1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội theo em các nguyên tắc xử lý với người chưa thành niên ở việt nam đã phù hợp với chuẩn mực quốc tế chưa

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm, những cơ sở và ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam.. 11.2.Những cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ

KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 16/11/2021 Địa điểm: Trường Đại h c Luọật Hà Nội Nhóm số: 02 Lớp: N02.TL1 Khóa: 45 Tổng số thành viên của nhóm: 10 Có mặt: 10 Tên bài tập: Đề bài 03

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia c a tủ ừng sinh viên trong việc th c hiựện bài tập nhóm số: 02 Kết quả như sau:

ký tên

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦ 1 UNỘI DUNG 1

1 Khái niệm, những cơ sở và ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam 1

1.1. Khái niệm người chưa thành niên, các nguyên tắc xử lý người chưa thành

niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam 11.2.Những cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên

phạm tội trong luật hình sự Việt Nam 31.3. Ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam 3

2 Phân tích các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội và đánh giá

sự phù hợp v i chu n m c qu c tớ ẩ ự ố ế 4

2.1 Quy định quốc tế về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội 4

2.2 Nội dung các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật

hình sự 2015 6

2.3 Đánh giá sự phù hợp của các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm

tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam đối với chuẩn mực quốc tế 11

3 Th c ti n th c hiự ễ ự ện các nguyên tắc x ử lý người chưa thành niên phạm tội ởViệt Nam hiện nay và giả pháp hoàn thiệi n 11

3.1 Th c ti n th c hiự ễ ự ện các nguyên tắc x ử lý người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hi n nay 123.2 Giải pháp hoàn thiện về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội 17

KẾT LUẬ 21 NDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

1

MỞ ĐẦU

Người chưa thành niên là đối tượng phạm tội đặt biệt, cần được quan tâm, giáo dục và răn đe để có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời khi ở độ tuổi rất trẻ Việc xét xử người chưa thành niên chỉ đặt ra trong những trường h p th t c n thi t, ợ ậ ầ ếnếu có phải áp dụng hình phạt đối với các em thì cũng lấy mục đích giáo dục, cải tạo là chủ yếu, không để hình ảnh của pháp luậ ồ ại trong tâm trí các em quá sợ hãi hoặc t t n tquá khắt khe, d ễ gây ra sự ất mãn, lòng thù hận Nguyên tắ b c xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội phải dựa trên mục đích nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm Để tìm hiểu về vấn đềnày, nhóm 02 đi sâu nghiên cứu và phân tích đề bài số 03: “Phân tích các nguyên tắc xử lý đố ới người chưa thành niên phại vm tội? Theo em

các nguyên tắc xử lý với người chưa thành niên ở Việt Nam đã phù hợp với chuẩn mực qu c t ố ế chưa? Vì sao?”

NỘI DUNG

1 Khái niệm, những cơ sở và ý nghĩa của việc quy định các nguyên

tắc x ử lý người chưa thành niên phạm t i trong luật hình sự Việt Nam

K ế thừa và phát huy tư tưởng Ch t ch H ủ ị ồ Chí Minh, kể t ừ khi thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, hệ thống pháp luật, chính sách, chăm sóc bảo vệ trẻ em đã từng bước được hoàn thiện Trẻ em được cộng đồng quan tâm chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trước hành vi xâm hại và ngay cả khi các em là chủ thể tội phạm thì pháp luật hình sự cũng giành cho các em sự quan tâm đặc bi t Theo B ệ ộ luật hình sự Việt Nam, vi c x ệ ử lý, giải quyết các vụ án do người

chưa thành niên phạm tội phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản Đó là "Nguyên tắc x ử lý

người chưa thành niên phạm tội" được quy định tại Điều 91 B ộ luật hình sự năm 2015.

