TÂM LÍ HỌC PHÁT TRIỂN: HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGI.HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔTHÔNG 1.Giao tiếp với người lớn- Thanh niên muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
Thái Thị Hoa (Nhóm trưởng) Lê Thị Diệu Hồng
Hoàng Lê Thùy Anh Nguyễn Trung Đức
Vũ Thị Minh Hương Phạm Phú Đạt
Hà Nội, 2023
Trang 2Mục lục
I HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG 3
1 Giao tiếp với người lớn 3
2 Giao tiếp với bạn bè 3
3 Giao tiếp với bạn khác giới 4
II ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TỰ Ý THỨC 5
1 Sự ý thức về hình ảnh thân thể 5
2 Khả năng tự đánh giá bản thân 6
3 Tính tự trọng 7
4 Vấn đề về tự ý thức của thanh niên 8
5 Kết luận sư phạm 8
III SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN 8
IV SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÍ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 10
1 Tri giác 10
2 Trí nhớ 11
3 Chú ý 12
4 Tư duy và tưởng tượng 13
5 Kết luận sư phạm 14
V SỰ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM 15
1 Sự phát triển tình cảm của học sinh THPT 15
2 Sự phát triển các loại tình cảm 16
3 Sự phát triển tình bạn, tình yêu 17
a Sự phát triển tình bạn 17
b Sự phát triển tình yêu 18
4 Kết luận sư phạm 20
2
Trang 3TÂM LÍ HỌC PHÁT TRIỂN: HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1 Giao tiếp với người lớn
- Thanh niên muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống, ít phụ thuộcvào cha mẹ và dần tự lập
- Có như cầu tự lập nên dễ xảy ra mâu thuẫn với gia đình
- Nhưng tình cảm đã tích lũy được từ tuổi ấu thơ vẫn không bị biến mất ở thanhniên
Trang 42 Giao tiếp với bạn bè
* Đặc điểm:
- Có vị trí quan trọng: Tình bạn là tình yêu tinh khiết nhất Nó là hình thái caonhất của tình yêu, ở nó không đòi hỏi, không điều kiện, chỉ đơn giản là mongmuốn cho
- Có tính ổn định, sâu sắc
- Mong muốn sự bình đẳng, tôn trọng trong nhóm
- Phạm vi giao tiệp mở rộng hơn
+ Đoàn thanh niên:Phát huy tốt vai trò và nhiệm vụ
+Tổ chức giáo dục:Tổ chức các hoạt động mang tính cộng tác cao
3 Giao tiếp với bạn khác giới
- Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông đã bắt đầu xuất hiện mốt loại tình cảmđặc biệt, đó là tình yêu
- Tình yêu của thanh niên mới lớn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi các emthường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn, không phân biệt được tìnhbạn hay tình yêu
- Tình yêu nam nữ ở tuổi thanh niên là sự kết hợp hữu cơ, hứng thú tình dục cảmtính với nhu cầu về sự ấm áp cơ thể về sự thân thiết gần gũi tâm hồn với ngườikhác và nhu cầu muốn có sự đại diện của mình trong người khác giới nhưng sựhợp nhất hai quá trình hết sức phức tạp
4
Trang 5- Tình yêu tạo ra nhiều cảm xúc: hoặc căng thẳng hoặc vui sướng
- Trình độ đạo đức của cá nhân học sinh sẽ quyết định tất cả hậu quả của tìnhyêu - Trong nhiều trường hợp, tình yêu giup khắc phục khuyết điểm, hinh thànhnhững phẩm chất tốt đẹp, giúp các đấu tranh với những khó khăn để vươn lêntrong học tập
- Cũng không có trường hợp tình yêu phát triển không bình thường, làm cản trởhọc, sao nhãng những công việc chung Làm cho học sinh bị kích thích quá mứchoặc phân tán
