1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động của fdi, sự thay đổi công nghệ và sự phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia asean

84 18 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động của FDI, sự thay đổi công nghệ và sự phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN
Tác giả Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trịnh Thị Mai Chi, Nguyễn Thị Vân Anh
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Ngọc Diệp
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

50 3.5 Thực trạng tác động của FDI, sự thay đổi công nghệ và sự phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN .... Theo quan điểm của Ngân hàng phát triển châu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI, SỰ THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP

Ở CÁC QUỐC GIA ASEAN

Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Mạnh Cường Lớp: K57E2

Nguyễn Thị Ngọc Ánh Lớp: K57E2

Trịnh Thị Mai Chi Lớp: K57E2

Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: K57E2

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Ngọc Diệp

HÀ NỘI – 1/3/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI, SỰ THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP

Ở CÁC QUỐC GIA ASEAN

Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Mạnh Cường Lớp: K57E2

Nguyễn Thị Ngọc Ánh Lớp: K57E2

Trịnh Thị Mai Chi Lớp: K57E2

Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: K57E2

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Ngọc Diệp

HÀ NỘI – 1/3/2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình để hoàn thành được bài báo cáo nghiên cứu khoa học này nhóm đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tâm từ các cán bộ chuyên môn và các đơn vị như Thư viện trường Đại học Thương mại,… Trước hết chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các quý thầy cô đang giảng dạy tại Đại học Thương Mại Đặc biệt nhóm xin gửi lời

cảm ơn sâu sắc đến Ths Nguyễn Ngọc Diệp đã tận tình giúp đỡ để nhóm có thể hoàn thành

được bài báo cáo này

Vì kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các quý thầy cô của Đại học Thương Mại nói chung và Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng cho chúng em những ý kiến đóng góp để có thể hoàn thiện bài nghiên cứu của mình

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2024

Nhóm nghiên cứu

Nguyễn Mạnh Cường Nguyễn Thị Vân Anh Nguyễn Thị Ngọc Ánh Trịnh Thị Mai Chi

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan báo cáo nghiên cứu khoa học hoàn toàn là độc lập

của nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên Ths Nguyễn Ngọc Diệp Các số liệu được sử

dụng trong bài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng và đã được công bố ở những nguồn chính thống Kết quả trong bài báo cáo là hoàn toàn trung thực do nhóm tự tìm hiểu và nhóm xin chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra

Nhóm nghiên cứu

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan nghiên cứu 3

1.2.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập 3

1.2.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự thay đổi công nghệ và bất bình đẳng thu nhập 5 1.2.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phát triển tài chính và bất bình đẳng thu nhập 7 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 11

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

1.5 Phương pháp nghiên cứu 12

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 12

1.5.2 Phương pháp thống kê mô tả 12

1.5.3 Phương pháp ước lượng 12

1.6 Những đóng góp và hạn chế của đề tài nghiên cứu 13

1.6.1 Những đóng góp mới 13

1.6.2 Hạn chế 13

1.7 Kết cấu đề tài 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 15

2.1 Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 15

2.2 Bất bình đẳng thu nhập 15

Trang 6

2.2.1 Khái niệm 15

2.2.2 Thước đo 16

2.3 FDI và tác động của FDI đến bất bình đẳng thu nhập 19

2.3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 20

2.3.1.1 Khái niệm của FDI 20

2.3.1.2 Phân loại FDI 20

2.3.1.3 Vai trò của FDI 22

2.3.2 Tác động của FDI đến bất bình đẳng thu nhập 26

2.4 Sự thay đổi công nghệ và tác động của sự thay đổi công nghệ đến bất bình đẳng thu nhập 28

2.4.1 Công nghệ và sự thay đổi công nghệ 28

2.4.1.1 Khái niệm 28

2.4.1.2 Vai trò 29

2.4.1.3 Thước đo 30

2.4.2 Tác động của sự thay đổi công nghệ đến bất bình đẳng thu nhập 31

2.5 Sự phát triển tài chính và tác động của sự phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập 32

2.5.1 Sự phát triển tài chính 32

2.5.1.1 Khái niệm 32

2.5.1.2 Vai trò 33

2.5.1.3 Thước đo 35

2.5.2 Tác động của sự phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập 36

2.6 Lựa chọn mô hình và dữ liệu 40

2.6.1 Phương trình mô hình 40

2.6.2 Chỉ định và mô tả các biến 41

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1 Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN 43

Trang 7

3.2 Thực trạng thu hút đầu tư FDI của các quốc gia ASEAN 45

3.3 Thực trạng phát triển công nghệ ở các quốc gia ASEAN 47

3.4 Thực trạng phát triển tài chính ở các quốc gia ASEAN 50

3.5 Thực trạng tác động của FDI, sự thay đổi công nghệ và sự phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN 53

3.5.1 Mô tả dữ liệu thống kê các biến 53

3.5.2 Kiểm định các khuyết tật của mô hình 54

3.5.3 Kết quả các bình luận nghiên cứu 54

CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 57

4.1 Đối với dòng vốn FDI 57

4.2 Đối với sự thay đổi công nghệ 58

4.3 Đối với sự phát triển tài chính 60 KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái

viết tắt/ký

hiệu

ASEAN Association of Southeast Asian

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Fixed Effect Model Mô hình hiệu ứng cố định

FGLS Feasible Generalized Least Square Bình phương tối thiểu tổng quát

khả thi

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế

IUP100 Internet Users Per 100 inhabitants Số người sử dụng Internet trên

100 dân số GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GMM Generalized Method of Moments Phương pháp hồi quy tổng quát

của thời điểm

Trang 9

OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ

nhất

OECD Organisation for Economic

Co-Operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế MNC Multinational Corporation Công ty đa quốc gia REM Random Effect Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên

UNDP United Nation Development

Programme

Chương trình phát triển của Liên hợp Quốc

WIPO World Intellectual Property

Organization Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới

WIIB World Income Inequality Database Cơ sở dữ liệu về bất bình đẳng

thu nhập thế giới

2SLS Two-stage Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ

nhất hai giai đoạn

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Khung lý thuyết

Hình 2.2: Minh họa đường cong Lorenz

Hình 2.3: Minh họa Robin Hood Index theo mối quan hệ với đường cong Lorenz

Hình 2.4: Minh họa Gini Index theo mối quan hệ với đường cong Lorenz và đường 45 độ Hình 3.1: Biểu đồ chỉ số Gini trung bình của khu vực ASEAN giai đoạn 2000 - 2021 Hình 3.2: Chỉ số Gini trung bình của các nước khu vực ASEAN giai đoạn 2000 - 2021 Hình 3.3: Dòng vốn FDI trung bình đầu tư vào các nước khu vực ASEAN giai đoạn 2000 – 2021

Hình 3.4: Nguồn gốc các FDI đổ vào khu vực ASEAN giai đoạn 2005 – 2021

Hình 3.5: Số người dùng Internet trung bình/100 dân số của khu vực ASEAN giai đoạn

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, hội nhập là xu hướng chung trên thế giới, góp phần thúc đẩy quá trình tham gia vào nền kinh tế toàn cầu của các quốc gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN cũng được hình thành nhờ vào xu thế đó Sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, ASEAN đã tạo dựng được một nền tảng hợp tác vững chắc đồng thời đạt được mức độ liên kết và hội nhập nhất định trong nhiều lĩnh vực Theo dữ liệu từ báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tổng quy mô kinh tế của các nước thành viên ASEAN trong năm 2022 vào khoảng hơn 3.600 tỷ USD và là khối kinh tế lớn thứ năm trên thế giới Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, khoảng cách trong thu nhập giữa người giàu và người nghèo đang ngày càng được nới rộng trong khuôn khổ các quốc gia và giữa cả các nước trong khu vực Ví dụ như ở Thái Lan, 1% nhóm người giàu nhất đang kiểm soát đến 58% của cải của đất nước và 10% dân số ở top trên kiếm được gấp 35 lần so với 10% dân số nằm ở nhóm dưới cùng Hơn thế nữa, GDP bình quân đầu người của Singapore năm 2022 là 82800 USD người trong khi đó con số này ở Myanmar chỉ là 1100 USD/người Theo quan điểm của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sự thay đổi công nghệ thông tin và sự phát triển tài chính có một ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia trong khu vực

Khu vực ASEAN hiện đang là nơi thu hút lượng FDI không hề nhỏ từ nhiều nền kinh

tế trên thế giới, đặc biệt là những các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Theo thống kê của Trung Tâm WTO, năm 2022, các nước ASEAN thu hút dòng vốn FDI

ở mức kỷ lục, khoảng 17% tổng số vốn FDI trên toàn thế giới Việc nhận được đầu tư FDI

từ nước ngoài tạo ra cơ hội để phát triển kinh tế, song đặt ra những thách thức về việc quản

lý trong phân phối thu nhập ở các quốc gia trong khu vực Dòng vốn FDI phân bố không đều và chỉ tập trung vào một số ngành nhất định khiến cho tình trạng bất bình đẳng thu nhập ngày càng trở nên nghiêm trọng ở các quốc gia

Công nghệ là một lĩnh vực được tập trung phát triển trên toàn thế giới và khu vực ASEAN cũng không nằm ngoài xu thế đó Nền tảng công nghệ ở các quốc gia ASEAN trong những năm vừa qua đã có những bước tiến lớn để có thể hội nhập sâu rộng hơn với

Trang 13

quá trình phát triển của thế giới Theo báo cáo của Data Reportal, tính đến năm 2022, với gần 400 triệu người sử dụng internet tương đương khoảng 70% dân số, ASEAN trở thành khu vực có số lượng người dùng internet lớn thứ ba thế giới Điều này cho thấy mức độ tiếp cận công nghệ của người dân ở đây đang ngày càng được sâu rộng Tuy nhiên, việc người dân có thể được hưởng lợi từ sự phát triển của công nghệ chỉ tập trung ở một số quốc gia lớn như Singapore, Malaysia hay Thái Lan Còn những nước kém phát triển hơn như Lào, Myanmar, Campuchia có trình độ về công nghệ nhìn chung còn tương đối kém phát triển Hơn thế nữa, việc tiếp cận công nghệ ở mỗi quốc gia lại có sự chênh lệch giữa các khu vực, vùng miền khác nhau và làm cho tình trạng bất bình đẳng thu nhập trở thành vấn

đề nhận được nhiều sự quan tâm

Tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết mọi chủ thể trong nền kinh tế từ

cá nhân, doanh nghiệp đến nhà nước Sự phát triển tài chính - được coi là "bộ não của nền kinh tế" - tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối tài nguyên, kích thích và khuyến khích tiết kiệm, cho phép quản lý rủi ro tốt hơn, hình thành vốn, quản lý tập đoàn và theo dõi doanh nghiệp Đồng thời, hệ thống tài chính phát triển còn cho phép người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận tốt hơn đối với tín dụng và đầu tư vào hoạt động sản xuất Chính

vì vậy mà sự phát triển về tài chính là chủ đề thường được sự quan tâm lớn tại nhiều quốc gia Mặc dù ASEAN là khu vực có tốc độ phát triển tài chính tương đối cao trong giai đoạn gần đây, tuy nhiên khi so sánh với các khu vực phát triển khác thì vẫn còn rất hạn chế Bên cạnh đó, do đặc thù cũng như yêu cầu cao để có thể phát triển được hệ thống tài chính mà chỉ số ít những quốc gia ASEAN như Singapore, Thái Lan hay Malaysia mới có khả năng thực hiện được Hơn thế nữa, trong mỗi quốc gia sự phát triển tài chính có thể sẽ không đồng đều giữa các khu vực thành thị và nông thôn Chính điều này làm sự phân phối thu nhập sẽ không đồng đều giữa người dân trong mỗi một quốc gia

Vì vậy, nhóm quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tác động của FDI, sự thay đổi công nghệ và sự phát triển tài chính đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN” nhằm chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố trên đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN, qua đó xây dựng hệ thống giải pháp nhằm hạn chế vấn đề này ở các nước trong khu vực Đông Nam Á

Trang 14

1.2 Tổng quan nghiên cứu

1.2.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập

Pan-Long Tsai (1995) nghiên cứu mối liên hệ giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập Nghiên cứu cho thấy rằng FDI gây ra tình trạng phân phối thu nhập không bình đẳng hơn

ở các quốc gia kém phát triển khu vực Tây và Nam Á khi so sánh với các nước phát triển hơn Ngoài FDI, thực nghiệm của nghiên cứu cũng cho thấy rằng mức độ phát triển kinh

tế, vai trò của chính phủ và, một phần nhỏ, tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong một quốc gia kém phát triển đang là những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập

Kevin Sylwester (2005) với nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI, tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập với báo cáo "Foreign direct investment, growth and income inequality

in less developed countries" Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu trong giai đoạn từ 1970 – 1989

đã chỉ ra rằng FDI có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng lại không có nhiều ảnh hưởng đến sự thay đổi bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia kém phát triển hơn

Parantap Basu and Alessandra Guariglia (2007), nghiên cứu mối liên hệ giữa FDI, bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, cả từ góc độ thực nghiệm và lý thuyết Sử dụng bảng dữ liệu về 119 quốc gia đang phát triển từ 1970 đến 1999, tác giả đã đưa ra kết luận rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng nhưng đồng thời làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập

Paolo Figini and Holger Görg (2016) với nghiên cứu “Does Foreign Direct Investment Affect Wage Inequality? An Empirical Investigation” sử dụng mô hình GMM nghiên cứu mối liên hệ giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập ở hơn 100 quốc gia trong thời gian từ năm 1980 đến năm 2002 Kết quả chỉ ra rằng tác động của FDI là khác nhau dựa vào mức độ phát triển của các quốc gia Ở các quốc gia kém phát triển, FDI có mối quan

hệ phi tuyến tính đối với bất bình đẳng thu nhập: tình trạng bất bình đẳng sẽ gia tăng khi quốc gia nhận được đầu tư FDI nhưng khi đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng đến một mức nhất định thì tình trạng bất bình đẳng sẽ được giảm xuống Còn đối với các quốc gia phát triển, FDI sẽ làm giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập

Tác giả Nguyễn Thanh Hằng (2017) với nghiên cứu về “Tác động của FDI đến bất bình đẳng thu nhập ở nhóm nước thu nhập trung bình thấp” sử dụng dữ liệu của 23 nước

Trang 15

có mức thu nhập trung bình thấp (gồm 2 nước châu Âu, 11 nước châu Á, 5 nước châu Mỹ

và 5 nước châu Phi) giai đoạn 2002 - 2011 Nghiên cứu đã tìm thấy tác động của cả 3 loại FDI một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên bất bình đẳng thu nhập Trong khi FDI khai thác tài nguyên và FDI cho thấy tác động trực tiếp làm giảm mức độ bất bình đẳng thu nhập thì vẫn chưa có bằng chứng cho thấy tác động trực tiếp của FDI sản xuất đến bất bình đẳng thu nhập, tiu vậy lại có tác động gián tiếp Với trình độ giáo dục cao hơn, khả năng kiểm soát tham nhũng tốt hơn và mở cửa thương mại sâu hơn sẽ giúp phát huy tốt hơn tác dụng làm giảm bất bình đẳng thu nhập của các dòng vốn FDI

Macarena Suanes (2016) với nghiên cứu “Foreign direct investment and income inequality in Latin America: a sectoral analysis” sử dụng số liệu của 13 quốc gia Mỹ Latinh trong giai đoạn 1980-2009 Kết quả cho thấy, FDI trong cả lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp sản xuất đều làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập

Kalaichelvi Ravinthirakumaran và Navaratnam Ravinthirakumaran (2017) với nghiên cứu “The impact of foreign direct investment on income inequality: A panel autogressive distributed lag approach for the asia-pacific economic cooperation developing economies”

sử dụng bảng dữ liệu cân bằng của 13 nước APEC giai đoạn 1990-2015 Nghiên cứu cho thấy dòng vốn FDI giúp thu hẹp mức độ bất bình đẳng trong các nền kinh tế APEC Hơn nữa, việc tăng dòng vốn FDI đóng vai trò quan trọng để tiếp tục đà giảm bất bình đẳng thu nhập Trên cơ sở đó, dòng vốn FDI cần được coi là chiến lược tốt nhất để giải quyết tình trạng bất bình đẳng thu nhập

Chiara Franco & Elisa Gerussi (2013) với nghiên cứu “Trade, foreign direct investments (FDI) and income inequality: Empirical evidence from transition countries” đã kiểm định rằng liệu thương mại và FDI có ảnh hưởng đến phân phối thu nhập ở 17 nền kinh

tế chuyển đổi trong giai đoạn 1990 – 2006 hay không Kết quả chi ra rằng FDI không ảnh hưởng đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập

Maksudjan Yuldashev & cộng sự (2023) với bài viết “Impact of foreign direct investment on income inequality: Evidence from selected Asian economies” sử dụng mô hình AMG với bộ dữ liệu hàng năm của 10 quốc gia kém phát triển trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1990 đến 2020 Nhóm tác giả trên đã kết luận rằng FDI có hiệu quả hơn

Trang 16

trong việc làm giảm bất bình đẳng thu nhập khi mà vốn con người (Human Capital) của các quốc gia được cải thiện và GDP gia tăng

1.2.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự thay đổi công nghệ và bất bình đẳng thu nhập

Florence Jaumotte và cộng sự (2008) với nghiên cứu “Rising Income Inequality: Technology, or Trade and Financial Globalization?” xem xét và đánh giá mối quan hệ giữa công nghệ, thương mại, toàn cầu hóa và sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở nhiều quốc gia trên thế giới Kết quả nghiên cứu chỉ ra tiến bộ về công nghệ có tác động làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập và có tác động lớn hơn so với toàn cầu hóa đối với bất bình đẳng Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra một kết luận quan trọng khác là sự phát triển về con người

sẽ giúp tận dụng các cơ hội của xu hướng toàn cầu hóa và các thay đổi về công nghệ Điều này nhấn mạnh nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo ở cả các nước phát triển

và đang phát triển trong việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng

John Van Reenen (2011) với báo cáo “Wage inequality, technology and trade: 21st century evidence” mô tả và giải thích một số xu hướng chính trong phân phối thu nhập và

kỹ năng trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 2004 Kết quả chi ra rằng, sự thay đổi về công nghệ làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng Điều này xảy ra nhanh chóng ở các quốc gia OECD, bắt đầu tại Hoa Kỳ và Anh vào cuối thập kỷ 1970 Lý do của xu hướng gia tăng bất bình đẳng này là do nhu cầu về lao động kỹ năng liên quan đến công nghệ có xu hướng tăng mạnh và vượt qua mức cung ứng của thị trường Kể từ đầu thập niên 90, thị trường lao động đã trở nên phân hóa hơn với việc các công việc có thu nhập trung bình giảm, trong khi công việc có thu nhập thấp và cao có xu hướng tăng lên Điều này xảy ra bởi phát triển máy tính sẽ bổ trợ những công việc đòi hỏi kỹ năng, nhưng lại thay thế cho các công việc đơn giản như nhân viên văn phòng, đồng thời nhu cầu về công việc không yêu cầu kỹ năng không bị ảnh hưởng quá nhiều

Amy Huong Yong Jin & Cộng sự (2019) với nghiên cứu “Information and Communication Technology (ICT) and Income Inequality in ASEAN-5 Countries” sử dụng

mô hình ARDL dựa trên số liệu bảng thứ cấp của ASEAN-5 cụ thể là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines trong giai đoạn 2003 - 2007 Kết quả của nghiên cứu

Trang 17

cho thấy mối quan hệ giữa ICT và bất bình đẳng thu nhập ở các nước ASEAN-5 là tích cực, theo đó số lượng người dùng Internet ở các quốc gia ASEAN-5 có tác động đáng kể đến bất bình đẳng thu nhập Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông là cần thiết để ngăn cản tình trạng gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở các nước ASEAN-5

Simplice A Asongu & cộng sự (2022) với nghiên cứu “Does E-governance reduce income inequality in sub-Saharan Africa? Evidence from a dynamic panel” cũng chỉ ra rằng công nghệ thông tin làm giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập và ảnh hưởng tích cực đến chất lượng quản trị Nghiên cứu sử dụng mô hình ADRL dựa trên số liệu tổng hợp từ 42 nền kinh tế châu Phi cận Sahara trong quá trình 1996 - 2020

Zia Qureshi (2021) với bài viết “Technology, growth, and inequality: Changing dynamics in the digital era” chỉ ra rằng sự phát triển của nền kinh tế kĩ thuật số trong thời đại ngày nay không những không phát huy hết tiềm năng để làm tăng năng suất lao động

và tăng trưởng kinh tế mà còn đẩy bất bình đẳng thu nhập lên cao hơn

Ganna Kharlamova & cộng sự (2018) tiến hành nghiên cứu “The impact of technological changes on income inequality: the EU states case study” dựa trên dữ liệu của

2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2006 – 2017) và giai đoạn 2 (2010 – 2017) của các quốc gia châu

Âu Nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp hồi quy và phân tích nhóm, chỉ ra rằng sự phát triển công nghệ đóng góp vào việc gia tăng năng suất lao động tuy nhiên lại dẫn đến tình trạng nhiều công việc bị thay thế bởi robot hoặc là máy móc, điều này làm tình trạng bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn Nhìn chung, ở các quốc gia lớn, tình trạng gia tăng bất bình đẳng thu nhập thường khó xảy ra dưới sự ảnh hưởng của công nghệ, ngược lại ở các quốc gia nhỏ, sự thay đổi về công nghệ có thể tạo ra một ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng này

Nawab Khan và cộng sự (2020) với báo cáo “The Influence of Information Communication Technology Development on Income Inequality” nghiên cứu về tác động của sự phát triển công nghệ thông tin đến bất bình đẳng thu nhập bằng cách sử dụng dữ liệu vào năm 2016 của các quốc gia OECD ngoại trừ Hàn Quốc và Nhật Bản do sự thiếu hụt về

dữ liệu Kết quả chỉ ra sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông giúp cải thiện tình trạng bất bình đẳng thu nhập Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn cho thấy sự phát triển của

Trang 18

thông tin và truyền thông sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn

là những doanh nghiệp lớn

Nguyen Thanh Binh (2022) với luận án “The Impact Of Technological Change On Income Inequality In Selected Asian Countries” đã nghiên cứu tác động của sự thay đổi công nghệ đến bất bình đẳng thu nhập ở 22 quốc gia có thu nhập trung bình ở châu Á từ

2011 đến 2019 Kết quả chỉ ra rằng sự thay đổi công nghệ ở các nước đã làm giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập Ngoài ra, độ mở tài chính và chi tiêu chính phủ cũng có tác động tương tự nhưng ngược lại FDI, giáo dục và độ mở cửa thương mại lại làm cho tình trạng bất bình đẳng thu nhập trở nên nghiêm trọng hơn

Nghiên cứu “Inequality in ASIA and the Pacific in the era of 2030 Agenda for Sustainable Development” của Liên Hợp Quốc vào năm 2018 cho rằng mối quan hệ giữa công nghệ và bất bình đẳng có ở nhiều mặt Công nghệ đem đến sự phân chia công bằng bằng cách làm cho nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng và tăng năng suất lao động ở một số nền kinh tế đang phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương Bên cạnh

đó, công nghệ cũng khiến sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng khi các quốc gia có sự khác biệt về đầu tư, chính sách hỗ trợ, trình độ công nghệ hay sự khác biệt về nhu cầu về vốn hay lao động có kĩ năng

1.2.3 Nghiên cứu về sự phát triển tài chính và bất bình đẳng thu nhập

Unal Seven and Yener Coskun (2016) sử dụng kỹ thuật ước lượng GMM trong nghiên cứu “Does financial development reduce income inequality and poverty? Evidence from emerging countries” để kiểm chứng xem sự phát triển của ngân hàng và thị trường chứng khoán có đóng góp vào việc làm giảm bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia mới nổi hay không Sử dụng dữ liệu bảng trong khoảng thời gian từ 1987 đến 2011, tác giả đã đánh giá

cả ảnh hưởng riêng biệt lẫn đồng thời của ngân hàng và thị trường chứng khoán Kết quả chỉ ra rằng mặc dù sự phát triển tài chính thúc đẩy tăng trường kinh tế nhưng nó không thực

sự có lợi cho những người có thu nhập thấp ở các quốc gia mới nổi trong việc thu hẹp khoảng cách về thu nhập đối với những người có thu nhập cao

Nguyễn Thị Mỹ Linh (2019) với nghiên cứu “Phát triển Tài chính và bất bình đẳng thu nhập - bằng chứng thực nghiệm tại Đông Nam Á” đã sử dụng kỹ thuật ước lượng GMM

Trang 19

cho dữ liệu bảng của 8 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1992 đến 2016 Kết quả cho thấy mối quan hệ hình chữ U thuận giữa tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và bất bình đẳng thu nhập, trong khi đó, giữa phát triển tài chính và bất bình đẳng có mối quan hệ theo hình chữ U ngược Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực có tác động

âm có ý nghĩa đến bất bình đẳng, tức có ý nghĩa quan trọng làm cho phân phối thu nhập trở nên bình đẳng hơn Các phát hiện này đưa đến một số hàm ý chính sách cho Chính phủ các nước vùng Đông Nam Á

Sami Ben Naceur và RuiXin Zhang (2016) cung cấp những bằng chứng về mối quan

hệ giữa sự phát triển tài chính và phân phối thu nhập thông qua nghiên cứu “Financial Development, Inequality and Poverty: Some International Evidence” Hai tác giả sử dụng

dữ liệu của 143 nước trên thế giới từ năm 1961 đến 2011 Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có bốn trong năm khía cạnh của phát triển tài chính có thể tác động tới việc làm giảm bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo, ngoại trừ tự do hóa tài chính, đó là độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận tài chính, hiệu quả tài chính, sự ổn định tài chính Hơn thế nữa, những phát triển về hệ thống ngân hàng có xu hướng ảnh hưởng lớn hơn đến phân phối thu nhập hơn là sự phát triển của thị trường chứng khoán

Yener Altunbas và John Thornton (2020) đã tìm thấy bằng chứng về tác động làm gia tăng bất bình đẳng của sự phát triển tài chính Sử dụng mô hình QR cho 121 nước trên thế giới trong giai đoạn từ 1987 - 2011, họ xây dựng các chỉ số tổng hợp cho sự phát triển ngân hàng, sự phát triển thị trường chứng khoán và sự phát triển tài chính tổng thể bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích thành phần chính (PCA) Kết quả cho thấy sự phát triển ngân hàng làm tình trạng bất bình đẳng thu nhập trở nên xấu đi trong khi kết quả không đáng kể đối với sự phát triển thị trường chứng khoán và sự phát triển tài chính tổng thể Cụ thể hơn, sự phát triển ngân hàng, so với sự phát triển thị trường chứng khoán, có tác động mạnh hơn đối với bất bình đẳng thu nhập ở các nước đang phát triển

Dollar và Kraay (2002) sử dụng một mẫu gồm 92 quốc gia để nghiên cứu tác động của sự phát triển tài chính đối với phân phối thu nhập và giảm nghèo Nhóm tác giả nghiên cứu sự phát triển tài chính dựa trên độ sâu của ngành ngân hàng (đo bằng tỷ lệ tài sản ngân hàng thương mại so với tổng tài sản ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương) Tác

Trang 20

giả chỉ ra rằng sự phát triển tài chính thường tăng mức thu nhập trung bình với tác động không đồng đều đối với phân phối thu nhập Họ cho rằng sự phát triển tài chính có lợi cho nhóm người nghèo nhất như đối với nhóm thu nhập khác trong nền kinh tế, điều này nhấn mạnh sự quan trọng của thị trường tài chính phát triển đối với sự cân đối trong phân phối thu nhập và giảm nghèo

Clarke và cộng sự (2006) với nghiên cứu “Finance and Income Inequality: What Do the Data Tell Us?” đã sử dụng bộ dữ liệu của 83 quốc gia phát triển và đang phát triển trong giai đoạn từ 1960 đến 1995 Nhóm tác giả phản đối giả thuyết rằng sự phát triển tài chính chỉ có lợi cho những người giàu Kết quả nhóm tác giả tìm thấy rằng bên cạnh làm giúp nền kinh tế phát triển, thì sự phát triển tài chính còn làm giảm bất bình đẳng thu nhập Cụ thể, khi ngành tài chính trở nên phát triển hơn theo thời gian, mức độ bất bình đẳng thu nhập có

xu hướng giảm

Vivien Kappel (2010) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của sự phát triển tài chính đến bất bình đảng thu nhập và sự nghèo đói của 78 quốc gia đang phát triển và phát triển trong giai đoạn từ 1960 đến năm 2006 đã sử dụng mô hình OLS, RE, 2SLS và đưa ra kết quả rằng bất bình đẳng thu nhập và sự nghèo đói được giảm không chỉ thông qua việc thị trường vay vốn cải thiện, mà còn thông qua việc thị trường chứng khoán phát triển hơn Ngoài ra cùng, tác giả cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy chi tiêu của chính phủ dẫn đến sự giảm bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia thu nhập cao nhưng không có tác động ở các nước thu nhập thấp

Ambreen Sultan (2019) với luận án “Finance - Inequality nexus in emerging countries” sử dụng bộ dữ liệu của 20 quốc gia mới phát triển giai đoạn 2000 - 2017 để nghiên cứu tác động của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập, xem xét năm khía cạnh phát triển tài chính dựa trên ngân hàng và dựa trên thị trường chứng khoán là khả năng tiếp cận, chiều sâu, hiệu quả, tính ổn định và tự do hóa Bằng cách sử dụng mô hình GMM, nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ sâu của hệ thống ngân hàng làm giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập Ngoài ra, tác giả cũng đã đưa ra kết luận rằng phát triển tài chính dựa trên thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng và ổn định hơn trong việc giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập so với phát triển tài chính dựa vào ngân hàng

Trang 21

Hafiza Sadaf Zahra (2019) với nghiên cứu “The Effect of Financial Development on

Income Inequality” sử dụng bộ dữ liệu bảng của 13 quốc gia đang phát triển giai đoạn từ

năm 1991 đến năm 2015 Tác giả đã áp dụng mô hình ARDL với phát triển tài chính được coi là các biến độc lập còn bất bình đẳng thu nhập là biến phụ thuộc; các biến kiểm soát là GDP, chi tiêu Chính phủ, độ mở cửa thương mại, lạm phát và tăng trưởng dân số Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển tài chính có làm giảm bất bình đẳng thu nhập trong dài hạn

O Denk và B Cournède (2015) với “Finance and income inequality in OECD countries Bài viết sử dụng dữ liệu từ các nước OECD trong ba thập kỷ qua bài nhằm phân tích mối quan hệ giữa tài chính và bất bình đẳng thu nhập trong toàn bộ dân cư cũng như giữa tài chính và tăng trưởng thu nhập của các hộ gia đình ở các mức thu nhập khác nhau Nghiên cứu sử dụng mô hình gồm các biến độc lập: giá trị gia tăng tài chính, tỷ lệ thất nghiệp, số năm học, độ mở thương mại, giả khủng hoảng ngân hàng, hiệu ứng cố định trong năm, xu hướng quốc gia tuyến tính, tín dụng trung gian, vốn hóa thị trường chứng khoán

và biến phụ thuộc là chỉ số Gini Kết quả cho thấy việc mở rộng tài chính đã làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập Mức độ trung gian tín dụng và thị trường chứng khoán cao hơn đều liên quan đến sự phân bổ thu nhập không đồng đều hơn Bất bình đẳng thu nhập lớn hơn có thể không làm giảm phúc lợi của ngay cả những người có thu nhập thấp nhất miễn

là tăng trưởng thu nhập của họ không bị ảnh hưởng tiêu cực

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

− Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá tác động của FDI, sự thay đổi công nghệ và sự phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2021

Từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng này

− Mục tiêu cụ thể:

• Đánh giá mức độ tác động của FDI, sự thay đổi công nghệ và sự phát triển tài chính đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN

Trang 22

• Xây dựng hệ thống các giải pháp cho Chính phủ và doanh nghiệp để tận dụng dòng vốn FDI, tăng cường phát triển công nghệ và hệ thống tài chính đồng thời ngày càng làm thu hẹp khoảng cách thu nhập ở các quốc gia ASEAN

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

− Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tác động của FDI, sự thay đổi công nghệ và sự phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN

− Phạm vi nghiên cứu:

• Về không gian: Các quốc gia ASEAN, bao gồm 10 quốc gia: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam

• Về thời gian: năm 2000 đến năm 2021

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Bài nghiên cứu sử dụng những dữ liệu đã được công bố - còn gọi là dữ liệu thứ cấp

để có thể phân tích Những dữ liệu này đều được công bố từ những tổ chức uy tín trên Thế giới như World Bank, ADB, …

1.5.2 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng chính để mô tả các biến và thể hiện thực trạng về việc thu hút FDI, sự thay đổi công nghệ và sự phát triển tài chính ở các quốc gia ASEAN trong khoảng thời gian nghiên cứu Nhóm phương pháp này có sự hỗ trợ của hệ thống bảng, biểu, hình và các suy diễn logic;

1.5.3 Phương pháp ước lượng

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng lượng hồi quy dữ liệu bảng (panel data) Để đánh giá tác động của FDI, sự thay đổi công nghệ và sự phát triển tài chính, báo cáo lựa chọn mô hình phù hợp giữa các mô hình là phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pool Ordinary Least Square – OLS), tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM), tác động ngẫu nhiên (Ramdom Effect Model)

Trang 23

Để lựa chọn mô hình phù hợp, nghiên cứu sử dụng kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian để kiểm tra sự tồn tại của tác động ngẫu nhiên, giúp ta lựa chọn mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình OLS Giả thuyết H0 được đưa đưa ra ở đây là phương sai sai

số không đổi Nếu chấp nhận H0 thì không tồn tại tác động ngẫu nhiên và mô hình OLS được tiếp tục sử dụng Ngược lại nếu bác bỏ H0 thì có tồn tại tác động ngẫu nhiên, ta sẽ không sử dụng mô hình OLS mà tiến hành đánh giá sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên

Sau đó, báo cáo tiếp tục kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Wald

và sự tự tương quan bằng kiểm định Wooldridge của mô hình được chọn giữa FEM và REM Nếu độ tin cậy của mô hình cao do không mắc lỗi tự tương quan và phương sai sai sốt thay đổi thì tiếp tục sử dụng mô hình Còn ngược lại nếu độ tin cậy của mô hình không cao thì nghiên cứu khắc phục những thiếu sót này bằng mô hình FGLS Phương pháp này

sẽ ước tính mô hình theo phương pháp OLS (ngay cả trong trường hợp có sự tồn tại của hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi) Các sai số được rút ra từ mô hình sẽ được dùng để ước tính ma trận phương sai Cuối cùng, sử dụng ma trận này để chuyển đổi các biến ban đầu và ước tính giá trị các tham số cần tìm trong trong mô hình

1.6 Những đóng góp và hạn chế của đề tài

1.6.1 Những đóng góp mới

− Đóng góp về khoa học

Đề tài định hình được xu hướng tác động của các nhân tố nghiên cứu ảnh hưởng tới tình trạng bất bình đẳng thu nhập và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó Từ đó đóng góp nhất định vào khung lý luận và nghiên cứu khoa học về các nhân tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN nói chung và ba nhân tố được nghiên cứu trong bài nói riêng

Trang 24

− Đóng góp về thực tiễn

Đề tài nghiên cứu cung cấp các dữ liệu phong phú về tình hình bất bình đẳng thu nhập, thực trạng thu hút FDI, sự thay đổi công nghệ và sự phát triển tài chính của các nước ASEAN, đồng thời có kiến nghị các giải pháp giúp thu hút FDI, cải thiện nền tảng công nghệ và tài chính đối với Chính phủ và doanh nghiệp đồng thời thu hẹp khoảng cách phân phối thu nhập đối với các quốc gia trong khu vực Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu khác

1.6.2 Hạn chế

Bài nghiên cứu đánh giá tác động của FDI, sự thay đổi công nghệ và sự phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN Việc sử dụng mô hình định lượng trong bài nghiên cứu gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu ở một số quốc gia, vì vậy nhóm nghiên cứu mới chỉ đưa vào một số biến dễ lượng hóa và có đủ số liệu để đại diện cho các nhân tố trên để tính toán và đánh giá tác động của các nhân tố trên đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở các nước ASEAN

1.7 Kết cấu đề tài

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Khuyến nghị giải pháp

Trang 25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận các yếu tố liên quan, các nghiên cứu thực nghiệm, khung phân tích tác động của FDI, sự thay đổi công nghệ, sự phát triển tài chính của báo cáo được trình bày ở Hình 2.1

Hình 2.1: Khung lý thuyết

Dựa trên khung lý thuyết được đưa ra ở phần trên, các giả thuyết được đưa ra là:

Giả thuyết H1: Việc thu hút FDI có tác động làm giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN

Giả thuyết H2: Sự thay đổi công nghệ có tác động làm giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN

Giả thuyết H3: Sự phát triển tài chính có tác động làm giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia ASEAN

2.2 Bất bình đẳng thu nhập

2.2.1 Khái niệm

Trang 26

Bất bình đẳng thu nhập là một thuật ngữ rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh mà nó được sử dụng Tổ chức Hợp tác và Phát triển OECD (2019) định nghĩa về bất bình đẳng thu nhập là “sự khác biệt trong phân phối thu nhập giữa các cá nhân và/hoặc dân số” (OECD, 2019) Theo Milanovic trong nghiên cứu “Worlds Apart: Measuring International and Global Inequality” (2005), bất bình đẳng thu nhập là sự chênh lệch trong phân phối thu nhập giữa tất cả các cá nhân, nhóm, tầng lớp xã hội hoặc quốc gia Ngoài ra, bất bình đẳng thu nhập còn được định nghĩa là mức độ mà thu nhập được phân phối không đều trong các nhóm thu nhập khác nhau trong một nền kinh tế

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở trên thế giới đang trở nên đáng lo ngại ở hầu hết các nước trong vòng ba thập kỷ qua (Jaumotte et al., 2013) Sự gia tăng về chênh lệch trong phân phối thu nhập, một khía cạnh quan trọng của bất bình đẳng kinh tế, đã tạo ra sự quan tâm và tranh luận về cách giải quyết Bất bình đẳng thu nhập cao có thể ảnh hưởng bất lợi đến người nghèo và gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội

2.2.2 Thước đo

Đường cong Lorenz (Lorenz curve) là một trong những cách đơn giản nhất để biểu thị sự bất bình đẳng Trên trục hoành là số lượng người nhận thu nhập tích luỹ từ người nghèo nhất đến người giàu nhất Trên trục tung, biểu đồ hiển thị tỷ lệ tích luỹ của tổng thu nhập Đường cong Lorenz cho thấy phần trăm thu nhập thuộc về x phần trăm dân số Đường cong này thường được so với đường 45 độ đại diện cho sự bình đẳng hoàn hảo, trong đó mỗi phần trăm x của dân số nhận được cùng phần trăm x của thu nhập Do đó, đường cong Lorenz càng xa so với đường 45 độ thì sự phân phối thu nhập càng bất bình đẳng hơn

Trang 27

Hình 2.2: Minh họa đường cong Lorenz

Dựa trên đường cong Lorenz, nhiều chỉ số giúp đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập đã được giới thiệu trong thực tế như Gini Index, Robin Hood Index (Hoover Index), Atkinson Index, Decile Ratio,

Atkinson Index là phương pháp đo lường bất bình đẳng dựa trên phương pháp phúc lợi phổ biến nhất Chỉ số này cho biết phần trăm thu nhập mà một cộng đồng sẽ phải bỏ ra

để đạt được sự phân chia thu nhập bình đẳng hơn giữa các công dân Chỉ số này phụ thuộc vào mức độ khắt khe của xã hội đối với sự bất bình đẳng, trong đó giá trị Atkinson Index cao hơn tượng trưng cho việc mỗi cá nhân sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ xã hội hơn hoặc

sự sẵn sàng của cá nhân chấp nhận thu nhập thấp hơn để đổi lấy phân chia thu nhập cân đối hơn

Tỷ lệ thập phân (Decile Ratio) là một cách đo lường bất bình đẳng về thu nhập Phương pháp này dựa trên việc phân bổ thu nhập của dân số thành mười nhóm bằng nhau, mỗi nhóm đại diện cho 10% dân số Tỷ lệ thập phân so sánh thu nhập của thập phân vị có

Trang 28

thu nhập cao nhất với thập phân vị có thu nhập thấp nhất cung cấp cái nhìn sâu sắc về khoảng cách thu nhập giữa phân khúc dân số trên và dưới

Robin Hood Index (còn được gọi là Hoover Index) là chỉ số cho biết tỷ lệ thu nhập tổng cộng phải được phân phối lại để đạt được trạng thái bình đẳng hoàn hảo hay phần trăm tổng thu nhập của các hộ gia đình có thu nhập cao hơn trung bình phải được chuyển cho các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn để đạt được sự cân đối trong phân phối thu nhập Giá trị của chỉ số này cao hơn chỉ ra sự bất bình đẳng lớn hơn, đòi hỏi sự chuyển đổi thu nhập nhiều hơn để đạt được sự cân đối trong phân phối thu nhập Robin Hood Index có thể được biểu đồ hóa dưới dạng khoảng cách dọc tối đa giữa đường Lorenz và đường 45 độ đại diện cho sự bình đẳng hoàn hảo của thu nhập

Hình 2.3: Minh họa Robin Hood Index theo mối quan hệ với đường cong Lorenz

Gini Index là chỉ số dựa trên đường cong Lorenz và nằm trong khoảng từ 0 đến 100, với 0 biểu thị sự bình đẳng hoàn hảo (thu nhập giữa người với người là như nhau) và 100 biểu thị sự bất bình đẳng hoàn toàn (một người sở hữu toàn bộ thu nhập và những người còn lại không sở hữu bất kỳ thu nhập nào) Chỉ số Gini được tính bằng tỉ số diện tích giữa hai đường cong (đường cong Lorenz và đường 45 độ) đến vùng bên dưới đường 45 độ (Das,

Trang 29

2016) Đường 45 độ còn được gọi là “Đường bình đẳng” biểu thị không có sự bất bình đẳng

về thu nhập Trong Hình 2.4, tỷ số A/(A+B) biểu thị thước đo về bất bình đẳng thu nhập và được gọi là hệ số Gini, chỉ số Gini hoặc đơn giản là Gini

Hình 2.4: Minh họa Gini Index theo mối quan hệ

với đường cong Lorenz và đường 45 độ

Mỗi cách đo lưòng bất bình đẳng thu nhập đều có điểm mạnh và hạn chế riêng, tuy nhiên Gini Index là phương pháp phổ biến nhất trên thực tế và được coi là lựa chọn mặc định trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhờ ưu thế của nó và sự sẵn có của dữ liệu (Ferreira và cộng sự, 2015) Gini Index sử dụng thông tin về phân phối thu nhập của toàn

bộ dân số trong một quốc gia nhưng độc lập với kích thước của nền kinh tế và dân số của quốc gia đó Ví dụ như khi đo lường bằng bất bình đẳng bằng tỷ lệ thập phân (Decile Ratio), người ta có thể chỉ tập trung vào so sánh phân phối thu nhập của nhóm 10% những người

có thu nhấp thấp nhất và nhóm 10% những người có thu nhập cao nhất trong khi đó Gini Index lại có thể thể hiện được rõ sự khác biệt trong phân phối thu nhập trong toàn bộ dân

số Vì vậy, trong nghiên cứu này, nhóm sử dụng Gini Index để đo lường bất bình đẳng thu nhập Nguồn số liệu được lấy từ World Income Inequality Database (WIID)

2.3 FDI và tác động của FDI đến bất bình đẳng thu nhập

Trang 30

2.3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

2.3.1.1 Khái niệm

Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF (2009) đưa ra định nghĩa rằng: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài

là một loại hình đầu tư được thực hiện nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho một doanh nghiệp hoạt động tại một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, qua đó có được tiếng nói trong quản lý doanh nghiệp”

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) định nghĩa rằng “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động khi một nhà đầu tư có trụ sở tại một quốc gia (quốc gia đầu tư) có được một tài sản ở một quốc gia khác (quốc gia nhận đầu tư) và có quyền quản lý tài sản đó”

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình đầu tư xuyên biên giới trong đó nhà đầu tư cư trú tại một nền kinh

tế này thiết lập mối quan tâm lâu dài và mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với một doanh nghiệp cư trú trong nền kinh tế khác.”

Hội Liên hợp quốc tế về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) xác định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được định nghĩa là một khoản đầu tư liên quan đến một mối quan hệ lâu dài và phản ánh sự quan tâm và kiểm soát của một thực thể tại nước đi đầu tư (doanh nghiệp đi đầu tư hoặc doanh nghiệp mẹ) đối với một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh

tế khác.”

2.3.1.2 Phân loại FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân chia dựa trên 5 căn cứ: căn cứ theo liên kết đầu tư, căn cứ theo cách thức xâm nhập, căn cứ vào tính pháp lý, căn cứ vào lĩnh vực đầu

tư, căn cứ vào mục tiêu của chủ đầu tư

Căn cứ theo liên kết đầu tư:

FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI) là hoạt động mở rộng quy mô sản xuất các hàng hóa giống hoặc tương tự ở nội địa tại thị trường nước ngoài (nước sở tại)

FDI theo chiều dọc (Vertical FDI) là việc tận dụng nguồn tài nguyên giá rẻ ở nước sở tại hoặc giành quyền kiểm soát và khai thác nguyên vật liệu (backward vertical FDI) hoặc

để thu hẹp khoảng cách với người tiêu dùng bằng cách mua lại các kênh phân phối (forward

Trang 31

vertical FDI) với mục đích phá vỡ các rào cản tiếp cận thị trường, đẩy mạnh phân phối và tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong nước ra nước ngoài

FDI hỗn hợp (Conglomerate FDI), bao gồm cả FDI theo chiều ngang và chiều dọc FDI hỗn hợp là hình thức mà nhà đầu tư và bên nhận đầu tư hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Đồng thời, các nhà đầu tư thực hiện hai chiến lược: quốc tế hóa và

đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh để phân tán rủi ro và tiếp cận vào các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao

Căn cứ theo cách thức thâm nhập:

Đầu tư mới (Greenfield): là loại hình mà chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựng

cơ sở sản xuất, tiến hành các hoạt động kinh doanh tại quốc gia nhận đầu tư Hình thức này thường được chào đón tại các quốc gia sở tại do nó kích thích cơ hội việc làm và làm tăng sản lượng đầu ra

Mua lại và sáp nhập xuyên biên giới (M&A) là hình thức nhà đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp nhập cơ sở kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư Tuy nhiên, không phải lúc nào M&A cũng được các quốc gia sở tại hoan nghênh do một số tác động không tích cực Liên doanh (Joint ventures) là hình thức nhà đầu tư hợp tác với các công ty địa phương, với tổ chức nhà nước hoặc với doanh nghiệp nước ngoài khác tại quốc gia nhận đầu tư để thành lập công ty liên doanh Một bên sẽ thường cung cấp nguồn lực liên quan đến tài chính và trình độ chuyên môn kỹ thuật, bên còn lại cung cấp các am hiểu về quy định, luật pháp và hệ thống hoạt động của bộ máy chính quyền của nước nhận đầu tư

Căn cứ theo hình thức pháp lý:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở nước sở tại trong đó quy định trách nhiệm chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước nhận đầu tư trên

cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước sở tại với chính phủ nước ngoài

Trang 32

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, được thành lập tại nước nhận đầu tư, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

Căn cứ theo định hướng, mục tiêu của nhà đầu tư:

FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực (Resource-seeking): Đầu tư nhằm đạt được dây chuyền sản xuất và các nguồn lực khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên – thường không

có hoặc đắt đỏ ở nước chủ đầu tư

FDI tìm kiếm thị trường (Market-seeking): Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường mới hoặc duy trì thị trường hiện có

FDI tìm kiếm hiệu quả (Efficiency-seeking): Đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai; xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu

FDI tìm kiếm tài sản chiến lược (Strategic-Asset-Seeking): Đầu tư nhằm bảo vệ hoặc tăng lợi thế cạnh tranh của hãng và/hoặc giảm lợi thế đó của các đối thủ; ngăn chặn việc mất các tài sản chiến lược (hữu hình hoặc vô hình) vào tay đối thủ cạnh tranh

Căn cứ theo lĩnh vực đầu tư:

FDI hướng vào xuất khẩu ra thị trường thế giới: Mục tiêu của loại hình FDI này không phải là để sản xuất sản phẩm tiêu thụ tại thị trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư mà tập trung hướng đến xuất khẩu sang thị trường khác

FDI hướng vào thị trường nội địa của nước tiếp nhận đầu tư: loại hình FDI hướng vào thị trường nội địa của nước tiếp nhận đầu tư bao gồm hàng hóa tiêu dùng (như chế biến thực phẩm và may mặc); các sản phẩm sử dụng nhiều vốn như thép và hóa chất; các dịch

vụ như vận tải, viễn thông, tài chính, điện lực, dịch vụ kinh doanh và thương mại bán lẻ

2.3.1.3 Vai trò của FDI

Vai trò đối với tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có thể được hiểu là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (Per Capital Income - PCI) trong một thời gian nhất định Vai trò của FDI đối

Trang 33

với tăng trưởng kinh tế được biểu hiện rõ thông qua việc cấp một lượng vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai trên cán cân thanh toán, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới và tăng nguồn thu cho chính phủ

FDI góp phần bổ sung một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển Đầu tư quốc tế, với vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, giúp các nước giải được bài toán thiếu vốn đầu tư và dần thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói Trong các nguồn vốn nước ngoài, nguồn vốn FDI được đánh giá là rất quan trọng đối với nhiều nước nhất là các nước đang và kém phát triển khi nó chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các nước này Ngoài ý nghĩa bổ sung một lượng vốn đáng kể cho đầu tư phát triển kinh tế, sự có mặt của nguồn vốn này góp phần tạo điều kiện cho nguồn vốn Nhà nước tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội ưu tiên (cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội, ) Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra các liên kết với các công ty trong nước nhận đầu tư thông qua các mối quan hệ cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu, gia công Qua đó, FDI thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển, gắn kết các công ty trong nước với thị trường thế giới Nhờ vậy, các tiềm năng trong nước được khai thác với hiệu quả cao Tất

cả những hiệu ứng này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia

FDI đóng góp vào bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai trên cán cân thanh toán Cán cân vãng lai phản ánh các khoản thu, chi mang tính thu nhập Bản chất của cán cân này phản ánh tình hình thu chi từ việc mua bán tài sản giữa đối tượng cư trú (trong nước) và đối tượng không cư trú (nước ngoài) Cán cân vãng lai tại các quốc gia đang phát triển thường thâm hụt do giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại các quốc gia này thấp hơn giá trị hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài Khi đó, để cân bằng cán cân thanh toán, một quốc gia đang/kém phát triển cần thu hút dòng vốn chảy vào nền kinh tế nhằm thu được thặng dư cán cân vốn Bằng cách này, dòng vốn FDI có thể bù đắp sự thiếu hụt mậu dịch và ngoại hối và thâm hụt tài khoản vãng lai trên cán cân thanh toán