1.1 Khái niệm người chưa thành niên, các nguyên tắc xử lý người chưa

thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

Theo Từ điển ti ng Viế ệt thì khái niệm người chưa thành niên được định nghĩa: "Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về th lể ực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân" Theo quy định tại

Điều 1 Công ước qu c t v ố ế ề quyền tr ẻ em năm 1990 thì "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tu i tr ừ trường h p luật pháp áp dụng v i tr ẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm

hơn" Bên cạnh Công ước về quy n tr ề ẻ em thì Quy tắc t i thi u ph ố ể ổ biến của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật đố ới người chưa thành niên (Quy tắi v c B c Kinh) do ắĐại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14/12/1992 cũng là một văn bản pháp

Trang 5

2

luật qu c t quan trố ế ọng đề ập đến khái niệ c m "người chưa thành niên là người dưới 18 tu i"ổ như là một sự kế thừa của Công ước v Quy n tr em Do sề ề ẻ ự phát triển của từng quốc gia khác nhau, nên khái niệm người chưa thành niên ở các quốc gia cũng khác nhau, bên cạnh việc đưa ra khái niệm này thì Công ước v ề Quyền tr em vẻ ẫn còn những điều khoản để ngỏ cho các nước quy định về độ tuổi cho người chưa thành niên, thậm chí ngay trong một quốc gia các văn bản pháp luật cũng quy định không thống nhất về vấn đề này

Theo pháp luật Việt Nam, từ những kinh nghiệm được th a nhừ ận trong quá khứ, dựa trên những thành tựu do các ngành khoa học khác mang lại cũng như tiếp thu các văn bản pháp luật qu c t ố ế mà các nhà làm luật đã đưa ra khái niệm v ề người chưa thành niên, tuỳ theo từng lĩnh vực điều chỉnh c a từng ngành luật, như sau: Khoản 1 Điều 21 ủBộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 quy định: "Người chưa thành niên là người chưa

đủ mười tám tuổi" và Điều 161 Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012 cũng quy định:

"Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi"

Như vậy, có thể hiểu người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi Quan niệm này cũng hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về quy n trẻ ề em ngày 20/2/1990 mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trước khi đưa ra khái niệm các nguyên tắc x ử lý người chưa thành niên phạm tội nhóm chúng em xin làm rõ những đặc điểm đặc trưng các nguyên tắc x ử lý người chưa thành niên phạm tội như sau: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội th ểhiện tính nhân đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta Điều này được thể hiện xuyên suốt trong các nguyên tắc ghi nh n tậ ại Điều 91 B ộ luật hình sự năm 2015 mà điển hình là nguyên tắc thứ hai - “Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định giám sát, giáo dục nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định của BLHS năm 2015, sửa

đổi, bổ sung năm 2017” Đây là nguyên tắc thể hiện sự khoan hồng, nhân đạo, nó phản

ánh chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời khuyến khích họ cải tạo nhanh chóng, tái hòa nhập với cộng đồng và sớm trở thành người có ích cho xã hội Ngoài ra, các nguyên tắc về mục đích xử lý người chưa thành niên phạm tội, về việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội đều thể hiện tính nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội

T ừ những đặc điểm trên chúng ta có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh v ề các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội: Các nguyên tắc xử lý người chưa

Trang 6

3

thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam là những tư tưởng chỉ đạo và là định hướng cơ bản thể hiện chính sách hình sự và các nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội, qua đó gớp ph n cải tạo, giáo dục, giúp đỡ họ sửa ch a sai lữ ầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội

1.2 Những cơ sở của vi c quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

Cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội này chính là những căn cứ riêng thể hiện nội dung cơ bản và lợi ích xã hội tương ứng của chính sách hình sự v ề người chưa thành niên phạm tội, đồng th i phờ ản ánh quy luật phát triển khách quan tác động đến quá trình hình thành các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội có khả thi, có căn cứ, đảm bảo sức thuyết phục nhằm đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện Từ đó nhóm em đưa ra những cơ sở của việc quy định các nguyên tắc x ử lý người chưa thành niên phạm tội như sau:

Cơ sở thứ nhất, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm

tội ph i dả ựa trên các tư tưởng pháp lý tiến bộ được thừa nhận chung c a nủ ền văn minh nhân ạ lo i Nền văn minh nhân loại, tư tưởng tiến bộ đó được đúc kết trong Công ước quốc t v quy n tr em, Quy t c tế ề ề ẻ ắ ối thi u cể ủa Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) và chính sách về người chưa thành niên của từng quốc gia Trên cơ sở đó Nhà nước ta đã thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo v quy n trệ ề ẻ em.