- Nhìn chung, đây là vấn đề khá phức tạp, nó đòi hỏi sự khéo léo của nhà giáodục
*Kết luận sư phạm
- Làm cho các em hiểu và có thái độ đúng đắn, biết kiềm chế bản thân
- Nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để đưa ra cách giải quyết cho phù hợp
II ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TỰ Ý THỨC
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinhTHPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này
- Quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi, có tính đặc thù riêng
- Sự tự ý thức của các em xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động
Trang 6• Mục đích : Tăng cường sức khỏe, có được hình ảnh tự tin, hấp dẫn nhất, uy tín
và sự mến phục từ bạn bè cùng lứa
Ví dụ: Các em thường xuyên ngắm nhìn bản thân trong gương, luôn lo lắng về
vẻ bề ngoài: mập, ốm, cao, thấp, da đen, da trắng,…còn để ý về biểu hiện khiđang ở lứa tuổi dậy thì như mọc mụn, mồ hôi,…
2 Khả năng tự đánh giá bản thân
Hầu như các thanh thiếu niên ở độ tuổi này đều muốn biết bản thân mình làngười như thế nào, có năng lực, khả năng gì Vì vậy tự đánh giá là một nét tâm líđiển hình của lứa tuổi này và có các đặc điểm sau:
• Có chủ kiến rõ ràng và có sự đối chiếu với các chuẩn mực chung của xã hội.Khi đánh giá thường dựa vào nhận thức của mình
Ví dụ: Học sinh THCS thường đánh giá năng lực dựa trên ý kiến của người lớn:
ba mẹ, thầy cô nhưng khi lên THPT, học sinh tự đánh giá năng lực của bản thânmình qua quá trình học tập, trau dồi kiến thức
• Nhu cầu tự phân tích bản thân, đặt ra yêu cầu cao đối với bản thân, muốn trảlời các câu hỏi như: Tôi là người thế nào? Tôi có năng lực vượt trội nào? Lítưởng của tôi là gì?
• Là những vấn đề trăn trở suốt thời thanh niên, là yếu tố quan trọng để tự xácđịnh về mặt đạo đức, xã hội của thanh niên
6
Trang 7Ví dụ: Thanh niên bắt đầu quan tâm đến các hành động của bản thân, xây dựngbản thân theo một mẫu người lí tưởng nào đó trong nghệ thuật, văn hóa, thể
thao,
• Tự đánh giá có chiều sâu và khái quát hơn Không chỉ ý thức về cái tôi hiệnthực (Tôi là ai) mà còn đánh giá về cái tôi lí tưởng (Tôi muốn trở thành ngườithế nào?), cái tôi năng động (Tôi sẽ cố gắng để thành người như thế nào?)
Ví dụ: Các em luôn đặt mục tiêu rõ ràng cho bản thân: trở thành bác sĩ, giáoviên, kỹ sư, …
• Có khả năng đánh giá khái quát về thể chất tâm lí, nhân cách dựa trên cơ sởphân tích, khái quát hóa
• Thanh niên thường tự đánh giá theo hai cách:
- So sánh kì vọng mong muốn của mình với kết quả đạt được
- So sánh, đối chiếu ý kiến đánh giá của người xung quanh về bản thân Các ýkiến của người lớn thường được thanh niên coi trọng
• Yếu tố “lí tưởng hóa” còn phổ biến: đánh giá quá cao bản thân dẫn đến tự cao,coi thường người khác hoặc đánh giá quá thấp bản thân, coi mình bất tài vôdụng
Trang 84 Vấn đề về tự ý thức của thanh niên
Đánh giá quá cao: dẫn đến tự cao, coi thường người khác, gây khó chịu, xungđột và thất vọng từ người khác
Đánh giá quá thấp: tự ti, dễ rơi vào tình trạng lo âu , suy sụp, mất niềm tinvàobản thân Sự thiếu tự trọng thể hiện thái độ tiêu cực của cá nhân với bản thân dẫnđếnsự thiếu tôn trọng của người khác đối với mình, gặp khó khăn trong giao tiếp
