1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

48 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

DANH SÁCH BẢNG 3 LỜI NÓI ĐẦU 4 MỘT SỐ THUẬT NGỮ 5 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 6 I.1 ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI 6 I.1.1. Đặc tính nước thải đầu vào 6 I.1.2. Yêu cầu của nước thải sau xử lý 6 I.2 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 7 I.2.1. Sơ đồ khối công nghệ xử lý 7 I.2.2 Thuyết minh công nghệ 7 CHƯƠNG 2: AN TOÀN VẬN HÀNH 20 2.1. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC GẦN CÁC BỂ 20 2.2. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI HÓA CHẤT 20 2.2.1. Soda 20 2.2.2. Xút - NaOH 20 2.2.3. A-Polymer 22 2.2.4. Canxi Hypochlorite - CaOCl 22 2.2.5. PAC 23 2.3.AN TOÀN ĐIỆN KHI VẬN HÀNH HỆ THỐNG 24 2.3.1. An toàn về điện 24 2.3.2. Biện pháp cấp cứu 24 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH 25 3.1 KIỂM TRA HỆ THỐNG 25 3.1.1. Kiểm tra lượng hóa chất sử dụng 25 3.1.2. Kiểm tra thiết bị 25 3.1.3. Kiểm tra hệ thống điện cung cấp 28 3.1.4. Vệ sinh hệ thống 29 3.2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH 30 3.2.1. Nguyên lý hoạt động hệ thống 30 3.2.2. Các thông số cần kiểm soát 36 3.2.3. Kiểm soát chất lượng nước thải vào 38 3.2.4. Kiểm soát bể Anoxic 39 3.2.5. Kiểm soát bể Aerotank 40 3.2.6. Kiểm soát nước sau khi xử lý 43 3.2.7. Vận hành giai đoạn khởi động . 3.2.8. Vận hành giai đoạn duy trì . 3.3. CÁC SỰ CỐ QUÁ TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 44 3.3.1.Ngưng hoạt động 44 3.3.2. Các sự cố bể Anoxic và biện pháp khắc phục . 3.3.3. Các sự cố bể Aerotank và biện pháp khắc phục 46 CHƯƠNG IV: GHI CHÉP VÀ LƯU GIỮ SỐ LIỆU 60 IV.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LƯU GIỮ SỐ LIỆU 60 IV.1.1. Sự thay đổi về lưu lượng và tính chất nước thải tiếp nhận 60 IV.1.2. Các thay đổi trong quá trình vận hành 60 IV.2. CÁC THÔNG SỐ CẦN ĐƯỢC GHI CHÉP, LƯU GIỮ 60 IV.2.1. Thành phần và tính chất nước thải 60 IV.2.2. Lượng hóa chất sử dụng 61 IV.2.3. Hoạt động của máy móc, thiết bị 61 IV.2.4. Ghi chép kết quả kiểm tra và bàn giao 61 PHỤ LỤC 62 BẢNG THEO DÕI VẬN HÀNH HT XLNT TRAI NUÔI HEO 62

Trang 1

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Yên Bái, 2024

Trang 2

VÀ THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ

Dự án: Hệ thống XLNT trại heo Hòa Yên

Địa điểm: xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái

Trang 3

1.1.1 Đặc tính nước thải đầu vào 3

1.1.2 Yêu cầu của nước thải sau xử lý 3

1.2 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 4

1.2.1 Sơ đồ khối công nghệ xử lý 4

1.2.2 Thuyết minh công nghệ 4

1.2.3 Mô tả các hạng mục thiết bị 12

CHƯƠNG 2: AN TOÀN VẬN HÀNH 16

2.1 AN TOÀN KHI LÀM VIỆC GẦN CÁC BỂ 16

2.2 AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI HÓA CHẤT 16

3.1.1 Kiểm tra lượng hóa chất sử dụng 22

3.1.2 Kiểm tra thiết bị 22

3.1.3 Kiểm tra hệ thống điện cung cấp 25

3.1.4 Vệ sinh hệ thống 26

3.2 QUY TRÌNH VẬN HÀNH 27

3.2.1 Nguyên lý hoạt động hệ thống 27

3.3 CÁC SỰ CỐ QUÁ TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 39

Trang 4

3.3.1 Ngưng hoạt động 39

3.3.3 Các sự cố bể Aerotank và biện pháp khắc phục 40

CHƯƠNG V: GHI CHÉP VÀ LƯU GIỮ SỐ LIỆU 42

5.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI LƯU GIỮ SỐ LIỆU 42

5.1.1 Sự thay đổi về lưu lượng và tính chất nước thải tiếp nhận 42

5.1.2 Các thay đổi trong quá trình vận hành 42

5.2 CÁC THÔNG SỐ CẦN ĐƯỢC GHI CHÉP, LƯU GIỮ 42

5.2.1 Thành phần và tính chất nước thải 42

5.2.2 Lượng hóa chất sử dụng 43

5.2.3 Hoạt động của máy móc, thiết bị 43

5.2.4 Ghi chép kết quả kiểm tra và bàn giao 43

Trang 5

Cung cấp, lắp đặt, vận hành

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi Trại Hòa Yên – Yên Bái

1

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Tính chất nước thải đầu vào 3

Bảng 2: Tính chất nước thải đầu ra 3

Bảng 3: Danh mục thiết bị 12

Bảng 4: Các chi tiết cần kiểm tra thiết bị, máy móc trước khi vận hành 22

Bảng 5: Công tác vệ sinh hệ thống 26

Bảng 6: Nguyên lý vận hành từng hạng mục 28

Bảng 7: Các thông số cần kiểm soát 36

Bảng 8: Các sự cố thường gặp ở bể Aerotank và biện pháp khắc phục 40

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

• Vì lý do an toàn, xin vui lòng đọc kỹ hướng dẫn vận hành này trước khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

• Luôn luôn đọc kỹ sổ tay hướng dẫn sử dụng/catalogue của nhà sản xuất và hiểu thấu đáo trước khi vận hành hoặc bảo trì bất kỳ bộ phận nào của thiết bị

• Chỉ những nhân viên đã hoàn thành khóa đào tạo mới được phép vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và khắc phục các sự cố thiết bị

• Quyển hướng dẫn vận hành này được biên soạn trước khi hệ thống xử lý nước thải chính thức hoạt động Do đó chắc chắn sẽ có một số điểm không phù hợp với quá trình vận hành sau này, có thể sẽ có một số thông số vận hành cần phải thay đổi để phù hợp với

thực tế

Công ty TNHH Kỹ Thuật Bền Vững không chịu trách nhiệm bảo hành đối với những hư hỏng hay thiệt hại do vận hành và bảo trì hệ thống không đúng theo hướng dẫn

Trang 7

Cung cấp, lắp đặt, vận hành

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi Trại Hòa Yên – Yên Bái

2

MỘT SỐ THUẬT NGỮ 1 DO: nồng độ oxy hòa tan, đơn vị mgO2/l

2 BOD (Nhu cầu oxy sinh học): là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật sử dụng để oxy

hóa chất hữu cơ có trong nước thải

3 COD (Nhu cầu oxy hóa học): là lượng oxy cần thiết để oxy hoá chất hữu cơ có

trong nước thải bởi các tác nhân hóa học

4 VFA (Axit béo bay hơi): là các axit hữu cơ hình thành trong pha chuyển hóa axit

của quá trình sinh học kị khí

5 Bùn hoạt tính: là tập hợp các vi sinh vật có trong nước thải, hình thành những bông

bùn có khả năng hấp thu và phân hủy chất hữu cơ khi có mặt của oxy

6 F/M: tỷ lệ thức ăn (chính là chất hữu cơ) trên một đơn vị vi sinh vật trong bể sinh

học hiếu khí

7 MLSS: nồng độ vi sinh vật (hay bùn hoạt tính) trong bể Aerotank

8 Nitrat hoá: là quá trình chuyển hoá ammonia và nitơ hữu cơ thành nitrit và nitrit

thành nitrat

9 Khử nitrat: là quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử ở dạng khí 10 SVI (Chỉ số thể tích bùn): là thông số chỉ khả năng lắng của bùn hoạt tính 11 Tuổi bùn: là thời gian bùn tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính

Trang 8

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI

1.1.1 Đặc tính nước thải đầu vào

Bảng 1: Tính chất nước thải đầu vào

STT

Thông số Đơn vị Thông số thiết kế

1.1.2 Yêu cầu của nước thải sau xử lý

Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 62:2016/BTNMT, cột B Các chỉ tiêu chính như sau:

Bảng 2: Tính chất nước thải đầu ra

STT

Trang 9

Cung cấp, lắp đặt, vận hành

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi Trại Hòa Yên – Yên Bái

4

1.2 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 1.2.1 Sơ đồ khối công nghệ xử lý

Hình 1.1 Sơ đồ công ngệ xử lý (Xem bản vẽ công nghệ đính kèm)

1.2.2 Thuyết minh công nghệ

Bể gom – song chắn rác thô

Đối với nước thải từ chuồng nuôi khu nái: Nước thải từ chuồng nuôi khu nái được thu gom bằng hệ thống đường ống dẫn, qua song chắn rác (kích thước d = 10 mm) trước khi chảy vào bể gom sau đó chảy vào hồ biogas khu nái

Đối với nước thải từ chuồng nuôi khu thịt: Nước thải từ chuồng nuôi khu thịt được thu gom bằng hệ thống đường ống dẫn về bể tách rác trước khi chảy vào bể lắng phân

Cụm ép phân khu thịt

Nước thải từ bể tách rác tự chảy vào bể lắng phân, phân được lắng xuống nhờ vào trọng lực, phần phân lắng được bơm vào máy ép phân Tại đây chất thải dạng rắn được tách ra từ hỗn hợp nước thải với hiệu suất loại bỏ chất rắn và chất hữu cơ COD không tan 80-90% Máy ép phân có công suất 8~25m3/h Phân sau ép có độ ẩm từ 60-70% Nước sau khi ép phân theo

Trang 10

đường ống vào hệ thống các hồ Biogas tại khu thịt để thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo

Hồ Biogas khu nái (1, 2), khu thịt (1, 2)

Tại đây các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải được các vi sinh vật kỵ khí phân hủy tạo thành khí sinh học làm giảm chất hữu cơ (COD và BOD) trong nước thải Khí sinh học sau khi tạo ra được dẫn tới vị trí đốt thải bỏ, tránh làm ô nhiễm môi trường Nước thải sau đó được dẫn sang công đoạn xử lý tiếp theo Các quá trình sinh học phân hủy kỵ khí trong hồ biogas diễn ra như sau:

- Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất hữu cơ cao phân tử

Dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các chất hữu cơ cao phân tử và chất không tan (polysaccharides, proteins, lipids) chuyển hóa thành các chất hữu cơ mạch gắn ở dạng hòa tan (như đường, các amino acid, acid béo) Quá trình này xảy ra chậm Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của cơ chất

- Giai đoạn 2: Acid hóa

Vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan thành các acid hữu cơ và các hợp chất hữu cơ trung tính phân tử lượng thấp như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới Sự hình thành các acid có thể làm pH giảm xuống đến 4,0

- Giai đoạn 3: Methane hóa

Giai đoạn này vi sinh vật yếm khí chuyển hóa các acid hữu cơ, hợp chất hữu cơ trung tính phân tử lượng thấp thành khí (CH4 và CO2) Các phương trình phản ứng diễn ra như sau:

CO2 + 4H2 → CH4 + 2H2O CH3COOH → CH4 + CO2

3CH3OH + 6H+ → 3CH4 + 3H2O 4(CH3)3N + 6H2O → 9CH3 + 3CO2 + 4NH3

Các hợp chất protein bị amon hóa sinh ra NH4+

CxHyOzNt → NH4+ + CO2 + CH4

Hiệu suất xử lý COD = 55-60% Tổng nitơ = 15-20% Nước thải sau hồ biogas chảy theo đường ống dẫn vào bể điều hòa

Bể điều hoà

Bể điều hòa có lắp đặt hệ thống đảo trộn bằng sục khí nhằm đảo trộn và ngăn ngừa hiện tượng lắng đọng của các chất không tan và quá trình phân hủy yếm khí gây mùi hôi cho nước thải

Cụm bể xử lý sinh học

Được thiết kế theo công nghệ Bardenpho, hệ thống có thể chạy nối tiếp hoặc chạy song song

Trang 11

Thuyết minh công nghệ Bardenpho

Quá trình Bardenpho bốn giai đoạn: Hệ xử lý phối hợp cùng hệ bùn có khả năng tách loại hợp chất nitơ 60 - 95% Chất hữu cơ cho quá trình khử nitrat, ngoài nguồn từ nước thải còn có sự đóng góp từ nguồn do phân hủy nội sinh Để tận dụng được nguồn chất hữu cơ từ nước thải và từ phân hủy nội sinh, các khoang oxy hóa và khử được bố trí xen kẽ kế tiếp nhau không phân tách bởi bể lắng Sơ đồ công nghệ bố trí kiểu xen kẽ điển hình là cơ sở để xử lý Bardenpho bốn giai đoạn

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình Bardenpho 4 giai đoạn

Quá trình Bardenpho bốn giai đoạn (Hình 3.7) là tổ hợp của quá trình Ludzack Ettinger cải tiến và quá trình Wuhrmann để tạo ra hai ngăn xử lý thiếu khí nhằm tăng hiệu quả khử nitrat Hai ngăn xử lý đầu tiên trong hệ hoạt động tương tự như trong quá trình - Ettinger cải tiến, ngăn thiếu khí đầu tiên được thiết kế với thể tích đủ lớn để có thể hoạt động với mức đồng hồi lưu cao hơn 400 % mà không xuất hiện hiện tượng “thoát” nitrat ra khỏi ngăn đó Ngăn thiếu khí thứ nhất đóng vai trò khử phần lớn nitrat tạo thành trong hệ xử lý, trong khi ngăn thiếu khí thứ hai có nhiệm vụ khử phần nitrat trong dòng không được hồi lưu về bể thiếu khí đầu tiên Ngăn thứ tư trong hệ xử lý là ngăn hiếu khí có chức năng chuyển hóa nốt phần amoni sang nitrat, xử lý BOD, COD và giải phóng khí nitơ trong nước hình thành từ ngăn thiếu khí thứ hai, tăng cường lượng oxy hòa tan trước khi nước chuyển sang bể lắng thứ cấp để tăng cường khả năng lắng của bể

Quá trình Bardenpho bốn giai đoạn sử dụng được cả nguồn chất hữu cơ từ nước thải lẫn từ phân hủy nội sinh Các khoang hiếu khí, thiếu khi được bố trí tách rời nhằm mục đích oxy hóa BOD và amoni cũng như khử nitrat Nước thải sau khi xử lý sơ cấp được trộn lẫn với nước đã trải qua giai đoạn oxy hóa (chứa nitrat) với tỉ lệ gấp 4 - 8 lần lưu lượng của đầu vào cùng với bùn hồi lưu từ bể lắng thứ cấp Chất hữu cơ trong nguồn nước thải được sử dụng để khử nitrat trong nguồn nước quay vòng từ bể oxy hóa Trong bể khử nitrat, nồng độ amoni không thay đổi và chỉ được oxy hóa thành nitrat ở bể oxy hóa nối tiếp sau Một phần nước thải sau oxy hóa được đưa về bể khử nitrat tiếp theo, tại đó nguồn hữu cơ cung cấp cho khử nitrat là nguồn từ

Trang 12

phân hủy nội sinh Bể xử lý hiếu khí thứ hai có thời gian lưu thủy lực nhỏ hơn bể đầu nhằm đẩy khí nitơ hình thành ra khỏi khối phản ứng trước khi lắng và oxy hóa nốt phần BOD, amoni dư Sơ đồ Bardenpho trên còn được lắp ghép thêm giai đoạn yếm khí để tách loại phospho (Bardenpho năm giai đoạn)

Bardenpho bốn giai đoạn có hiệu suất tách loại nito trên 80 %, không ít hệ đạt trên 90% Quá trình Bardenpho bốn giai đoạn được thiết kế với nhiều cấu hình khác nhau: khuấy trộn đều, dòng đầy lý tưởng và mương oxy hóa Tại Mỹ, hệ xử lý thường sử dụng mương oxy hóa làm chức năng của quá trình Ludzack - Ettinger cải tiến và hệ khuấy trộn đều cho hệ thiếu khí và hiếu khí thứ hai

● Ưu điểm của công nghệ Bardenpho

- Hiệu quả xử lý N, P cao (60-95%), cực kì hiệu quả khi áp dụng với nước thải có nồng độ ô nhiễm N, P cao của mô hình nước thải chăn nuôi;

- Hàm lượng bùn thải sinh ra thấp do quá trình phân hủy nội bào ở giai đoạn thiếu khí và hiếu khí phía sau;

- Độ ổn định hệ thống tốt do thể tích bể và hàm lượng bùn rất lớn ● Nhược điểm

- Chi phí đầu tư xây dựng lớn;

- Yêu cầu trình độ chuyên môn vận hành cao

Thuyết minh Công nghệ thiếu khí nhiều tầng dòng chuyển động ngược (UMBR)

Bể thiếu khí hoạt động trên nguyên lý đảo trộn bằng dòng lỏng chuyển động trong bể phản ứng, sinh khối trong bể có thể được phép duy trì nồng độ cao tùy thuộc vào vận tốc dòng chảy lên và có thể đạt được hiệu quả khử nitơ tốt ngay cả ở tỷ lệ IR (tỉ lệ tuần hoàn) cao, do chế độ dòng chảy lên hoặc dòng chảy không cần trộn hoàn toàn, đó là hiệu quả để xử lý nước thải nồng độ cao

Trang 13

Cung cấp, lắp đặt, vận hành

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi Trại Hòa Yên – Yên Bái

8

Hình 1.3 Sơ đồ thiết kế bên trong bể thiếu khí

Hình 1.4 Hình ảnh bể thiếu khí thực tế sử dụng ở dự án

Trang 14

Như thể hiện các Hình (1.1 và 1.2), nước thải đầu vào và dòng tuần hoàn bên trong được phân phối xuống đáy và tầng giữa của bể UMBR một cách đồng nhất thông qua ống phân phối trung tâm Bộ phân phối trung tâm có vách ngăn được gắn vào trục của bộ giảm tốc, quay với tốc độ đầu 0,3 vòng/phút để trộn đều, ngăn chặn sự ngắn dòng của đầu vào và hiệu ứng dẫn dòng giữa chất rắn và nước Trong bể thiếu khí lúc này có sự phân tầng của bùn hoạt tính: lớp thứ nhất dưới cùng, có chiều cao 1-2 m là lớp bùn đậm đặc ở đây hàm lượng bùn có thể được làm giàu từ 20.000 đến 40.000 mg/l; lớp thứ hai, có chiều cao 2 - 4 m lớp phản ứng thiếu khí nằm trên bộ phận phân phối có thể điều, kiểm soát hàm lượng sinh khối bằng cách điều chỉnh tốc độ (lưu lượng) dòng tuần hoàn và thời gian ngừng nghỉ của động cơ

Dòng nước thải đầu vào, dòng bùn tuần hoàn từ bể hiếu khí, bùn hoạt tính hồi lưu bể lắng sinh học và lượng bùn thoát đi được kiểm soát, phân phối bởi động cơ giảm tốc, bơm đầu vào điều chỉnh bằng biến tần và hệ thống các van điều tiết

● Ưu điểm của bể UMBR

- Hiệu quả xử lý khử Nitrat rất cao (98.3%);

- Hệ thống kết hợp bể thiếu khí UMBR có thể tự cân bằng pH, giảm lượng hóa chất phải bổ sung vào, giảm chi phí hóa chất;

- Bùn hoạt tính phân tầng, mỗi tầng có nồng độ oxy hòa tan khác nhau nhằm tăng hiệu quả xử lý;

- Hàm lượng bùn hoạt tính đậm đặc ở tầng dưới (20.000 - 40.000 mg/l), tăng khả năng đệm và chống xốc tải khi có sự biến động của dòng nước thải đầu vào

● Nhược điểm

- Chi phí đầu tư cao cho hệ thống phân phối trung tâm;

- Hệ thống phức tạp yêu cầu trình độ chuyên môn cao trong vận hành và bảo trì bảo dưỡng Các giai đoạn xảy ra trong cụm bể xử lý sinh học được miêu tả như sau: vi khuẩn Nitrosomonas sẽ biến đổi Amoniac (NH3, NH4+) thành Nitrit (NO2):

Trang 15

Cung cấp, lắp đặt, vận hành

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi Trại Hòa Yên – Yên Bái

10

NH4+ +1,83O2 + 1,98HCO3- → 0,021C5H7O2N + 0,98NO3-+1,041H2O+1,88H2CO3

Sau đó tại bể thiếu khí sẽ chuyển sang giai đoạn khử nitrit, trong điều kiện thiếu khí (thiếu Oxy) các vi sinh vật thiếu khí sẽ sử dụng oxy trong nitrat và nitrit để oxy hóa chất hữu cơ, qua đó giải phóng khí N2 Tại bể thiếu khí xảy ra các quá trình: quá trình khử Nitrat:

NO3- + 1,08CH3OH + H+ → 0,065C5H7O2N + 0,47N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O Quá trình khử Nitrit:

NO2- + 0,67CH3OH + H+ → 0,04C5H7O2N + 0,48N2 + 0,47CO2 + 1,7H2

Quá trình Nitrat hóa kết thúc sẽ đến bước thứ 2, đó là chu trình xử lý nitơ trong nước thải Quá trình này sẽ khử Nitrat thành khí N2 về khí quyển, từ đó giảm hàm lượng nitơ, amoniac nồng độ cao trong nước thải

Môi trường vận hành cần duy trì để vi sinh vật phát triển tốt trong bể hiếu khí bao gồm: nhiệt độ ổn định từ 25 - 35oC, pH trong khoảng 6,5 - 8,0, nồng độ Oxy hòa tan DO ≥ 2 mg/l và tỉ lệ dinh dưỡng BOD:N:P = 100:5:1 Hiệu suất quá trình trong xử lý COD = 85 - 90%, BOD = 90 - 95%, tổng nito = 80 - 95%

Hình 1.5 Hình ảnh hệ thống cấp khí thực tế sử dụng ở dự án Bể lắng sinh học

Bể được thiết kế vát đáy với hệ thống cào bùn về tâm, ống phân phối nước vào bể, tấm chắn ngăn cặn nổi và máng thu nước sạch Hỗn hợp bùn hoạt tính từ bể Aerotank được dẫn theo đường ống phân phối đều vào bể lắng Tại bể này, bông bùn sẽ lắng xuống đáy bể và được hệ thống cào bùn cào về rốn thu Phần nước sạch sau xử lý được thu qua máng thu chảy tràn về bể khử trùng Phần bùn lắng tại rốn bể được các bơm hút bùn, bơm tuần hoàn về bể Thiếu khí để duy trì nồng độ vi sinh trong bể (MLSS), một phần bùn dư được định kỳ thải bỏ sang bể phân hủy bùn Khi bể lắng có váng nổi (bùn nổi), sẽ được thu về bể điều hòa

Bể khử trùng/ oxy hóa

Nước sau khi xử lý sinh học được đưa sang cụm bể khử trùng + oxy hóa, tại đây nước thải

Trang 16

được châm các chất khử trùng + oxy hóa để diệt các mầm vi khuẩn gây bệnh, nước thải tiếp tục được dẫn sang cụm bể phản ứng hóa lý

Cụm bể phản ứng hóa lý

Nước sau khi khử trùng được đưa sang cụm bể phản ứng hóa lý, tại đây nước thải được châm các chất đông keo tụ là PAC và polymer nhằm loại bỏ nốt các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, TSS Nước sau khi phản ứng với các chất oxy hóa khử trùng và các chất keo tụ chảy sang bể lắng hóa lý để tách bông bùn Nước thải sau khi qua cụm bể phản ứng hóa lý và bể lắng bùn hóa lý có chất lượng đạt cột B của Quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT được tái

sử dụng một phần để tưới cây trong phạm vi dự án, phần còn lại được thải ra ngoài môi trường

Hệ thống xử lý bùn

Hình 1.6 Hình ảnh máy ép bùn thực tế sử dụng ở dự án

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải có 2 loại: bùn từ quá trình xử lý hóa lý và bùn hoạt tính dư Bùn từ quá trình xử lý hóa lý có chứa nhiều chất rắn lơ lửng khó phân hủy sinh học sẽ được bơm định kỳ về bể nén bùn Bùn hoạt tính dư có thành phần chất hữu cơ cao sẽ được bơm về bể phân hủy bùn để ở đây xảy ra quá trình phân hủy nội bào tế làm giảm một phần hàm lượng sinh khối (hàm lượng bùn hoạt tính), bùn trơ sau quá trình phân hủy được đưa về bể nén bùn trộn lẫn với bùn từ quá trình xử lý hóa lý Bùn sau quá trình nén, làm đặc sẽ được bơm sang máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước khỏi bùn, sau khi ép bùn có độ ẩm thấp hơn

Trang 17

1 Máy tách rác

Công suất: 0,75 kW

Điện áp: 3 pha, 380V, 50Hz Vật liệu: SUS304

2 Máy khuấy bể lắng phân

3 Máy thổi khí

Kiểu: Trên cạn

Công suất: 7,5 kW Điện áp: 380V

3 Bể Thiếu khí 01

Trang 18

2 Máy thổi khí 1/3

Công suất: 45kW

Đường kính họng xả: DN200mm Điện áp: 380V/50Hz

Trang 20

2 Bơm định lượng dung dịch NaOH 1/2

Dạng bơm màng

Điện 3pha 380v,50-60Hz Công suất 0.18kW

3 Bơm định lượng dung dịch PAC 1/2

Dạng bơm màng

Điện 3pha 380v,50-60Hz Công suất 0.18kW

1/2

Dạng bơm màng

Điện 3pha 380v, 50-60Hz Công suất 0.18kW

5 Bơm định lượng dung dịc Chlorine

Dạng bơm màng

Điện 3 pha 380v,50-60Hz Công suất 0.18kW

1/2

Dạng bơm màng

Điện 3pha 380v, 50-60Hz Công suất 0.18kW

Trang 21

Xây dựng và lắp đặt

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi Trại Hòa Yên – Yên Bái TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH

16

CHƯƠNG 2: AN TOÀN VẬN HÀNH

Luôn luôn đọc kỹ sổ tay hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà sản xuất và hiểu thấu đáo trước khi vận hành hoặc bảo trì bất cứ bộ phận nào của thiết bị

Chỉ có nhân viên đã hoàn thành khóa đào tạo mới được phép vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và khắc phục các sự cố thiết bị

Khi có sự cố ở bể ANOXIC – TK06, 08, người vận hành phải trang bị các phương tiện bảo hộ lao động như: mặt nạ phòng độc, quần áo bảo hộ… trước khi leo xuống bể để tránh hiện tượng tử vong do tiếp xúc với khí độc

2.1 AN TOÀN KHI LÀM VIỆC GẦN CÁC BỂ

Khi làm việc quanh các bể, các qui định về an toàn lao động phải tuyệt đối chấp hành: • Đi giày, ủng có khả năng chống trượt

• Mặc áo phao khi làm việc tại các bể

• Thường xuyên cọ rửa sàn thao tác tránh sự sinh sôi của tảo gây trơn trượt • Giữ gìn sạch sẽ khu vực xử lý: dầu mỡ, rác, giẻ lau…

• Không để rơi dụng cụ, thiết bị và vật liệu có thể gây ảnh hưởng tới quá trình, làm hỏng các thiết bị đặt chìm trong các bể

• Phải thực hiện các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với các thiết bị điện

• Khu vực xử lý phải có đủ ánh sáng để làm việc vào buổi tối, đặc biệt là lúc có sự cố xảy ra

2.2 AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI HÓA CHẤT

▪ Phải có đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động khi pha chế hóa chất ▪ Phải thực hiện đúng các bước chỉ dẫn khi pha chế hóa chất

▪ Tránh để hóa chất tiếp xúc với nước trong quá trình lưu trữ và bảo quản

▪ Khi đưa hóa chất vào thùng pha chế, nên đổ từ từ để tránh bụi hóa chất bay lên và khả năng văng phẩy dung dịch hoá chất

▪ Tránh để dung dịch axit tiếp xúc với nước Vì axit đậm đặc khi gặp nước sẽ sinh nhiệt, làm biến dạng thùng chứa, tràn axit dẫn đến ăn mòn các thiết bị

▪ Dùng nước sạch vệ sinh khu vực pha chế hóa chất

2.2.1 Xút - NaOH

▪ Tên hóa học: Natri hydroxide

Trang 22

▪ Công thức hóa học: NaOH

▪ Tính chất: Là một hợp chất vô cơ, chất lỏng không màu

▪ Liều lượng sử dụng: tăng giảm phụ thuộc vào tính chất và pH của nước thải ▪ Mức độ nguy hiểm: Natri hydroxit – NaOH có tính ăn mòn mạnh, có thể ăn

sâu xuống dưới da và gây viêm loét nhiễm trùng Đặc biệt, khi tác dụng với nước phản ứng tỏa nhiệt rất lớn

- Xút phản ứng phản ứng nhanh với cơ thể con người, gây kích ứng và bỏng - Ảnh hưởng đến mắt: xút tiếp xúc với mắt rất nguy hiểm Nó gây kích ứng, bỏng và gây đau đớn ngay lập tức Tiếp xúc trực tiếp có thể gây giảm thị lực và hỏng giác mạc Đây là nguy hiểm lớn nhất khi làm việc với xút

- Ảnh hưởng đến da: Xút tiếp xúc với da gây kích ứng và bỏng da Biểu hiện trên da là bị phồng rộp da và để lại vết sẹo

- Ảnh hưởng tới đường hô hấp: khi hít phải hơi dung dịch xút hoặc bụi xút dạng rắn, có thể gây kích ứng tới đường hô hấp (mũi, miệng, cổ họng và phổi) Các triệu chứng xảy ra là hắt hơi, viêm họng, khó thở, …

- Có thể gây kích ứng với dạ dày hoặc gây viêm loét và gây bỏng miệng, cổ họng

▪ Những điều cần chú ý khi làm việc với xút:

• Bảo vệ mắt: khi tiếp xúc với xút hoặc khi làm việc xung quanh khu vực có xút luôn luôn phải trang bị kính an toàn bảo vệ mắt

• Bảo vệ da: trang bị đồ bảo hộ khi làm việc với xút Bao gồm: nón bảo hộ, mặt nạ nhựa, giày neoprence, bao tay neoprence, tạp dề neoprence,…

• Xút không phải là vật liệu bắt cháy, tuy nhiên nó lại tác dụng với các kim loại lưỡng tính (ví dụ như nhôm) sinh ra khí Hydro, có khả năng cháy nổ

và dễ bắt lửa

Nếu bị NaOH bắn vào da hoặc mắt phải lập tức rửa ngay bằng nhiều nước sạch, sau đó trung hòa bằng dấm loãng, nước chanh hoặc các dung dịch axit yếu (axit citric hoặc axit boric 1 – 3 %)

2.2.2 Polymer

▪ Tính chất: Polymer được sử dụng làm chất trợ keo tụ, có tác dụng làm tăng

kích thước các bông cặn đã hình thành trong quá trình keo tụ bùn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình lắng Polymer sử dụng trong quá trình này là keo âm (Anion polymer)

Trang 23

▪ Những điều cần chú ý khi làm việc với A-Polymer:

• Khi làm việc với Polymer cần sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân như: quần áo bảo hộ, găng tay cao su, ủng…

2.2.3 Canxi Hypochlorite/Natri hypoclorit – Ca(Ocl)2 /NaOCl

▪ Tên hóa học: Canxi Hypochlorite/Natri hypoclorit

Công thức hóa học: Ca(Ocl)2 /NaOCl

▪ Tính chất: là một hợp chất được dùng để khử trùng nước thải ▪ Pha chế: Dạng rắn, màu trắng

▪ Pha chế: Chlorine dạng bột 70% được pha chế trực tiếp thành dung dịch

1%(Pha 15kg trong 1000 lít nước) Cách pha như sau: - Làm đầy ½ bồn chứa bằng nước sạch

- Mở lớn van khí để tạo xáo trộn mạnh - Cho từ từ 15kg clorine

- Làm đầy thể tích bồn còn lại bằng nước sạch

- Duy trì sục khí mạnh cho đến khi tan hết và chỉnh nhỏ van khí đủ ở mức xáo trộn đều

▪ Liều lượng sử dụng: 8g/m3 nước thải Cân chỉnh tăng giảm thêm cho mục

đích khử màu

▪ Những điều cần chú ý khi làm việc với CaOCl:

▪ Khi làm việc cần sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân như: quần áo bảo hộ, găng tay cao su, ủng …

Trang 24

▪ Lưu ý: CaOCl có tính ăn mòn cao, tránh để CaOCl tiếp xúc trực tiếp với các dụng cụ bằng kim loại

2.2.4 PAC

▪ Tên hóa học: PolyAlumiumCloride ▪ Tên thông dùng: PAC

▪ Tính chất: PAC được sử dụng làm chất keo tụ

▪ Pha chế: PAC được pha chế với nồng độ 7% (pha 15kg trong 1.000 lít nước) ▪ Pha chế: PAC dạng bột được pha chế trực tiếp thành dung dịch 6%(Pha 15kg

trong 1000 lít nước) Cách pha như sau:

- Làm đầy ½ bồn chứa bằng nước sạch - Mở lớn van khí để tạo xáo trộn mạnh - Cho từ từ 15kg PAC vào bồn

- Làm đầy thể tích bồn còn lại bằng nước sạch

- Duy trì sục khí mạnh cho đến khi tan hết và chỉnh nhỏ van khí đủ ở mức xáo trộn đều

▪ Liều lượng sử dụng: 30 g/m3 nước thải

▪ Những điều cần chú ý khi làm việc với PAC:

▪ Không để bụi PAC hay dung dịch đã pha tiếp xúc trực tiếp với da, màng nhầy Sử dụng găng tay cao su, khẩu trang, kiếng bảo hộ và quần áo bảo hộ khi pha chế

▪ Lưu trữ PAC ở nơi thoáng, khô ráo

▪ PAC dễ gây ăn mòn cho các vật liệu kim loại: thép, SUS304

2.2.5 Metanol

▪ Tên hóa học: Metanol

▪ Công thức hóa học: CH3OH

▪ Tính chất: Là một hợp chất hữu cơ, không màu có mùi rượu

▪ Liều lượng sử dụng: tăng giảm phụ thuộc vào tính chất nước thải

- Mức độ nguy hiểm: Metanol có tính bay hơi cao, là chất độc đối với tế bào

và hô hấp

- Ảnh hưởng đến mắt: xút tiếp xúc với mắt rất nguy hiểm Nó gây kích ứng, Tiếp xúc trực tiếp có thể gây giảm thị lực và hỏng giác mạc Đây là nguy hiểm lớn nhất khi làm việc

Ngày đăng: 09/08/2024, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN