1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên Đề 1 phương pháp nghiên cứu khoa học trong trường Đại học

6 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp nghiên cứu khoa học trong trường đại học
Tác giả Lê Thị Hương
Trường học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội II
Chuyên ngành Nghiệp vụ sư phạm
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 73,95 KB

Nội dung

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 SĐBS 2022 thì: “Nghiên cứu khoa học” là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II

BÀI THU HOẠCH

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học

trong trường đại học.

Chuyên ngành: Nghiệp vụ sư phạm.

Họ và tên: LÊ THỊ HƯỜNG

Năm sinh: 25/7/1978

Nơi sinh: Nghệ An

Lớp: NVSP GV K4.24 -HCM

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8 - 2024

Trang 2

ĐỀ BÀI:

Câu 1 (3 điểm): Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học Phân loại

nghiên cứu khoa học.

Câu 2 (3 điểm): Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của

đề cương nghiên cứu khoa học.

Câu 3 (4 điểm): Trình bày phương pháp nghiên cứu tài liệu Minh hoạ việc sử dụng phương pháp này trong 01 đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu của anh (chị).

MỤC LỤC

1 Khái niệm và phân loại nghiên cứu khoa học. -3

1.1 Khái niệm: -3

1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học: -3

2 Cách viết phần mở đầu của đề cương nghiên cứu khoa học. -4

3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu và cho ví dụ minh họa. -5

3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu. -5

3.2 Ví dụ minh họa. -6

1 Khái niệm và phân loại nghiên cứu khoa học.

1.1 Khái niệm:

“Nghiên cứu khoa học” là quá trình tìm hiểu, điều tra cẩn thận dựa trên mối quan hệ logic về thông tin hay sự kiện để tìm ra thông tin mới, nâng cao hiểu biết của con người về các sự vật, hiện tượng

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 (SĐBS 2022) thì: “Nghiên cứu khoa học” là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn

Tóm lại, “Nghiên cứu khoa học” là một hoạt động xã hội dựa trên cơ sở kiến thức, dữ liệu, số liệu và tài liệu đã được thu thập Mục đích nghiên cứu là tìm ra

Trang 3

tìm hiểu, xét xét, so sánh hoặc làm thí nghiệm Từ hoạt động nghiên cứu khoa học người tham gia hướng tới việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa lý giải được, sáng tạo ra những phương pháp nghiên cứu mới có giá trị hơn Con người muốn tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học cần phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực cần nghiên cứu, cách làm việc độc lập và phương pháp và định hướng rõ ràng

1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học:

Các loại nghiên cứu khoa học hiện này có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: mục tiêu, phương pháp hoặc lĩnh vực nghiên cứu

Xét trên mục tiêu nghiên cứu:

+ Nghiên cứu cơ bản: mục đích của nghiên cứu cơ bản là khám phá và tìm hiểu thêm về bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội

và tư duy Hoạt động nghiên cứu cơ bản thường không đem lại mục tiêu ứng dụng cụ thể nhưng có thể đem đến những phát hiện giá trị ứng dụng trong quá trình nghiên cứu hoặc thực tiễn khác

+ Nghiên cứu ứng dụng: mục đích của nghiên cứu ứng dụng là để giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn Kết quả của nghiên cứu ứng dụng nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội Loại nghiên cứu ngày thường sẽ sử dụng các phát hiện từ nghiên cứu cơ bản nhưng cũng có thể bao gồm các nghiên cứu mới không có mục tiêu cơ bản

Xét trên phương pháp nghiên cứu:

+ Nghiên cứu định tính: là phương pháp thu thập dữ liệu không định lượng

ví dụ như: phỏng vấn, quan sát và phân tích văn bản Phương pháp nghiên cứu định tính thường được sử dụng để tìm hiểu các hiện tượng phức tạp hoặc để khám phá các quan điểm

+ Nghiên cứu định lượng: là phương pháp thu thập dữ liệu định lượng ví dụ như: khảo sát, thủ nghiệm và phân tích thống kê Phương pháp nghiên cứu định

Trang 4

lượng thường được sử dụng để đo lường các mối quan hệ giữa các biến hoặc để kiếm tra các giả thuyết sắn có

Xét trên lĩnh vực nghiên cứu:

