Nhằmgiải đáp trực tiếp câu hỏi trên, nhóm tác giả đã lựa chọn để tài “tác động của chính sáchtài khóa đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.1.2.Các mục tiêu tổng q
Giới thiệu
Tính cấp thiết
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 35 năm đổi mới rất đáng ghi nhận Công cuộc đổi mới được thực hiện từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp Việt Nam đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, thể hiện ở sự gia tăng thu nhập trung bình và số lượng người nghèo giảm đáng kể Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo cũng đang dần kéo giãn Theo Cơ sở dữ liệu về bất bình đẳng thu nhập toàn thế giới, ở Việt Nam, hệ số Gini đã tăng từ 40,1% lên 42,2% trong vòng 22 năm từ năm 1992 đến năm 2014, cho thấy bất bình đẳng thu nhập đã tăng lên trong giai đoạn này Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá) Đại bộ phận người nghèo còn lại ở nước ta là người dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Tuy nhiên, ở một diễn biến khác, những thành tựu ngoạn mục về tăng trưởng và giảm nghèo nhanh ở Việt Nam dường như không đảm bảo thu nhập trong xã hội được phân phối một cách đồng đều Hệ số Gini - một thước đo bất bình đẳng cơ bản, đã tăng liên tục từ mức 0,34 vào năm 1993 lên 0,433 vào năm 2010 Hệ số này giảm nhẹ vào năm 2012 xuống còn 0,423, nhưng khoảng cách thu nhập của nhóm ngũ phân vị giàu nhất và nghèo nhất vẫn tăng lên, trong khi tỷ trọng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất tiếp tục giảm xuống trong giai đoạn 2010-2012 (Khảo sát, 2012) Bất bình đẳng gia tăng không có lợi cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Alesina và Rodrik [26], Persson & Tabellini [97], Rodrik [109]), và về lâu dài đòi hỏi chi phí khắc phục các hệ quả xã hội là rất lớn, nhất là khi nhận thức về tình trạng này giữa các nhóm xã hội tăng lên.
Theo số liệu của Oxfam công bố năm 2017, trong giai đoạn từ năm 1992 đến 2012 tạiViệt Nam, tỷ lệ Palma (tỷ lệ giữa phần thu nhập của nhóm 10% thu nhập cao nhất và nhóm 40% thu nhập thấp nhất) đã tăng 17%, từ 1,48 (năm 1992) lên 1,74 (năm 2012),cho thấy chênh lệch giữa hai nhóm này ngày càng được nới rộng.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, các hộ gia đình được chia thành năm tầng lớp kinh tế dựa trên mức tiêu dùng hàng ngày, bao gồm: (1) người nghèo cùng cực, sống dưới 1,9 USD/ngày; (2) người nghèo vừa phải, tiêu dùng từ 1,9 - 3,2 USD/ngày; (3) người dễ bị tổn thương kinh tế, tiêu dùng 3,2 - 5,5 USD/ngày; (4) an toàn về kinh tế, tiêu dùng 5,5 -
15 USD/ngày; (5) tầng lớp trung lưu toàn cầu, tiêu dùng trên 15 USD/ngày.
Mức độ bất bình đẳng thu nhập còn được thể hiện qua chênh lệch giữa thu nhập của nhóm nghèo cùng cực và nhóm trung lưu toàn cầu Năm 2016 thu nhập bình quân đầu người của nhóm 1 là 791.000 đồng, tăng bình quân 5,7% trong giai đoạn 2016 - 2019; nhóm 5 là 7,8 triệu đồng, tăng cao hơn ở mức 6,8% khiến cho năm 2016, thu nhập của nhóm 5 gấp 9,8 lần nhóm 1, và tới năm 2019 gấp 10,2 lần.
Tuy nhiên đến năm 2020, do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid -19 và hiệu quả của các chính sách an sinh xã hội tới các đối tượng là người nghèo, lao động thất nghiệp, gia đình chính sách nên nhóm thu nhập thấp tăng 7,6% trong giai đoạn 2016 - 2020 nhanh hơn nhiều mức tăng 3,3% của nhóm thu nhập cao nhất, điều đó đã kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm này chỉ còn 8 lần.
