1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ôn tập giữa học kì ii khang

5 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ IIA, VĂN BẢNI, KHÁI NIỆM TRUYỆN CỔ TÍCH:Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về sốphận và cuộc đời của nhân vật trong các mối quan

Trang 1

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ IIA, VĂN BẢNI, KHÁI NIỆM TRUYỆN CỔ TÍCH:

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về sốphận và cuộc đời của nhân vật trong các mối quan hệ xã hội Truyện cổ tíchthể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng vàước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.

II ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH:

- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phảnánh số phận của các cá nhân và thề hiện ước mơ đổi thay số phận của chínhhọ.

- Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trongxã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện(xấu, ác).

- Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo.

- Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhânquả giữa các sự kiện.

- Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ khônggian, thời gian không xác định Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện cóthể thay đồi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùngmột cốt truyện.

III CÁC TRUYỆN CỔ TÍCH ĐÃ HỌC:

- Thạch Sanh- Cây khế

- Vua Chích Chòe- Em bé thông minh- Sọ Dừa

B TIẾNG VIỆT:I.Giải thích nghĩa của từ:

- Các từ giải nghĩa sẽ là từ Hán Việt

Gia tài: Của cải của ông cha để lại.

Từ hôn: hủy bỏ việc đính hôn (hoặc hôn ước).

BT: Em hãy dựa vào hiểu biết của mình đẻ giải thích nghĩa của các từsau: gia cảnh, gia bảo, gia chủ, gia dụng, gia đạo, gia sản.

Hướng dẫn làm bài

- Gia cảnh: Gia là nhà, cảnh là cảnh ngộ, hoàn cảnh Gia cảnh là hoàncảnh khó khăn của gia đình.

Trang 2

- Gia bảo: Gia là nhà, bảo là bảo vật, bảo bối Gia bảo là báu vật của gia đình.- Gia chủ: Gia là nhà, chủ là người đứng đầu Gia chủ là chủ nhà.

- Gia dụng: Gia là nhà, dụng là vật dụng, đồ dùng Gia dụng là đồdùng vật trong trong gia đình.

- Gia đạo: Gia là nhà, đạo là đạo lý Gia đạo là lề lối, phép tắc trong gia đình.- Gia sản: Gia là nhà, sản là tài sản Gia sản là tài sản của gia đình.

II.CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

a So sánh: là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự khác có nét tươngđồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Dấu hiệu nhận ra phép so sánh: như, là, hình như…

- Phân loại: có 2 loại

+ So sánh ngang bằng: như, giống như, y hệt, là

+ So sánh không ngang bằng: hơn, không bằng, kém…

VD: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

(Ca dao)

- Phép so sánh: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

- Tác dụng: diễn tả nỗi vất vả, cực nhọc của người nông dân cày ruộng lúcban trưa Đồng thời qua đó muốn ca ngợi thành quả lao động của họ và nhắcnhở chúng ta phải biết quý trọng thành quả lao động đó

b Nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối bằng những từ, ngữ vốn đượcdùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loại vật, cây cối, đồ vật

trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của

con người.

Tìm 3 câu ca dao có sử dụng phép nhân hoá BÀI LÀM

1 Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.2 Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.3 Núi cao bởi có đất bồi,

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?

c Điệp ngữ: là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) đểlàm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.

VD: Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trang 3

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Điệp từ: Từ “lồng” được nhắc lại 2 lần trong một câu thơ: “Trăng lồng cổ

thụ bóng lồng hoa”.

- Giúp ta hình dung: ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào nhữngbông hoa hay ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ in hình xuống mặt đấtnhư những bông hoa xinh xắn tạo nên bức tranh trăng lung linh, huyền ảo.- Điệp từ “lồng” có tác dụng làm cho cảnh vật đan lồng vào nhau tạo nên bứctranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối lung linh ánh sáng Nét đậm làdáng hình cổ thụ trên cao lấp lánh ánh sáng, nét nhạt là bóng cây là lung linhxao động trên mặt đất.

- Điệp từ lồng còn có tác dụng, làm cho ba vật thể (Trăng, cổ thụ, hoa) vốn dĩcách xa nhau đan cài quấn quýt, hoà quyện vào nhau, soi sáng cho nhau rấthữu tình.

- Qua đó cho thấy tâm hồn nhà thơ - tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tình yêu thiên nhiên say đắm.

d Ẩn dụ: là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vậthiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảmcho sự diễn đạt.

VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Mặt trời ở câu 1 là mặt trời của thiên nhiên, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài

- Mặt trời ở câu 2 là ẩn dụ: chỉ Bác Hồ vì Bác Hồ như mặt trời đem lại tự do cho dân tộc, giúp dân ta thoát khỏi đêm tối nô lệ.

BT: Xác định phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong các câu dưới đây Rútra bài học được gửi gắm qua các hình ảnh ẩn dụ đó

a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Hướng dẫn làm bài

a, ăn quả nhớ kẻ trồng cây

ăn quả: tương đồng cách thức với sự hưởng thụ thành quả lao độngKẻ trồng cây: Tương đồng phẩm chất với người lao động

→ Bài học: khuyên chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải nhơ đến công laongười lao động đã vất vả tạo ra thành quả

b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

- Mực đen có nét tương đồng về phẩm chất với cái xấu

- Đèn sáng có nét tương đồng về phẩm chất vơi cái tốt cái hay

Trang 4

→ Bài học: Khuyên chúng ta nên biết lựa chọn môi trường sống, lựa chọnbạn bè để có thể học hỏi được những điều tốt, tránh xa điều xấu

III DẤU CÂU:

1 Dấu chấm phẩy: dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép; đứng sau các

I, ĐOẠN VĂN: Cảm nhận về một nhân vật/một chi tiết đặc sắc trong truyện

cổ tích

1 Cách viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật:

- Số câu: 7 câu

- Hình thức: Đoạn văn liền mạch, không xuống dòng.

- Nội dung: Tên nhân vật, tác phẩm có nhân vật đó, đặc điểm của nhân vật,rút ra bài học.

- Cách viết:

Nhân vật … trong truyện cổ tích … là nhân vật có nhiều phẩm chấttốt đẹp Đó là…… (nêu đặc điểm, phẩm chất của nhân vật: 4 câu) Như

vậy, đây là nhân vật thể hiện ước mơ của nhân dân về ……(cái thiện

chiến cái ác, ước mơ cuộc sống hạnh phúc ấm no, đề cao vai trò của laođộng, khuyên con người không nên kiêu ngạo, coi thường người khác…).

Qua đó em học tập được điều gì….

2 Cách viết đoạn văn cảm nhận về một chi tiết:

Văn bản … có rất nhiều chi tiết (hình ảnh) tiêu biểu trong đó chi tiếtmà em ấn tượng nhất là… Đó là chi tiết kì ảo hoang đường….có ýnghĩa…… Như vậy, chi tiết … Góp phần hoàn thiện phẩm chất tốt đẹpcủa nhân vật (thể hiện thành công chủ đề của văn bản).

Trang 5

II, VIẾT BÀI VĂN: Đóng vai nhân vật để kể lại một đoạn truyện /một truyện cổ tích.

1 Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích:

- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất Người kể chuyện đóng vai mộtnhân vật trong truyện.

- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc;tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ờ truyện gốc.- Cần có sự sắp xếp hợp li các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giũa cácphần Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu,kì ảo.

- Có thể bổ sung các yểu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiệncảm xúc của nhân vật.

2 Các bước tiến hành viết bài văna Trước khi viết

+ Lựa chọn truyện cổ tích định kể, người nghe (đọc).+ Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng.

+ Chọn lời kể phù hợp.

+ Ghi lại những nội dung chính của câu chuyện.

b Lập dàn ý: * Mở bài

Giới thiệu nhân vật kể chuyện và câu chuyện được kể

* Thân bài

Trình bày diễn biến của câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc.

* Kết bài:

Nêu kết thúc truyện và suy nghĩ của bản thân mình

BTVN: Đóng vai nhân vật vua Chích Chòe kể lại đoạn cuối củatruyện.

Ngày đăng: 08/08/2024, 01:01

w