1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luan van day hoc hop tac toan 6

130 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức dạy học hợp tác chủ đề Số thập phân
Tác giả Đào Thị Ngọc Mai
Người hướng dẫn TS. Hoàng Công Kiên, TS. Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trường học Trường Đại học Hùng Vương
Chuyên ngành Toán
Thể loại Đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,16 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. MỞ ĐẦU (11)
    • 1. Lý do chọn đề tài (11)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài (12)
    • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài (12)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
      • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
      • 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (13)
      • 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (13)
      • 5.3. Phương pháp phân tích số liệu (13)
    • 6. Ý nghĩa khoa học (13)
      • 6.1. Về mặt lí luận (14)
      • 6.2. Về mặt thực tiễn (14)
    • 7. Cấu trúc đề án (15)
  • PHẦN II. NỘI DUNG (16)
    • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH (16)
      • 1.1. Cơ sở khoa học của dạy học hợp tác (16)
        • 1.1.1. Khái niệm dạy học hợp tác (16)
        • 1.1.2. Cơ sở triết học (16)
        • 1.1.3. Cơ sở tâm lý học (17)
        • 1.1.5. Kỹ năng học tập hợp tác của học sinh (19)
        • 1.1.6. Kỹ năng dạy học hợp tác của giáo viên (21)
      • 1.2. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác (25)
      • 1.3. Hướng thiết kế sư phạm trong dạy học hợp tác (26)
      • 1.4. Đặc điểm chủ đề số thập phân lớp 6 ở trường Trung học cơ sở (26)
      • 1.5. Thực trạng vận dụng phương pháp dạy học hợp tác (27)
        • 1.5.1. Mục đích khảo sát thực trạng (27)
        • 1.5.2. Đối tượng, thời gian và phương pháp khảo sát thực trạng (27)
        • 1.5.3. Kết quả khảo sát (28)
    • CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG CHỦ ĐỀ (43)
      • 2.1. Các yêu cầu của việc đề xuất các biện pháp (43)
      • 2.2. Một số biện pháp tổ chức dạy học hợp tác trong chủ đề Số thập phân Lớp 6 ở Trường THCS (44)
        • 2.2.1. Biện pháp 1. Bồi dưỡng một số kỹ năng trong DHHT cho GV và HS ở trường THCS đối với môn Toán (44)
        • 2.2.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn GV cách thiết kế sư phạm KHDH trong DHHT 42 2.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng các kĩ thuật DHHT trong dạy học môn Toán (52)
        • 2.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp đánh giá trong DHHT (66)
    • CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (74)
      • 3.1. Mục đích thực nghiệm (74)
      • 3.2. Thời gian và địa bàn thực nghiệm (74)
      • 3.3. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm (74)
        • 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm (74)
        • 3.3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm (74)
      • 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm (75)
        • 3.5.1. Đánh giá định tính (75)
        • 3.5.2. Phân tích định lượng (76)
      • 3.6. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm (81)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (84)
    • 1. Kết luận (84)
    • 2. Kiến nghị (84)

Nội dung

NỘI DUNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH

DẠY HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH

1.1 Cơ sở khoa học của dạy học hợp tác

1.1.1 Khái niệm dạy học hợp tác

Dạy học hợp tác (DHHT) là một phương pháp giảng dạy trong đó học sinh làm việc cùng nhau để hoàn thành các nhiệm vụ học tập và đạt được mục tiêu chung. Phương pháp này khuyến khích học sinh chia sẻ ý tưởng, hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề Theo Johnson và Johnson (1983), DHHT là “việc sắp xếp các tình huống học tập trong đó học sinh hoạt động trong các nhóm nhỏ và phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành các mục tiêu học tập chung” [20] Ở Việt Nam, Nguyễn Đức Chính (2006) định nghĩa DHHT là “quá trình học tập trong đó học sinh làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ để đạt được mục tiêu học tập mà không thể đạt được một cách hiệu quả nếu làm việc cá nhân” [5] Tương tự, Nguyễn Thị Mai Hoa (2013) cho rằng DHHT là “một phương pháp dạy học mà ở đó học sinh được tổ chức thành các nhóm nhỏ, cùng hợp tác để thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên” [9]

Dạy học hợp tác dựa trên cơ sở triết học vững chắc, bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa thực dụng và lý thuyết học tập xã hội Chủ nghĩa duy vật biện chứng với các nguyên lý về sự phát triển và mối liên hệ phổ biến nhấn mạnh rằng học sinh cần không ngừng học hỏi và hợp tác trong một môi trường học tập năng động Theo đó, mỗi học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn phát triển thông qua sự tương tác liên tục với các yếu tố xung quanh, từ giáo viên, bạn bè đến môi trường học tập [3].

