1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên Đề 3 giáo dục thế giới và việt nam

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II

BÀI THU HOẠCH

Môn học: Giáo dục đại học thế giới và Việt NamChuyên ngành: Nghiệp vụ sư phạm.

Trang 2

Chủ đề: Anh (chị) hãy phân tích các giải pháp phát triển giáo dục đạihọc Việt Nam Từ đó, liên hệ việc thực hiện các giải pháp này tại cơ sở giáodục mà anh (chị) đang công tác.

MỤC LỤC

1 Phân tích các giải pháp phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam. -3

1.1 Mục tiêu phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam. -3

1.2 Các giải pháp phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam. -3

1.2.1 Đổi mới quản lý giáo dục: -3

1.2.2 Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: -3

1.2.3 Tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân và mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục: -4

1.2.4 Đổi mới chương trình và tài liệu giáo dục: -4

1.2.5 Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục: -5

1.2.6 Xã hội hóa giáo dục: -5

1.2.7 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục: -6

1.2.8 Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội: -6

1.2.9 Hỗ trợ giáo dục đối với các vùng miền và người học được ưu tiên: -6

1.2.10 Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu: -6

2 Liên hệ việc thực hiện các giải pháp này tại cơ sở giáo dục. -7

1 Phân tích các giải pháp phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam.1.1 Mục tiêu phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam.

Ngày 19/3/2024 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đãchủ trì Phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực vớimục đích lấy ý kiến về dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến2030, tầm nhìn đến 2045” Tại phiên họp Hội đồng đã xác định mục tiêu cụ thểcủa dự thảo theo từng bậc học khác nhau đến năm 2030 Trong đó đối với giáodục bậc đại học phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 200 sinh viên/vạn dân, năm2030 là 260 sinh viên/vạn dân; phấn đấu đến năm 2025, số cơ sở giáo dục đạihọc tư thục đạt 30% với số sinh viên theo học đạt 22,5% và đến 2030 là 35% cơsở giáo dục đại học tư thục với 25% sinh viên theo học Bên cạnh đó, Phó Thủtướng yêu cầu đưa ra những giải pháp đồng bộ, chọn lọc; đảm bảo phối hợp liênngành dọc, ngang; xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, vaitrò quan lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tổ chức thực hiện Chiếnlược…

Từ đó thấy được công tác giáo dục đại học nói riêng và giáo dục các cấpnói chung đang được Đảng, Nhà nước và các Bộ ban ngành quan tâm, định

Trang 3

triển đất nước lâu dài Dựa trên những kiến thức đã tiếp thu, học viên xin đưa ravà phân tích một số giải pháp phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam:

1.2 Các giải pháp phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam.1.2.1 Đổi mới quản lý giáo dục:

- Thống nhất sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục dưới sự quả lýchung của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hiện nay, các trường đại học trên cả nướcvẫn chưa còn nhiều trường hợp trực thuộc các Bộ, các địa phương như TrườngĐại học Luật Hà Nội hiện thuộc sự quản lý của Bộ Tư pháp, Trường Đại họcNgân hàng Tp HCM đang thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước, Việc nàydẫn đến việc đào tạo và quản lý còn rời rạc, chưa thống nhất dưới sự quản lý củaBộ Giáo dục và Đào tạo Hiện nay, các Bộ, các địa phương quản lý các trườngphải phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng quy chế quản lý chungđối với các trường đại học, cao đẳng nhằm quản lý một cách thống nhất.

- Tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục Các cơ sởgiáo dục đại học hiện nay đang trong quá trình tự chủ về tài chính và về cả họcthuật Các cơ sở giáo dục cần có quyền tự chủ trong việc quản lý và sử dụng tàichính Việc này giúp các cơ sở đào tạo có thể chủ động trong việc đầu tư vào cơsở vật chất, chương trình đào tạo và nghiên cứu Bên cạnh đó, các trường nên đểcác trường tự chủ trong lĩnh vực học thuật như chương trình đào tạo, phươngpháp giảng dạy và nghiên cứu Khi các cơ sở đào tạo tự chủ về học thuật sẽmang đến những chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy phù hợp với từngđịa phương, từng ngành nghề khác nhau.

1.2.2 Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là yếu tố quan trọngđể đảm bảo chất lượng giáo dục và quản lý hiệu quả các cơ sở giáo dục.