FDI giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới Vai trò này của FDI thể hiện rất rõ nét ở các nước áp dụng chính sách thu hút FDI hướng vào xuất khẩu Sự xuất hiện của các dự án FDI đi kèm với công nghệ, máy móc,

Trang 34

thiết bị hiện đại đã giúp các nước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu Các dự án FDI tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế hơn Bên cạnh đó thông qua các mối quan hệ sẵn có của các nhà đầu tư nước ngoài,hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn FDI tiếp cận được thị trường thế giới dễ dàng hơn Như vậy, FDI vừa làm tăng năng lực xuất khẩu vừa mở rộng thị trường xuất khẩu cho các nước nhận đầu tư

FDI giúp tăng nguồn thu của chính phủ Các nguồn thu của chính phủ bao gồm 6 hạng mục: thuế và phí; cho thuê tài sản quốc gia; bán tài sản quốc gia; lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước; viện trợ; vay nợ Như vậy, với việc tăng trưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI thì về lý thuyết, chính phủ có thể kỳ vọng thu được thuế và phí từ hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp này, đóng góp vào ngân sách quốc gia

Vai trò đối với tạo việc làm và nâng cao kỹ năng lao động

Tác động của FDI lên số lượng việc làm tại một nền kinh tế chủ nhà phụ thuộc vào số việc làm được tạo ra trực tiếp tại các doanh nghiệp FDI và tác động của những doanh nghiệp này đến số lượng việc làm tại các công ty khác Cụ thể hơn, đầu tư trực tiếp nước ngoài mở

ra nhiều cơ hội cho người dân có được việc làm trong các công ty con hay chi nhánh của doanh nghiệp FDI đồng thời có thể làm tăng số việc làm một cách gián tiếp thông qua việc hợp tác với các nhà cung cấp và các nhà phân phối

Nâng cao năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường cao hơn các doanh nghiệp trong nước Coi hiệu quả làm việc là ưu tiên hàng đầu trong tuyển dụng và sử dụng lao động, các doanh nghiệp có vốn FDI thường xây dựng được một đội ngũ công nhân, nhân viên lành nghề, có tác phong công nghiệp, có kỷ luật cao Phần lớn số lao động này được tham gia đào tạo, huấn luyện ở trong và ngoài nước, được tiếp thu những kinh nghiệm quản lý điều hành của các nhà kinh doanh nước ngoài Đặc biệt với hình thức doanh nghiệp liên doanh, chủ đầu tư của nước chủ nhà, tham gia quản lý cùng các nhà đầu tư nước ngoài, được tiếp cận và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong sản xuất kinh doanh ví dụ như: kinh nghiệm xây dựng và đánh giá dự án, kinh

Trang 35

nghiệm tổ chức và điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, kế toán, quản lý công nghệ, nghiên cứu thị trường, nghệ thuật tiếp thị, thông tin quảng cáo,…

Vai trò đối với chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ được hiểu “là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ” Đơn giản hơn, chuyển giao công nghệ có thể được hiểu là quá trình thực hiện việc chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, công nghệ, phương pháp sản xuất,…để đảm bảo

sự phát triển

Bên cạnh nhu cầu về vốn, các nước đang phát triển còn “rất khát” công nghệ Công nghệ trong nước của các nước này thường đã quá cũ và lạc hậu, khả năng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thấp trong khi đó cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc

độ ngày càng cao trên thế giới Vì vậy, các nước đang phát triển không còn cách nào khác, phải nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển hơn để đẩy nhanh tốc độ phát triển Thế nhưng nguồn vốn trong nước hạn chế, không cho phép các nước này nhập khẩu được nhiều công nghệ Trong khi đó các chủ đầu tư nước ngoài có nhu cầu khai thác lợi thế độc quyền của mình về công nghệ ở nước ngoài Với điều kiện như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài không còn cách lựa chọn nào tốt hơn là tiến hành hoạt động FDI dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh ở các nước đang phát triển Từ đó, FDI trở thành kênh chủ chốt để các nước đang phát triển tiếp cận các công nghệ tiên tiến

Một số vai trò khác của FDI

FDI có thể giúp tăng trưởng kinh tế của nước sở tại thông qua việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp và các ngành khác nhau Khi các công ty con nước ngoài thiết lập mối liên kết với các nhà cung cấp địa phương về nguyên liệu và phụ tùng sản xuất trong nước, FDI có thể gia tăng cơ hội phát triển cho các công ty trong nước Bên cạnh đó, việc gia tăng mức độ cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp địa phương cùng ngành cũng tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa phát triển, cải thiện mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng hiệu quả, tích cực hơn

FDI giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, giúp quốc gia tiếp nhận đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu Loại hình

Trang 36

FDI hướng đến xuất khẩu sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu của quốc gia tiếp nhận đầu tư Nhờ nguồn vốn được bổ sung và sự lan tỏa/chuyển giao công nghệ, năng lực cạnh tranh của quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ được cải thiện Với việc FDI thường được thực hiện bởi các tập đoàn, công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành cầu nối liên kết nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư với nền kinh tế toàn cầu Các doanh nghiệp FDI này cũng

sẽ hình thành các chuỗi cung ứng của mình tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư, giúp cho các doanh nghiệp địa phương có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

FDI cũng củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động đầu

tư nước ngoài ngày càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng Cam kết bảo đảm cho hoạt động FDI và hiệu quả của các dự án FDI là cơ sở để các nước đang phát triển thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác (ODA, tín dụng quốc tế, ) Nhờ đó, quan hệ thương mại của các nước cũng mở rộng theo quá trình phát triển của các doanh nghiệp có vốn FDI Ngoại thương của các nước nhận đầu tư được mở rộng cả về chủng loại hàng hóa cũng như thị trường nhờ rất nhiều vào các doanh nghiệp có vốn FDI Thông qua các dự án FDI, nhất là các dự án của các MNC, các nước đang phát triển từng bước tham gia vào phân công lao động quốc tế và vào hệ thống sản xuất thế giới Hoạt động FDI góp phần làm phong phú,

đa dạng và sâu sắc các quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển, dần dần tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới

2.3.2 Tác động của FDI đến bất bình đẳng thu nhập

Lý thuyết hỗ trợ giả thuyết phi tuyến tính giải thích ảnh hưởng của FDI đến bất bình đẳng thu nhập được Aghion và Howitt (2009) đưa ra Theo lý thuyết này, sự thay đổi về công nghệ gây ra khoảng cách thu nhập giữa lao động không có kỹ năng và lao động có kỹ năng Dựa trên mô hình kinh tế, các tác giả đề xuất rằng có hai giai đoạn phát triển trong việc chuyển giao công nghệ mới từ các doanh nghiệp đa quốc gia (MNEs) sang quốc gia chủ nhà Trong giai đoạn đầu tiên, do các công ty trong nước đang phải học hỏi từ các MNEs để áp dụng công nghệ mới nên các doanh nghiệp này cần một phần lực lượng lao động có kỹ năng để triển khai công nghệ mới Trong quá trình này, ngân sách đầu tư vào việc sáng tạo công nghệ tương đối nhỏ khi công nghệ cũ chủ yếu được sử dụng bởi các

Trang 37

doanh nghiệp trong nước Kết quả là nhu cầu lao động có kỹ năng vẫn ở mức thấp, dẫn đến thu nhập của lao động có kỹ năng và không có kỹ năng vẫn ở mức cân bằng Ở giai đoạn thứ 2, các doanh nghiệp trong nước thành công trong việc triển khai mô hình sử dụng công nghệ mới trong quá trình sản xuất sản phẩm Các doanh nghiệp công ty này sẽ chỉ sử dụng lao động có kỹ năng cho việc sản xuất Điều này khiến nhu cầu lao động có kỹ năng tăng mạnh, làm ảnh hưởng đến thị trường lao động Từ đó, dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập trong giai đoạn này Sau đó, bất bình đẳng thu nhập giảm khi các kỹ năng cần thiết của người lao động được cải thiện và các công ty hoàn thành quá trình chuyển đổi sang mô hình công nghệ mới Ngoài ra, lao động không có kỹ năng cố gắng đạt được nhiều trình độ hơn để trở thành lao động có kỹ năng, để họ có thể tham gia vào tầng lớp thu nhập trung bình, dẫn đến sự giảm bớt các sự khác biệt bất bình đẳng trước đó

Không giống như lý thuyết của Aghion và Howitt, lý thuyết mô hình North - South cho thấy FDI làm tăng bất bình đẳng thu nhập Mô hình này được Feenstra và Hanson phát triển vào năm 1997 và giả định rằng các quốc gia ở phía bắc là các quốc gia phát triển với nguồn lực lao động có kỹ năng dồi dào và các quốc gia ở phía nam là các quốc gia kém phát triển nơi lao động chủ yếu là không có kỹ năng Do đó, các công ty ở các quốc gia phía bắc, chủ yếu sở hữu lao động có kỹ năng, sẽ thuê các công ty ở các quốc gia phía nam,

có nhiều nơi lao động không có kỹ năng để sản xuất các hàng hóa trung gian Sự dồi dào

và chi phí thấp của lao động ở các quốc gia này là lý do thu hút FDI từ các quốc gia phát triển nơi lao động khan hiếm và có chi phí lao động cao hơn Do đó, các công ty đa quốc gia sẽ giảm chi phí bằng cách sử dụng yếu tố lao động chiếm tỷ trọng cao trong quá trình sản xuất Tuy nhiên, từ góc nhìn của các quốc gia phía bắc, các công việc sản xuất chuyển giao sang các quốc gia phía nam là những hoạt động đơn giản, nhưng những công việc đó

ở các quốc gia phía nam có thể được coi là những hoạt động yêu cầu lao động có kỹ năng Điều này thể hiện rằng một số hoạt động có thể được coi là không yêu cầu nhiều về kỹ năng

ở một quốc gia nhưng lại là công việc cần những lao động có kỹ năng ở các quốc gia khác

Do đó, loại FDI này có thể làm tăng nhu cầu và mức lương cho lao động có kỹ năng không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn ở các quốc gia ít phát triển

Ngoài ra, Jensen và Rosas (2007) còn đề xuất hai cách mà đầu tư FDI thông qua đó

có thể ảnh hưởng đến bất bình đẳng Thứ nhất, FDI cung cấp nguồn vốn cho một quốc gia

Trang 38

làm cho vốn từ nước ngoài cạnh tranh với vốn từ địa phương để thu hút người lao động trong nước, làm tăng lương và giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp địa phương từ đó có thể làm giảm bất bình đẳng thu nhập Thứ hai, FDI có thể ảnh hưởng đến bất bình đẳng do các doanh nghiệp nước ngoài thường trả mức lương cao hơn cho người lao động có kỹ năng, làm mở rộng khoảng cách thu nhập giữa người lao động có kỹ năng và không có kỹ năng, từ đó làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng Tuy nhiên, nếu những doanh nghiệp này cũng trả mức lương cao hơn cho người lao động không có kỹ năng, FDI khi đó sẽ làm giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập bằng cách tăng thu nhập cho những người lao động khó khăn hơn

2.4 Sự thay đổi công nghệ và tác động của sự thay đổi công nghệ đến bất bình đẳng thu nhập

2.4.1 Công nghệ và sự thay đổi công nghệ

Thứ ba, công nghệ gồm có những công cụ, những kỹ thuật do con người tạo ra và cách thức cần thiết để chúng hoạt động được

Thứ tư, công nghệ là sản phẩm của quá trình phát triển trong đó những chức năng, kiến thức, vật chất và môi trường của vật chất tương thích với nhau

Thứ năm, công nghệ là toàn bộ những kiến thức, ý tưởng, quá trình thử nghiệm, những thực thể vô hình và hữu hình cần thiết để nhận biết các vấn đề kỹ thuật và để khái niệm hóa, xây dựng, nghiên cứu, phát triển, kiểm tra, áp dụng và duy trì những giải pháp hiệu quả cho những vấn đề đó khi chúng thay đổi theo thời gian

Trang 39

Thứ sáu, công nghệ gồm có những sản phẩm, hệ thống, kiến thức và hoạt động liên quan đến việc phát triển, sản xuất và sử dụng các chức năng nhân tạo

Nghiên cứu từ AcqNotes định nghĩa rằng sự thay đổi công nghệ hay phát triển công nghệ là quá trình hệ thống của việc nâng cao và cải tiến các công nghệ hiện có hoặc tạo ra những công nghệ hoàn toàn mới thông qua nghiên cứu, thử nghiệm và đổi mới Nó bao gồm các hoạt động nhằm tăng cường khả năng, chức năng, hiệu quả và độ tin cậy của các

hệ thống, thành phần hoặc quy trình công nghệ Phát triển công nghệ bao gồm nhiều giai đoạn, như thiết kế khái niệm, tạo mẫu, kiểm tra, tinh chỉnh và mở rộng cho các ứng dụng thực tế Phát triển công nghệ thường liên quan đến sự hợp tác liên ngành, bao gồm các kỹ

sư, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà thiết kế, những người làm việc cùng nhau để mở rộng ranh giới của kiến thức và tạo ra các giải pháp phù hợp với các nhu cầu hoặc thách thức cụ thể Vì vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ, đưa các ngành công nghiệp phát triển và thúc đẩy sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực

2.4.1.2 Vai trò

Vai trò đối với tăng trưởng kinh tế

Sự phát triển công nghệ góp phần mở rộng khả năng phát hiện và khai thác có hiệu quả các nguồn lực, sản phẩm khoa học - công nghệ đóng góp trực tiếp vào GDP, đồng thời quyết định tăng trưởng trong dài hạn và chất lượng tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển đổi

từ chiều rộng sang chiều sâu Sự ra đời hàng loạt công nghệ mới, hiện đại như: vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ sinh học, điện tử, viễn thông… làm tăng các yếu tố của sản xuất

- kinh doanh, tăng thu nhập, điều đó dẫn đến sự gia tăng chi tiêu cho tiêu dùng dân cư và tăng đầu tư cho cả nền kinh tế Bên cạnh đó, sự phát triển về công nghệ cũng cung cấp khả năng hợp tác giữa các quốc gia khác nhau Các quốc gia trên thế giới đặc biệt là những nước đang phát triển, có nhu cầu lớn về công nghệ trong bối cảnh cuộc cách mạng về công nghệ đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao trên thế giới Vì vậy, việc trao đổi hoặc mua bán công nghệ giữa các quốc gia trên thế giới là cơ hội để các nước đang phát triển xây dựng mối quan hệ về nhiều mặt với các quốc gia khác, từ đó đẩy nhanh tốc độ phát triển dần bắt nhịp được với các quốc gia lớn trên thế giới

Trang 40

Vai trò đối với cải thiện cuộc sống của người dân

Công nghệ phát triển tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, giảm công sức và thời gian cho nhiều hoạt động hàng ngày, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của con người Bên cạnh đó, người dân không những có nhiều cơ hội hơn tiếp cận những chương trình giáo dục tiên tiến trên toàn thế giới thông qua các phát minh hiện đại như máy tính, mạng internet

và các ứng dụng giáo dục khác mà còn có được môi trường học tập tốt hơn và đa dạng hóa phương pháp về phương pháp giảng dạy Ngoài ra, sự phát triển công nghệ còn đóng một vai trò lớn trong việc phát triển y tế - vấn đề luôn được xem trọng ở tất cả các quốc gia Các sáng chế về y tế giúp chẩn đoán, điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh một cách chi tiết và khoa học hơn

Vai trò đối với tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động

Sự phát triển của công nghệ tạo nên nhu cầu về lao động ở những ngành công nghiệp mới nổi như trí tuệ nhân tạo, IoT hay Blockchain Công nghệ còn giúp kết nối người lao động với nhiều cơ hội việc làm thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội chuyên nghiệp và các trang web tìm việc Bên cạnh đó, sử dụng công nghệ trong quá trình sản xuất

và quản lý có thể tăng cường hiệu suất lao động thông qua các quy trình tự động hóa và hệ thống thông tin được kết nối một cách chặt chẽ, từ đó giảm thời gian và chi phí sản xuất Ngoài ra, công nghệ cũng cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và trung bình (SMEs) khả năng cạnh tranh cao hơn thông qua việc tiếp cận các công nghệ và các giải pháp hiện đại

hóa

2.4.1.3 Thước đo

Trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm có nhiều chỉ số đã được sử dụng để biểu thị cho

sự thay đổi về công nghệ cụ thể:

Một chỉ số phổ biến là chỉ số phát triển công nghệ thông tin (IDI), được sử dụng như một biến số chỉ ra mức độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong một quốc gia IDI là một chỉ số được sử dụng được phát triển bởi Liên minh Viễn thông quốc tế vào năm 2017 và đã trở thành một tiêu chuẩn có thể được sử dụng để so sánh mức độ phát triển công nghệ thông tin giữa các quốc gia Chỉ số phát triển công nghệ thông tin được chia

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w