Chủ nghĩa nhân văn đặt con người vào vị trí trung tâm, tôn trọng và phát huy giá trị cá nhân, đồng thời hướng đến sự phát triển toàn diện về kiến thức và kĩ năng xã hội.Phương pháp này khuyến khích việc tôn trọng lẫn nhau, sự đồng cảm và hỗ trợ giữa các học sinh, tạo nên một môi trường học tập mà ở đó mỗi cá nhân đều được coi trọng và phát triển theo năng lực riêng của mình

Chủ nghĩa thực dụng khuyến khích học tập qua trải nghiệm và thực hành, giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế và phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống Phương pháp này thúc đẩy việc học tập thông qua các tình huống thực tiễn, giúp học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa và ứng dụng của những kiến thức đã học, từ đó nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Cuối cùng, lý thuyết học tập xã hội nhấn mạnh việc học tập thông qua quan sát và tương tác, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau và từ giáo viên trong môi trường học tập hợp tác Lý thuyết này khẳng định rằng học tập không chỉ là quá trình cá nhân mà còn là sự chia sẻ và truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức giữa các thành viên trong nhóm, giúp mỗi học sinh phát triển toàn diện hơn [3].

Những cơ sở triết học này làm nổi bật tầm quan trọng và ý nghĩa của phương pháp dạy học hợp tác trong giáo dục hiện đại Phương pháp này không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả mà còn phát triển kỹ năng xã hội, tư duy phản biện và khả năng làm việc nhóm, chuẩn bị cho các em những hành trang cần thiết cho cuộc sống và công việc sau này

1.1.3 Cơ sở tâm lý học

Dạy học hợp tác là một phương pháp giáo dục được xây dựng trên cơ sở tâm lý học vững chắc, hướng đến khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh từ các khía cạnh nhân văn, kỹ năng và nhận thức [7].

Từ những cơ sở tâm lý học này, dạy học hợp tác không chỉ nâng cao hiệu quả học tập mà còn giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về kỹ năng xã hội, tư duy phản biện và khả năng làm việc nhóm Phương pháp này đặt học sinh vào trung tâm quá trình học tập, khuyến khích họ trở thành những người học có trách nhiệm, sẵn sàng vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống.

Theo tác giả Lê Văn Hồng: Lứa tuổi HS –THCS và đặc biệt HS lớp 6 còn gọi là tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ em Vị trí này có một nhu cầu rất mạnh mẽ và quan trọng là đang ở độ tuổi của thời kỳ quá độ biến đặc biệt về tâm lý, thể chất, sự phát dục và hình thành phẩm chất mới của nhân cách Học sinh THCS có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè Mối quan hệ của học sinh THCS còn mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới thông qua hoạt động học tập của các em Các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè vì một mặt, các em rất khao khát được giao tiếp và cùng hoạt động chung với nhau, các em có nguyện vọng được hoạt động tập thể, có những đồng chí, bạn bè thân thiết, tin cậy, mặt khác cũng biểu hiện nguyện vọng không kém phần quan trọng là được bạn bè công nhận, thừa nhận, tôn trọng mình Ở lứa tuổi này khả năng tư duy và lập luận được hình thành nhưng chưa bền vững do đó các em rất cần sự trao đổi học hỏi ở thầy và các bạn [7]

Qua đó, ta thấy phương pháp DHHT góp phần tăng cường hoạt động của HS, tạo bầu không khí thoải mái để người học tích cực có thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng tuổi, nhận thức được bản thân mình và người khác, đồng thời cách dạy này giúp cho HS có những so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hành vi của bạn và của bản thân.

1.1.4 Cơ sở lý luận dạy học

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động Thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao, nhà trường hoạt động coi trọng cung cách làm việc tập thể, hình thành nhân cách bản thân, tôn trọng nhân cách người khác, phương pháp giáo dục bằng hoạt động là dẫn dắt HS tự xây dựng công cụ, làm cho học sinh tự thay đổi bên trong Hoạt động cùng nhau, hợp tác giữa thầy trò, hợp tác giữa trò – trò có một tác dụng lớn gắn kết các hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm [11].