Cơ sở thứ hai, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội ph i dả ựa trên những lu n ch ng khoa hậ ứ ọc th ể hiện s k t hự ế ợp hài hòa giữa khoa học pháp lý với các ngành khoa học khác Trước xu thế tất yếu về hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, khi tình trạng t i phộ ạm ngày càng trẻ hóa, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện càng ngày phứ ạp thì việc quy địc t nh các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội cần có ba tiêu chí cơ bản - khách quan, có căn cứ và đảm bảo sức thuy t phế ục

Cơ sở thứ ba, dựa trên sự tổng kết kinh nghi m th c tiệ ự ễn của các cơ quan bảo v ệpháp ật và Tòa án trong việlu c đấu tranh, phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hi n V i chệ ớ ức năng là cơ quan trực tiếp đấu tranh, phòng chống t i phộ ạm nói chung, t i phộ ạm người chưa thành niên nói riêng

1.3 Ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên

phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

Trang 7

4

Từ những nghiên cứu về khái niệm các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội và các đặc điểm của nó, nhóm nhận thấy việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam có những ý nghĩa chính trị, xã hội, đạo đức và thực tiễn r t to lấ ớn:

Thứ nhất, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội thể hiện s minh chự ứng rõ ràng pháp luật hình sự được xây dựng trên triết lý, tư tưởng nhân đạo của dân tộc có sự ừa hưở th ng nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nền văn minh nhân loại, thể hiện nguyên tắc công bằng, nhân đạo và nhằm mục đích giáo dục phòng ngừa đối với người chưa thành niên phạm tội

Thứ hai, là kim chỉ nam xuyên suốt cho cơ quan tiến hành tố tụng, căn cứ vào đó để có cách giải quy t vụ án có người chưa thành niên phạế m tội một cách công minh, bảo đảm việc giáo dục, phòng ngừa đố ới người chưa thành niên phại v m tội

Thứ ba, đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn và các quan hệ xã hội trong cuộc sống

Như vậy, với tất cả những lý lẽ phân tích ở trên không chỉ nói lên vai trò quan trọng các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong việc đấ tranh phòng u ngừa t i phộ ạm chưa thành niên mà còn là luận chứng cho việc nghiên cứu các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

2 Phân tích các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội và đánh giá sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế

2.1 Quy định quốc tế về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiCho đến nay đã có nhiều điều ước quốc tế được ký kết để góp phần điều chỉnh, tạo một môi trường pháp lý công bằng, thân thiện, có giá trị giáo dục và định hướng đối với người chưa thành niên phạm tội Trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về

quyền trẻ em (United Nations Convention on the rights of the child- gọi tắt là UNCRC)

và Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên (gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh) là hai văn bản ghi nhận đầy đủ và phổ biến nhất các quy chuẩn quốc tế đối với nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội Từ các văn bản này, có thể đưa ra các nguyên tắc phổ biến như sau:

Thứ nhất, là nguyên tắc đảm bảo lợi ích tốt nhất đối với người chưa thành

niên, được quy định tại khoản 1, Điều 3 UNCRC: “1 Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em, dù do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, tòa án, các nhà chức trách hành chính hay các cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất

Trang 8

5

của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu” Như vậy, kể cả trong lĩnh vực tư pháp,

đối với các hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án hướng tới đối tượng là trẻ em - bao gồm cả người chưa thành niên thì lợi ích của đối tượng này phải được quan tâm hơn - cả Khi xử lý hình sự đối với trẻ em, tất cả tiến trình tố tụng hay kể cả hình phạt đều phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhóm đối tượng đặc biệt này

Thứ hai, nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp cần thiết Nguyên tắc này có thể hiểu đơn giản là việc áp dụng các biện pháp xử lý hình sự, áp dụng chế tài hình sự chỉ đặt ra trong điều kiện thích hợp và cần thiết Bên cạnh đó, các chế tài được áp dụng cũng không được xâm phạm đến quyền con người và các quyền cơ bản của người chưa thành niên Nguyên tắc này được quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 40 UNCRC: “Đề ra các biện pháp để xử lý những trẻ em như thế mà không phải dùng đến những quá trình tố tụng của việc xét xử, miễn là các quyền con người và những điều kiện bảo vệ về pháp lý được tôn trọng đầy đủ bất kỳ khi nào thích hợp và mong muốn.” Trong Quy tắc Bắc Kinh, nguyên tắc này được diễn giải thêm như sau: “Áp dụng tư pháp đối với người chưa thành niên cần chú trọng đến phúc lợi của người chưa thành niên, và phải bảo đảm rằng bất cứ việc xét xử nào đối với người chưa thành niên phạm tội phải luôn xem xét

hoàn cảnh của người phạm tội cũng như hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội.”

