1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hệ thống xử lý giao dịch

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Xử Lý Giao Dịch
Tác giả Lớp Tín Chỉ: TIHT1102(122)_02
Người hướng dẫn Trần Thị Bích Hạnh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin Và Kinh Tế Số
Thể loại Đề Tài
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Mục đích. Hệ thống xử lý giao dịch giúp cho tổ chức/ doanh nghiệp thực hiện vàtheo dõi những hoạt động hằng ngày như: nghiệp vụ trả lương, lập đơn đặthàng, làm hóa đơn, theo dõi khách h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KINH TẾ SỐ

Đề tài: HỆ THỐNG XỬ LÝ GIAO DỊCH

Nhóm sinh viên: 01

Lớp tín chỉ: TIHT1102(122)_02

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Bích Hạnh

1

Trang 2

MỤC LỤC

I Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction Processing System - TPS) 4

1 Định nghĩa: 4

2 Mục đích 4

3 Phân loại 5

4 Các thành phần của hệ thống giao dịch: 6

II Hệ thống xử lí giao dịch của Vietcombank 8

1 Đặc điểm 8

2 Quá trình vay vốn của Vietcombank 11

3

Trang 3

I Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction Processing System - TPS)

1 Định nghĩa:

 Hệ thống xử lý giao dịch là một loại hệ thống xử lý thông tin kết hợp phần mềm và phần cứng có chức năng thu thập, xử lý, truyền đạt các thông tin, dữ liệu trong lĩnh vực kinh tế, thương mại

 Hệ thống xử lý giao dịch là một tập hợp nhiều công cụ và cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo hoàn thành một giao dịch kinh doanh

2 Mục đích.

 Hệ thống xử lý giao dịch giúp cho tổ chức/ doanh nghiệp thực hiện và theo dõi những hoạt động hằng ngày như: nghiệp vụ trả lương, lập đơn đặt hàng, làm hóa đơn, theo dõi khách hàng, theo dõi nhà cung cấp, kiểm kê hàng tồn kho, cập nhật tài khoản ngân hàng, tính thuế phải trả của những người nộp thuế, thu ngân ở siêu thị, bán vé máy bay,

 Hệ thống TPS thực hiện tự động các công việc xử lý dữ liệu thường lặp lại nhiều lần theo các quy tắc quản lý đã ban hành và duy trì tính đúng đắn của hồ sơ hoặc cơ sở dữ liệu về các chi tiết về các tác vụ đã thực hiện TPS

từ đó giúp cho người nhân viên không làm sai Đồng thời hệ thống xử lý

4

Trang 4

giao dịch tường thuật một cách chi tiết và trung thực về các hoạt động của

tổ chức cho người quản lý cung cấp dữ liệu cho bộ phận xử lý thông tin trong các lĩnh vực khác nhau mà có sự giao dịch diễn ra

 Hệ thống xử lý giao dịch duy trì tính đúng đắn và tức thời cho cơ sở dữ liệu Các giao dịch sản sinh ra các tài liệu và các giấy tờ thể hiện những giao dịch đó Các hệ thống xử lý giao dịch có nhiện vụ tập hợp tất cả các

dữ liệu cho phép theo dõi các hoạt động của tổ chức Chúng trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp

3 Phân loại.

Có 2 loại hệ thống xử lý giao dịch: Xử lý hàng loạt, Xử lý theo thời gian thực

 Xử lý hàng loạt (Batch processing): là phương thức hệ thống xử lý giao dịch tập hợp hàng loạt dữ liệu có cùng những quan điểm, mục tiêu tương đồng, do đó có thể xử lý một lượng lớn các dữ liệu Tuy nhiên, việc xử lý nhiều dữ liệu cùng một lúc sẽ có độ trễ nhất định và đòi hỏi sức mạnh tính toán lớn

 Xử lý theo thời gian thực (Real-time processing): là phương pháp xử lý ngay lập tức của hệ thống xử lý giao dịch ngay khi giao dịch xuất hiện

do đó sẽ hạn chế được độ trễ trong quá trình xử lý giao dịch và đưa ra được kết quả chính xác hơn

5

Trang 5

4 Các thành phần của hệ thống giao dịch:

Có 4 thành phần chính:

