1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm Hiểu Một Số Quan Điểm Đối Lập Với Lý Thuyết Nữ Quyền Và Rút Ra Những Ảnh Hưởng Của Nó Đối Với Việc Thực Hiện Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam.pdf

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu một số quan điểm đối lập với lý thuyết nữ quyền và rút ra những ảnh hưởng của nó đối với việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam
Tác giả Quách Thu Hà, Trương Minh Hằng, Đàm Thị Huyền Trang, Nguyễn Đức Tiến, Nguyễn Thị Thu Vân, Trần Thu Hà, Đỗ Hoàng Quân, Lê Thị Thanh, Chaphialee Yialeng, Lưu Khánh Chi, Nguyễn Thị Kiều Giang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Bình đẳng giới
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,87 MB

Nội dung

Một số quan điểm đối lập với lý thuyết nữ quyền và những ảnh hưởng của chúng đối với việc th,c hiện bình đẳng giới tại Việt Nam...4 2.1.. Một số giải pháp nhằm khắc phục ảnh hưởng của cá

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ LÀM BÀI TẬP NHÓM Nhóm số: 02

Lớp: N03.TL1

Tổng số thành viên: 11

Môn: Luật Bình đẳng giới

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việcth,c hiện bài tập nhóm với kết quả như sau:

MSSV HỌ VÀ TÊN

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

Tích cực sôi nổi

NguyễnThị Thu

Trang 3

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2023

NHÓM TRƯỞNG

Nguyễn Đức Tiến

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Một số vấn đề cơ bản về lý thuyết nữ quyền 1

1.1 S, ra đời và phát triển của lý thuyết nữ quyền 1

1.1.1 S, ra đời của lý thuyết nữ quyền 1

1.1.2 S, phát triển của lý thuyết nữ quyền 2

1.2 Khái niệm lý thuyết nữ quyền 2

1.3 Vai trò của việc tiếp cận lý thuyết nữ quyền 3

2 Một số quan điểm đối lập với lý thuyết nữ quyền và những ảnh hưởng của chúng đối với việc th,c hiện bình đẳng giới tại Việt Nam 4

2.1 Một số quan điểm đối lập với lý thuyết nữ quyền 4

2.1.1 Quan điểm của học thuyết Quyết định luận sinh học 4

2.1.2 Quan điểm của các tôn giáo 5

a Quan điểm của Phật giáo 5

b Quan điểm của Thiên chúa giáo 6

c Quan điểm của Hồi giáo 7

2.1.3 Quan điểm của Nho giáo 8

2.2 Những ảnh hưởng của các quan điểm trên tới việc th,c hiện bình đẳng giới tại Việt Nam 9

3 Một số giải pháp nhằm khắc phục ảnh hưởng của các quan điểm đối lập với lý thuyết nữ quyền trong việc th,c hiện bình đẳng giới tại Việt Nam 13

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

MỞ ĐẦU

Xã hội càng phát triển, nhu cầu về các quyền con người càng được đề cao,đặc biệt là quyền bình đẳng giữa nam và nữ Trong lịch sử, những vấn đề bìnhđẳng giới giữa nam và nữ được thể hiện rõ nét qua các phong trào giải phóngphụ nữ Mary Wollstonecraft, Simone de Beauvoir, những nhà nữ quyền vớimong muốn giải phóng phụ nữ khỏi những áp bức, đòi công bằng và bình đẳngcho người phụ nữ đã đưa ra một hệ thống các lý thuyết nữ quyền trong nhữnglàn sóng đòi bình đẳng đầu tiên Tuy nhiên trên th,c tế vẫn có những quan điểmđối lập với thuyết này Vậy nên trong bài tập nhóm lần này, chúng em xin trình

bày những nghiên cứu về đề tài là: “Tìm hiểu một số quan điểm đối lập với lý

thuyết nữ quyền và rút ra những ảnh hưởng của nó đối với việc thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam”