- Trong công tác quản lý cần tổ chức đào tạo chuyên sâu đối với các cán bộquản lý, lãnh đạo và điều hành Tổ chức các khóa học, hội thảo và chương trìnhtập huấn nhằm nâng cao công tác quản lý, tìm ra các giải pháp nâng cao chấtlượng.

- Đối với công tác đào tạo cần cung cấp các chương trình đào tạo chất lượngcao bao gồm chuyên môn, kỹ năng quản lý, kỹ năng mềm và tâm lý Luôn tạođiều kiện để các cán bộ giảng dạy tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng caochuyên môn, kỹ năng.

- Công tác tuyển dụng cần đặt ra các tiêu chuẩn phù hợp với tính chất côngviệc Mở rộng đối tượng tuyển dụng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng caonhư các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

- Cải thiện chế độ lương, phúc lợi xã hội cho giảng viên, cán bộ quản lý đểthu hút và giữ chân nhân tài Thiết lập hệ thống tiêu chí khen thưởng và côngnhận thành tích để khuyến khích và động viên.

1.2.3 Tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân và mở rộng mạng lưới cơsở giáo dục:

Trang 4

- Đổi mới quản trị giáo dục đại học, từng bước gắn kết với nhu cầu lao độngcủa địa phương, với các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động, hỗ trợ khởinghiệp đối với sinh viên Chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng cao.Các trường được giao quyền toàn diện hơn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứukhoa học, hợp tác quốc tế, tổ chức và tài chính; chủ động, linh hoạt hơn về tổchức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, từngbước chủ động đổi mới cơ chế để hoạt động ngày càng hiệu quả.

- Thực hiện tái cấu trúc hệ thông cơ sở giáo dục với mục đích loại bỏ các cơsở quy mô nhỏ, lĩnh vực hạn hẹp và hoạt động kém hiệu quả Hiện nay, các cơsở giáo dục trên cả nước có sự gia tặng về mặt số lượng nhưng hệ thống lại pháttriển không đều khi đa số các cơ sở tập trung tại các vùng kinh tế quan trọng Vìvậy công cuộc tái cấu trúc hệ thống và mở rộng mạng lưới sẽ góp phần loại bỏcác cơ sở kém hiệu quả, phân bổ lại nguồn nhân lực một cách đồng đều nhằmrút ngắn sự chênh lệch trong sự phân bố theo vùng miền, theo vùng kinh tế.

1.2.4 Đổi mới chương trình và tài liệu giáo dục:

- Cần xây dựng một chương trình học linh hoạt và phù hợp với nhiều đốitượng khác nhau Các trường trình học linh hoạt về thời gian, thời hạn, hình thứcsẽ giúp nhiều nhóm đối tượng có thể tiếp cận Qua đó phản ánh sự thay đổi,thích ứng đối với công nghệ và nhu cầu của ngành nghề.

- Đối với giáo dục đại học, cần thực hiện giảng dạy một số môn học bằngtiếng anh và tăng dần dựa vào nhu cầu liên kết quốc tế Chuyển mạnh sang đàotạo theo học chế tín chỉ tại các trường đại học Tăng cường hình thức học tậpthực hành của học viên để học viên có thể áp dụng các kiến thức vào thực tế.

- Tích hợp giữa việc học lý thuyết với đào tạo kỹ năng mềm Cần xây dựngcác chương trình, khóa học về các kỹ năng theo nhu cầu của công việc, ngànhnghề như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn, thuyết trình và làm việc nhóm Bêncạnh đó, cần cung cấp cho học viên các khóa học thực hành để có thể phát triểnkỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy.

- Nâng cao chất lượng của tài liệu, khóa học dựa trên việc đảm bảo cácnguồn tài liệu dạy học ở trạng thái mới nhất, đầy đủ nhất và gần với thực thếnhất Nên phát triển nguồn tài liệu một cách đa dạng thông qua việc giảng dạydựa trên giáo trình kết hợp bài nghiên cứu, bài giảng trực tuyến và các công cụhiện đại.

- Khuyến khích sử dụng các tài liệu ở dạng điện tử, tài liệu trực tuyến đểtăng khả năng tiếp cận Tận dụng các công cụ học tập hiện đại như mô phỏng,video hướng dẫn và các diễn đàn thảo luận trực tuyến.