Quan điểm về “Vùng phát triển gần nhất” đã khẳng định rằng sự học ở vùng phát triển gần nhất là tốt, và nó kéo theo sự phát triển Nếu tổ chức DHHT, sự tác động của

GV đến HS được khúc xạ qua nhóm Trong nhóm, sự tương tác giữa HS với HS gần trình độ nhau nên các tác động DH của GV sau khi khúc xạ qua nhóm dễ tác động vào vùng phát triển gần nhất của HS Điều này giúp cho HS phát triển năng lực nhận thức một cách hiệu quả hơn và mọi HS cũng có cơ hội được học tập và phát triển [11].

Trong DH, việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo là hoạt động cá nhân, con người có tự lực học tập mới biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích lũy được thành tri thức bản thân Tuy nhiên, việc kết hợp hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể lại mang một ý nghĩa DH hoàn toàn mới Tri thức mà HS lĩnh hội được thông qua sự tự lực cá nhân đuợc hợp tác, giao lưu giữa các thành viên trong nhóm giúp quá trình DH đạt mục tiêu [11]. Nếu không có quan hệ, không có sự thúc đẩy của hoàn cảnh sống, của xã hội, của bạn học, con người không có động lực học Tuy nhiên để đạt được mục tiêu DH thông qua sự hợp tác, sự khích lệ bạn học chính là những tác động tích cực thúc đẩy, tạo nên động lực cho người học, còn sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy cá nhân hoạt động để khẳng định mình [11].

Sự hợp tác không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn phát triển các kỹ năng mềm, tư duy phản biện, và khả năng giải quyết vấn đề Do đó, dạy học hợp tác là một phương pháp cần được đẩy mạnh và áp dụng rộng rãi trong giáo dục hiện đại để chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết trong một thế giới ngày càng phức tạp và liên kết chặt chẽ

1.1.5 Kỹ năng học tập hợp tác của học sinh

Một nhiệm vụ rất quan trọng trong DHHT là việc rèn luyện kỹ năng hợp tác cho

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG CHỦ ĐỀ

SỐ THẬP PHÂN LỚP 6 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

2.1 Các yêu cầu của việc đề xuất các biện pháp

Việc đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học hợp tác trong chủ đề Số thập phân ở trường THCS đòi hỏi sự cân nhắc và tuân thủ các yêu cầu quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả và thành công của quá trình giảng dạy Đầu tiên, biện pháp cần phản ánh đúng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 và mục tiêu giáo dục của môn Toán lớp 6 Phải đảm bảo rằng hoạt động được thiết kế có tính ứng dụng cao, giúp học sinh hiểu sâu về khái niệm số thập phân và có khả năng áp dụng vào các tình huống thực tế.

Thứ hai, biện pháp cần phù hợp với độ tuổi và trình độ của học sinh lớp 6 Cần lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với tính cách, sở thích và khả năng tiếp thu của học sinh ở độ tuổi này Phải tạo ra môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tò mò và sáng tạo của học sinh, từ đó thúc đẩy quá trình học tập.

Thứ ba, tính linh hoạt và sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong việc đề xuất các biện pháp Cần tạo điều kiện cho giáo viên có khả năng lựa chọn và thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với đặc thù của từng lớp học cũng như nhu cầu cụ thể của học sinh Phải đảm bảo sự đa dạng trong phương pháp dạy học để thu hút sự quan tâm và tham gia tích cực của học sinh.

Thứ tư, tính khả thi và thực hiện được của biện pháp là yếu tố quan trọng Cần đảm bảo rằng các hoạt động dạy học đề xuất có thể thực hiện được trong điều kiện và tình hình cụ thể của trường học Phải đảm bảo sự hỗ trợ từ phía nhà trường, bao gồm cả cơ sở vật chất, tài chính và động viên tinh thần từ lãnh đạo trường.

Cuối cùng, việc đánh giá và điều chỉnh là cần thiết Cần thiết lập các cơ chế đánh giá và theo dõi kết quả để đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề xuất, từ đó có thể điều chỉnh và cải tiến trong quá trình triển khai Phải tạo ra một quy trình đánh giá chất lượng đồng nhất, giúp xác định được các điểm mạnh và điểm yếu của quá trình dạy học hợp tác, từ đó cung cấp thông tin hữu ích để cải thiện hiệu suất giảng dạy.

2.2 Một số biện pháp tổ chức dạy học hợp tác trong chủ đề Số thập phân Lớp 6 ở Trường THCS.

2.2.1 Biện pháp 1 Bồi dưỡng một số kỹ năng trong DHHT cho GV và HS ở trường THCS đối với môn Toán

2.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp bồi dưỡng kỹ năng trong DHHT cho GV và HS trong hoạt động dạy học phần số thập phân môn Toán 6 là tạo ra một môi trường học tập đầy tích cực, nơi mà học sinh được khuyến khích hợp tác, chia sẻ ý kiến và giải quyết vấn đề cùng nhau Mục tiêu này có thể được phân tích như sau: Xây dựng tinh thần tự tin và tôn trọng, tạo điều kiện để mỗi học sinh tự tin thể hiện ý kiến của mình và tôn trọng ý kiến của người khác trong quá trình hợp tác Phát triển kỹ năng tự học, giúp học sinh tự xây dựng kiến thức thông qua việc thảo luận, trao đổi ý kiến và giải quyết vấn đề một cách tự chủ, từ đó phát triển khả năng học tập độc lập và tự tin trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến số thập phân Tạo ra một môi trường học tập tích cực, tạo ra một không gian học tập tích cực, nơi mà mỗi học sinh cảm thấy được động viên, khích lệ và ủng hộ trong quá trình học tập và hợp tác với nhau.

2.2.1.2 Nội dung của biện pháp Để vận dụng DHHT trong môn Toán ở lớp 6 phần chủ đề Số thập phân có hiệu quả, chúng tôi đã nghiên cứu các bước thực hiện sau đây:

* Đối với giáo viên a Kỹ năng tổ chức nhóm

Xác định mục tiêu và nội dung học tập: Giáo viên cần thiết kế mục tiêu học tập rõ ràng và phân chia nội dung học tập phù hợp để áp dụng phương pháp DHHT.

Phân nhóm hợp lý: Phân chia học sinh thành các nhóm nhỏ dựa trên tiêu chí đa dạng về khả năng, sở thích và tính cách để đảm bảo sự cân đối trong nhóm.

Quản lý thời gian: Hướng dẫn giáo viên cách phân bổ thời gian hợp lý cho các hoạt động nhóm, đảm bảo mọi học sinh đều có cơ hội tham gia và đóng góp. b Kỹ năng hướng dẫn và hỗ trợ học sinh

Khuyến khích sự tham gia tích cực: Giúp giáo viên nắm vững các phương pháp khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác.

Giám sát và điều chỉnh: Hướng dẫn giáo viên cách giám sát quá trình làm việc nhóm, kịp thời nhận biết và điều chỉnh các vấn đề phát sinh.

Phản hồi và đánh giá: Đào tạo giáo viên cách đưa ra phản hồi mang tính xây dựng và đánh giá chính xác tiến bộ của học sinh trong quá trình hợp tác. c Kỹ năng xây dựng môi trường học tập hợp tác

Tạo ra môi trường học tập thân thiện: Hướng dẫn giáo viên tạo ra một môi trường lớp học thân thiện, nơi học sinh cảm thấy an toàn và thoải mái khi chia sẻ ý kiến và tham gia thảo luận.

Giải quyết xung đột: Cung cấp kỹ năng giải quyết xung đột trong nhóm một cách hiệu quả, giúp duy trì tinh thần hợp tác và đoàn kết.

Trên cơ sở dựa vào quá trình phát triển nhân cách, các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học và đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 6, chúng tôi đề xuất những kĩ năng học hợp tác cơ bản sau:

Kĩ năng tạo lập nhóm: Di chuyển nhanh chóng vào nhóm và không gây ồn ào.

HS cần có khả năng tổ chức, sắp xếp nhóm một cách hiệu quả, nhanh chóng mà không gây mất trật tự trong lớp học Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tạo môi trường học tập nghiêm túc, tập trung.

Nhóm các kĩ năng giao tiếp:

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Mục đích thực nghiệm sư phạm là kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đổi mới trong phương pháp DHHT, đánh giá sự cải thiện kỹ năng và kiến thức của học sinh, và xác định những điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện phương pháp dạy học Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán ở trường THCS.

