1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI 2 - VIỆN KH&CN MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

14 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xử lý chất thải II - Phần hiếu khí
Tác giả Lê Văn Dương
Người hướng dẫn TS. Vũ Kiêm Thủy, TS. Hà Vĩnh Hưng
Trường học Đại học Bách khoa Hà Nội
Chuyên ngành Công nghệ Môi trường
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 581,54 KB

Nội dung

Mục lục Mục lục ....................................................................................................................................................................2 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................................................................3 2. Cơ sở lý thuyết QTXLNT hiếu khí .........................................................................................................................3 3. Mục tiêu thí nghiệm............................................................................................................................................3 4. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm...................................................................................................................4 4.1. Vật liệu thí nghiệm .......................................................................................................................................4 4.2. Mô hình thí nghiệm......................................................................................................................................4 4.3. Phương pháp thí nghiệm..............................................................................................................................5 4.3.1. Phương pháp thí nghiệm theo mẻ ........................................................................................................5 4.3.2. Thí nghiệm liên tục với dòng vào tự pha...............................................................................................6 4.3.3. Thí nghiệm liên tục với nước sông Sét (đường Trần Đại Nghĩa kéo dài)...............................................6 4.4. Phương pháp phân tích................................................................................................................................6 4.4.1. Phân tích COD........................................................................................................................................6 4.4.2. Phân tích MLSS (và MLVSS) ...................................................................................................................7 4.4.3. Đo các chỉ số khác..................................................................................................................................7 5. Kết quả thí nghiệm và thảo luận .........................................................................................................................8 5.1. Thí nghiệm theo mẻ .....................................................................................................................................8 5.2. Thí nghiệm liên tục với nước thải tự pha...................................................................................................10 5.3. Thí nghiệm với nước thải sông Sét.............................................................................................................11 6. Kết luận..............................................................................................................................................................14 Báo cáo Thí nghiệm XLCT2 - Lê Văn Dương – 20150749- Lớp KTMT02 K60 3 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường ĐHBKHN - Tel: 0248681686 - Fax: 0248693551 1. Đặt vấn đề Nước thải từ sông Sét chủ yếu là thành phần nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống gần khu vực sông, chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường, gây mùi và mất mỹ quan đô thị. Để giải quyết vấn đề đó phương pháp xử lý sinh học là một trong những phương pháp hữu hiệu để xử lý nguồn gây ô nhiễm 2. Cơ sở lý thuyết QTXLNT hiếu khí - Quy trình sinh học trong nước thải: + Chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan, dễ phân hủy sinh học nhờ hoạt động của vi khuẩn; + Hấp thụ và kết tụ cặn lơ lửng và chất keo vào bông bùn sinh học; + Chuyển hóa các chất dinh dưỡng như N, P. - Thuyết minh quy trình: Quá trình oxy hóa sinh học hiếu khí là quá trình được thực hiện bởi các vi sinh vật trong điều kiện cung cấp đủ oxy. Các hiện tượng xảy ra trong quá trình là: + Tổng hợp tế bào; + Duy trì hoạt động sống của tế bào; + Sinh trưởng, sinh sản, tích lũy chất dinh dưỡng, bài tiết sản phẩm. Cơ chế phản ứng được trình bày theo sơ đồ sau: Chất hữu cơ + O2 + NH3 => tế bào mới + CO2 + H2O Tế bào + O2 => CO2 + H2O + NH3 Tế bào mới( bùn hoặc sinh khối) cần được tách ra khỏi dòng sau khi xử lý, thường bằng bể lắng thứ cấp. Trong bài này, bùn được tách bằng quá trình lắng trọng lực trong các thời gian khác nhau. 3. Mục tiêu thí nghiệm - Làm quen với công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí, áp dụng kiến thức đã học để thực hành đối với thực tế xử lý nước thải ( nước thải Sông Sét) - Đánh giá hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ và khả năng tách các chất lơ lửng qua các điều kiện vận hành khác nhau, từ gián đoạn đến liên tục với nước thải tự pha và cuối cùng là nước thải thực tế (sông Sét). - Xem xét đánh giá sự phát triển của bùn, vi sinh vật trong hệ thống. Báo cáo Thí nghiệm XLCT2 - Lê Văn Dương – 20150749- Lớp KTMT02 K60 4 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường ĐHBKHN - Tel: 0248681686 - Fax: 0248693551 4. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm 4.1. Vật liệu thí nghiệm - Để đánh giá hiệu quả quá trình và so sánh điều kiện làm việc qua 3 tuần thí nghiệm điều kiện thí nghiệm được thay đổi như sau Bảng 1. Các thông số vận hành qua các tuần Tuần 1 (26/11/2019) 2 (3/12/2019) 3 (10/12/2019) Điều kiện Theo mẻ Liên tục Liên tục Lưu lượng (l/h) 0 7.5 7.5 Dinh dưỡng Tự pha Tự pha Nước sông Sét COD (mg/l) 1000 1000 - Tỉ lệ C/N/P 100/5/1 100/5/1 - Tuần hoàn bùn Không Có Có - Cách pha dung dịch COD: Chọn COD làm việc 1000mg/l (tỉ lệ C/N/P=100/5/1) + Tuần 1: Dung tích bể sục khí 30 lít => lượng COD cần cho vào 30000 mg đường, Tuy nhiên dung dịch đường chuẩn bị sẵn ban đầu có nồng độ 300g/l = 300000 mg/l Vậy thể tích dung dịch đường cần là: 30000 300000 = 0.1