+ Khoa học tự nhiên: là phương pháp nghiên cứu tập trung vào khám phá và hiểu biết về thế giới tự nhiên bao gồm các lĩnh vực như: vật lý, hóa học, sinh học,

+ Khoa học xã hội: là phương pháp nghiên cứu tập trung vào khám phá và hiểu biết về các hành vi, mối quan hệ xã hội bao gồm các lĩnh vực như: tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, khoa học chính trị, pháp luật,

+ Khoa học kỹ thuật: là phương pháp nghiên cứu tập trung vào khám phá và hiểu biết về các sản phẩm, công nghệ mới bao gồm các lĩnh vực như: kỹ thuật, công nghệ thông tin, kỹ thuật y sinh,

2 Cách viết phần mở đầu của đề cương nghiên cứu khoa học.

Một đề cương nghiên cứu khóa học gồm có 04 phần là: mở đầu, nội dung, kết luận và dự kiến thời gian nghiên cứu Trong đó phần mở đầu của đề cương nghiên cứu khoa học yêu cầu người nghiên cứu làm rõ 06 vấn đề liên quan:

1 Lý do lựa chọn đề tài: học viên đặt vấn đề cần nghiên cứu, nêu ra tính cấp thiết của đề tài

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: học viên nêu ra các công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1 Mục đích: xác định mục tiêu hướng tới khi thực hiện nghiên cứu như những phương hướng, giải pháp đối với vấn đề, hiện tượng

3.2 Nhiệm vụ: đặt ra những câu hỏi, những điều cần được làm rõ, khai thác để phục vụ quá trình nghiên cứu khoa học

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng: là những nội dung cần được xem xét và làm rõ

Trang 5

4.2 Phạm vi: là phạm vi về không gian, thời gian, tài liệu hoặc quy định của pháp luật có liên quan

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu;

5.1 Phương pháp luận: là hệ thống các nguyên lý, khái niệm, quan điểm, quy định được sử dụng làm cơ sở nghiên cứu Từ đó xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng và định hướng cho quá trình nghiên cứu khoa học

5.2 Phương pháp nghiên cứu: là việc sử dụng các phương pháp, công cụ, phương tiện để phục vụ quá trình nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, đánh giá; phương pháp tổng hợp, thống kê;

6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu: là những kết quả cụ thể mà việc nghiên cứu khoa học mang lại như đóng góp về mặt lý thuyết và đóng góp về mặt thực tiễn

7 Kết cấu của đề cương: người nghiên cứu sẽ nêu rõ tên các chương nội

dung của đề cương

3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu và cho ví dụ minh họa.

3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là một trong những phương pháp nghiên cứu đầu tiên được sử dụng khi tác giả bắt đầu tiếp cận đề tài nghiên cứu Mục đích của phương pháp này là thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến cơ

sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu như: các đề tài đã được công bố, chủ trưởng chính sách và các số liệu thống kê Các bước nghiên cứu tài liệu thường bao gồm ba bước: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và trình bày tóm tắt nội dung của tài liệu

3.2 Ví dụ minh họa.

- Minh họa: Năm 2024, học viên có thực hiện đề tài Luận văn Thạc sĩ của

mình với chủ đề “Phối hợp thực hiện thi hành án dân sự giữa Cục Thi hành

án dân sự với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí

Trang 6

Minh” Trong đó học viên đã áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để tiến

hành thu thập các thông tin có liên quan tới công tác phối hợp thi hành án dân sự giữa Cục Thi hành án dân sự với Tòa án nhân dân và Viện Kiếm sát nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Trong quá trình tìm hiểu về tình hình nghiên cứu: học viên tìm hiểu được các

đề tài nghiên cứu đã có liên quan đến hoạt động, tổ chức công tác Thi hành án dân sự của cơ quan Thi hành án dân sự và công tác phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan khác để thi hành án dân sự

Tìm hiểu về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: học viên tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quan hệ phối hợp của các cơ quan trong Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự

và các luật liên quan khác Bên cạnh các quy định của pháp luật, học viên tìm hiểu các quy chế, văn bản liên ngành có quy định, đề cập tới công tác phối hợp của các cơ quan trong hoạt động thi hành án dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh Thu thập các dữ liệu, thống kê liên quan: học viên đã tiến hành thu thập các kết quả thi hành án về việc và tiền của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ đề tài nghiên cứu của mình trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2023

Ngày đăng: 10/08/2024, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w