghiệp hiểu đúng, hiểu rõ nhum tận dụng hiệu quả các cam kết ưu đãi từ Hiệp định”

Cụ thể, để thực thi Hiệp định CPTPP, đến thời điểm hiện tại, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành của Việt Nam đã ban hành 1ó văn bản (gồm 2 Luật, 4 Nghị định, 9 Thông tư, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) để thực thi cam kết của Hiệp định CPTPP Các văn bản này về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định và được các nước thành viên CPTPP ghỉ nhận và đánh giá cao

Với Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực với Việt Nam và Liên minh châu Âu từ ngày 1/8/2020, đến nay, về cơ bản, các Bộ, ngành đã ban hành ó văn bản quy phạm pháp luật (gồm 3 Nghị định, 2 Quyết định và 1 Thông tư, đồng thời bãi bỏ 1 Quyết định) để nhum hoàn thiện việc ban hành các văn bản pháp luật cần được ban hành ngay khi Hiệp định có hiệu lực

Bên cạnh đó, từ năm 2005 đến nay, Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao triển khai xây dựng và thực thi các chính sách và pháp luật như: Soạn thảo, trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành một hệ thống pháp luật, chính sách quản lý về thương mại trong đó có Luật Thương mại 2005, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) năm 2018 và Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hệ thống các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nhum thực hiện các mục tiêu chiến lược trong chính sách ngoại thương của Việt Nam liên quan đến nắm bắt, định hướng thị trường xuất khẩu, thu thập, xử lý các thay đổi chính sách của các đối tác thương mại, phản ứng kịp thời trước các vụ tranh chấp quốc tế có ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam

Đồng thời, Bộ Công Thương tiếp tục duy trì một số biện pháp, thủ tục mang tính chất hành chính phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, không trái với cam kết quốc tế nhum bảo vệ trong ngắn hạn các doanh nghiệp Việt Nam, đảm bảo các doanh nghiệp trong nước có đủ thời gian nâng cao hiệu suất kinh doanh, tái cơ cấu, cải thiện sức cạnh tranh khi tham gia thương mại quốc tế Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng theo dõi, hỗ trợ có hiệu quả doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế ở nước ngoài mà Việt Nam là bị đơn

*Thành tựu đạt được

Mạng lưới thương mại không ngừng mở rộng

Mạng lưới bán lẻ truyền thống và hiện đại tiếp tục “phủ sóng” trên các địa bàn, đáp ứng sự gia tăng cả

về quy mô và trình độ phát triển, nhu cầu mua sắm của các tầng lớp dân cư Cả nước hiện có 1.163 siêu thị và 250 trung tâm thương mại, với các thương hiệu mạnh đến từ các nước như: Lotte, Central Group,

TCCGroup, Aeon, CircleK, KMart, Auchan, Family Mart, Toàn quốc đã thiết lập trên 100 điểm bán hàng

cố định “Tự hào hàng Việt Nam” tại ó1 địa phương Có 8.581 chợ truyền thống (ó1 chợ đầu mối) cùng gần 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa đang duy trì hoạt động Kênh bán lẻ truyền thống đã có những thay đổi mạnh mẽ (thanh toán điện tử, kết hợp cả bán hàng trực tuyến (online) với trực tiếp (offline)); tiếp cận xu hướng hiện đại từ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, kết nối phản ánh người tiêu dùng với nhà sản xuất

Trang 10

Thương mại điện tử trở thành “đột phá khẩu”

Với 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm

2020 tăng trưởng 18% (năm 2019 là 25%), đạt 11,8 tỷ USD Năm 2021, tăng 10,2% so với năm 2020, đạt

13 tỷ USD(1) Lần đầu tiên, mua sắm hàng hóa qua TMĐT đã trở thành phương thức phân phối chủ yếu, phát huy hiệu quả, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông Cũng lần đầu tiên, “Gian hàng quốc gia Việt Nam” - nơi tập hợp các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam được tổ chức, xây dựng trên sàn TMĐT JD.com, do Việt Nam chủ trì triển khai qua phương thức TMĐT xuyên biên giới

Xuất, nhập khẩu là điểm sáng

Thặng dư thương mại năm 2020 đạt 19,95 tỷ USD, cao hơn mức thặng dư năm 2019 (10,8 tỷ USD) và năm 2018 (ó,5 tỷ USD); gấp hơn 10 lần năm 2017 và gần 13 lần so với mức thặng dư thương mại năm 201ó Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và bảo hộ mậu dịch gia tăng, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn bứt phá, thiết lập “kỳ tích” mới với kim ngạch đạt 33ó,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020 Với tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP năm 2021 đạt 184,7%, năm 2020 là 158,6% và năm 2016 la 13ó,7%, kinh tế Việt Nam có độ mở cao (đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 3 châu Á, thứ 4 thế giới) Kim ngạch xuất khẩu tăng cao ở những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, như Mỹ: 24,2%; Trung Quốc: 15%; Liên minh châu Âu (EU): 14%; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): 25,8%; Hàn Quốc: 15,8%; Ấn Độ: 21%; Niu Di-lân: 42,5% và Ô-xtrây-li-a: 3,1% Việt Nam gia nhập nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế Điều này càng trở nên có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm do làn sóng COVID-19 lần thứ tư bùng phát làm

“tê liệt” chuỗi cung ứng toàn cầu

Kiểm soát nhập khẩu đã từng bước được cải thiện Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu tăng trưởng chậm lại Nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm 89% - 94% kim ngạch nhập khẩu Nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu chv chiếm ó% - 11%

Thương mại biên giới sôi động

Thương mại biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia, Việt Nam - Trung Quốc thực sự là động lực góp phần vào việc phát triển quan hệ, hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước Hoạt động xuất, nhập khẩu biên mậu biên giới phía Bắc trở nên sôi động, được tiến hành chủ yếu theo các hình thức: chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, kho ngoại quan, trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới

Sự phát triển của thương mại biên mậu làm cho thị trường miền núi, vùng cao, biên giới khởi sắc Thương mại góp phần tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập và sức mua của người dân nhờ đó cũng được nâng lên Cơ cấu kinh tế - xã hội các tvnh vùng cao biên giới từng bước dịch chuyển theo hướng tích cực, tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, yếu tố không chắc chắn trong buôn bán tiểu ngạch khiến thương mại biên mậu có độ rủi ro cao, tác động mạnh tới các hợp đồng thương mại chính ngạch

*Hạn chế quản lý thương mại tại việt nam

- Thiếu tầm nhìn xa trong điều chvnh chính sách và các quy định pháp luật và các quy định khi xuất hiện những thay đổi

10

Ngày đăng: 12/08/2024, 14:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w