Trang 1

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO

Xử lý chất thải II

Phần hiếu khí Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Kiêm Thủy

TS Hà Vĩnh Hưng

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Dương

MSSV: 20150749

Nhóm: Thứ 3

Hà Nội, tháng 12 năm 2019

Trang 2

Mục lục

Mục lục 2

1 Đặt vấn đề 3

2 Cơ sở lý thuyết QTXLNT hiếu khí 3

3 Mục tiêu thí nghiệm 3

4 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm 4

4.1 Vật liệu thí nghiệm 4

4.2 Mô hình thí nghiệm 4

4.3 Phương pháp thí nghiệm 5

4.3.1 Phương pháp thí nghiệm theo mẻ 5

4.3.2 Thí nghiệm liên tục với dòng vào tự pha 6

4.3.3 Thí nghiệm liên tục với nước sông Sét (đường Trần Đại Nghĩa kéo dài) 6

4.4 Phương pháp phân tích 6

4.4.1 Phân tích COD 6

4.4.2 Phân tích MLSS (và MLVSS) 7

4.4.3 Đo các chỉ số khác 7

5 Kết quả thí nghiệm và thảo luận 8

5.1 Thí nghiệm theo mẻ 8

5.2 Thí nghiệm liên tục với nước thải tự pha 10

5.3 Thí nghiệm với nước thải sông Sét 11

6 Kết luận 14

Trang 3

1 Đặt vấn đề

Nước thải từ sông Sét chủ yếu là thành phần nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống gần khu vực sông, chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường, gây mùi và mất mỹ quan đô thị

Để giải quyết vấn đề đó phương pháp xử lý sinh học là một trong những phương pháp hữu hiệu để xử lý nguồn gây ô nhiễm

2 Cơ sở lý thuyết QTXLNT hiếu khí

- Quy trình sinh học trong nước thải:

+ Chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan, dễ phân hủy sinh học nhờ hoạt động của vi khuẩn; + Hấp thụ và kết tụ cặn lơ lửng và chất keo vào bông bùn sinh học;

+ Chuyển hóa các chất dinh dưỡng như N, P

- Thuyết minh quy trình:

Quá trình oxy hóa sinh học hiếu khí là quá trình được thực hiện bởi các vi sinh vật trong điều kiện cung cấp đủ oxy Các hiện tượng xảy ra trong quá trình là:

+ Tổng hợp tế bào;

+ Duy trì hoạt động sống của tế bào;

+ Sinh trưởng, sinh sản, tích lũy chất dinh dưỡng, bài tiết sản phẩm

Cơ chế phản ứng được trình bày theo sơ đồ sau:

Chất hữu cơ + O2 + NH3 => tế bào mới + CO2 + H2O

Tế bào + O2 => CO2 + H2O + NH3

Tế bào mới( bùn hoặc sinh khối) cần được tách ra khỏi dòng sau khi xử lý, thường bằng bể lắng thứ cấp Trong bài này, bùn được tách bằng quá trình lắng trọng lực trong các thời gian khác nhau

3 Mục tiêu thí nghiệm

- Làm quen với công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí, áp dụng kiến thức đã học để thực hành đối với thực tế xử lý nước thải ( nước thải Sông Sét)