 Input - Đầu vào: Đầu vào là các nguồn tài liệu được thu vào từ các giao dịch cho hệ thống xử lý giao dịch

VD: Hóa đơn, phiếu đặt hàng,

 Processing system - Quá trình xử lý:

 Đây là quá trình chia nhỏ các thông tin trong nguồn đầu vào thành những định dạng nhất định để máy tính có thể hiểu được

 Tùy thuộc vào loại hệ thống, thời gian xử lý của chúng sẽ khác nhau

 Storage - Lưu trữ: Lưu trữ là một phần trong quá trình, những thông tin sau khi được xử lý sẽ được lưu trữ ở một nơi nào đó dưới dạng “sổ cái” hoặc bản báo cáo tùy thuộc vào cái đặt của doanh nghiệp

 Output - Đầu ra: Thông thường, đầu ra của tất cả các quá trình xử lý sẽ là những bản ghi hoặc những bản báo cáo do hệ thống tự động tạo

* Phương pháp này có các ưu điểm sau đây:

6

Trang 6

- Giai đoạn đầu tiên của quy trình xử lý giao dịch là thu thập số liệu, tiếp theo đó

là biến đổi số liệu về dạng có thể dễ dàng xử lý bằng hệ thống tin học Người ta thường áp dụng phương pháp thu thập thông tin tự động thay cho việc thu thập

thông tin thủ công như trước đây Trong phương pháp này, các Terminal (thiết bị đầu cuối, gồm một bàn phím và màn hình để liên lạc với bộ xử lý trung tâm trong hệ thống máy tính) được bố trí tại các điểm xuất hiện thông tin và lập tức

ghi nhận các thông tin này để truyền về trung tâm xử lý

+ Thu thập số liệu nhanh chóng sau khi một giao dịch thương mại đã được thực hiện nhờ có các Terminal được thiết lập ở các điểm bán hàng + Việc thu thập số liệu của quá trình giao dịch gần nhất với nguồn số liệu Những người bán hàng tại các điểm có bố trí terminal có thể thu thập và biểu diễn số liệu một cách trực tiếp tại ngay quầy hàng

+ Cho phép thu thập kịp thời các số liệu nhờ sử dụng các thiết bị mang tin trên máy tính như thẻ tín dụng, băng từ…

- Đối với các hệ thống xử lý giao dịch, việc trao đổi tài liệu tin học hóa có nhiều

ưu điểm hơn so với quy trình thu thập số liệu theo nguồn Bản chất của việc trao đổi tài liệu tin học hóa là qua hệ thống viễn thông, chúng được truyền giữa máy tính của các đối tác thương mại (giữa hệ thống với khách hàng, với các nhà cung ứng…) Những tài liệu thương mại

khác nhau như đơn đặt hàng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn giao hàng… được truyền đi trên mạng thông tin điện tử

Việc trao đổi tài liệu tin học hóa có nhiều ưu điểm:

+ Giảm bớt đáng kể việc sử dụng giấy tờ, sử dụng nhân công trong việc gửi tài liệu qua bưu chính

+ Tăng năng suất phục vụ khách hàng, rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng

* Phương pháp này có nhược điểm là : này là người ta không thể nhận được câu trả lời ngay lập tức tại thời điểm giao dịch

7

Trang 7

II Hệ thống xử lí giao dịch của Vietcombank

1 Đặc điểm.

- ( Xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP) là một lớp các hệ thống hỗ trợ hoặc tạo

điều kiện cho các ứng dụng hướng giao dịch cao Các tính năng hệ thống chính của OLTP nhiệt là phản hồi khách hàng ngay lập tức và khối lượng giao dịch cá nhân cao

- Loại truy vấn mà hệ thống OLTP có thể Xử lý:

Hệ thống OLTP là một hệ thống sửa đổi cơ sở dữ liệu trực tuyến Vì vậy, nó hỗ trợ truy vấn cơ sở dữ liệu như CHÈN, CẬP NHẬT và XÓA thông tin khỏi cơ

sở dữ liệu Hãy xem xét hệ thống POS của một siêu thị, Dưới đây là các truy vấn mẫu mà nó có thể xử lý :

 Lấy mô tả đầy đủ về một sản phẩm cụ thể

 Lọc tất cả các sản phẩm liên quan đến bất kỳ nhà cung cấp cụ thể nào

 Tìm kiếm hồ sơ của bất kỳ khách hàng cụ thể nào

 Liệt kê tất cả các sản phẩm có giá dưới 1000 Rs

- Loại truy vấn mà hệ thống OLTP không thể xử lý:

Hệ thống OLTP chỉ hỗ trợ truy vấn cơ sở dữ liệu đơn giản như CHÈN, CẬP NHẬT và XÓA Nó không hỗ trợ truy vấn phức tạp Xem xét lại hệ thống POS của siêu thị, Dưới đây là các truy vấn mẫu mà nó không thể xử lý :

 Họ nên giảm giá bao nhiêu cho một sản phẩm cụ thể?

 Sản phẩm nào nên được giới thiệu cho khách hàng của mình? )

Hệ thống xử lý giao dịch:

8

Trang 8

Input – đầu vào

Đầu vào điển hình là các nguồn tài liệu được thu vào từ các giao dịch cho hệ thống xử lý giao dịch Có nhiều loại đầu vào khác nhau, tùy thuộc vào hệ thống

xử lý giao dịch doanh nghiệp đang sử dụng như:

Hoá đơn, phiếu đặt hàng của khách hàng

9

Trang 9

Hoạt động, nhiệm vụ ( program): Hệ thống sẽ tổng hợp, xử lý, ghi chép, sắp

xếp, cập nhật, xử lí các dữ liệu đến từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện hoặc với khách hàng, với nhà cung cấp, những người cho vay hoặc với nhân viên của

nó Các giao dịch sản sinh ra các tài liệu và các giấy tờ thể hiện những giao dịch

đó Các hệ thống xử lí giao dịch có nhiệm vụ tập hợp tất cả các dữ liệu cho phép theo dõi các hoạt động của tổ chức Chúng trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp, cung cấp dữ liệu đầu vào cho các hệ thống thông tin khác

Output – đầu ra

Thông thường, đầu ra của tất cả các quá trình xử lý sẽ là những bản ghi hoặc những bản báo cáo do hệ thống tự động tạo, hoặc báo các tổng hoặc đếm, phản hồi cho người sử dụng, dữ liệu vào cho hệ thống khác,…

10

Trang 10

2 Quá trình vay vốn của Vietcombank.

Ví dụ về hệ thống xử lý giao dịch bao gồm tính lương, xử lý đơn đặt hàng, đặt chỗ, hồ sơ nhân viên, tài khoản phải trả và tài khoản phải thu làm hóa

đơn, theo dõi khách hàng, theo dõi nhà cung cấp, đăng kí môn học của sinh viên, cho mượn sách và tài liệu trong một thư viện, cập nhật tài khoản ngân hàng và tính thuế phải trả của những người nộp thuế,

Các hệ thống này thu thập và lưu trữ dữ liệu về giao dịch, là những hoạt động

thay đổi dữ liệu được lưu trữ Ví dụ: sử dụng thẻ tín dụng, đặt trước chuyến bay

và đặt mua sản phẩm từ danh mục là các giao dịch

Quá trình vay vốn VCB

Input:

Ngân hàng vietcombank sẽ nhận được hồ sơ của khách hàng bao gồm :

+ hồ sơ nhân thân: CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú

+hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn

+hồ sơ chứng minh thu nhập

+ hồ sơ chứng minh tài sản thế chấp,

11

Trang 11

Program:

Hệ thống giao dịch VCB sẽ xử lý:

+ Ghi chép dữ liệu đc đưa vào

+ Tổng hợp và sắp xếp theo trình tự đã được lập sẵn

+ Cập nhật dữ liệu lên hệ thống

Từ đó phần xử lý dữ liệu sẽ đối chiếu với các điều kiện đc đặt sẵn, sau đó đối chiếu với các lịch sử giao dịch của khách hàng để chứng minh năng lực tài chính

Output:

Cho ra kết quả

=> người kiểm duyệt sẽ dựa vào đó để kiểm duyệt xem người này có phù hợp để cho vay không

=> đưa ra quyết định

12

Ngày đăng: 08/08/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w