3.2 Thời gian và địa bàn thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong thời gian từ 3/2024 – 4/2024 tại trường THCS Việt Nam Angieri – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội

3.3 Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm.

3.3.1 Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành TNSP với 100 HS Theo mục đích nghiên cứu và thực tế triển khai của đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu chọn các lớp THSP có HS tương đồng nhau

Bảng 3.1 Số lượng HS khảo sát trường THCS Việt Nam Angieri, Quận Thanh

Xuân, Thành Phố Hà Nội Đối tường Tên lớp Số lượng HS

3.3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm

Quá trình TNSP nhằm đánh giá mức,độ ảnh hưởng của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong quá trình dạy học chủ đề số thập phân toán 6 với sự hình thành và phát triển năng lực của HS nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 Đồng thời với đó là kiểm tra tính khả thi của các biện pháp dạy học hợp tác mà đề tài đã đề xuất.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm DH 5 bài giảng đã được thiết kế ở Chương VII có đủ các tình huống: DH khái niệm, DH các quy tắc – phương pháp, DH giải bài tập toán Đó là:

- Bài giảng 1: Số thập phân.

- Bài giảng 2: Tính toán với số thập phân

- Bài giảng 3: Làm tròn và ước lượng

- Bài giảng 4: Tính giá trị biểu thức với số thập phân.

- Bài giảng 5: Tính giá trị phần trăm của một số cho trước.

Trong giờ DH thực nghiệm, chúng tôi xây dựng mục tiêu giờ học cho cả lớp và mục tiêu cá nhân cho từng HS Trong giờ học, chúng tôi phối hợp rèn luyện cho HS các kỹ năng học tập hợp tác thông qua các nội dung và nhiệm vụ học tập Sau khi thực nghiệm, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra.

3.4 Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Quan sát trực tiếp: Theo dõi quá trình dạy và học, chú ý đến sự tương tác, tham gia của học sinh, và phương pháp tổ chức lớp học của giáo viên.

Kiểm tra đánh giá: Sử dụng các bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm để đo lường sự tiến bộ về kiến thức và kỹ năng của học sinh.

Phỏng vấn và khảo sát: Thu thập ý kiến phản hồi từ giáo viên và học sinh thông qua các cuộc phỏng vấn và bảng khảo sát để đánh giá mức độ hài lòng và hiệu quả của phương pháp DHHT.

Phân tích sản phẩm học tập: Đánh giá các sản phẩm học tập của học sinh như bài tập nhóm, dự án, và bài thuyết trình để xem xét mức độ áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học.

So sánh đối chứng: So sánh kết quả học tập và phát triển kỹ năng của nhóm học sinh tham gia thực nghiệm với nhóm đối chứng không tham gia thực nghiệm để đánh giá sự khác biệt và hiệu quả của biện pháp.

3.5 Phân tích kết quả thực nghiệm

- Qua quan sát học sinh

Dạy học khái niệm và quy tắc: Học sinh đều cho biết rằng việc dạy học khái niệm và quy tắc thông qua phương pháp hợp tác đã giúp họ hiểu sâu hơn về số thập phân Học sinh nhận thấy môi trường hợp tác tạo ra cơ hội để học sinh thảo luận, phân

Áp dụng phương pháp hợp tác trong dạy học khái niệm: Học sinh đã phản ánh rằng việc áp dụng phương pháp dạy học hợp tác khi giảng dạy các khái niệm về số thập phân đã tạo ra một môi trường học tập tích cực Học sinh đã trở nên tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề và áp dụng kiến thức vào thực tế.

Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực: Học sinh đã thể hiện sự hứng thú và sự chăm chỉ trong việc thực hiện các kỹ thuật dạy học tích cực như thảo luận nhóm, làm việc nhóm và giải bài tập thực hành Học sinh đã đánh giá cao việc sử dụng các phương pháp này để hỗ trợ quá trình học tập của mình.

- Qua phỏng vấn giáo viên

Hiệu quả của phương pháp hợp tác: Giáo viên ghi nhận rằng phương pháp dạy học hợp tác đã mang lại kết quả tích cực Họ thấy rằng việc sử dụng các kỹ thuật hợp tác giúp học sinh tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập, từ đó nâng cao hiệu suất học tập và hiểu biết của học sinh về số thập phân.

Đánh giá kỹ thuật dạy học tích cực: Giáo viên nhận thấy sự hứng thú và sự tham gia tích cực của học sinh trong việc thực hiện các kỹ thuật dạy học tích cực như thảo luận nhóm và giải bài tập thực hành Họ đánh giá cao việc sử dụng các kỹ thuật này để tạo ra một môi trường học tập sôi động và tích cực.

Ngày đăng: 08/08/2024, 23:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2023), Toán 6 (Chân trời sáng tạo) , NXB Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán 6 (Chân trời sáng tạo)
Tác giả: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Nhà XB: NXB GiáoDục Việt Nam
Năm: 2023
[2] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2023), Toán 6 (Kết nối tri thức) , NXB Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán 6 (Kết nối tri thức)
Tác giả: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Nhà XB: NXB Giáo DụcViệt Nam
Năm: 2023
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác – Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
[4] Nguyễn Hữu Châu (2004), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trìnhdạy học
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2004
[6] Ngô Thị Dung (2001), Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp, Tạp chí giáo dục (3), Tr. 21-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp
Tác giả: Ngô Thị Dung
Năm: 2001
[7] Lê Văn Hồng (1988), “Tâm lý học sư phạm” NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tâm lý học sư phạm”
Tác giả: Lê Văn Hồng
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 1988
[8] Nguyễn Thị Xuân Hồng (2013), Một số kĩ thuật trong dạy học hợp tác (phần hình học lớp 8), Tạp chí Giáo Dục số 302, Tr 49-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kĩ thuật trong dạy học hợp tác (phầnhình học lớp 8)
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Hồng
Năm: 2013
[10] Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia HàNội
Năm: 2002
[11] Phạm Minh Hạc (1986), “Phương pháp tiếp cận hoạt động – nhân cách và lý luận chung về phương pháp dạy học”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 173 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp tiếp cận hoạt động – nhân cách vàlý luận chung về phương pháp dạy học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 1986
[12] Hoàng Công Kiên (2011), Một số kĩ thuật được sử dụng trong kĩ thuật dạy học hợp tác, Tạp chí Giáo Dục số 275, Tr 32-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kĩ thuật được sử dụng trong kĩ thuật dạyhọc hợp tác
Tác giả: Hoàng Công Kiên
Năm: 2011
[13] Hoàng Công Kiên (2013), Các hướng thiết kế sư phạm cho nội dung dạy học môn toán ở tiểu học để vận dụng dạy học hợp tác hiệu quả, Tạp chí Giáo Dục số 322, Tr 40-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hướng thiết kế sư phạm cho nội dung dạyhọc môn toán ở tiểu học để vận dụng dạy học hợp tác hiệu quả
Tác giả: Hoàng Công Kiên
Năm: 2013
[14] Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: NXB Đại học sưphạm
Năm: 2002
[15] Hoàng Lê Minh (2014), Hợp tác trong dạy học môn toán , NXB Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác trong dạy học môn toán
Tác giả: Hoàng Lê Minh
Nhà XB: NXB Đại họcSư Phạm
Năm: 2014
[16] Hoàng Lê Minh (2011), Phát triển năng lực giải bài tập toán học cho học sinh thông qua phương pháp dạy học hợp tác, Kỷ yếu hội tháo Quốc Gia về Giáo dục Toán học ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực giải bài tập toán học cho họcsinh thông qua phương pháp dạy học hợp tác
Tác giả: Hoàng Lê Minh
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2011
[17] Nguyễn Hồng Thúy (2019), Một số vấn đề về mô hình dạy học hợp tác ở tiểu học, Tạp chí Giáo Dục số đặc biệt tháng 4 năm 2019, Tr 155-158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về mô hình dạy học hợp tác ởtiểu học
Tác giả: Nguyễn Hồng Thúy
Năm: 2019
[18] Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2008
[19] Kagan (1997). “ Học tập hợp tác” ( Cooperative Learning), NXB Đại học Califonia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập hợp tác
Tác giả: Kagan
Nhà XB: NXB Đại họcCalifonia
Năm: 1997
[20] Johnson, D. & Johnson, R. (1983), Confliet in the clas room: controversy and learning, Review of Education Research 49, pp. 51 – 70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Confliet in the clas room: controversyand learning
Tác giả: Johnson, D. & Johnson, R
Năm: 1983
[5] Nguyễn Đức Chính (2006). Dạy học hợp tác trong giáo dục phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Khác
[9] Nguyễn Thị Mai Hoa (2013). Tích hợp kỹ năng sống trong dạy học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w