- Đánh giá hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ và khả năng tách các chất lơ lửng qua các điều kiện vận hành khác nhau, từ gián đoạn đến liên tục với nước thải tự pha và cuối cùng là nước thải thực tế (sông Sét)

- Xem xét đánh giá sự phát triển của bùn, vi sinh vật trong hệ thống

Trang 4

4 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

4.1 Vật liệu thí nghiệm

- Để đánh giá hiệu quả quá trình và so sánh điều kiện làm việc qua 3 tuần thí nghiệm điều kiện thí nghiệm được thay đổi như sau

Bảng 1 Các thông số vận hành qua các tuần

- Cách pha dung dịch COD: Chọn COD làm việc 1000mg/l (tỉ lệ C/N/P=100/5/1)

+ Tuần 1:

Dung tích bể sục khí 30 lít => lượng COD cần cho vào 30000 mg đường, Tuy nhiên dung dịch đường chuẩn bị sẵn ban đầu có nồng độ 300g/l = 300000 mg/l

Vậy thể tích dung dịch đường cần là: 30000

300000 = 0.1𝑙 = 𝟏𝟎𝟎𝒎𝒍

Tương tự với hàm lượng dinh dưỡng ban đầu N (30mg/l) và P (6mg/l) ta cần một thể tích

50ml đối với từng chất để đảm bảo tỉ lệ C/N/P đúng theo điều kiện đã chọn

+ Tuần 2:

Dinh dưỡng được pha vào bình chứa lớn có thể tích nước 50 lít trước khi được cho vào bể sục

khí, vì vậy để COD = 1000 mg/l lượng dung dịch đường thêm vào V = 170 ml và lương N,P cho vào là V = 85 ml

+ Tuần 3: Lấy nước từ sông Sét

4.2 Mô hình thí nghiệm

- Sơ đồ hệ thống:

Trang 5

Hình 1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải hiếu khí

(1) Vị trí lấy mẫu bể sục khí

(2) Vị trí lấy mẫu bể lắng

(3) Vị trí lấy mẫu dung dịch dinh dưỡng đầu vào (tuần2)

- Mô tả thiết bị hệ thống:

Hệ thống gồm thiết bị chính là bể sục khí hình trụ với thể tích 30l có trang bị hệ thống sục khí các van xả và van lấy nước đầu ra ở bể sục khí không khí được cấp vào đáy bể sục và quá trình oxy hóa các chất hữu cơ được xảy ra Nước thải đầu ra được chảy sang bể lắng hình trụ có đáy hình nón với thể tích 60 lít ở đây xảy ra quá trình lắng của nước thải sau khi sục khí, nước thải sau lắng được chảy tràn ra ngoài bằng van xả, lượng bùn cặn được tuần hoàn lại qua đường ống

ở trung tâm bể lắng Bên cạnh đó còn có một thùng chứa nước thải đầu vào cho nước thải vào

bể sục với thể tích lớn và hệ thống bảng điều khiển thiết bị

4.3 Phương pháp thí nghiệm

4.3.1 Phương pháp thí nghiệm theo mẻ

Chuẩn bị: bể sục khí theo mẻ, thể tích nước + bùn khoảng 30lít, dung dịch dinh dưỡng tự pha với COD = 1000 mg/l, (cách pha như trên, tỉ lệ C/N/P = 100/5/1) đổ dung dịch dinh dưỡng vào

bể sục khí và chạy thiết bị cho sục khí vào bể

Tiến hành lấy mẫu phân tích: COD, SVI, MLSS, MLVSS, DO, pH tại các mốc thới gian t lần lượt là: 0, 15, 30, 60, 90, 120, 180, 240 phút Bắt đầu tính thời gian từ lúc bắt đầu cho dinh dưỡng vào bể sục (t = 0 lúc 7h00)

Trang 6

4.3.2 Thí nghiệm liên tục với dòng vào tự pha

Chuẩn bị bể sục, bể lắng và bể chứa dinh dưỡng đầu vào Dinh dưỡng tự pha với COD = 1000 mg/l, (cách pha như trên, tỉ lệ C/N/P = 100/5/1)

Điều chỉnh lưu lượng dung dịch dinh dưỡng cấp cho bể sục khí sao cho gần giá trị 7.5l/phút (đảm bảo thời gian lưu của nước thải tự pha là 4h)