5 Kết luận sư phạm
• Giáo viên phải có thái độ nghiêm túc, lắng nghe về sự tự đánh giá của họcsinh, khuyến khích động viên những đánh giá đúng Nếu có đánh giá sai thìkhông nên chỉ trích nặng nề mà phải giúp đỡ các em định hướng lại
• Cần khuyến khích sự tự biểu hiện cá tính của bản thân, đồng thời giúp học sinhvượt qua mặc cảm, tự ti
• Định hướng bản thân học sinh một cách khéo léo để các em tự hình thành mộtbiểu tượng thật khách quan và chính xác về nhân cách của mình
III SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN
- Lứa tuổi đầu thanh niên là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan
8
Trang 9Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về những nguyên tắc và quy củ cư xử, định hướng giá trị con người…
Để chuẩn bị bước vào đời, thanh niên thường trăn trở với các câu hỏi về ýnghĩa và mục đích cuộc sống, về cách xây dựng một kế hoạch sống có hiệu quả,
về việc lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp và có ý nghĩa…
Ở nước ta hiện nay, khi mà giá trị xã hội có nhiều biến động, không ítthanh niên chưa xác định được ý nghĩa của cuộc sống, không có định hướngnghề nghiệp rõ nét và do đó cúng không thể lập cho bản thân được cho bản thânmột kế hoạch đường đời cụ thể
Một trong các khía cạnh quan trọng của quá trình hình thành thế giới quan
ở lứa tuổi thanh niên là trình độ phát triển ý thức đạo đức
+ Về mặt nhận thức thanh niên không chỉ có khả năng giải thích một cách
rõ ràng các khái niệm đạo đức, quy chúng vào một hệ thống nhất định Mà cònxuất hiện một cách có ý thức nhu cầu xây dựng các chính kiến đạo đức của riêngmình về các vấn đề cuộc sống
+ Ở khía cạnh tình cảm, các chuẩn mực đạo đức đã có được những ýnghĩa riêng tư đói với thanh niên
Trang 10- Học sinh nhỏ tuổi tiếp nhận hình mẫu lý tưởng xuất phát từ tình cảmkhâm phục một con người cụ thể và khi đó hình mẫu lí tưởng sẽ chi phối hành viđạo đức của các em
Như vậy ở một góc độ nào đó nhất định có thể coi hình mẫu lý tưởng lànguồn gốc hình thành ý thức đạo đức của học sinh nhỏ tuổi
Mâu thuẫn bên trong ý thức đạo đức ở lứa tuổi thanh niên Trong các đánhgiá của mình, thanh niên có thể rất cứng nhắc tuân theo các chuẩn mực đạo đức
mà các em đã tiếp nhận song đồng thời lại cũng nghi ngờ về tính đúng đắn củachúng
Như vậy, sự hình thành thế giới quan ở đầu tuổi thanh niên được thể hiện
ở các mặt sau:
- Tính tích cực nhận thức: Các em phát triển hứng thú nhận thức đối với
các vấn đề từ đó các em cố gắng xây dựng quan điểm riêng của mìnhtrong các lĩnh vực khoa học, vấn đề xã hội
- Nội dung của thế giới quan: Các em có khuynh hướng sống một cuộc
sống tích cực vì xã hội, muốn mang lại lợi ích cho người khác, quantâm đến đời sống tinh thần là lợi ích vật chất
IV SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÍ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1 Tri giác
- Nhận thức cảm tính của học sinh trung học phổ thông càng ngày càng sâu sắc
- Thời kì này:
+ Có độ nhạy cảm rất cao về tri giác nhìn và tri giác nghe
+ Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan vận động: mắt nhìn, tai nghe, tayviết, óc suy nghĩ
10
Trang 11=>Tri giác có mục đích đã đạt tới mức phát triển cao, có khả năng quan sát tốt.
- Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiềuhơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ -> Quan sát trở nên có mục đích, có hệthống và toàn diện hơn
- Có khả năng điều khiển quan sát của mình theo kế hoạch chung và chú ý tất cảcác khâu trong quá trình hoạt động
- Tuy nhiên, sự quan sát ở các em thường phân tán, chưa tập trung cao vào mộtnhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn còn mang tính đạikhái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế
-> Cần có sự chỉ đạo của giáo viên, hướng các em vào nhiệm vụ nhất định đểquan sát có hiệu quả
Trang 122 Trí nhớ
- Thanh niên học sinh đang ở giai đoạn phát triển cao về trí nhớ
- Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ
- Hình thức ghi nhớ phong phú và đa dạng song ghi nhớ từ ngữ và ghi nhớ logicngày một chiếm ưu thế tăng rõ rệt
- Tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ
- Thanh niên học sinh có khả năng thiết lập các liên tưởng rất tốt trong ghi nhớcũng như gợi lại thông tin trong trí nhớ
- Nhưng ở một số em còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có những em cóthái độ coi thường việc ghi nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài
- Học sinh cũng hiểu rằng quá nhiều thông tin có thể làm mất đi thông tin =>học ít và thường xuyên sẽ tốt hơn là học tất cả cùng một lúc
3 Chú ý
- Chú ý có chủ định chiếm ưu thế, các em biết đề ra mục đích của chú ý
- Học sinh có thể tập trung chú ý vào một tài liệu mà mình không hứng thúnhưng vẫn hiểu được ý nghĩa của nó
12
Trang 13- Năng lực di chuyển và phân phối chú ý của học sinh THPT cũng được hoànthiện hơn, các em có thể làm tốt 2 hay nhiều hoạt động cùng một lúc
- Việc gắn học tập với định hướng nghề nghiệp tương lai đã tạo cho các em cóhứng thú khá ổn định đối với môn học -> chú ý sau chủ định (chú ý xuất hiệntrên sự đam mê đối với đối tượng) của các em xuất hiện thường xuyên hơn
4 Tư duy và tưởng tượng
-Đây là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các năng lực trí tuệ Theo J.Piaget, ở tuổinày, trẻ em đã đạt được các thao tác trí tuệ bậc cao như người lớn, đó là tư duyhình thức và tư duy logic.Cấu trúc hoạt động trí tuệ của học sinh đầu tuổi thanhniên phức tạo và có tính phân hóa rõ rệt so với lứa tuổi nhỏ
-Năng lực trí tuệ của các em trai được bắt đầu sớm hơn, bộc lộ rõ hơn so với các
em gái.(con trai giỏi các môn khoa học chính xác, khoa học tự nhiên hơn còncon gái giỏi các môn khoa học xã hội,ngôn ngữ hơn)
=>Đây là bước phát triển so với những lứa tuổi trước, học sinh trung học phổthông có những kỹ năng suy nghĩ độc lập và bước đầu hình thành khả năng tựhọc.Điển hình ở những biểu hiện sau:
+Tư duy của những học sinh trung học phổ thông được thực hiện chủ yếu trênđối tượng từ ngữ, trên cơ sở những khái niệm
Trang 14+Tư duy lý luận phát triển mạnh và có tính chặt chẽ, nhất quán, có căn cứ hơnhọc sinh THCS, đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển.
+Các thao tác trí tuệ như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa và kháiquát hóa phát triển mạnh, giúp các em lĩnh hội được những kiến thức phức tạp
và trừu tượng của chương trình học
+Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập vàsáng tạo
=> Đây là cơ sở để phát triển óc phê phán, giúp các em phân tích được các mốiquan hệ của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan và là cơ sở để hìnhthành thế giới quan cho học sinh
=> Sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT đã đạt được ở mức cao và đang hoànthiện dần trong quá trình học tập Càng lên các lớp cuối cấp, năng lực trí tuệcàng phát triển
5 Kết luận sư phạm
- Tri giác:
