1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận mỹ học đề qua 1 vài tác phẩm nghệ thuật của người việt ah chị hãy chỉ ra quan niệm về cái đẹp của người việt nam

13 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Khác với cái đẹp đang tồn tại trong cuộc sống thi cái đẹp tồn tại trong nghệ thuật chính là một sản phẩm do ban tay nghệ sĩ sáng tạo ra nhưng đó không phải sự đối lập mà nghệ thuật chính

Trang 1

Dé : qua | vai tac phâm nghệ thuật của người Việt, ah chị hãy chỉ ra quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam

Mở đầu

Lý do chọn đề tài

Mĩ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội Mĩ học trang bị nhiều thứ về cái đẹp, cái bị, cái hải, cái cao cả, chủ thể thâm mĩ, khách thê thâm

mĩ cho chúng ta cái nhìn đúng và đẹp từ đó cung cấp cơ sở lý thuyết để đánh giá các tác phẩm nghệ thuật Nhu cầu về thưởng thức cái đẹp luôn tồn tại và hiện hữu trong tâm trí của con người ngay cả khi lao động, vui chơi, học tập

hay khi giải trí trong đời sống xã hội của chúng ta Chính vì thế đó là thước đo

chuẩn mực và là cái chân, cái thiện, cái mĩ Khác với cái đẹp đang tồn tại trong cuộc sống thi cái đẹp tồn tại trong nghệ thuật chính là một sản phẩm do ban tay nghệ sĩ sáng tạo ra nhưng đó không phải sự đối lập mà nghệ thuật chính là sự phản ánh cuộc sống thực tại và mỗi bức tranh đều có đời sống ngôn ngữ riêng của nó Tìm hiểu quan niệm về cái đẹp trong nghệ thuật sẽ giúp ta bồi dưỡng thêm những cảm quan về mọi sự vật hiện tượng ngoài tự nhiên và trong đời sống, giúp ta sông đẹp và hoàn thiện hơn

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đi sâu để hiểu rõ hơn quan niệm về cái đẹp trong nghệ thuật của con người Việt Nam qua các tác phẩm nghệ thuật Qua đó nâng cao vốn hiểu biết, biết cảm thụ cái đẹp một cách tích cực và đam mê cái đẹp sâu, bền vững Vận dụng các kiến thức đó vào sáng tác nghệ thuật, học tập hay bất kì công việc øì có liên quan từ đó khám phá định hướng được bước đi nghệ thuật của bản thân mình H.Cơ sở lý thuyết

1 Khái niệm về cái đẹp

- Cái đẹp được coi là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học, với vai trò chỉ thực tại thực tế khách quan Chúng ta có thể hiểu được thực tại này thông qua hệ thông cảm nhận phổ biến mà có tính xã hội sâu sắc Dưới ánh sáng của lý tưởng thâm mỹ chân chính, hệ thông cảm nhận thâm mỹ phản anh lại thực tại đẹp

Trang 2

- Một đặc trưng quan trọng của sự phản ánh đó là hình tượng Hình tượng được sử dụng như ngôn ngữ để diễn tả sự phản ánh cái đẹp Qua những xung động thâm mỹ, cái đẹp tỏa chiếu băng sức cuốn hút, giúp con người định hướng đời sống theo luật hoàn mỹ

- - Tác động của cái đẹp là một tác động có tính thanh cao, hài hòa biện chứng Nó tồn tại trong tự thân và tâm hồn của con TBƯỜI,

và lan tỏa ra xã hội loài người Cái đẹp có khả năng tạo ra sự tương tác tích cực và tạo nên sự cân bằng, hòa hợp trong cuộc sống con người

- _ Điều này cho thấy cái đẹp không chỉ đơn thuần là một khái niệm

trừu tượng, mà có ảnh hưởng sâu sắc đến trải nghiệm và cảm nhận của con người Nó cũng là nguồn cảm hứng và nền tảng cho nghệ thuật, giúp chúng ta khám phá và thê hiện sự tinh tế và hoàn

mỹ trong cuộc sông

Theo Platon

Quan niệm thâm mĩ của Platon dựa trên quan niệm triết học và chịu sự chỉ phối của thuyết ý niệm

Ông chia thực tại thành hai thế giới: thế giới ý niệm và thế giới vật thẻ Ong cho rang chi có thế giới ý niệm mới mang tính chân thực và tạo ra các vật thê cảm tính

Cai dep tinh than, cai đẹp ý niệm được coi la cai dep vĩnh hằng, tuyệt đối Platon tôn trọng va coi trong cai dep tinh than hon cai dep vat chat Theo Kant:

Quan niém thâm mĩ của Kant tách biệt cái đẹp khỏi khái niệm có ích vả thiện Ông cho rằng cái đẹp có những phẩm chất riêng và không phụ thuộc vào lợi ích hoặc giá trị đạo đức

Trang 3

Kant tập trung vào nghiên cứu điêu kiện cảm thụ cái đẹp trong quan niệm của con người Ông coi khoái cảm do cái đẹp mang lại là vô tư, vô tâm

Ông đặt trọng tâm vào trạng thái cảm thụ cái đẹp của con người hơn là vật hiện tượng đẹp chính mình

Cả Platon và Kant đều xem cái đẹp là transcendent, vượt xa thực tại cụ thể và có tính tuyệt đối Tuy nhiên, Platon tập trung vào khía cạnh triết học và ý niệm, trong khi Kant tập trung vào khía cạnh trí thức và cảm thụ của con người Cả hai quan niệm này

đã góp phần quan trọng trong phát triển của mĩ học

Xem nội dung đây đủ tại:

https://123docz.net/document/3932933-the-nao-la-cai-dep-my-hoc-dai-cuong.ht

m

2 Ban chat cái dep

Cái đẹp là phạm trù trung tâm của Mĩ học dùng đề chỉ thực tại thâm mĩ khách quan, ta biết được thực tại nảy là nhờ hệ thông cảm nhận có tính xã hội sâu sắc

dưới ánh sáng của lý tưởng thắm mĩ chân chính hệ thông cảm nhận thâm mĩ

phan ảnh lại thực tại đẹp Ngôn ngữ đặc trưng của sự phản ánh đó là hình tượng Đồng thời cũng nhắn mạnh rằng nghệ thuật là thành tựu cao nhất của

sự phản ánh đó là nghệ thuật Nghệ thuật thông qua hình tượng, có khả năng truyền, biểu đạt và tái hiện cái đẹp một cách tinh tế và sáng tạo Bắt nguồn của cái đẹp chính là cái chân thật và cái tốt, nó tỏa chiếu bằng những xung động thâm mĩ có sức cuốn hút, từ đó giúp cho con người định hướng sống theo luật hoàn thiện, hoàn mỹ Tác động của cái đẹp là tác động có tỉnh thần cao, hài hoà biện chứng, nó tồn tại ở bên trong tâm hồn con người và bên trong xã hội loài HĐƯỜI

Việc vạch ra toàn bộ bản chất của cái đẹp mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu các quy luật khác của đời sống thâm mĩ Cái đẹp nó không chỉ là thước đo hoạt động của con người mà còn là cái chuẩn để chỉ phẩm chất con người Nhờ quá trình lao động cải tạo tự nhiên va cải tạo ban thân, con người dần phát triển và nhận thức ra quy luật phổ biến cái đẹp Nếu xét về mặt lịch sử từ xưa đến nay, thì quan niệm về cái đẹp được các nhà

mĩ học bàn luận rất nhiều nhưng chưa đi đến được một quan điểm thống nhất

do điểm xuất phát từ nhiều cơ sở triết học khác nhau về cái đẹp Quá trình tìm hiểu về cái đẹp thường xoay quanh hai câu hỏi cơ bản cái đẹp là gì và cái gi đẹp Mỹ học là khoa học triết học nghiên cứu những quy luật phô biến của sự

Trang 4

vận động các quan hệ thâm mĩ của con IgƯỜI đối với hiện thực thông qua các hình thái lịch sử cụ thể của đời đồng thấm mĩ xã hội và tiến trình văn hoá nhân loại Cái đẹp được phát triển và hình thành qua những thời kỳ khác nhau với những quan niệm , những hình thái khác nhau trong một cái chung về con HĐƯỜI

Cái đẹp trong thời kì nguyên thuỷ có thê hiểu được là cái đẹp vô ngôn Thời kì này chưa có ngôn ngữ nhưng họ đã làm ra được nghệ thuật, họ chỉ mới khám phá ra những cái đẹp của con người và do cái mà họ phản ánh không phải là tình yêu trai gái mà mới chỉ là sinh hoạt săn bắn, hái lượm Tính ước lệ, tượng trưng chưa được phát triển sâu sắc Trong thời kỳ nguyên thủy, sự sáng tạo nghệ thuật và phản ánh cái đẹp chủ yếu dựa trên triết lý phần thực, tức là tập trung vào hiện thực của cuộc sống và văn minh nông nghiệp Văn minh nông nghiệp đã mở ra những khả năng mới cho con người và tạo điều kiện để họ nhìn thay, trải nghiệm và sáng tạo cái đẹp một cách sâu sắc hơn

Trong thời cô đại Hy Lạp thì học lấy con người làm thước đo của cái đẹp Khi nền van minh dé sat ra doi va sinh le con nguoi bắt đầu trở nên dồi dào bước đầu bước vào văn minh con người Các loại hình nghệ thuật đã ra đời đầy đủ đã

ra doi day du trong giai đoạn này, duy chỉ có điện ảnh là chưa ra đời Các nhà

mĩ học duy vật đầu tiên như Đêmôcrit và Aristote cho rằng cái đẹp có những thuộc tính cân đối, sự hài hoà trật tự số lượng, chất lượng nhưng cũng có những quan điểm duy tâm phủ định tính khách quan mang tính vật chất của cái đẹp Thời Trung cô phong kiến thì cái đẹp là cái tối thượng thuộc về chúa trời, tôn giáo giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần con người

Thời kì phục hưng là thời kì chuyên từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp và con người trở nên lớn mạnh không còn yếu ớt trước thiên

nhiên Thời kì này, mĩ học lần đầu tiên xuất hiện chủ nghĩa nhân văn, nhìn nhận

con người dưới góc độ văn hoa

Trong thế kỷ 17 được coi là thế kỷ của thời kỳ cô điển, cái đẹp có giá trị làm gương cho đời sau Có hai nền văn hoá dân chủ của giai cấp tư sản nhưng còn

có một nền văn hoá của người dân lao động Pháp cũng tôn tại trong xã hội đó

Do đó cái đẹp thời kì này mang tính trớ trêu, oan ức va ngang trái và nghệ thuật thời kì này bị giằng xé giữa nghĩa vụ và dục vọng của hai giai cấp thống trị (https://123docz.net/document/307357-ban-chat-cai-dep-theo-quan-diem-mac-l

enin.htm)

Theo quan diém cua Platon

Platon coi cái đẹp thuộc về thế giới tinh than, nó tồn tại ở thế giới ý niệm và chi phối cái đẹp trong tất cả các sự vật cảm tính Platon đã nêu được hai vấn đề của cái đẹp : cái đẹp là gì và cái gì là đẹp ? Platon nêu những quan niệm về cái đẹp như cái đẹp là một đồ vật, một sự vật, một động vật, một con người nảo đó

dé thay răng cái đẹp năm trong những thê thống nhất, đa dạng, cái dep mang

Trang 5

tính tương đối trong sự so sánh, cái đẹp là cái có ích Sau khi nêu ra nhưng quan điểm đó, ông đã bác bỏ chúng và đề xuất, giải thích những quan điểm của minh vé cai đẹp Ông cho rằng nguồn gốc, ban chất và quy luật của cái dep là

thé giới ý niệm

Theo Platon ( mĩ học duy tâm khách quan ), cái đẹp là ý niệm có sẵn, cái đẹp

sẽ sản sinh ra cái đẹp của mọi sự vật và soi chiếu cho cái đẹp nơi tâm hồn con người Cái đẹp tồn tại vĩnh cửu, nó sẽ không bị huy diệt hay không tăng

không giảm, nó không đẹp ở chỗ này mà xấu ở chỗ khác

Bản chất cả cái đẹp sẽ được làm rõ hơn khi chúng ta phân tích những dấu hiệu đặc trưng của cái đẹp ở 3 phương diện sau :

Cái đẹp là thứ gây nên ở tâm hồn con người - khoái cảm tỉnh thần Khoái cảm

là sự thoả mãn nhu cầu nói chung của con người về những phương diện khác nhau của đời sống Từ đó có quan điểm mĩ học đã đông nhất cái đẹp với cái gây khoái cảm và họ đi tìm quy luật của cái đẹp trên mặt tâm sinh lý Thực ra cái đẹp là cái có khả năng gây khoái cảm nhưng không đồng nhất với khoái cảm nói chung của con người, mà là khoái cảm tỉnh thần - khoái cảm thâm mĩ

Sự đồng nhất cái đẹp với khoái cảm dẫn đến chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa

tự nhiên trong mĩ học

Cái đẹp có thể liên quan chặt chẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đến cái có ích nhưng

nó lại không đồng nhất với cái có ích Quan hệ thâm mĩ đối với hiện thực không phải là quan hệ trực tiếp tiêu dùng Tuy nhiên, cái đẹp và cái có ích thì rơi vào chủ nghĩa vụ lợi, thực dụng Cái có ích có lợi ấn dấu bên trong cái đẹp

và được cái đẹp và được cái đẹp biểu hiện không phải là lợi ích vật chất trực

tiếp mà lợi ich tinh than

Cái đẹp luôn dựa trên cái thật và cái tốt Từ xa xưa đã có quan niệm cho rằng chân - thiện -mỹ là hệ giá trị cao nhất trong đời sống tính thần của con người cái mà con người mong muốn vươn đến , phải đạt được đề khăng định sự hoàn thiện và phát triển của con người Quả thực cái giả không thể đẹp, cái xấu không thê đẹp Một tác phẩm nghệ thuật đẹp và có giá trị đích thực khi nó phản ánh đúng sự thật của cuộc sống, giải quyết những yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn xã hội Cái đẹp dựa trên cái thật, cái tốt; nhưng có một số cái thật cái tốt chưa phải là cái đẹp, chúng chỉ trở thành đẹp khi hiện ra trong hình tượng cảm tính - cụ thê và là một giá tri thâm mĩ được xã hội thừa nhận

Cái đẹp có vai trò là trung tâm của quan hệ thầm mĩ, đề thể hiện những giá trị xã hội tích cực, khách quan, rộng rãi của hiện thực thâm mĩ, xuất phát tử thực tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cụ thê - cảm tính là phủ hợp

với tinh cam, thị hiếu và lý tưởng thắm mĩ của xã hội nhất định

(http:/daoduythanh999.blogspot.com/2009/12/ban-chat-cua-cai-ep.html)

Theo quan điểm của Marx- Lenin

Trang 6

Một trong những thành tựu quan trọng của Marx trong mĩ học chính là quan miệm toàn diện, biện chứng về bản chất của cái đẹp Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, cái đẹp được nhìn nhận trong sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt khách quan và chủ quan

Với cách nhìn biện chứng, Marx - Lenin đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình khi nó chỉ nhìn thấy mặt khách quan của cái đẹp, xem

cái đẹp là một thứ khách quan, thuần tuý: đồng thời cũng chỉ ra tính phiến diện

của chủ nghĩa duy tâm khi họ quan niệm rang cai dep chỉ là kết quả của cảm xúc chủ quan cơn người, coi sự cảm thụ chủ quan của con người là co sở duy nhất để xác định cái đẹp

Kết luận : Tuỳ thuộc vào các điều kiện sống, các quan niệm về thực tiễn xã hội khác nhau mà mỗi thời đại có một lý tưởng thắm mĩ khác nhau, với những tiêu chuẩn khác về cái đẹp có thể đễ dàng nhận thấy trong thị hiểu nghệ thuật của các nghệ sĩ trong từng thời ki

III Quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam qua một vài tác phẩm nghệ thuật

Trải qua mỗi thời gian, bối cảnh khác nhau mà người Việt Nam lại có một quan niệm về cái đẹp khác nhau Trong nghệ thuật, một tác phẩm có giá trỊ thâm mĩ cao là sự kết hợp của ba yếu tô cơ bản: phản ánh chân thực cuộc sống xã hội, độc đáo sáng tạo và nghệ thuật tình cảm nhân đạo gan liền với ý thức xã hội tiên tiến Nhu cầu hướng tới cái đẹp luôn thường trực trong ý thức của con người: con người cần phải đẹp cả khuôn mặt, quan ao, tư tưởng Trước cái đẹp của con người và cuộc sống được mô tả sống động trong tác phâm nghệ thuật, tình cảm và lý tưởng thâm mĩ của con người được khơi gợi, rộng mở sâu sắc, chính diện và có ảnh hưởng rõ ràng Cảm thụ cái đẹp là cảm thụ đặc biệt tích cực, khoái cảm trước cái đẹp chính là niềm hân hoan, sự say mê vừa lâu bền vừa sâu lắng

Ngày xưa, khi cuộc sống trăm nỗi buồn đau cay đắng với những số phận hầm hiu nhưng con người ta vẫn ngâm ngợi bông sen, cô Tấm, Thạch Sanh hay ông Bụt Khi xã hội đầy rẫy những tang thương, con người ta khi bị dồn đến tận cùng của đường sống mong mỏi tia sáng le lói phản ánh hiện thực tàn khốc này Nhưng trải ngược với mong đợi của nhân dân, nghệ sĩ không phê phán được cái thực trạng tăm tối ấy mà chủ yếu soi tỏ cho họ niềm tin vào sức sống nhân văn Những kết thúc có hậu, đại đoàn viên trong văn chương xưa đường như là một thứ tất yêu trong nghệ thuật, một nguyên tắc đạo lý nhăm thoả mãn nhu cầu xã hội - thâm mĩ mà quên mất đi chỗ dựa vững chắc trong cuộc sống đời thực đầy hư ảo này Giống như trong câu chuyện “ Tam Cám ” một ví dụ điển

Trang 7

hình và phô biến trong những câu chuyện cô tích ngày xưa Vẻ đẹp của Tắm được tác giả phác hoạ như một điển hình về vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam vừa đẹp người lại đẹp nét Trái ngược với vẻ đẹp bề ngoài thì Tắm lại có cuộc đời ngang trái khi phải sống với mẹ con nhà Cám xấu xa luôn nghĩ kế hãm hại Tắm Dù phải chịu biết bao oan ức, tủi hờn nhưng Tấm vẫn cam chịu số phận ấy cô chỉ biết cam chịu, bật khóc mỗi khi bị ức hiếp chà đạp Tấm luôn trong thế bị động không có ý thức phản kháng lại Nhưng sự xuất hiện của Bụt - yếu tổ kì

ảo đó chính là sự hoá thân của nhân dân để bênh vực, bảo vệ kẻ yếu đứng về

cái thiện Đó chính là ngụ y cua tac giả khi đặt cái thiện bên cạnh cái ác, vẻ đẹp của Tấm lại càng được thể hiện một cách rõ nét hơn Tắm - cô gái mạnh mẽ chống lại cái ác, không còn nhu mì, yếu đuối chỉ biết trông cậy vào sự giúp đỡ của Bụt giờ đây đã biết đứng lên chống lại cái ác Những lần hóa thân của cô chính là biểu hiện cho sức sống mãnh liệt của cái thiện trước cái ác Quá trình trưởng thành vả đấu tranh của Tấm thê hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng với quan niệm sống “ ở hiền gặp lành , ác giả ác báo ” kết thúc

có hậu của Tắm chính là những mong mỏi của nhân dân xã hội xưa Cái đẹp lúc bấy giờ hướng đến chính là cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, sức sống tiềm tàng của cái thiện trước cái ác

Hay quan niệm vẻ cái đẹp của đại thí hào Nguyễn Du cũng khác, ông cho rằng cái đẹp không chỉ tồn tại ở bên ngoài cái gọi là ngoại hình mà còn bao gồm cả giá tri tinh thần và đạo đức con nguot Ong tạo dựng các nhân vật và tình huống thể hiện được sự cao quý và và toát lên cái đẹp, nhằm khám phá và tôn vinh những giá trị đích thực trong cuộc sống Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Du tiêu biểu nhất là tác phâm “ Truyện Kiều” Ông coi cái đẹp không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của nhiều khía cách khác nhau Trước hết là cái đẹp nghệ thuật ông sử dụng ngôn ngữ tính tế, hình ảnh tươi sáng và điệu bộ uyễn chuyển để tạo ra một không gian thấm mỹ đẹp và lãng mạn Trong tác phẩm của ông còn có tính chân thực và sắc nét, Nguyễn Du coi cai dep là sự tương thích và phản ánh chân thực của cuộc sống Ông miêu ta chi tiét va tuong minh về nhân vật, cảnh quan và cảm xúc, tạo nên sự sắc nét và tương phản để toát lên được cái đẹp tự nhiên và con người Cái mới mẻ mà Nguyễn Du mang đến trong tác phẩm của mình là cái đẹp tâm linh, Truyện Kiều chứa đựng sự đau khổ và hy sinh của nhân vật chính tạo nên một cái nhìn đẹp về tâm linh Ông thê hiện lòng nhân ái, trắc ân và lòng hy sinh cao đẹp trong việc khắc hoạ nhân vật và tình huống truyện Nguyễn Du cho rằng cái đẹp còn năm trong chính tính cách và tâm hồn con người Ông tạo dựng những nhân vật có phẩm chất đạo đức cao như: Kiểu, Thúc Sinh những người sở hữu đức tính tốt như: lòng trung thực, hiếu thảo, tình yêu thương và sự hy sinh Tình yêu và tình người là nguồn cảm hứng để ông miêu tả cái đẹp Tình yêu trong truyện Kiều không chỉ có cảm xúc mãnh liệt mà còn là sự kiên trì, sự hy

Trang 8

sinh và sự cống hiến Ông đặt tỉnh yêu trong bối cảnh đầy khó khăn tạo nên cái đẹp thấm đẫm cảm xúc và sự hy sinh vì tình yêu đôi lứa Tính nhân văn và sự thâu hiểu con người được coi là nhân tố quan trọng trong quan niệm về cái đẹp của ông Ông khắc họa sự đau khổ,lòng trắc ấn của con người, đề cao tính nhân văn và sự thấu hiểu với những khổ đau mà con người phải trải qua Tư tưởng thâm mĩ của Nguyễn Du tạo nên một quan niệm đa chiều về cái đẹp

Từ quan niệm của Nguyễn Du ta có thể nhận ra rằng cái đẹp không cơ bản chỉ

là vẻ bề ngoài hay là một kết thúc có hậu như truyện cô tích cái thiện chiến thắng cai ac, ma nod con thay duoc cai dep xuat hién 6 nhiéu phuong dién khac nhau

Đến thời kì trước Cách mạng tháng Tám, có nhiều biến chuyền trong văn học

Việt Nam khi nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá Quan niệm về cái

đẹp qua các tác phẩm cũng có những đổi thay đáng kể Nam Cao cũng vậy, một nhà văn chuyên viết truyện ngắn lẫy cảm hứng sáng tác từ những người nông dân trong xã hội cũ, cái đẹp mà ông hướng đến chính là vẻ đẹp nội tâm tiềm tàng của con người “ Chí Phèo ” tác phẩm nói về anh nông dân tên Chí,

từ khi sinh ra đã phải chịu sự bất công, mẹ bỏ rơi phải lớn lên trong sự bao bọc

của dân làng Anh Chí thiện lương nhút nhát ấy làm công cho nhà Bá Kiến rồi

bị đánh ghen, vu oan vào tủ ngục từ đó Chí bị tha hoá thành kẻ nát rượu, rạch mặt ăn vạ Khi gặp được Thị Nở ngỡ như cuộc đời thay đổi theo hướng tốt đẹp thì Thị cũng từ chối hắn Hắn đã ra tay giết Bá Kiến rồi tự kết kiệu cuộc đời mỉnh chấm dứt cái cuộc đời nghiệt ngã ấy Điều gì khiến người ta lương thiện lại biến thành một kẻ khác biệt hoàn toàn? Chính là chế độ thực dân nửa phong kiến, nhà tù thực dân dù chỉ được nhắc qua nhưng nhìn vào kết cục cũng đủ cho người đọc hiểu được nó đáng sợ đến mức nào Xã hội tôi tàn, bất công người dân phải chịu cảnh một cô hai tròng Trong hoàn cảnh ấy hai con người trái ngược lại gặp được nhau nếu như Chí Phèo một người xấu do chế độ, năm tháng thì Thị Nở xấu từ trứng nước Hai con người giao thoa với nhau bùng cháy lên ngọn lửa tỉnh yêu dữ dội nhưng rồi lại tách biệt nhau theo hai hướng Nam Cao đã tạo nên hai kẻ xấu trong làng Vũ Đại, hai con người khao khát về một tình yêu đẹp, một cuộc sống tốt hơn bất kì ai Nhưng cái đẹp mà nhà văn muốn nói đến trong tác phẩm chính là vẻ đẹp tiềm ân trong nhân vật Câu nói của Chí : “ Ai cho tao lương thiện?” Chỉ vài ngày ở bên Thị đã làm một kẻ ác trở nên lương thiện? Không hắn là vậy vì cái thiện lương, cái đẹp vẫn luôn tồn tại trong con người Chí giống như một hạt mầm tốt ngủ đông chờ xuân về đánh thức nó bén rễ Chí cũng vậy, Nam Cao không đánh giá chỉ qua vẻ bên ngoài tính cách bên ngoài mà ông nhìn vào cái sâu lắng hơn chính là vẻ đẹp bên trong con nguol

Trang 9

Hay trong tác phâm “ Lão Hạc” vẻ đẹp nổi bật nhất trong tâm hồn người nông dân là giàu lòng tự trọng Dù sống trong cảnh nghèo đói, phải ăn củ khoai củ sẵn nhưng lão từ chối mọi sự giúp đỡ từ ông giáo Và rồi khi không thể tiếp tục nuôi cậu Vàng, lão phải chấp nhận bán cậu đi từ đó lão luôn sống trong ân hận day dứt Nỗi đau ấy khiến lão tìm đến cái chết đầy dữ đội đau đớn nó giống như cách lão tự trừng phạt bản thân mình và chuộc lỗi với Vàng Đau đớn thay khi chính những phẩm chất lớn lao cao đẹp ấy đã dẫn lão đến với cái chết Lão

Hạc chủ động tìm đến cái chết nghĩa là hành động quyết liệt, xả thân để bảo vệ

vẻ đẹp con người, vẻ đẹp làm người

Trong truyện ngắn “ Lão Hạc ” hình ảnh ông giáo cũng được ngời sáng Nhân vật ông giáo mà nhà văn Nam Cao tái hiện chính là nhân vật đại diện tiêu biểu cho tình yêu thương, chia sẻ đồng cảm, niềm tin ở vẻ đẹp con người và cũng chính là một vẻ đẹp Nhất là trong xã hội lúc bấy giờ khi con người ta rơi vào cái túng quân nghèo khô dẫn đến niềm tin bị mất đi, con người ta không còn tin vào cái gọi là sự tốt đẹp nữa

Cuộc đời này cái ác không biến mắt hoàn toàn, miêu tả cái ác cái xấu không phải sở thích hay ý muốn của tác giả nhưng nó chính là thực tại hiện hữu trong cuộc sống này Cái đẹp cái thiện lương bao giờ cũng là cái đích cuối cùng mà con người ta luôn muốn hướng tới Nhưng trong xã hội đời thường luôn song song tồn tại cả cái ác, xấu xa Văn hoc với nhiệm vụ cao cả của nó phản ánh cuộc sống chân thực muôn màu, muôn vẻ và cái đẹp trong các tác phâm văn học cũng vậy nó được nhìn nhận theo nhiều góc độ, phương diện Dù viết về cái ác, cái xấu xa tôi tàn nhưng cuỗi cùng cái đích đi tới vẫn là hướng tới cái thiện, cái đẹp

Nguyễn Tuân - người suốt đời đi tìm cái đẹp luôn theo đuôi phương châm “ nghệ thuật vị nghệ thuật ”, người dành cả đời mình để theo đuôi, tôn thờ cái đẹp sáng tạo ra những tác phẩm mang tính duy mĩ và hoàn thiện.Quan niệm về cái đẹp của ông cũng có những thay đổi trước và sau Cách mạng tháng Tám Nếu như trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân quan niệm rằng cái đẹp chỉ có ở trong quá khứ nên ông đã trở về với một thời vang bóng để đi tìm cái đẹp còn sót lại trong “ Chữ người tử tù”

Là nhà văn đại diện cho chủ nghĩa duy mĩ, thích cái đẹp, cái độc đáo, thích sự cầu kì, Nguyễn Tuân đã tạo cho mình một thế giới riêng với những nhân vật đặc biệt, có hoàn cảnh đặc biệt và những tính cách khác nhau không lặp lại Cái đẹp quả thực là một cái gì đó có sức mạnh phi thường, ø1úp con người ta vươn tới, hướng về, giữ mãi trong ta cái cốt lõi của tính nhân bản Hình tượng Huấn Cao, viên quản ngục trong “ Chữ người tử tủ ” đã đề lại những dư vị khó quên sức mạnh của cái đẹp trong lòng người đọc!

Trang 10

Hình tượng Huấn Cao được Nguyễn Tuân xây dựng như là biểu tượng của sự hoàn mĩ Sự xuất hiện của Huấn Cao tại trại tủ tỉnh Sơn là tình huống đáng được mong đợi Cái đẹp của tài hoa chưa được xuất hiện như lời đồn đại, sự hiện diện của ông đã làm thức tỉnh viên quản ngục những ấp ủ về khát khao vươn tới cái đẹp Cái ao ước sở hữu dòng chữ của Huấn Cao vốn chỉ là dòng suối chảy âm thầm nhưng giờ đây nó lại trở nên mạnh mẽ cao trào đến lạ thường Cái đẹp của nghệ thuật đã khiến con người trở nên bất tử dù ở hoàn cảnh nào, nó giúp con người ta hướng tới Hình tượng Huấn Cao không chỉ làm khơi dậy ước mơ về cái đẹp của viên quản ngục bấy lâu nay mà nó còn đem lại cho ông ta sức mạnh, lòng can đảm đề theo đuôi cái đẹp Khí chất, bản lĩnh con người và cải đẹp của nghệ thuật quả là có sức mạnh kì diệu làm thay đổi con người Không những thế, nghệ thuật đích thực góp phần níu giữ tính nhân bản cho con người

Nguyễn Tuân để cao cái đẹp, hướng con người ta đến những giá trị nhân văn cao quý đó cũng chính là sứ mệnh cao cả của văn chương đích thực Xuyên suốt tác phẩm cái ta nhận rõ được là cái đẹp đã làm thức tỉnh con người Hơn thể cái đẹp của nghệ thuật đã giúp khoảng cách của con người với con người được rút ngắn lại đưa Huấn Cao và viên quản ngục trở thành những người bạn tri âm tri ký Vẻ đẹp của con chữ đã đánh thức thiên lương, thức dậy khát vọng sống trong sạch đề theo đuôi cái đẹp của viên quản ngục Tấm lòng của ông cũng đánh thức trong con người Huấn Cao niềm trân quý biết trân trọng, say

mê và giữ gìn cái đẹp trong vốn văn hóa cô truyền của cha ông Cái đẹp đã níu giữ được những giá trị tốt đẹp nhất của mỗi con người, hối thúc con người ta vươn tới cái cao cả, cái thánh thiện, cái chân — thiện — mĩ Hình tượng Huấn Cao mà Nguyễn Tuân xây dựng để vươn tới cái hoàn mĩ và một thông điệp mà tác giả muốn gửi găm tới đó chính là cái đẹp níu giữ văn hoá cha ông

“ Chữ người tử tù ” là đại diện cho quan niệm cái đẹp của Nguyễn Tuân trước cách mạng , còn sau Cách mang tháng Tám quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân đã có những biến đồi sâu sắc Ông không còn quan niệm cái đẹp chỉ có ở trong quá khứ vang bóng một thời mà nó còn hiện hữu ngay cả trong hiện tại

và tương lai cũng vậy Cái đẹp trong nhãn quan của Nguyễn Tuân gắn liền với cuộc sống lao động ở thực tại Khác với trước đó thì ông tìm và thê hiện cái đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mĩ, trong đời sống lao động chiến đầu hàng ngày của con người trên chính mảnh đất quê hương, đất nước thân yêu hình chữ “S” Cái đẹp gắn liền với sự ngợi ca đất nước và tôn vinh con người lao động chân chính Cái đẹp ấy được tác giả tái hiện qua tac pham “ Người lái

đò sông Đà ” Trong tác phẩm tác giả nói về cái đẹp qua hai chủ thê đó là vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp của thiên nhiên sông nước

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w