Lượng bùn lắng ở bể lắng được tuần hoàn quay lại bể lắng bằng cách bật bơm sục khí qua ống trung tâm của bể lắng sao cho lượng bùn được tuần hoàn gần như hoàn toàn Phần nước sau lăng được hứng vào xô

Tiến hành lấy mẫu phân tích: COD dung dịch đầu vào tại t = 0 và các mẫu COD trong bể, COD bể lắng, Chỉ số SVI, MLSS, pH, DO Tại các thời gian t là: 0, 60, 120, 180, 240 phút kể

từ khi cho dung dịch dinh dưỡng đầu vào

4.3.3 Thí nghiệm liên tục với nước sông Sét (đường Trần Đại Nghĩa kéo dài)

Chuẩn bị bể sục, bể lắng và thùng chứa nước thải từ sông Sét Nước thải lấy từ sông Sét được cho vào 2 can 20 lít

Điều chỉnh lưu lượng sao cho nước thải thực tế sông Sét vào bể sục khí gần giá trị 7.5l/phút (đảm bảo thời gian lưu của nước thải tự pha là 4h)

Lượng bùn lắng ở bể lắng được tuần hoàn quay lại bể lắng bằng cách bật bơm sục khí qua ống trung tâm của bể lắng sao cho lượng bùn được tuần hoàn gần như hoàn toàn Phần nước sau lăng được hứng vào xô

Tiến hành lấy mẫu phân tích: COD dung dịch đầu vào tại t = 0 và các mẫu COD trong bể, COD bể lắng, Chỉ số SVI, MLSS, pH, DO Tại các thời gian t là: 0, 60, 120, 180, 240 phút kể

từ khi cho dung dịch dinh dưỡng đầu vào

4.4 Phương pháp phân tích

4.4.1 Phân tích COD

Xác định COD bằng phương pháp hồi lưu đóng

Nguyên tắc:

Dùng Biccromat Kali ()- một chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải Giá trị COD được xác định gián tiếp qua lượng K2Cr2O7 tiêu tốn

Thao tác thực nghiệm:

- Hút 4ml hỗn hợp axit H2SO4 đặc + K2Cr2O7 0.25N vào ống nghiệm chịu nhiệt;

- Thêm 2ml mẫu (đã pha) vào ống nghiệm, lắc đều cho đồng nhất dung dịch;

Trang 7

- Đưa lên bếp nung ở nhiệt độ 150 ℃ trong thời gian 2h;

- Lấy ống nghiệm ra và để nguội (có thể ngâm các ống nghiệm trong nước mát) đến nhiệt độ phòng;

- Chuyển mẫu qua bình tam giác + thêm chỉ thị Feroin;

- Chuẩn độ bằng dung dịch FAS 0.025N đến dung dịch đổi màu sàng màu đỏ gạch, ghi thể tích FAS tiêu tốn

COD mẫu được tính bằng:

𝐶𝑂𝐷 = (𝑉1−𝑉2)×8000×𝐶0×𝑓

Trong đó V1 là thể tích FAS tốn cho mẫu trắng, ml;

V2 là thể tích FAS tiêu tốn cho mẫu phân tích, ml;

C0 là nồng độ FAS (C0 = 0.025N);

f là hệ số pha loãng;

V 0 là thể tích mẫu phân tích, ml

4.4.2 Phân tích MLSS (và MLVSS)

- Hút ẩm giấy lọc đến khối lượng không đổi;

- Cân giấy lọc 0.45µm bằng cân phân tích;

- Lấy Vml mẫu trong bể sục khí;

- Lọc lấy phần rắn bằng giấy lọc 0.45µm có sử dụng máy hút chân không tăng tốc độ lọc;

- Đem sấy khô ở 105℃ đến khối lượng không đổi (Đối với MLVSS đem nung ở nhiệt độ 550℃ trong thời gian 15phút);

- Cân khối lượng giấy lọc chứa mẫu đã sấy;

- Hàm lượng MLSS được tính như sau

𝑀𝐿𝑆𝑆 = 𝑚2−𝑚1

𝑉 , mg/l trong đó m1 khối lượng giấy lọc, mg ;

m2 khối lượng giấy lọc có mẫu phân tích đã sấy, mg;

V là thể tích mẫu lọc, ml

4.4.3 Đo các chỉ số khác

-Chỉ số thể tích lắng của bùn (SVI)