+ Giáo viên nên hướng dẫn và khuyến khích học sinh tìm ra kiến thức nào làquan trọng và chủ yếu trong bài học, kiến thức đang học có liên quan gì với cáckiến thức đã học, vị trí của kiến thức đang học trong hệ thống kiến thức có liênquan với nó, kiến thức đang học có ý nghĩa gì cho thanh niên học sinh trongcuộc sống hiện tại và tương lai và tại sao phải học nó
+ Trong giao tiếp xã hội, giáo viên nên hướng dẫn cho các em biết chọn nhữngđiều quan trọng và chủ yếu ở một người bạn để kết thân, biết chọn tiêu chí đểđánh giá một sự việc hay một hành động, biết chọn những lời hay ý đẹp để nói
ra, biết chọn những tác phẩm văn hóa nghệ thuật và những trò giải trí có lợi cho
sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể và tâm hồn
14
Trang 15- Trí nhớ:
+ Trong quá trình thiết kế bài dạy, tổ chức thực hiện bài dạy và đánh giá thànhtích học tập của học sinh, giáo viên cần chú trọng tính chủ định trong ghi nhớbài học, tính ý nghĩa, tính logic và tính hệ thống trong trí nhớ của các em.+ Có thể dựa vào sự phát triển các loại trí nhớ ở từng em để làm cơ sở cho địnhhướng nghề nghiệp cho các em
+ Hướng dẫn học sinh trong quá trình ghi nhớ các nội dung học tập cũng nhưphương pháp ghi nhớ đối với từng môn học cụ thể
- Chú ý:
+ Tổ chức, thiết kế các bài giảng, tiết học sinh động, đa dạng; đổi mới phươngpháp dạy học thường xuyên nhằm giảm sự nhàm chán cho giờ học, tăng sự chú
ý của học sinh
-Tư duy và tưởng tượng
+Cần đưa ra những phương pháp hợp lý, xây dựng khả năng tự học, khả năngtận dụng tư duy của học sinh
+Cần phải chú ý công tác dạy học phân ban, dạy học cá biệt, hướng nghiệp chohọc sinh trong độ tuổi này
V SỰ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM
1 Sự phát triển tình cảm của học sinh THPT
- Tình cảm phát triển mạnh như: phát triển tình cảm trách nhiệm, tình bạn thânthiết, tình yêu và tính hài hước
- Ở tuổi 15 - 16 cả nam và nữ thanh niên đều coi tình cảm là quan trọng nhấttrong số các quan hệ con người
- Tính xúc cảm cao trong tình bạn của tuổi thanh niên phần nào đã biến nó thành
Trang 16“ Tình yêu học trò ” của HS THPT mang dáng vẻ của tình bạn thân, trong sáng,hồn nhiên, lãng mạn và cảm tính, không vụ lợi và không toan tính, rung động,mạnh mẽ, nhưng chưa có sự suy nghĩ 1 cách đầy đủ.
- Ở lứa tuổi này có những tình bạn tâm hồn rất sâu sắc Tình bạn có những tìnhcảm quyến luyến
- Trong đa số trường hợp thanh niên ở độ tuổi này thích kết bạn với những ngườicùng tuổi, cùng giới tính
- Bên cạnh các phe cánh đồng nhất, các nhóm hỗn hợp xuất hiện càng thườngxuyên hơn
- Ở tuổi 15, thanh niên đã xuất hiện những say mê thực sự đầu tiên, nhu cầu thực
sự về tình yêu và tình cảm thầm kín
- Trong các lớp thiếu niên các em gái vượt các em trai cùng tuổi chút ít khôngnhững về mặt thể chất mà cả về mặt phát triển trí tuệ
Ở những lớp trên, sự chênh lệch này sẽ san bằng Nhưng trong những năng lực
và hứng thú đặc thù lại thể hiện những khác biệt về giới tính bền vững hơn.+ Trai: hứng thú bộ môn chiếm ưu thế
+ Gái: quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề nội tâm và những quan hệ qua lại củacon người
- Tình yêu giới tính đã trưởng thành là sự thống nhất hài hòa của sự say mê cảmgiác (tình dục) với nhu cầu giao tiếp về nhân cách sâu sắc và sự hòa hợp với ngườiyêu
Mặc dù nữ thanh niên về mặt sinh lý trưởng thành sớm hơn, trong thời kỳ đầunhu cầu về tính dịu dàng, âu yếm, tình cảm ấm áp ở họ thể hiện mạnh hơn sự đụngchạm thể xác Ngược lại ở các em trai, trong đa số trường hợp những say mê cảmgiác tình dục lại bộc lộ sớm hơn Còn nhu cầu thân thiết về mặt tinh thần lại xuấthiện ở các em trai muộn hơn, mà lúc đầu có xu hướng về bạn cùng giới
2 Sự phát triển các loại tình cảm
Đời sóng tình cảm của tuổi đầu thanh niên bị chi phối bởi các yếu tố như:
- Bộ não phát triển toàn diện, đời sống tình cảm có lí trí soi rọi
16