Theo World Bank (2018), tình hình bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, xuất hiện hoàn toàn ở khu vực nông thôn, với hệ số Gini tăng 0,8 điểm, trong khi không quan sát thấy sự thay đổi nào về bất bình đẳng ở khu vực thành thị Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2010, hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 ở khu vực nông thôn là 5,97 lần, thấp hơn so với khu vực thành thị. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến 2016, hệ số chênh lệch tăng lên mức 8,39 lần, cao hơn cả khu vực thành thị Mức chênh lệch tuyệt đối giữa thu nhập của hai nhóm cũng kéo giãn từ mức 703,8 nghìn đồng lên mức 4,993 triệu đồng Bên cạnh đó, tốc độ tăng thu nhập bình quân hàng năm của nhóm 5 cũng đạt mức cao nhất (40,7 %), trong khi nhóm 1 chỉ đạt mức tăng trưởng thấp nhất (33,4 %) Điều này cho thấy tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở nông thôn đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn và là nhân tố chủ đạo làm tăng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam nói chung.
Vì vậy, với vai trò là người điều tiết, nhà nước cũng đang sử dụng những chính sách tài khóa của mình để làm giảm thiểu bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội Vậy các chính sách tài khóa từ chính phủ có tác động như nào đến bất bình đẳng thu nhập? Nhằm giải đáp trực tiếp câu hỏi trên, nhóm tác giả đã lựa chọn để tài “tác động của chính sách tài khóa đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
Các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu tác động của các chính sách tài khóa đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam Cụ thể là:
- Vấn đề được đặt ra là gì
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực nghiệm về tác động của các chính sách tài khóa đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
Phân tích thực trạng về bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam hiện nay
Tổng quan nghiên cứu
Các bài nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
Tiêu biểu cho đề tài nghiên cứu này, một số bài của các thạc sĩ Hồ Thị Hòa & Thạc Sĩ Nguyễn Anh Quang, TS Nguyễn Thị Thái Hưng( Khoa Ngân hàng- Học viện Ngân Hàng), Ths Bành Thị Vũ Hẳng, Cách nhìn khác về bất bình đẳng ở Việt Nam và xu hướng biến đổi của nó ( Đỗ Thiên Kính), TS Nguyễn Huy Chương (Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) Những tác phẩm nêu trên đều đã đem lại cho người đọc những kiến thức, định nghĩa và nhận thức vô cùng đầy đủ, sắc nét về bất bình đẳng ở Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau Cùng với đó là bất bình đẳng trên nhiều mặt khác nhau như bất bình đẳng giữa các tỉnh thành, bất bình đẳng giới tính giữa nam và nữ,
Mỗi bài đều sở hữu những đặc điểm và tính mới khác nhau, tuy nhiên tất cả những nghiên cứu đều làm nổi bật được vấn đề bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam Theo thời gian và năm tháng, mỗi giai đoạn bất bình đẳng thu nhập lại có những sự biến đổi khác nhau, qua đó các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào đặc điểm của sự thay đổi bất bình đẳng thu nhập đối với từng thời điểm đó để tìm hiểu đưa ra những lập luận, khái niệm phù hợp, cũng như giải thích, phân tích, dự đoán sự thay đổi của bất bình đẳng số trong tương lai, đây đều là những đóng góp lớn của mỗi nhà nghiên cứu trong công tìm ra giải pháp cải thiện bất bình đẳng thu nhập trong hiện tại và tương lai Tuy nhiên, trong tình hình mới, nhất là sau khi dịch bệnh Covid 19 xảy ra, tình trạng bất bình đẳng thu nhập ngày càng có xu hướng biến đổi một cách khôn lường, vì vậy hướng nghiên cứu này vẫn còn những nhược điểm định hướng cho các nghiên cứu sau này.
Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam
Đối với chủ đề này, một số bài đại diện tiêu biểu như sau: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách (Trình, 2006), Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập tại Việt Nam giai đoạn 2002- 2011, Tác động của hội nhập quốc tế đến vấn đề bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam, Một số yếu tố ảnh hưởng đế bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam( Bài đăng trên Tạp chí Tài chính) .Các tác giả chủ yếu đều sử dụng Hệ số Gini làm biến phụ thuộc để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam Nhìn chung, rất nhiều yếu tố đã được đưa ra có thể làm ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam như chính sách tài khóa, vùng miền địa lý, hội nhập quốc tế, Tuy nhiên, do các tác giả sử dụng số liệu ở thời điểm khác nhau, mô hình cũng có nhiều yếu tố khác biệt, do đó các kết quả nhận được cũng có sự khác biệt (Võ Hồng Đức, Nguyễn Công Thắng, Võ Thế Anh, Phạm Ngọc Thạch, 2018)
Hiện nay, bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam đang là một vấn đề diễn biến phức tạp.Theo Tổng cục Thống kê, do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, so sánh quý I/2020 với quý I/2019 thì số doanh nghiệp thành lập mới giảm, số doanh nghiệp xin tạm dừng hoạt động, giải thể tăng lên; các doanh nghiệp đang hoạt động gặp nhiều khó khăn chiếm khoảng 84,8% doanh nghiệp, có gần 67% doanh nghiệp đã thực hiện số giải pháp về lao động, như: cắt giảm lao động, cho lao động giãn việc, nghỉ luân phiên, nghỉ không lương,giảm lương.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2020 là gần 1,1 triệu người, tăng 26,1 nghìn người so với quý trước và tăng 26,8 nghìn người so với quý I/2019 Tính đến tháng 4/2020, gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Lao động trong các doanh nghiệp và hợp tác xã tạm nghỉ việc chiếm gần 59%; lao động bị giãn việc hoặc nghỉ luân phiên chiếm gần 28% và lao động bị mất việc chiếm gần 13% Trong đó, lao động tạm nghỉ việc trong ngành Vận tải kho bãi và ngành Giáo dục và đào tạo chiếm cao nhất, chiếm trên 70% tổng số lao động của ngành Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ ăn uống có tỷ trọng lao động bị mất việc, bỏ việc cao nhất trong tổng số lao động bị ảnh hưởng so với các ngành khác, chiếm gần 20% tại mỗi ngành.
Chính sách tài khóa là một chính sách quan trọng của chính phủ nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô trong đó có bất bình đẳng thu nhập Vì vậy nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài
“ Ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam”
Phương pháp thực hiện
Phương pháp thu thập thông tin
Các thông tin, tài liệu và số liệu sử dụng trong luận án được thu thập các nguồn và được xử lý theo cách thức sau:
Thông tin, tài liệu, số liệu phục vụ cho phân tích định tính được thu thập từ các báo cáo, luận án, các đề tài nghiên cứu khoa học, các công trình đã công bố trên công bố trong và ngoài nước, như: Báo cáo của WB, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế, xã hội
Số liệu sử dụng cho phân tích định lượng gồm hệ số Gini, chỉ số đại diện cho phát triển tài chính, vốn con người được tác giả tính toán trực tiếp từ hai bộ số liệu ĐTMS và ĐTDN, dữ liệu thu thập từ các báo cáo, công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Các cuộc điều tra này được thực hiện bởi TCTK, được thiết kể nhằm đảm bảo tính đại diện trên phạm vi quốc gia và theo các tỉnh/thành phố.
Phương pháp xử lý thông tin
Để hiện thực hóa các mục tiêu nghiên cứu của luận án như đề cập ở trên, các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án như sau:
Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa, tổng hợp: để thực hiện tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận của luận án;
Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh: để phân tích, đánh giá thực trạng, xu thế diễn biến của phát triển tài chính, bất bình đẳng thu nhập, cũng như tác động của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam Nhóm phương pháp này có sự hỗ trợ của hệ thống bảng, biểu, hình và các suy diễn logic
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
Mức độ bất bình đẳng thu nhập của quốc gia hiện nay dựa trên các thước đo như hệ số GINI, hệ số chênh lệch giàu nghèo, Thông qua hệ số GINI của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2020 cho thấy, bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam biến động không nhiều, nằm trong khoảng 0,373 đến 0,436; trong đó khu vực thành thị thường có xu hướng giảm, khu vực nông thôn có xu hướng tăng.
Bảng 4.1: Bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số GINI giai đoạn 2006-2020 ở Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Số liệu Bảng 1 cho thấy, trước năm 2010, hệ số GINI ở thành thị cao hơn ở nông thôn, sau năm 2010 hệ số GINI ở nông thôn cao hơn ở thành thị, cho thấy xu hướng bất bình đẳng thu nhập ở khu vực thành thị có xu hướng giảm còn ở nông thôn có xu hướng tăng. Theo báo cáo “Wealth Distribution and Income Inequality by Country 2018”, hệ số GINI của Việt Nam là 0,424 ở mức trung bình so với các quốc gia khác trong khu vực (Hưng, 2020)
Bảng 4.2: Hệ số Gini một số nước trong khu vực Đông Nam Á
Thái Lan 0.429 0.379 Việt Nam 0.354 0.376 Timo- Leste 0.376 0.316 Campuchia 0.382 0.308
Theo Cornia và Court (2001), hệ số GINI trong khoảng 0,30 - 0,45 là nằm trong ngưỡng an toàn và hiệu quả, phù hợp cho tăng trưởng cao Theo đó, có thể khẳng định bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong phạm vi an toàn, nhưng trong dài hạn có xu hướng tăng lên nếu Việt Nam không có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này.
Hình 4.1: Hệ số Gini của các vùng kinh tế giai đoạn 2006-2018
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Biểu đồ 4.1 cho thấy hệ số GINI tại các vùng kinh tế có những biến động tăng giảm ở các năm khác nhau, nhưng đều có xu hướng giảm dần So với các khu vực khác, Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển có tốc độ phát triển cao nhất so với các khu vực còn lại, hệ số GINI có tốc độ giảm mạnh nhất so với các khu vực khác, khoảng cách về bất bình đẳng thu nhập ở khu này ngày càng được thu hẹp (Hưng, 2020)
Mức độ bất bình đẳng thu nhập còn được thể hiện thu nhập của các nhóm và chênh lệch giữa thu nhập của nhóm 1 và nhóm 5.
Bảng 4.3: Thu nhập bình quân/ tháng ở cả 5 nhóm
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm
Ghi chú: 1: Khoảng cách thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1
2: Số lần chênh lệch giữa nhóm 5 và nhóm 1
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bấo cáo hàng quý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Bảng 4.3 cho thấy, thu nhập bình quân/tháng ở cả 5 nhóm thu nhập đều tăng qua các năm, trong đó thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2018 gấp 3,78 lần so với năm 2008 Năm 2008, thu nhập nhóm 5 gấp 8,9 lần so với nhóm 1 Tuy nhiên đến năm
2018 thu nhập nhóm 5 gấp 9,86 lần so với nhóm 1 cho thấy khoảng cách thu nhập giữa các nhóm ngày càng xa, bất bình đẳng thu nhập giai đoạn này có xu hướng gia tăng khá nhanh, chứng tỏ Việt Nam đang dần trở thành nước có chênh lệch giàu nghèo cao So sánh thu nhập năm 2018 và 2008 cho thấy, nhóm 1 là nhóm có mức độ tăng thu nhập chậm nhất (tăng 3,38 lần) so với các nhóm còn lại Tốc độ tăng trưởng ở nhóm 1 vẫn thấp hơn nhóm 5 đã khiến cho khoảng cách thu nhập trong xã hội gia tăng Sự chênh lệch tuyệt đối về thu nhập giữa những người giàu nhất và những người nghèo nhất đang là một thách thức của mục tiêu phát triển theo hướng đảm bảo công bằng xã hội.
Bảng 4.4: Thu nhập bình quân/nguời/tháng khu vực thành thị và nông thôn theo
5 nhóm thu nhập của Việtam giai đoạn 2008-2018
Năm Khu vực Bình quân
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm
Ghi chú: 1: Khoảng cách thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1
2: Số lần chênh lệch giữa nhóm 5 và nhóm 1
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bấo cáo hàng quý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Số liệu Bảng 4.4 cho thấy, thu nhập ở cả thành thị và nông thôn đều có xu hướng tăng, hệ số chênh lệch giữa hai khu vực này đang có xu hướng giảm xuống.
Chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 ở thành thị thấp nhất là 7,41 lần và cao nhất là 8,28 lần và có xu hướng ngày càng giảm; ở khu vực nông thôn thấp nhất là 6,91 lần và cao nhất là 9 lần và sự chênh lệch này có xu hướng tăng lên Ở khu vực nông thôn, khi kinh tế ngày càng phát triển, sự thay đổi về cơ cấu lao động trong các ngành nghề ở khu vực này ngày càng lớn dẫn đến khoảng cách thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 ngày càng lớn Số lần chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 ở khu vực thành thị có xu hướng giảm, ở nông thôn có xu hướng tăng, cho thấy mức bất bình đẳng thu nhập trong khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị khi nền kinh tế phát triển.
Bảng 4.5: Tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành thị, nông thôn giai đoạn 2006-2018 của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bấo cáo hàng quý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Số liệu Bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm Năm 2006 cả nước có 15,5% số hộ nghèo, đến 2018 giảm xuống còn 5,35% Khu vực thành thị có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hơn khu vực nông thôn, chứng tỏ bất bình đẳng thu nhập giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị khá lớn.
Tác động của chính sách tài khóa đến bất bình đẳng thu nhập
Các công cụ để CSTK trực tiếp phân phối lại thu nhập hiện tại gồm có thuế và chi chuyển nhượng có tính lũy tiến Bên cạnh đó, các khoản chi nhằm thúc đẩy tăng trưởng hướng đến các đối tượng là phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục cũng giúp đạt được mục tiêu công bằng Các khoản chi như vậy có thể coi là công cụ của CSTK để gián tiếp thực hiện chức năng phân phối lại.
Trước hết, thuế và chi chuyển nhượng lũy tiến tác động ngay đến thu nhập khả dụng của các cá nhân ở hiện tại Việc chính phủ đánh thuế lũy tiến ở người giàu cao hơn người nghèo và thực hiện các chương trình chi chuyển nhượng cho các hoạt động an sinh xã hội có lợi cho người nghèo nhiều hơn người giàu, sẽ các tác động phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo, qua đó giúp giảm bớt bình đẳng thu nhập trong nền kinh tế. Đồng thời, các chính sách thuế và chi tiêu để phân phối lại như vậy cũng gián tiếp tác động đến thu nhập thị trường (thu nhập trước thuế và chuyển nhượng) thông qua những tác động đến khả năng tạo thu nhập trong tương lai Bénabou (2000) nhấn mạnh tác động của chính sách phân phối lại đến quá trình tích lũy vốn con người Trong đó, các CSTK lũy tiến và các biện pháp nới lỏng ràng buộc tín dụng cho phép người nghèo đầu tư nhiều hơn cho phát triển con người, do đó giúp tăng thu nhập tương đối của họ trong tương lai. Theo IMF (2014a), chi tiêu cho giáo dục là loại chi có ảnh hưởng rõ nét nhất đến khả năng thu nhập trong tương lai Trình độ học vấn cao hơn thường mang lại sự bình đẳng hơn trong phân phối thu nhập (Thủy, 2021)
Mặt khác, công bằng xã hội cũng có thể được hỗ trợ bởi việc thực hiện hai mục tiêu còn lại của CSTK là ổn định vĩ mô và hiệu quả tăng trưởng, qua đó ảnh hưởng đến các cơ hội kinh tế dành cho người nghèo và phân phối thu nhập thị trường Ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những yếu tố quyết định mức độ bất bình đẳng Trong cơ cấu ngân sách của các quốc gia, các khoản thuế và chi ngân sách có khả năng điều tiết lại thu nhập như thuế thu nhập cá nhân (TNCN), trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội, đồng thời cũng có thể tự động điều chỉnh theo chu kỳ kinh tế và có tác động tới việc hạn chế biến động sản lượng trong nền kinh tế Thêm vào đó, việc thực hiện mục tiêu ổn định của CSTK còn có thể đóng góp vào việc đảm bảo công bằng xã hội nhờ khả năng ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng tài chính vĩ mô, trong đó người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương. Mục tiêu hiệu quả tăng trưởng mà CSTK hướng tới thể hiện ở vai trò cung cấp hàng hóa công, khắc phục những thất bại của thị trường, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng Mặc dù thực hiện mục tiêu hiệu quả và bình đẳng có thể mâu thuẫn với nhau, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy tùy thuộc vào công cụ chính sách được sử dụng Các CSTK hướng đến phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn vốn con người (như chi cho y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội…) sẽ giúp đạt được đồng thời cả hai mục tiêu này nhờ đem lại tăng trưởng bao trùm và cơ hội tiếp cận nguồn lực.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
4.2.2 Thuế thu nhập cá nhân
Một số vấn đề tổng quan chung
TÀI KHÓA TÁC ĐỘNG BẤT BÌNH ĐẲNG
Chi chuyển nhượng lũy tiến
- Dịch vụ xã hội cơ bản
Bất bình đẳng thu nhập
Bất bình đẳng cơ hội
Về bản chất, thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu, điều tiết vào thu nhập của các cá nhân Theo định nghĩa Haig - Simons1, thu nhập của một cá nhân được xem là sự gia tăng về sức mua ròng của cá nhân đó trong một giai đoạn nhất định, ví dụ là một năm. Nói cách khác, đó là “tổng chi cho tiêu dùng” cộng với “sự gia tăng ròng về mức độ giàu có” của một cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định thu nhập cá nhân khi được định nghĩa theo cách này được gọi là “thu nhập toàn diện” và thường bao quát tất cả các loại hình thu nhập mà một cá nhân được hưởng dưới các hình thức khác nhau, bao gồm thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh, tiền cho thuê, tiền bản quyền, cổ tức, tiền lãi cho vay… Ở một phạm vi hẹp hơn, thu nhập cá nhân có thể được định nghĩa là tổng số tiền mà cá nhân thu được trong một khoảng thời gian nhất định, thường được tính theo năm.
Tuy nhiên, việc xác định được thu nhập toàn diện không phải lúc nào cũng dễ thực hiện Phương thức được nhiều quốc gia áp dụng hiện nay là biểu thuế suất lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn thường chịu thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất thấp hơn để khuyến khích và thúc đẩy đầu tư. Đối với thuế thu nhập cá nhân, việc đánh thuế dựa theo khả năng nộp thuế là cách thức được nhiều quốc gia áp dụng nhất Khi tiếp cận theo khả năng nộp thuế, ai có thu nhập cao hơn sẽ phải đóng thuế nhiều hơn Bên cạnh đó, việc xây dựng và áp dụng chính sách thuế thu nhập cá nhân cần phải tuân thủ các nguyên tắc về tính hiệu quả, không làm
“méo mó” việc phân bổ và sử dụng nguồn lực trong xã hội Việc đánh thuế có thể ảnh hưởng đến quyết định làm việc của các cá nhân vì thế việc áp dụng thuế suất thuế thu nhập cá nhân quá cao sẽ làm giảm nỗ lực lao động của người nộp thuế hoặc sẽ thúc đẩy người lao động di chuyển đến làm việc ở những quốc gia, vùng lãnh thổ có mức thuế thấp hơn.
Thực tiễn áp dụng chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những sắc thuế được triển khai áp dụng ở ViệtNam khá sớm, ngay từ giai đoạn đầu của Đổi mới Năm 1990, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, có hiệu lực từ ngày 01/4/1991
Việc thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) đã góp phần phát huy tích cực vai trò của sắc thuế này trong nền kinh tế và động viên được một nguồn lực quan trọng cho NSNN Đến nay, xét từ giác độ động viên NSNN, thuế thu nhập cá nhân đã trở thành một trong ba sắc thuế quan trọng nhất trong hệ thống thuế của Việt Nam Số thu từ thuế thu nhập cá nhân không ngừng mở rộng cả về số tuyệt đối cũng như mức độ động viên so với GDP Tốc độ tăng thu từ thuế thu nhập cá nhân luôn cao hơn tốc độ tăng thu NSNN, nhất là từ khi Luật Thuế thu nhập cá nhân năm
2007 có hiệu lực thi hành Năm 2011, thu ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân chiếm khoảng 5,46% tổng thu ngân sách nhà nước (năm 2001 là 1,98%), tương đương khoảng 1,38% GDP (năm 2001 là 0,43% GDP).
Tuy nhiên, với việc thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ ngày 01/7/2013, sự mở rộng về quy mô thu từ thuế thu nhập cá nhân xét theo tỷ trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước và so với GDP có xu hướng giảm trong hai năm 2013 - 2014, trước khi tăng trở lại kể từ năm 2015 đến nay Năm
2016, thu từ thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam đạt khoảng 5,92% tổng thu ngân sách nhà nước và tương đương 1,45% GDP Việc thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân cũng đã giúp cho Chính phủ có được thông tin đầy đủ hơn về thu nhập của người dân thực hiện tốt hơn vai trò điều tiết thu nhập trong xã hội. Đơn vị:
Hình 4.3: Tỷ trọng thu ngân sách từ thu nhập cá nhân của Việt Nam Đơn vị: %
Hình 4.2: Quy mô thu ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam
Nguồn: Tính toán từ số liệu công khai ngân sách của Bộ tài chính
Những năm gần đây, bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và thế giới thay đổi không ngừng, đòi hỏi chính sách thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam cần phải tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp Dưới áp lực của quá trình toàn cầu hóa và tăng cường hội nhập, hệ thống chính sách thuế của mỗi nước cũng phải dần hướng tới các chuẩn mực và thông lệ chung, bao gồm cả chính sách thuế thu nhập cá nhân Bên cạnh đó, phân tích hiện trạng thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam giai đoạn vừa qua cũng đang chỉ ra một số vấn đề cần được nghiên cứu để có các sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, cả từ giác độ thiết kế chính sách cho đến công tác tổ chức thực hiện.
Bảng 4.6: Cơ cấu biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại 1 số nước Châu Á năm 2016
Quốc gia Mức thuế suất cao nhất Mức thuế suất thấp nhất Số mức thuế suất
(bao gồm cả mức 0%) Ấn Độ 30 0 4
Nguồn: Tổng hợp từ Ernst and Young (2016), Worldwide Personal Tax and ImmigrationGuide
Bảng 4.7: Một số quốc gia áp dụng đồng nhất một mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân
Một số vấn đề đặt ra đối với tiến trình cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam trong thời gian tới
- Thuế suất và cơ cấu biểu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
Với xu thế toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, những rào cản đối với sự luân chuyển của các nhân tố sản xuất (vốn, lao động và công nghệ) từng bước được cắt giảm “Cạnh tranh” thuế quốc tế đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến, nhất là trong cạnh tranh về thuế thu nhập, trong đó có thuế thu nhập cá nhân Trong quá trình này, các nước liên tục cắt giảm thuế suất của mình để thu hút vốn, công nghệ và lao động từ bên ngoài, bao gồm cả mức thuế suất lũy tiến cao nhất và mức thuế suất thấp nhất Giai đoạn 1991 - 1995, số quốc gia có mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế thu nhập cá nhân (trên 40%) chiếm khoảng 32,07%, thì đến giai đoạn 2001 - 2005, tỷ lệ này giảm xuống còn 17,18% Trong khi đó, tỷ lệ số nước có mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế thu nhập cá nhân dưới 30% đã tăng từ 35,73% lên 48,79% trong cùng giai đoạn Hiện nay, mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế thu nhập cá nhân của nhiều nước dao động quanh mức 30% Mức thuế suất cao nhất áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của Việt Nam hiện nay là 35%6 Mức thuế suất này tuy thấp hơn Trung Quốc, Thái Lan nhưng cao hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực (mức thuế suất cao nhất của Singapore là 20%,
Mức thuế suất thuế TNCN trước cải cách
Thuế suất thuế TNCC hiện nay – một mức (%)
Malaysia 28%) Điều này ảnh hưởng một phần đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút nguồn lao động kỹ thuật cao từ bên ngoài, nhất là trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập, các rào cản đối với sự di chuyển của lao động từng bước giảm dần. Đến nay, biểu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của phần lớn các nước thường có ít hơn 6 bậc (biểu thuế của Nhật Bản có 5 bậc, Australia và Hàn Quốc có 4 bậc, Anh có 3 bậc) Một số nước có biểu thuế nhiều hơn 6 bậc, song không nhiều (Trung Quốc hiện có 7 bậc, giảm từ 9 bậc trước đó) Biểu thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam hiện có 7 bậc được xem là khá phức tạp, chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế Việc thực hiện giảm bớt số bậc thuế trong biểu thuế lũy tiến, sẽ góp phần làm đơn giản, tăng cường tính minh bạch trong việc quản lý, thu thuế.
- Thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư và chuyển nhượng vốn
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, mức thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn là 5% và từ chuyển nhượng vốn là 20% (trừ chuyển nhượng chứng khoán) Đối với thu nhập từ đầu tư vốn, so với các nước trong khu vực, mức thuế suất 5% áp dụng ở Việt Nam không cao Tuy nhiên, thực tế hiện nay là có sự không “bình đẳng” giữa kênh đầu tư qua trái phiếu doanh nghiệp và đầu tư qua ngân hàng
Bảng 4.8: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư tại một số nước năm 2016
- Mức giảm trừ gia cảnh