Là đại lượng biểu thị dung tích lắng của bùn, thể hiện trạng thái hoạt động của bùn và độ lắng của bùn

Lấy 1000ml hỗn hợp mẫu từ bể sục khí cho vào bình Imhoff để lắng trong thời gian 30 phút ghị lại thể tích lắng của bùn (Vl)

SVI = 𝑉𝑙×1000

𝑀𝐿𝑆𝑆 , 𝑚𝑙/𝑔𝑀𝐿𝑆𝑆

Trang 8

trong đó SVI là chỉ số thế tích lắng của bùn 𝑚𝑙

𝑔𝑀𝐿𝑆𝑆;

Vl thể tích bùn lắng trong 30 phút, ml/l;

MLSS hàm lượng bùn hoạt tính, mg/l

- pH, DO đo bằng thiết bị đo chuyên dụng

5 Kết quả thí nghiệm và thảo luận

5.1 Thí nghiệm theo mẻ

• Điều kiện vận hành (DO, nhiệt độ, pH)

Biểu đồ 1 Biến động DO tuần 1

➢ Nhận xét:

Giá trị DO nằm trong khoảng 4.8-5.2 mg/l đảm bảo quá trình diễn ra trong bể là quá trình hiếu khí Giá trị DO không biến động nhiều chứng tỏ quá trình cấp khí vào bể được ổn định, lượng oxy cho quá trình oxy hóa chất hữu cơ là đủ để hiệu suất đảm bảo

• Biến động COD và sự tăng trưởng của bùn

Biểu đồ 2 Biến động COD và MLSS tuần 1

Trang 9

➢ Nhận xét:

COD theo thời gian giảm, chứng tỏ hiệu quả xử lý của vi sinh vật hiếu khí

Tuy nhiên 30 phút đầu gần như không thay đổi nhiều có thể do nguyên nhân lượng bùn hoạt tính từ nhóm thí nghiệm hôm trước với điều kiện vận hành khác và dinh dưỡng khác nên cần thời gian cho sinh vật thích nghi và phát triển để tăng hiệu suất loại bỏ COD

MLSS có xu hướng tăng do sự phát triển của vi sinh vật (VSV), khi tiêu thụ lương chất hữu

cơ trong môi trường làm tăng sinh khối

• SVI

Biểu đồ 3 Biến động SVI tuần 1

Chỉ số lắng của bùn có xu hướng giảm nhẹ tuy nhiên ổn định quanh giá trị 100 (l/g)

• Tỉ số F/M

Biểu đồ 4 Biến động COD/MLSS (F/M)

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00

120.00

140.00

160.00

180.00

0 50 100 150 200 250 300

Thời gian (phút) Biến động SVI tuần 1

Trang 10

➢ Nhận xét:

COD đầu vào được pha từ đường, có thể coi lượng BOD ≈ COD, lượng MLVSS/MLSS = 95% vì vậy có thể coi tỉ lệ F/M ≈ COD/MLSS

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy theo thời gian lượng thức ăn (dinh dưỡng) được tiêu thụ bằng vi sinh vật ngày càng giảm, bên cạnh đó lượng vi sinh vật cũng tăng (MLSS tăng) phản ánh đúng quá trình xảy ra của hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí

5.2 Thí nghiệm liên tục với nước thải tự pha

• Hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ

Biểu đồ 5 Biến động COD bể sục và bể lắng tuần 2

➢ Nhận xét:

COD dung dịch dinh dưỡng cấp vào 840, tuy nhiên cho vào bể theo dòng liên tục với lưu lượng 7.5l/h để đảm bảo thời gian lưu của nước thải trong bể đủ dài cho VSV phân hủy

COD trong bể sục và bể lắng << COD dung dịch dinh dưỡng cấp vào là do lượng COD cấp vào nhỏ so với lượng bùn hoạt tính và thể tích bể sục khí nên COD của bể sục khí không cao, gần giá trị COD của bể lắng

COD bể lắng tăng nhẹ do ban đầu không phải tiếp nhận lượng chất hữu cơ từ bể sục khí sang, sau đó tăng nhẹ do lượng dư sau quá trình tự phân hủy của chất hữu cơ bên bể lắng

• Hàm lượng DO trong bể lắng:

Trang 11

➢ Nhận xét:

DO ở bể lắng biến động ở giá trị thấp (<2) chứng tỏ ở đây cũng xảy ra quá trình ôxy hóa chất hữu cơ còn lại sau khi quá trình sục xảy ra Bên cạnh đó còn xảy ra quá trình sử dụng oxy của Nitrat, làm giảm một phần lượng N,P trong nước thải của vi sinh vật thiếu khí

• Chỉ số lắng của bùn SVI, biến động MLSS

5.3 Thí nghiệm với nước thải sông Sét

• Hiệu suất xử lý COD

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

0 50 100 150 200 250 300

Thời gian (phút)

DO bể lắng tuần 2

1300

1861

0

500

1000

1500

2000

0 50 100 150 200 250 300

Thời gian (phút)

Biến động MLSS

0 50 100 150

0 100 200 300

Thời gian (phút) Biến động chỉ số SVI

Trang 12

➢ Nhận xét:

COD đầu vào của nước thải sông Sét 140 mg/l khá thấp, bên cạnh đó tỉ lệ các chất không được kiểm soát nên hiệu quả xử lý (chênh lệch giữa COD đầu ra và đầu vào) không cao

Nhìn chung COD trong bể lắng và trong bể sục khí giảm nhẹ theo thời gian, do sự phát triển của vi sinh vật và sự tích nghi của VSV đối với nước thải trong hệ thống

COD bể sục khí thường cao hơn bể lắng do thời gian lưu của nước thải ở bể lắng lâu hơn quá trình oxy hóa của VSV xảy ra nhiều hơn dẫn đến COD bể lắng thường có COD thấp hơn so với

bể sục

• Biến động MLSS

1344

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

0 50 100 150 200 250 300

Thời gian Biến động MLSS

Trang 13

➢ Nhận xét: Nhìn chung MLSS trong bể tăng, do sự phát triển của vi sinh vật, Chứng minh

hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp sinh học hiếu khí để nâng cao chất lương nước sông bằng cách loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy

• Chỉ số SVI

Nhận xét: Chỉ số SVI của bể sục với nước thải sông sét có xu hướng giảm

138.53

127.37

97.47

0 20 40 60 80 100

120

140

160

180

0 50 100 150 200 250 300

Thời gian (phút) Biến động SVI

Trang 14

6 Kết luận

- Phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí có thể xử lý được các hợp chất hữu cơ với thời gian xử lý nhanh chóng so với hệ thống xử lý yếm khí UASB

- Có thể áp dụng phương pháp hiếu khí để xử lý nước thải sinh hoạt đạt yêu cầu, bởi yêu điểm

là với một thời gian cụ thể nào đó lượng chất được xử lý của phương pháp là cao hơn so với một

số phương pháp khác Bên cạnh đó chất lượng nước sau quá trình được xử lý đến mức cao (hàm lượng chất ô nhiễm thấp) đảm bảo các quy định về xả thải

- Qua 3 bài thí nghiệm cho thấy sự khác nhau của các chỉ tiêu vận hành khi thay đổi các điều kiện:

+ Bài 1: cho thấy đường cong sử dụng chất hữu cơ và sự phát triển của vi sinh vật là đối lập nhau, bên canh đó cũng cho thấy độ trễ (sự tích nghi giai đoạn đầu của VSV) khi cho dinh dưỡng mới

+ Bài 2: cho thấy biến động COD, MLSS khi cho dinh dưỡng liên tục với lưu lượng nhất định, ở đây quá trình tích nghi của vi sinh vật xảy ra nhanh hơn bằng chứng là độ dốc của đường cong COD theo thời gian Bên cạnh đó cũng chỉ ra tác dụng của bể lắng, vừa có tác dụng lắng tuần hoàn một phần bùn mà còn có khả năng loại bỏ một phần chất hữu cơ (COD giảm so với COD bể sục khí) ở trạng thái thiếu khí (DO<1)

+ Bài 3: hiệu quả xử lý của hệ thống khi áp dụng đối vơi nước thải thực tế không được kiểm soát thành phần và nồng độ chất so với khi sử dụng nước thải tự pha và được kiểm soát Cho thấy các vấn đề cần khắc phục, quan tâm khi áp dụng các phương các phương pháp hiếu khí cho các loại nước thải khác nhau

- Qua các buổi thí nghiệm cũng cho em hiểu biết hơn về phương pháp, cách vận hành và cách

xử lý sự cố về các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí

Ngày đăng: 29/07/2024, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN