Rõràng Hiến pháp 2013 đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh hoàn toàn làquyền của con người, đó là quyền tự nhiên, vốn có và khách quan củacon người được ghi nhận và bảo vệ trong luật pháp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
BÀI TIỂU LUẬN
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH
Chủ đề: Những hiểu biết pháp lí về quyền tự do kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn: Dương Mỹ An
Mã học phần: 23C1LAW51100105
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trường Sơn
Mã số sinh viên: 31231022745
Lớp: FN0003
Trang 2Tháng 11/2023
Mục lục
Phần A: Tìm hiểu về quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam
I Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyền tự do kinh doanh
1 Khái niệm quyền tự do kinh doanh
2 Đặc điểm của quyền tự do kinh doanh
3 Ý nghĩa của quyền tự do kinh doanh
II Nội dung của quyền tự do kinh doanh
1 Quyền được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh
2.Quyền tự do lựa chọn mô hình và quy mô kinh doanh
3 Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn:
4 Quyền tự do hợp đồng
5 Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp
6 Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh
III Chủ thể trong quyền tự do kinh doanh
1 Pháp nhân
2 Cá nhân
IV Những yếu tố tác động đến quyền tự do kinh doanh
Phần B: Tình huống thực tế
Trang 3Lời mở đầu
Quyền tự do kinh doanh có nội dung rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, pháp luật nói chung, trước hết, chủ yếu và trực tiếp là pháp luật kinh tế phải phản ánh đầy đủ, minh bạch những đòi hỏi mà quyền tự do kinh doanh đặt ra
Phần A: Tìm hiểu về quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam
II Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyền tự do kinh doanh
1 Khái niệm quyền tự do kinh doanh
- Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của con người Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “ Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” Rõ ràng Hiến pháp 2013 đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh hoàn toàn là quyền của con người, đó là quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong luật pháp quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế
- Quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền kinh tế hợp pháp của con người, được thực hiện thông qua các hoạt động góp vốn, huy động vốn, thay đổi vốn và thoái vốn, nhằm mục đích sinh lời và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các phương thức, biện pháp theo pháp luật quy định
2 Đặc điểm của quyền tự do kinh doanh
- Thứ nhất, việc thực hiện quyền tự do kinh doanh chỉ được thực hiện trong phạm vi khuôn khổ của những ngành, nghề được cho phép theo quy định của pháp luật
Trang 4- Thứ hai, đối với một số ngành, nghề kinh doanh đặc thù, cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh nhưng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của pháp luật nhằm bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, sức khỏe và đạo đức
- Thứ ba, quyền tự do kinh doanh hình thành và phát triển dựa theo các yếu tố trong nước như chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội Do
đó, đối với mỗi quốc gia, các quy định về quyền tự do kinh doanh và bảo vệ của pháp luật cũng không giống nhau
3 Ý nghĩa của quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh đã cho thấy tầm quan trọng cũng như mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội nói chung và cá nhân nói riêng Chính
vì thế, tìm hiểu về tầm quan trọng của quyền kinh doanh sẽ giúp con người
có được cơ sở lý luận cần thiết cho việc kiến nghị các giải pháp mở rộng và bảo vệ các quyền của con người ở mỗi quốc gia
II Nội dung của quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh có nội dung rất cụ thể Nội dung của quyền theo quy định của pháp luật luôn có sự thay đổi theo sự vận động của xã hội, theo hướng ngày càng toàn diện và phát triển hơn Tuy nhiên, trong nội dung về quyền tự do kinh doanh vẫn sẽ có những yếu tố có tính bền vững
1 Quyền được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Quyền được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh được hiểu là các cá nhân, tổ chức có quyền chọn kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, kinh doanh đơn ngành hoặc đa ngành; trong trường hợp những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì được phép tiến hành sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó
2.Quyền tự do lựa chọn mô hình và quy mô kinh doanh:
Trang 5Được tự do quyết định mức vốn đầu tư, nhưng phải đáp ứng quy định
về vốn pháp định tối thiểu nếu kinh doanh một số ngành nghề nhất định như kinh doanh vàng, dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo vệ… Tùy thuộc vào số lượng người đầu tư, phương thức, cách thức huy động vốn đầu
tư mà người dân có thể chọn một mô hình kinh doanh phù hợp như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
3 Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn:
Tự do quyết định việc tăng vốn vay hay tăng vốn điều lệ; cách thức huy động vốn thông qua hợp đồng vay hay thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu
4 Quyền tự do hợp đồng:
Tự do lựa chọn khách hàng, tự do đàm phán, thỏa thuận, thống nhất các điều khoản của hợp đồng, tự do thỏa thuận hình thức hay nội dung của hợp đồng
5 Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp
Tự do quyết định cách thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài
6 Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh
Được pháp luật bảo vệ nếu có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
III Chủ thể trong quyền tự do kinh doanh
Theo Luật doanh nghiệp 2014, chủ thể kinh doanh có thể là tổ chức, cá nhân,
tổ hợp tác hay hộ gia đình được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận
Trang 6Các chủ thể trong quyền tự do kinh doanh
- Pháp nhân: Theo điều 74 trong Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
- Chúng ta có thể chia pháp nhân thành hai loại chính: Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
+ Pháp nhân thương mại: Theo quy định của điều 75 Bộ luật dân sự
2015, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên Pháp nhân thương mại gồm các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật liên quan
+ Pháp nhân phi thương mại: Theo quy định của điều 76 Bộ luật dân sự 2015, Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - -nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các
Trang 7luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật
có liên quan
- Ngoài ra, còn có các điều luật quy định về những điều lệ pháp nhân phải tuân theo, được quy định từ điều 77 đến điều 96 Bộ luật dân sự 2015
- Cá nhân ( thể nhân ): là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là công dân Việt Nam, người nước ngoài có quốc tịch hoặc không có quốc tịch
Cá nhân là chủ thể phổ biến của các giao dịch dân sự
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự
- Cá nhân không tự thực hiện được giao dịch trong các trường hợp: + Mất hành vi dân sự ( điều 22 BLDS ): giao dịch phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ( điều 23 BLDS )
Trang 8+ Hạn chế năng lực hành vi dân sự ( điều 24 BLDS ): Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa
án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác
IV Những yếu tố tác động đến quyền tự do kinh doanh
- Hiện nay, có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam Dưới đây là một vài yếu tố tiêu biểu
- Thể chế chính trị: hiện nay, nước Việt Nam là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Thể chế chính trị là thứ quyết định bộ máy vận hành của nhà nước, từ đó ban hành Hiến pháp và các điều luật quy định liên quan đến quyền tự do kinh doanh, do đó việc thực hiện tự do kinh doanh phải bắt buộc thực hiện theo quy định của pháp luật
- Sư phát triển kinh tế - xã hội: nước Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển, thế nên, việc thực hiện kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn một
số mặt hạn chế, chịu ảnh hưởng của thu nhập của người dân và sự phát triển của xã hội Thực hiện quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn gặp phải một số rào cản về các tổ chức chính trị, liên quan đến những quyền lợi của người dân
- Yếu tố tham nhũng: theo quy định tại khoản 1 điều 3 Bộ luật phòng chống tham nhũng, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi Tham nhũng có thể được phân loại thành tham nhũng chính quyền và tham nhũng tư nhân + Theo quy định tại điều 2 Bộ luật phòng chống tham nhũng, các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức
vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
Trang 9a) Tham ô tài sản
b) Nhận hối lộ
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công
vụ vì vụ lợi
e) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi f) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ công
vụ vì vụ lợi
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan,
tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi
j) Nhũng nhiễu vì vụ lợi
k) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
l) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác
để trục lợi
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
+ Theo quy định tại điều 2 Bộ luật phòng chống tham nhũng, các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản
b) Nhận hối lộ
Trang 10c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi
+ Theo Bộ luật Hình sự, với mỗi hành vi tham nhũng khác nhau, sẽ
có những khung xử phạt tương ứng cho mỗi hành vi tham nhũng, bắt đầu từ Khung 1 cho đến Khung 4 Tùy theo hình thức vi phạm sẽ có thêm những hình phạt bổ sung dành cho người vi phạm
Phần B: Tình huống thực tế
Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Bị cáo: Ông Đinh La Thăng
Đây là vụ án kinh tế lớn, được TAND Thành Phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 01/2018 với bị cáo Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm Quá trình điều tra cho thấy, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐ Thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PV Power ký hợp đồng EPC số
33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự
án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng Với hành vi này, TAND Thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Đinh La Thăng 13 năm tù Các bị cáo đồng phạm khác trong vụ án bị tuyên phạt từ 03 năm đến 22 năm tù, buộc bồi thường số tiền Nhà nước bị thất thoát
Trang 11Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất thoát cho Nhà nước 800 tỷ đồng Tháng 3/2018, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm tuyên phạt Đinh La Thăng 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” Tổng hợp hình phạt của cả hai vụ án, bị cáo Đinh La Thăng phải chấp hành mức án
là 30 năm tù
Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm liên đới bồi thường 800 tỉ cho PVN Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng, chịu trách nhiệm bồi thường 600 tỉ đồng vì là người phải chịu trách nhiệm chính
- Chủ thể vi phạm: Ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm liên quan
- Hành vi vi phạm: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh
tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản
- Các mức phạt mà ông Đinh La Thăng và các đồng phạm phải nhận: + Ông Đinh La Thăng: mức án 30 năm tù với hai tội án, đồng thời bồi thường 600 tỉ đồng vì là người chịu trách nhiệm chính + Đồng phạm liên quan: Bị phạt từ 3 đến 22 năm tù, đồng thời bồi thường số tiền thất thoát cho nhà nước
- Nhận xét: Hành vi tham nhũng vi phạm quy định của ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân