Tâm lý học nhân văn là một lĩnh vực trong tâm lý học tập trung vào nghiên cứu con người từ góc độ toàn diện, chú trọng đến các khía cạnh tích cực của con người như sự tự do, sự phát triể
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-
-TIỂU LUẬN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI
Câu 1 : Phân tích những quan điểm của tâm lý học nhân văn, từ
đó nêu hướng vận dụng quan điểm của tâm lý học nhân văn vào trong công tác quản lý.
Thừa Thiên Huế, năm 2024
Trang 2Câu 1: Phân tích những quan điểm của tâm lý học nhân văn, từ đó nêu hướng vận dụng quan điểm của tâm lý học nhân văn vào trong công tác quản lý.
I Giới thiệu
Tâm lý học nhân văn là một trong những trường phái tâm lý trong tiến trình phát triển tâm lý học hiện đại Tâm lý học nhân văn nhấn mạnh vào việc nhìn vào tổng thể các khái niệm như ý chí tự do (free will), tự tin vào bản thân (self-efficacy) và sự tự hiện thực hóa (self-actualization) Thay vì tập trung vào các rối loạn chức năng, tâm lý nhân văn cố gắng giúp mọi người phát huy hết tiềm năng và tối đa hóa cảm nhận hạnh phúc của họ
Tâm lý học nhân văn là một lĩnh vực trong tâm lý học tập trung vào nghiên cứu con người từ góc độ toàn diện, chú trọng đến các khía cạnh tích cực của con người như sự tự do, sự phát triển cá nhân và khả năng tự thực hiện bản thân Đây là một trong những trường phái tâm lý học lớn, bên cạnh tâm lý học hành vi và tâm lý học phân tâm
Tâm lý học nhân văn được xem là phản ứng đối với các quan điểm hạn chế của tâm lý học hành vi và tâm lý học phân tâm Trong khi tâm lý học hành
vi tập trung vào hành vi có thể quan sát và đo lường được, và tâm lý học phân tâm chú trọng đến các quá trình vô thức và xung đột bên trong, thì tâm lý học nhân văn nhấn mạnh vào trải nghiệm chủ quan của con người và tầm quan trọng của tự do ý chí, sự sáng tạo, và sự phát triển cá nhân
Abraham Harold Maslow là cha đẻ của tâm lý học nhân văn, ông sinh ngày mùng 1 tháng 4 năm 1908 tại Brooklyn, New York
Một số ứng dụng tâm lý học nhân văn có thể giúp mọi người theo đuổi sự hoàn thiện và hiện thực hóa của chính họ bao gồm:
• Khám phá thế mạnh của chính mình
• Phát triển tầm nhìn đối với mục tiêu của cá nhân
• Xem xét niềm tin và giá trị của riêng cá nhân
Trang 3• Theo đuổi trải nghiệm mang lại niềm vui và phát triển kỹ năng
• Học cách chấp nhận bản thân và những người khác
• Tập trung tận hưởng trải nghiệm hơn là chỉ đạt được mục tiêu
• Tiếp tục học những điều mới
• Theo đuổi đam mê
• Duy trì sự lạc quan
Một trong những điểm mạnh chính của tâm lý học nhân văn là nó nhấn mạnh đến vai trò của cá nhân Trường phái tâm lý học này mang lại cho mọi người nhiều khả năng hơn trong việc kiểm soát và xác định trạng thái sức khỏe tâm thần của họ
Ngoài ra, thay vì chỉ tập trung vào những suy nghĩ và mong muốn bên trong của chúng ta, tâm lý học nhân văn cũng ghi nhận ảnh hưởng của môi trường đối với trải nghiệm của chúng ta Tâm lý học nhân văn còn giúp xóa bỏ
kỳ thị đối với liệu pháp và giúp khám phá khả năng và tiềm năng của chính mình
• Liệu pháp nhân văn: Những liệu pháp tâm lý bắt nguồn từ các nguyên tắc của chủ nghĩa nhân văn Chúng bao gồm liệu pháp thân chủ trọng tâm (Client-centered Therapy), liệu pháp hiện sinh (Existential therapy) và liệu pháp Gestalt
• Phát triển cá nhân: Bởi vì chủ nghĩa nhân văn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự hiện thực hóa và phát huy hết tiềm năng của một người, nó có thể được sử dụng như một công cụ để khám phá bản thân và phát triển cá nhân
• Thay đổi xã hội: Một khía cạnh quan trọng khác của chủ nghĩa nhân văn
là giúp thay đổi cộng đồng và xã hội theo hướng tích cực Để các cá nhân khỏe mạnh và toàn diện, điều quan trọng là phải phát triển các xã hội nuôi dưỡng hạnh phúc cá nhân và cung cấp hỗ trợ xã hội
II Phân tích những quan điểm của tâm lý học nhân văn
Trang 41 Quan điểm về con người
Tâm lý học nhân văn đặt con người vào trung tâm của mọi phân tích và thực hành tâm lý Các nhà tâm lý học nhân văn cho rằng để hiểu đầy đủ về hành
vi và trải nghiệm của con người, cần phải xem xét họ như những cá thể toàn diện, không chỉ là tập hợp của các phần nhỏ lẻ hoặc phản ứng đơn thuần Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm, trải nghiệm và tiềm năng riêng biệt, và việc tôn trọng và hiểu rõ những điều này là rất quan trọng trong việc giúp họ phát triển
và đạt được sự tự thực hiện bản thân
Tâm lý học nhân văn nhấn mạnh rằng con người có khả năng tự hoàn thiện và phát triển bản thân Khái niệm này xuất phát từ quan điểm rằng mọi người đều có một động lực nội tại để phát triển và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình Sự tự hoàn thiện không chỉ dừng lại ở việc đạt được những mục tiêu cá nhân hay thành công trong sự nghiệp, mà còn bao gồm việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, phát triển các mối quan hệ tích cực, và thực hiện những giá trị
cá nhân
2 Tháp nhu cầu của Maslow
Những nghiên cứu về học thuyết nhu cầu của Maslow xây dựng đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong tâm lý học, giáo dục và quản lý tổ chức và được sử dụng rộng rãi để hiểu và đáp ứng các nhu cầu của con người trong cuộc sống và công việc hàng ngày
Nhu cầu là một yêu cầu hoặc điều gì đó mà con người cảm thấy thiết yếu, quan trọng hoặc muốn có để đáp ứng các nhu cầu tâm lý và vật chất Nhu cầu có thể là cơ bản và cần thiết để duy trì sự tồn tại và sức khỏe, hoặc có thể là các nhu cầu cao cấp hơn như thỏa mãn và phát triển cá nhân
Một số nhu cầu cơ bản của con người bao gồm:
Thức ăn, nước uống, nơi ở, quần áo
An toàn, bảo vệ
Tình yêu, sự quan tâm, sự đồng hành
Trang 5 Tự do, sự tôn trọng
Kiến thức, sự hiểu biết
Thẩm mỹ, sự sáng tạo
Nhu cầu có thể thay đổi tùy theo từng người, từng thời điểm và từng hoàn cảnh Ví dụ, nhu cầu của một người trẻ tuổi có thể khác với nhu cầu của một người già, nhu cầu của một người sống trong thành phố có thể khác với nhu cầu của một người sống ở nông thôn, nhu cầu của một người có thu nhập cao có thể khác với nhu cầu của một người có thu nhập thấp
Nhu cầu là một động lực quan trọng thúc đẩy hành vi của con người Khi nhu cầu không được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy khó chịu, căng thẳng và có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực Khi nhu cầu được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy hài lòng, hạnh phúc và có thể dẫn đến những hành vi tích cực
Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình tâm lý đại diện cho những hành vi, tâm lý phổ biến của con người theo mô hình 5 tầng của kim tự tháp mỗi tầng tượng trưng cho một nhóm nhu cầu cơ bản của con người, bắt đầu từ các nhu cầu đơn giản đến phức tạp hơn bao gồm: Sinh lý , An toàn , Quan hệ xã hội , Kính trọng , Thể hiện bản thân