Thứ ba, nguyên tắc lựa chọn áp dụng biện pháp xử lý theo chuẩn quốc tế đặt ra yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải xác định rõ giới hạn nào để không áp dụng biện pháp thay thế trách nhiệm hình sự Nếu không được áp dụng các biện pháp thay thế này thì việc xử lý bởi các cơ quan có thẩm quyền dựa trên tinh thần công bằng và chính đáng Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 14 Quy tắc Bắc Kinh như

sau: “ Trong trường hợp vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội không

được xử lý bằng các biện pháp thay thế trách nhiệm hình sự (theo quy tắc 11) thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền (tòa án, cơ quan tư pháp, ủy ban, hội đồng…) xử lý theo

nguyên tắc xét xử công bằng và chính đáng.”

Thứ tư, nguyên tắc áp dụng hình phạt theo chuẩn quốc tế quy định hình phạt tử hình hoặc chung thân sẽ không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Bên cạnh đó, các hình phạt tù sẽ chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và được áp dụng trong khoảng thời hạn thích hợp ngắn nhất có thể Trong Quy tắc Bắc Kinh, tại Điều 19 quy định: “Việc đưa trẻ em vào trại giam phải luôn là phương án cuối cùng

và chỉ được áp dụng trong một thời gian cần thiết tối thiểu.” Còn tại Điều 37 UNCRC quy định:

“Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng:

Trang 9

6

a) Không trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hoặc trừng phạt tàn tệ, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá Không được xử tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả

năng phóng thích vì những tội do những người dưới 18 tuổi gây ra

b) Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách hợp pháp hoặc tùy tiện Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo luật pháp và chỉ được dùng

đến như một biện pháp cuối cùng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất.”

2.2 Nội dung các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015

Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, như sau:

2.2.1 Nguyên tắc thứ nhất, quy định tại khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm”

Xuất phát từ những đặc điểm riêng về nhận thức và tâm sinh lý của người chưa thành niên, xác định mục đích chủ yếu của việc xử lý hình sự đối với độ tuổi này là nhằm giáo dục, giúp đỡ để họ nhận thức được hành vi, lỗi lầm của mình, từ đó quyết tâm sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân tốt cho đất nước, có ích cho xã hội

Bên cạnh đó, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội trước hết phải căn cứ vào độ tuổi của họ, vì độ tuổi là nhân tố quyết định, ảnh hưởng tới nhận thức, tâm sinh lý của họ Độ tuổi càng thấp thì sự nhận thức về tính nguy hiểm của hành vi càng không đầy đủ, và khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng khác nhau tùy vào từng cá nhân, cũng như nền tảng giáo dục của họ Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc thực hiện các hành vi phạm tội có thể xuất phát từ môi trường sống đầy tệ nạn, tiêu cực; từ chính bản thân người chưa thành niên hoặc cũng có thể xuất phát từ cả hai phía, gây nên áp lực lớn trong tâm lý của họ, dẫn đến việc phạm tội

Trang 10

7

Bởi vậy, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải xác định chính xác độ tuổi của người phạm tội, nguyên nhân và điều kiện khiến họ thực hiện hành vi phạm tội của mình Tạo mọi điều kiện và áp dụng các biện pháp phi hình phạt đối với người chưa thành niên, nhằm giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội Việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên cũng phải thể hiện sao cho bảo đảm việc giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, chứ không nhằm trừng trị

2.2.2 Nguyên tắc thứ hai, quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015,

sửa đổi, bổ sung năm 2017

Theo khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định giám sát, giáo dục

nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm

2017”

Trên cơ sở chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, đặc điểm của độ tuổi người chưa thành niên, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, cũng như yêu cầu tăng cường trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên, có thể thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp tư pháp, hình phạt đối với người chưa thành niên, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên, đồng thời sử dụng các biện pháp xử lý mang tính chất thay thế biện pháp tư pháp, hình phạt như: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giao dục tại xã, phường thị trấn1

Có thể thấy, nguyên tắc này đã tạo cơ hội cho người chưa thành niên phạm tội một cơ hội để tiếp tục được sống, tiếp tục được học tập, lao động; giúp người chưa thành niên có nhận thức đúng đắn, tự cải tạo bản thân dưới sự giám sát của gia đình, cộng đồng

Về miễn trách nhiệm hình sự, cụ thể điều kiện để người chưa thành niên phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự và bị áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục bao gồm:

1Trường Đạ ọi h c Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Tư pháp đố ới người chưa thành niên, Nxb Tư pháp, Hà Nội vi, tr 183