NỘI DUNG

1 Một số vấn đề cơ bản về lý thuyết nữ quyền

1.1 Sự ra đời và phát triển của lý thuyết nữ quyền

1.1.1 Sự ra đời của lý thuyết nữ quyền

Thuyết nữ quyền ra đời đầu tiên vào năm 1848, trong cuộc Cách mạngPháp khi phụ nữ lần đầu tiên tham gia vào các hoạt động chính trị và đấu tranhcho quyền bình đẳng Đây được coi là bước ngoặt đầu tiên của phong trào nữquyền

Đến năm 1869, phong trào phụ nữ đầu tiên ở Mỹ ra đời do nhà hoạt độngSusan B Anthony lãnh đạo, đấu tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ

Vào năm 1911, phụ nữ Trung Quốc tham gia phong trào Duy Tân, đấutranh cho quyền bình đẳng giới, mở rộng phạm vi hoạt động của phong trào nữquyền

Năm 1949, Simone de Beauvoir xuất bản cuốn sách "The Second Sex",phân tích về vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ Đây được coi làtác phẩm sáng lập nên thuyết nữ quyền hiện đại

Thập niên 1960, phong trào nữ quyền phát triển mạnh mẽ tại Mỹ và châu

Âu, đấu tranh cho quyền bình đẳng giới thông qua các hoạt động biểu tình

5

Trang 6

Có thể thấy, thuyết nữ quyền ra đời từ những nỗ l,c đấu tranh của phụ nữ

từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và hoàn thiện dưới ảnh hưởng của các phongtrào dân chủ, t, do

1.1.2 Sự phát triển của lý thuyết nữ quyền

Sau khi ra đời, thuyết nữ quyền đã trải qua quá trình phát triển với nhiềugiai đoạn và được thể hiện cụ thể qua các làn sóng đấu tranh vì quyền của phụ

nữ, như sau:

Làn sóng nữ quyền lần thứ nhất (cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20): Giai

đoạn hình thành nền tảng tư tưởng và hoạt động ban đầu của phong trào nữquyền Nội dung chủ yếu đấu tranh cho quyền bầu cử và quyền bình đẳng giới

Làn sóng nữ quyền lần thứ hai (thập niên 1960-1970): S, bùng nổ

mạnh mẽ các phong trào nữ quyền tại Mỹ và châu Âu Làn sóng nữ quyền nàycũng đã lan tỏa sang các nước ở các châu lục khác như Châu Á và Châu Phi Nộidung đã được mở rộng sang những quyền t, do cơ thể, quyền sinh sản và chốngbạo l,c giới

Làn sóng nữ quyền lần thứ ba (thập niên 1980-1990): Phát triển mạnh

mẽ ở các nước đang phát triển Đa dạng hóa nội dung sang những vấn đề giới,môi trường và phát triển bền vững Tại làn sóng lần thứ ba này, những họcthuyết nữ quyền đã hình thành như: Lý thuyết nữ quyền phụ nữ da đen, lý thuyết

nữ quyền phụ nữ và phát triển, lý thuyết giới và s, phát triển,

Hiện nay việc đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ được diễn ra trong mọilĩnh v,c của đời sống xã hội và đã trở thành vấn đề toàn cầu Điều đó cho thấytầm quan trọng của thuyết nữ quyền trong đời sống văn minh nhân loại

1.2 Khái niệm lý thuyết nữ quyền

Nữ quyền là thuật ngữ dùng để chỉ những quyền lợi về chính trị và xã hộicủa người phụ nữ, gắn liền với hoạt động chính trị và xã hội, sinh ra từ ý thức về

s, bình đẳng trên phương diện giới Thông qua những hoạt động đấu tranh chínhtrị và xã hội, giới nữ giành lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến s,bình đẳng với nam giới Từ đây, có thể hiểu 1 lý thuyết nữ quyền là học thuyết

1 Th.s Phạm Thanh Nga, Áp dụng thuyết nữ quyền khi phán xét vụ việc - Bình luận bản án dưới góc nhìn nữ quyền, Tạp chí Tòa án, ngày truy cập 17/12/2023,

< https://tapchitoaan.vn/ap-dung-thuyet-nu-quyen-khi-phan-xet-vu-viec-binh-luan-ban-an-duoi-goc-nhin-nu-quyen9065.htm >