2.1 Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất của con người, bao gồm các nhu cầu về thức ăn, nước uống, không khí, giấc ngủ, quần
áo và mái ấm Đây là những nhu cầu mà nếu không được đáp ứng đủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh tồn của con người Việc đáp ứng các nhu cầu sinh lý là điều kiện tiên quyết để con người có thể tồn tại và phát triển
Nhu cầu sinh lý là cấp bậc dưới cùng Theo Maslow, chỉ khi đáp ứng được tầng nhu cầu sinh lý này, mỗi người mới có thể đạt được những bậc tiếp theo trong mô hình tháp
2.2 Nhu cầu đảm bảo an toàn
Trang 6Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs) là nhu cầu được cảm thấy an toàn và được bảo vệ khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra Nhu cầu này bao gồm
cả an toàn về thể chất, tinh thần và xã hội
Nhu cầu đảm bảo an toàn là cấp bậc thứ 2 trong tháp nhu cầu Maslow Nhu cầu này bao gồm:
An toàn về mặt thể chất: Gồm các nhu cầu như có một nơi ở an toàn,
bảo vệ khỏi nguy cơ về thức ăn, nước uống, y tế và môi trường Con người cần cảm thấy rằng họ và gia đình của họ được bảo vệ khỏi các nguy cơ về thảm họa
và thiệt hại về tài sản
An toàn tinh thần: Là những nhu cầu cảm thấy an toàn về mặt tinh thần
và xã hội Con người cần cảm thấy rằng họ không bị đe dọa bởi xung đột, bạo lực hoặc tình trạng tinh thần không ổn định Họ muốn có một môi trường xã hội
ổn định và an toàn để phát triển và thể hiện bản thân
An toàn về xã hội: Là nhu cầu được bảo vệ khỏi những nguy hiểm về xã
hội như bạo lực, bất công,
Khi các nhu cầu sinh lý được đáp ứng, con người sẽ bắt đầu quan tâm đến các nhu cầu đảm bảo an toàn Việc đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn sẽ giúp con người cảm thấy an tâm và thoải mái, từ đó có thể tập trung vào việc phát triển các nhu cầu cao hơn
Việc đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn là điều cần thiết để con người
có thể sống và phát triển một cách bình yên và hạnh phúc
2.3 Nhu cầu xã hội
Sau khi đã thỏa mãn các nhu cầu về thể chất, mỗi người sẽ mong muốn được đáp ứng những nhu cầu về tinh thần Ở cấp bậc thứ 3 này, những nhu cầu thỏa mãn về tinh thần bắt đầu xuất hiện Nhu cầu này là những mong muốn về việc mở rộng mối quan hệ như gia đình, tình yêu, bạn bè, nhằm loại bỏ cảm giác cô đơn, buồn bã khi ở một mình, mang lại sự thân thuộc, gần gũi và sẻ chia
Trang 7Chẳng hạn: Một người mới đi làm sẽ quan tâm về mức lương để đáp ứng các nhu cầu về chỗ ở, ăn uống, mặc ấm, sau đó xem xét môi trường làm việc
đó có an toàn không, có được đóng bảo hiểm không Khi những điều này được thỏa mãn, cá nhân đó sẽ mở rộng những mối quan hệ xã hội, với đồng nghiệp, khách hàng nhằm hòa nhập và thực hiện công việc hiệu quả hơn
2.4 Nhu cầu được kính trọng
Nhu cầu được kính trọng trong tháp nhu cầu Maslow thể hiện mong muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác Khi ở cấp bậc này, mỗi người sẽ không ngừng nỗ lực, cố gắng để nhận được sự tôn trọng từ bên ngoài Biểu hiện
rõ nhất của nhu cầu này bao gồm:
Mong muốn về danh tiếng, sự tôn trọng từ bên ngoài: Bao gồm danh tiếng, địa vị, mức độ thành công
Lòng tự trọng với bản thân: Thể hiện ở một người coi trọng đạo đức bản thân, coi trọng phẩm giá Nếu thiếu đi lòng tự trọng, con người sẽ thấy mặc cảm
và lo lắng khi gặp khó khăn trong mọi việc
Thực tế cho thấy, khi có được sự tôn trọng và công nhận từ bên ngoài, mỗi cá nhân sẽ cảm thấy tự tin, tôn trọng bản thân hơn Với cấp độ này, mỗi cá nhân sẽ tự biết cố gắng phát triển bằng mọi cách để thăng tiến hơn trong công việc, cuộc sống
2.5 Nhu cầu thể hiện bản thân
Nhu cầu được thể hiện bản thân là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow, biểu thị sự thăng tiến và phát triển cá nhân đạt đến đỉnh cao của tiềm năng của mỗi người Vị trí này xuất hiện khi 4 cấp bậc kia đã được thỏa mãn, tuy nhiên có một sự khác biệt so với 4 nhu cầu trước đó, đó là nó không xuất hiện từ sự thiếu hụt mà bắt nguồn từ chính những mong muốn phát triển của mỗi người
Nhu cầu thể hiện bản thân thường ở những người đã có những thành tựu, thành công nhất định trong cuộc sống Khi muốn được người khác thấy được trí
Trang 8tuệ, tiềm năng và sự phát triển của mình, họ sẽ làm mọi việc để thỏa mãn đam
mê cũng như tìm kiếm được những giá trị thực của bản thân
Maslow tin rằng, để hiểu được mức độ của nhu cầu này, cá nhân đó không chỉ đạt được mong muốn của các cấp dưới mà còn phải làm chủ được những điều này Có thể nói, mục đích con người khi muốn thỏa mãn nhu cầu ở đỉnh chóp này là để bảo đảm và duy trì 4 nhu cầu ở dưới
3 Tầm quan trọng của việc đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp
Theo Maslow, những nhu cầu đó là động lực thúc đẩy cho hoạt động của con người, vàcon người chỉ tìm đến những nhu cầu cấp cao hơn với điều kiện các nhu cầu cấp dưới đãđược thỏa mãn Trong quá trình hoạt động để lấp đầy những nhu cầu đó, nhân cách conngười được hình thành
Việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản như sinh lý và an toàn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con người Nếu các nhu cầu này không được đáp ứng,
cá nhân sẽ khó tập trung vào các nhu cầu cao hơn như tình cảm, tôn trọng, và tự thể hiện
Trong công tác quản lý và môi trường làm việc, việc hiểu và đáp ứng các nhu cầu của nhân viên từ cơ bản đến cao cấp có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo, gắn kết và nâng cao hiệu suất làm việc
Tháp Nhu cầu của Maslow cung cấp một khung lý thuyết hữu ích để hiểu
về động lực và nhu cầu của con người Việc đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp là quan trọng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện, tạo động lực và đạt được sự hài lòng trong cuộc sống Áp dụng mô hình này trong các lĩnh vực như quản lý, giáo dục và chăm sóc sức khỏe có thể mang lại những lợi ích to lớn cho
cá nhân và cộng đồng
III Vận dụng quan điểm của tâm lý học nhân văn vào trong công tác quản lý
Trang 9Trong các lĩnh vực quản trị ứng dụng chiếc tháp nhu cầu Maslow giúp lãnh đạo hiểu rõ hơn về nhu cầu và động lực của nhân viên, từ đó xây dựng các chiến lược quản lý và tạo dựng môi trường làm việc tích cực Điều này giúp tăng cường hiệu suất và tinh thần làm việc của nhân viên và đóng góp tích cực vào sự phát triển của tổ chức
1 Hiểu rõ nhu cầu của nhân viên: Lãnh đạo phải có cái nhìn sâu hơn về nhu cầu cơ bản và nhu cầu cao cấp của nhân viên Tổ chức các buổi gặp gỡ định
kỳ giữa quản lý và nhân viên để lắng nghe ý kiến, phản hồi và đề xuất của họ Thông qua các kênh giao tiếp như hộp thư góp ý, trao đổi trực tiếp, email, Zalo, Facebook và các kênh nội bộ để giáo viên, nhân viên có thể dễ dàng chia sẻ ý kiến và phản hồi Hiểu rõ nhu cầu của từng nhân viên giúp lãnh đạo tạo ra các chính sách và chương trình phúc lợi phù hợp, đồng thời tạo điều kiện để nhân viên phát triển bản thân, nâng cao năng lực làm việc.
2 Khuyến khích phát triển cá nhân, tự do sáng tạo: Lãnh đạo có thể khuyến khích nhân viên tham gia vào các chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp Cung cấp không gian làm việc thoải mái, khuyến khích sự tự do sáng tạo và thử nghiệm những ý tưởng mới Đầu tư vào các dự án sáng tạo của nhân viên, cung cấp tài nguyên và hỗ trợ cần thiết để họ có thể triển khai các ý tưởng của mình Khuyến khích động viên giáo viên, nhân viên thử nghiệm các phương pháp mới và không sợ mắc lỗi, đồng thời tạo điều kiện để học hỏi từ những thất bại và cải thiện qua từng ngày
Điều này giúp nhân viên cảm thấy được công nhận và thể hiện bản thân,
từ đó tăng cường hiệu suất làm việc và sự hài lòng với công việc
3 Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Lãnh đạo tạo dựng môi trường làm việc tích cực Đảm bảo các nhu cầu cơ bản của nhân viên được đáp ứng, khuyến khích sự giao tiếp, hợp tác và hỗ trợ giữa các thành viên trong tổ chức giúp tạo ra môi trường làm việc đáng sống
4 Đánh giá và công nhận thành tựu của nhân viên: Lãnh đạo đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên dựa trên việc đáp ứng nhu cầu cơ bản và nhu
Trang 10cầu cao cấp Điều này giúp lãnh đạo xác định và thúc đẩy những khía cạnh cần cải thiện trong quá trình quản lý và phát triển nhân viên Công nhận những thành tựu và đóng góp của giáo viên, nhân viên thông qua các hình thức như lời khen thưởng công khai bằng giấy khen, tiền mặt, biểu dương trước cuộc họp…
5 Xây dựng lòng trung thành và niềm tin: Áp dụng mô hình Maslow giúp lãnh đạo xây dựng lòng trung thành và niềm tin từ nhân viên Bằng cách đáp ứng các nhu cầu cơ bản và tạo giá trị thực sự cho nhân viên, lãnh đạo có thể xây dựng một tổ chức mà mọi thành viên đều tin tưởng và cam kết
Vận dụng tháp Maslow trong giáo dục
Ứng dụng mô hình tháp nhu cầu Maslow trong lĩnh vực giáo dục giúp tạo
ra môi trường học tập tích cực, đáp ứng nhu cầu cơ bản và phát triển toàn diện cho học sinh Điều này giúp học sinh hứng thú và tiến bộ trong học tập, đồng thời xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo sự phát triển toàn diện cho mỗi học sinh
- Đáp ứng nhu cầu cơ bản của học sinh: Trong giáo dục, việc cung cấp các điều kiện cơ bản như lớp học an toàn, đủ thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi, đủ giấc ngủ và cảm giác an toàn sẽ giúp học sinh cảm thấy thoải mái và tập trung vào việc học tập
- Khuyến khích mối quan hệ xã hội tích cực: Các hoạt động xã hội trong giáo dục như làm việc nhóm, giao tiếp và hợp tác giữa học sinh và giáo viên cũng như giữa các học sinh sẽ giúp đáp ứng nhu cầu mối quan hệ xã hội Xây dựng môi trường học tập thân thiện và hỗ trợ giúp học sinh tạo ra các mối quan
hệ tích cực và phát triển kỹ năng giao tiếp
- Tạo cơ hội công nhận và thể hiện bản thân: Khuyến khích học sinh thể hiện bản thân thông qua việc tự tin tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, thi thố, diễn văn, nghệ thuật, thể dục thể thao giúp đáp ứng nhu cầu công nhận và thể hiện bản thân của học sinh