- Mở rộng công tác hợp tác Quốc tế của các trường đại học Khuyến khíchcác chương trình trao đổi sinh viên và giảng viên với các trường đại học trongnước, nước ngoài Qua đó tạo ra các cơ hội học tập và nghiên cứu Khuyếnkhích hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, cơ sở giáo dục để nâng cao chấtlượng.

Trang 5

1.2.5 Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập,kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục:

- Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theohướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biếnquá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên.Xây dựng lại những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quảhọc tập cho các giáo viên từ mầm non đến giáo dục nghề nghiệp và đại học, đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

- Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục Triểnkhai kiểm định các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, công bố côngkhai kết quả kiểm định Tổ chức xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo và công bốcông khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1.2.6 Xã hội hóa giáo dục:

- Thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân vàgia đình trong việc giám sát và đánh giá giáo dục, phối hợp với nhà trường thựchiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.Xây dựng cơ chế học phí mới nhằm đảm bảo sự chia sẻ hợp lý giữa nhà nước,người học và các thành phần xã hội.

- Triển khai các chính sách cụ thể của Chính phủ đó ban hành để hỗ trợ chocác cơ sở giáo dục ngoài công lập cả ở đại học, dạy nghề và phổ thông, trước hếtvề đất đai, thuế và vốn vay Xác định rõ ràng, cụ thể các tiêu chí thành lập cơ sởgiáo dục, bảo đảm chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổchức kinh tế-xó hội tham gia vào công tác thành lập trường theo quy hoạch pháttriển của Nhà nước.

- Tăng cường liên kết giữa cơ sở giáo dục và các tập đoàn, doanh nghiệpnhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của doanh nghiệpvà thị trường Tạo điều kiện hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm cho học viên sau đàotạo tại trường.

1.2.7 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục:

- Hoàn thành việc xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tấtcả các loại hình trường nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiệnviệc đổi mới quá trình dạy học Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học,phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học.

- Quy hoạch lại quỹ đất để xây dựng mới trường học hoặc mở rộng diện tíchđất cho các trường phổ thông, dạy nghề và các trường đại học đạt tiêu chuẩnnhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục, trong đó ưu tiên đầu tư quỹ đất để xây dựngmột số khu đại học tập trung.

- Xây dựng hệ thống thư viện điện tử dùng chung và kết nối giữa các trườngđại học trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế Xây dựng một số phòng thínghiệm hiện đại ở các trường đại học trọng điểm Xây dựng các khu ký túc xácho sinh viên và nhà nội trú cho các trường có nội trú ở vùng dân tộc và nhàcông vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Trang 6

1.2.8 Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội:

- Tập trung đầu tư xây dựng một số trung tâm phân tích, dự báo nhu cầunhân lực nhằm cung cấp số liệu và cơ sở khoa học cho việc hướng nghiệp, xâydựng chương trình, lập kế hoạch đào tạo nghề nghiệp.

- Nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanhnghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng vàthực hiện chương trình đào tạo, quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mởrộng các hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, sửdụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến khích mở các cơsở giáo dục đại học trong các doanh nghiệp lớn.

1.2.9 Hỗ trợ giáo dục đối với các vùng miền và người học được ưu tiên:

- Hoàn thiện và thực hiện cơ chế học bổng, học phí, tín dụng cho học sinh,sinh viên vùng miền núi và thuộc diện chính sách xã hội; cấp học bổng cho cáchọc sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu Bảo đảmnhà công vụ, có chính sách thoả đáng thu hút giáo viên cho vùng núi, vùng khókhăn Có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người khuyết tật học tập.

- Thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số.

1.2.10 Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ trong các cơsở đào tạo và nghiên cứu:

- Tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với nhu cầu xã hội thôngqua việc hình thành các liên kết giữa các viện nghiên cứu, các trường đại họcvới các doanh nghiệp.

- Tăng cường ngân sách cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng từnguồn ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân.Thành lập các quỹ đổi mới sáng tạo để hỗ trợ các dự án nghiên cứu và phát triểncông nghệ mới.

- Đầu tư vào việc xây dựng và nâng cấp các trung tâm nghiên cứu và phòngthí nghiệm với trang thiết bị hiện đại Phát triển một mạng lưới các cơ sở nghiêncứu và phát triển công nghệ liên kết chặt chẽ để chia sẻ tài nguyên và kết quảnghiên cứu.

2 Liên hệ việc thực hiện các giải pháp này tại cơ sở giáo dục.

Ngày đăng: 10/08/2024, 16:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w