Trang 11

8

Điều kiện thứ nhất: Người chưa thành niên phạm tội thuộc một trong các trường

hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

i) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm

trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

ii) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại

khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

iii) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án

Điều kiện thứ hai: có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn

hậu quả

Điều kiện thứ ba: không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định

tại Điều 29 của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Như vậy, người chưa thành niên phạm tội thuộc một trong các trường hợp như đã nêu trên và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật hình sự năm 2015, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định giám sát, giáo dục theo quy định

2.2.3 Nguyên tắc thứ ba, quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Theo khoản 3 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường

Trang 12

9

hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”

Nguyên tắc này đã được quy định từ Bộ luật hình sự năm 1985 , thể hiện tính 2

nhân đạo sâu sắc trong xử lý người chưa thành niên phạm tội Không phải trong mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội đều bị xử lý hình sự mà việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra trong trường hợp thực sự cần thiết và xuất phát chủ yếu từ yêu cầu phòng ngừa tội phạm, cụ thể khi hành vi phạm tội của họ ở mức độ nghiêm trọng nhất định, nhân thân xấu và xét thấy việc áp dụng các biện pháp giáo dục và tác động khác của xã hội không đủ hiệu lực để phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung thì mới tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự

2.2.4 Nguyên tắc thứ tư, quy định tại khoản 4 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Theo khoản 4 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc việc áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa”

Như vậy, ngay cả khi đã xác định là cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Việc áp dụng hình phạt đối với họ cũng cần phải cân nhắc và hết sức thận trọng Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại trường giáo dưỡng nhưng không có hiệu quả Do đó, trước khi Tòa án áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi thì phải áp dụng các biện pháp không phải là hình phạt trước

Tuy nhiên, trên thực tế Tòa án chỉ cân nhắc và xem xét tính chất mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội để quyết định có áp dụng hình phạt hay không Nếu xét thấy không cần áp dụng hình phạt thì mới áp dụng các biện pháp giáo dục khác3

2 Phùng Văn Hoàng, Nguyên tắc xử lý đố ới người dưới vi 18 tuổi phạm tội theo quy định của BLHS năm 2015 – Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện,

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/nguyen-tac-xu-ly-doi-voi-nguoi-duoi 18-blhs-nam-2015-mot-so-bat-cap-va-kien-nghi-hoan- thiện, truy cập vào ngày 6/11/2021

-tuoi-pham-toi-theo-quy-dinh-cua-3Phùng Văn Hoàng, Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của BLHS năm 2015 – Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện,

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/nguyen-tac-xu-ly-doi-voi-nguoi-duoi 18-blhs-nam-2015-mot-so-bat-cap-va-kien-nghi-hoan- thiện, truy cập vào ngày 6/11/2021.

Trang 13

-tuoi-pham-toi-theo-quy-dinh-cua-10

2.2.5 Nguyên tắc thứ năm, quy định tại khoản 5 Điều 91 Bộ luật hình sự năm

2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Theo khoản 5 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” Đây là nguyên tắc xử lý, đồng thời cũng là căn cứ quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định từ Bộ luật hình sự năm 1985 và được nhắc lại tại Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015 Có thể thấy, theo tinh thần của nguyên tắc, một số loại hình phạt có tính nghiêm khắc cao như tử hình hay tù chung thân thì không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Đây là những hình phạt có tính răn đe đặc biệt cao, chỉ áp dụng cho các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Trong khi đó, việc xử lý đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm mục đích răn đe, giáo dục, giúp đỡ họ trở thành những người có ích cho đất nước và cho xã hội

Từ đó thể hiện thái độ của Nhà nước ta dứt khoát không áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội; quy định này thể hiện được nguyên tắc không lấy trừng trị là mục đích của hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội

2.2.6 Nguyên tắc thứ sáu, quy định tại khoản 6 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Theo khoản 6 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe,

phòng ngừa

Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”

Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa Việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội phải nhẹ hơn người thành niên phạm tội Bởi mục đích chính của các biện pháp xử lý người chưa thành niên phạm tội là giúp họ sửa chữa những sai lầm, giúp họ có cuộc sống lành mạnh, tránh xa điều xấu và trở thành người công dân có ích, vậy nên mức hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội phải nhẹ hơn hình phạt đối với người thành niên và không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên

Ngày đăng: 09/08/2024, 18:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w