6

Trang 7

mà trong đó tập trung vào nghiên cứu s, bất bình đẳng giới, thông qua việc xemxét vai trò xã hội của người phụ nữ trong nhiều lĩnh v,c

Lý thuyết giới là một học thuyết nghiên cứu về s, bất bình đẳng giớithông qua quan sát những khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong những lĩnhv,c nhất định và s, tác động qua lại của quan hệ giới Lý thuyết giới đã khắcphục hạn chế của lý thuyết nữ quyền trước đây khi chú ý đến các quan hệ giớihay s, tác động qua lại giữa nhóm nam và nhóm nữ mà không đặt phụ nữ mộtcách tách biệt Điều này là s, nhấn mạnh một mô hình phát triển vì lợi ích của

cả hai nhóm nam, nữ và vì mục tiêu công bằng, bền vững của s, phát triển.Ngày nay, lý thuyết giới vẫn còn tiếp tục phát triển và được khẳng địnhthông qua s, ra đời của Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử vớiphụ nữ (CEDAW)

1.3 Vai trò của việc tiếp cận lý thuyết nữ quyền

Tiếp cận lý thuyết nữ quyền là công cụ quan trọng để nghiên cứu và hiểusâu hơn về vai trò, quyền l,c và địa vị của phụ nữ trong xã hội Việc tiếp cận ấyđóng vai trò không chỉ đối với bản thân mỗi cá nhân mà còn cho cả cộng đồng

xã hội Điều đó thể hiện qua một số khía cạnh sau:

Một là, xây d,ng nhận thức xã hội Lý thuyết nữ quyền làm nổi bật những

vấn đề liên quan đến giới tính, nó tập trung vào nghiên cứu và hiểu sâu về nhữngkhía cạnh không công bằng và quyền l,c không đồng đều đặt giữa nam và nữtrong xã hội để nhằm giúp cộng đồng xã hội chú ý và nhận thức được những bấtbình đẳng, loại bỏ những lối suy nghĩ áp đặt, cổ hủ về giới, và từ đó thúc đẩymột xã hội công bằng đối với cả nam và nữ Từ đó, giáo dục cộng đồng về bìnhđẳng giới cũng được phát triển

Hai là, hỗ trợ xây d,ng chính sách Một trong những vai trò quan trọng

của việc tiếp cận lý thuyết nữ quyền là việc cung cấp cơ sở lý thuyết để xâyd,ng chính sách công bằng giới, phân tích sâu sắc về vấn đề giới tính, giúpngười làm chính sách hiểu rõ hơn về tình trạng và thách thức mà phụ nữ đangphải đối mặt

Ba là, thay đổi văn hoá và truyền thống Lý thuyết nữ quyền với mục đích

nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, giúp phụ nữ có cơ hội được tiếp cận giáo dục caohơn, nâng cao trình độ học vấn và vị thế của mình trong xã hội Giờ đây phụ nữ

7

Trang 8

có thể tham gia vào các vị trí lãnh đạo, có tiếng nói và s, ảnh hưởng trong xãhội thay vì bị gò bó trong vai trò nội trợ với những công việc không tên.

Như vậy, việc tiếp cận lý thuyết nữ quyền không chỉ là một phương tiệnnghiên cứu mà còn là một công cụ hữu ích để thúc đẩy bình đẳng giới

2 Một số quan điểm đối lập với lý thuyết nữ quyền và những ảnh hưởng của chúng đối với việc thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam

2.1 Một số quan điểm đối lập với lý thuyết nữ quyền

2.1.1 Quan điểm của học thuyết Quyết định luận sinh học

Thuyết Quyết định luận sinh học là học thuyết cho rằng s, khác biệt vềmặt giới tính quyết định đến thứ bậc trong xã hội Học thuyết này cho rằng cácthuộc tính sinh học như gen và hormone quyết định giới tính của cá nhân vàchịu trách nhiệm về những hành vi hay s, khác biệt giữa nam và nữ trong xã hộicủa chúng ta Hay nói cách khác, giới tính sinh học tạo ra hành vi giới tính và nó

có tính giống loài Cụ thể:

Nhiễm sắc thể giới tính là cơ sở chủ yếu để xác định một người là namhay nữ Ở người, nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y(XY), trong khi nữ giới có hai nhiễm sắc thể X (XX) Và từ s, khác biệt vềnhiễm sắc thể này dẫn đến s, phát triển của các cơ quan sinh dục khác nhautrong bụng mẹ: XY dẫn đến tinh hoàn và XX dẫn đến buồng trứng Bên cạnh đó,các hormon do các cơ quan này sản xuất, chủ yếu là testosterone đối với XY,estrogen và progesterone đối với XX thúc đẩy s, phát triển các đặc điểm sinhdục thứ cấp như hình dáng cơ thể, cao độ giọng nói và lông trên cơ thể ở tuổidậy thì

Các nhà lý thuyết sinh học còn lập luận thêm rằng phụ nữ về mặt ditruyền có khuynh hướng hiền lành do có hàm lượng oxytocin cao, trong khi namgiới thì có xu hướng phiêu lưu và hung hãn vì họ sản xuất nhiều testosteronehơn Một cách nhất quán, lý thuyết sinh học liên kết s, hung hăng, mạnh mẽ,quyết đoán, s, thống trị và sức mạnh của các nét tính cách đối với nam tính,trong khi s, nhu mì, phục tùng và thụ động gắn liền với nữ tính

Từ đây, học thuyết này phủ nhận s, ảnh hưởng từ bên ngoài và khẳngđịnh giới không thể thay đổi và bất bình đẳng giới là t, nhiên

8

Trang 9

2.1.2 Quan điểm của các tôn giáo

a Quan điểm của Phật giáo

Phật giáo là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống của triết học cónguồn gốc từ Ấn Độ bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như

tư duy về nhân sinh quan, thế giới quan để giải thích các hiện tượng t, nhiên,tâm linh, xã hội, bản chất s, vật và s, việc,

Giáo lý Phật giáo đề cao phẩm hạnh người phụ nữ, dành s, ưu đãi vềquyền bình đẳng cho nữ giới trên các phương diện: xã hội, giáo đoàn, và vấn đề

tu tập giải thoát… Tuy nhiên, ở đây vẫn có những s, bất bình đẳng đối vớingười phụ nữ Bởi giống như các tôn giáo khác, Đạo Phật đưa ra những lời răndạy cho phụ nữ Mà thông qua những lời răn đó ta thấy đặc quyền của ngườiphụ nữ chỉ có thể là s, vâng lời và cam chịu Điển hình như:

Trong Kinh Anguttara Nikaya và Samyutta Nikaya thường đề cập vềnhững lời răn của Đức Phật dành cho vợ và chồng Ngài đã đề cao phụ nữ bằngcách khuyên họ trở nên đức hạnh thông qua việc vạch ra những dị biệt vô cùngth,c tiễn về xã hội và tâm lý hiện hữu giữa nam và nữ giới Cụ thể:

Về phần người chồng: “Bổn phận người chồng là trao quyền cho người

vợ; Thỉnh thoảng cung cấp đồ trang sức cho vợ; Phải có khả năng tìm ra những phương tiện để duy trì và giữ vững gia đình; Bổn phận người đàn ông là tìm kiếm kiến thức không bao giờ chấm dứt” Trái ngược thì bổn phận của phụ nữ

là: “Coi sóc nhà cửa và chồng; Phục vụ cha mẹ chồng trong tình thương yêu

như chính cha mẹ mình; Phải trân trọng và kính nể thân quyến và bè bạn bên chồng như vậy bầu không khí thuận thảo và hạnh phúc sẽ được tạo nên trong gia đình khi mới về nhà chồng; Phải tìm hiểu bản tính người chồng, xác định hoạt động, tính nết, tâm tính của chồng, và trở nên luôn luôn hữu ích và cộng tác khi mới về nhà chồng; Phải dành dụm tiền kiếm được của người chồng và phải biết sự chi tiêu trong gia đình cần được tính toán và duy trì”

Hay cũng trong một quan niệm khác của Đạo Phật, một người phụ nữ cầntích đủ tám phước thì mới có thể về miền an yên, t, tại, điển hình như là: 1) Nữnhân đối với chồng ngủ sau, dậy trước, vui vẻ với công việc, xử s, đẹp lòng, nóilời dễ thương; 3) Phàm tất cả việc nhà phải thông thạo, phải biết phương pháp

9

Trang 10

làm hay phải biết sắp đặt người làm; 5) Tài sản chồng làm ra, nữ nhân phải biếtgìn giữ, bảo vệ không để hao phí, mất mát;

Như vậy, trong Đạo Phật, vị trí của người phụ nữ vẫn là hậu phương củangười đàn ông và phải thỏa mãn những đức hạnh trong khuôn khổ để làm hàilòng người chồng của mình Người đàn ông vẫn là người có quyền và có điềukiện tiếp cận với xã hội bên ngoài hơn phụ nữ, việc tiếp cận các nguồn l,c tronggia đình cũng vẫn cần có s, chấp thuận của người chồng Có thể thấy đây khôngphải là s, bình đẳng khi người phụ nữ không được coi trọng và vị trí của họ vẫnxếp sau và có phần cam chịu hơn so với người đàn ông

b Quan điểm của Thiên chúa giáo

Thiên Chúa Giáo do Đức Chúa Jesus Christ lập ra tại nước Do Thái cáchđây khoảng 2000 năm Thiên Chúa giáo luôn hướng con người người theonhững điều tốt đẹp Tuy vậy, giống như Đạo Phật, Thiên Chúa giáo cũng chứađ,ng những quan điểm đối lập với thuyết nữ quyền Cụ thể:

Trong Sáng thế ký 2:18-24 Phân đoạn Kinh Thánh này cho thấy rằngĐức Chúa Trời đã tạo d,ng nên Eva bằng cách lấy một “xương sườn” từ thânthể của A-đam làm nên một người nữ Khác với s, tạo thành của người nam,được tạo thành từ bụi đất, người nữ lại được tạo ra từ bộ phận cơ thể của ngườinam Điều này phản phản ánh rõ quan điểm, có người nam mới có người nữ,Eva được sinh ra chỉ với vai trò “người giúp đỡ”, sinh ra để bổ sung cho ngườinam (A-đam)

Đồng thời, trong Kinh Tân ước: “Đàn ông không được che đầu vì là hình

ảnh và vinh quang của Chúa nhưng đàn bà là vinh quang của đàn ông Không đàn ông nào được sáng tạo ra cho đàn bà nhưng đàn bà là dành cho đàn ông”

Trong Kinh Thánh, có đoạn: “Tương tự như vậy, phụ nữ nên trang điểm

cho mình bằng cách cư xử đúng mực, khiêm tốn và tự chủ, không bằng kiểu tóc tết và đồ trang sức bằng vàng, ngọc trai, hoặc quần áo đắt tiền, mà đúng hơn,

là trang phục phù hợp với những người phụ nữ bày tỏ sự tôn kính đối với Thượng Đế, bằng những việc làm tốt có quyền đối với một người đàn ông Cô ấy phải im lặng Vì A-đam được hình thành trước, sau đó là Ê-va.”2

2 Thánh Pao-lô ,1Tm 2:8-15,

10

Trang 11

Bên cạnh đó là quan điểm “phụ nữ không thể nhận chức thánh” Tronggiáo hội Chính Thống và Công Giáo, người nữ không thể nhận chức linh mục.Phụ nữ bị cấm đảm nhận những vai trò như vậy với những lý do như: S, khuấtphục của phụ nữ đối với nam giới đã được xác nhận trong Tân Ước trong nhiềuđoạn văn khác nhau, định kiến phụ nữ trong nhà thờ,

c Quan điểm của Hồi giáo

Hồi giáo (tôn giáo của tộc người Hồi) là cách mà người Trung Quốc gọiđạo Islam (theo tiếng Ả Rập nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ) xuất hiện ở bánđảo Ả Rập vào khoảng thế kỷ thứ VII Đặc điểm giáo lý của Hồi giáo là rất đơngiản nhưng luật lệ và lễ nghi lại rất phức tạp và nghiêm khắc thậm chí đến mứckhắt khe và nhiều khi nó vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo và trở thành một chuẩnm,c pháp lý của xã hội Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh Qur’an

Trong Kinh Qur’an có viết: “Người vợ như cánh đồng của người chồng,

anh ta muốn trồng cây gì là quyền của anh ta” Như vậy, Hồi Giáo không chỉ

không coi trọng người phụ nữ mà còn thể hiện rõ tư tưởng phân biệt đối xử với

nữ giới

Hơn nữa kinh Qur’an còn có những điều luật thiên vị nam giới “đàn ông

có quyền đối với đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quý hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường

và có quyền đánh đập Đàn bà bị xã hội Hồi giáo coi là một thứ công cụ đẻ con

và để thỏa mãn dục tính của đàn ông”

Đồng thời Kinh Qur’an còn quy định: khi cha mẹ chia gia tài thì con gái

chỉ được hưởng một phần nửa phần của con trai mà thôi Khi các nhân chứng

ra trước tòa làm chứng thì lời chứng của đàn bà chỉ có giá trị bằng một nửa lời khai của đàn ông Khi nạn nhân là phụ nữ bị giết thì thân nhân chỉ được lãnh một nửa số tiền bồi thường Đàn ông có quyền lấy nhiều vợ nhưng đàn bà chỉ được lấy một chồng, do đó đàn ông không có tội ngoại tình Trái lại, đàn bà ngoại tình sẽ bị đem ra nơi công cộng để mọi người ném đá đến chết”

11

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Thị Hường - Nguyễn Phương Lan (đồng chủ biên), Tập bài giảng luật bình đẳng giới, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng luậtbình đẳng giới
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức
2. Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Các chủ đề đặc biệt trong công tác xã hội , https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/nhap-mon-xa-hoi-hoc/ly-thuyet-nu-quyen/35971386 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chủ đề đặc biệt trong công tác xã hội
3. Lý thuyết nữ quyền , https://sites.google.com/site/xahoihocsociology/cac-khai-niem-ly-thuyet-xa-hoi-hoc/lt/ly-thuyet-nu-quyen Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết nữ quyền
4. Nguyễn Mạnh Hà, Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/binh-dang-gioi/binh-dang-gioi-trong-cac-linh-vuc-cua-doi-song-xa-hoi-va-gia-dinh-1104.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội vàgia đình
5.ThS.Chu Mạnh Hùng, Ảnh hưởng của Nho giáo đến việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam,http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của Nho giáo đến việc đảm bảo quyền bìnhđẳng của phụ nữ Việt Nam
6. M. Ripsimina Bùi Thị Liễu, FMSR; Vai trò của nữ tu &amp; phụ nữ sống đời thánh hiến, https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/vai-tro-cua-nu-tu-phu-nu-song-doi-thanh-hien-44617#:~:text=%C4%90%E1%BB%A9c%20Th%C3%A1nh%20Cha%20mong%20r%E1%BA%B1ng,v%E1%BB%9Bi%20th%C3%A2n%20ph%E1%BA%ADn%20ph%E1%BB%A5%20n%E1%BB%AF Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của nữ tu & phụ nữ sống đờithánh hiến
8. TS Bùi Thị Mừng, Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động - Góc nhìn từ thực tiên pháp luật, https://hcmussh.edu.vn/news/item/4363;9. Trần Duy Nhiên, Phụ nữ trong giáo hội công giáo , https://gpcantho.com/phu- nu-trong-giao-hoi-cong-giao/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động- Góc nhìn từ thực tiên pháp luật", https://hcmussh.edu.vn/news/item/4363 ; 9. Trần Duy Nhiên, "Phụ nữ trong giáo hội công giáo
10. Tâm Thương, Chỉ có một “Thầy” và một “Cha” , https://tgpsaigon.net/bai- viet/chi-co-mot-thay-va-mot-cha-33038#:~:text=WGPSG%20%2D%2D%20Gi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ có một “Thầy” và một “Cha”
7. Danh sách Linh mục đoàn Tổng Giáo phận Hà Nội năm 2023, https://www.tonggiaophanhanoi.org/linh-muc-doan-tong-giao-phan-ha-noi-nam-2019/ Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w